Sổ tay nghiệp vụ Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép

I. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ XUẤT, NHẬP KHẨU GIA CẦM

1. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực

phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu

Áp dụng Điều 24 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lưu

thông thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ,

vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà

nước về an toàn thực phẩm nhưng chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô

hàng nhập khẩu đạt yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong

các hành vi sau:

a) Không thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với

thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật

liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc

phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định;

b) Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh

dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có

giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc dừng lưu thông, thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm,

chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

nhập khẩu chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu

cầu quy định tại Khoản 1 Điều này; thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ

chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu

không được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Điểm a Khoản

2 Điều này;

b) Buộc thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với

hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với

hàng hóa nhập khẩu vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều

này."

pdf 54 trang Bích Ngọc 03/01/2024 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay nghiệp vụ Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay nghiệp vụ Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép

Sổ tay nghiệp vụ Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép
BỘ CÔNG THƯƠNG 
_______ 
SỔ TAY NGHIỆP VỤ 
Phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh 
doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép 
--------------- 
HÀ NỘI - 2013 
 2
PHỤ LỤC 
Phần I. LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 4 
Phần II. HÀNH VI VI PHẠM, CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 
HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HÀNH VI VẬN CHUYỂN VÀ KINH DOANH GIA CẦM, SẢN PHẨM GIA 
CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP ........................................................................................... 5 
I. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ XUẤT, NHẬP KHẨU GIA CẦM 6 
1. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm 
nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu.............................................................................. 6 
2. Vi phạm các quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, 
kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm ......................................................... 7 
3. Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập 
khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ 
Việt Nam ...................................................................................................................... 8 
4. Vi phạm quy định về giấy phép, Giấy chứng nhận, phiếu kiểm nghiệm trong 
lĩnh vực thú y ............................................................................................................ 10 
II. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ VẬN CHUYỂN, TIÊU THỤ GIA CẦM NHẬP KHẨU TRÁI 
PHÉP 
1. Hành vi sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm để làm giống..................... 11 
2. Hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn 
lưu thông trong nước............................................................................................... 12 
3. Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm 
động vật trên cạn...................................................................................................... 13 
4. Hành vi vi phạm quy định về vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản 
phẩm động vật .......................................................................................................... 14 
5. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật .............................. 16 
III. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ........................................ 17 
1. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm......................... 17 
2. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất, 
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm ..................... 18 
IV. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ HÀNG HÓA NHẬP LẬU, HÀNG CẤM.................... 21 
1. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu............................................................... 21 
2. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh................................................. 23 
3. Hành vi cản trở hoạt động công vụ của người có thẩm quyền......................... 25 
Phần thứ III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, KHẮC 
PHỤC HẬU QUẢ VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT BỔ SUNG .................................................... 27 
 3
I. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT BỔ SUNG. 
1. Buộc tạm dừng việc vận chuyển ........................................................................ 28 
2. Tạm giữ phương tiện vận chuyển ....................................................................... 28 
3. Tịch thu phương tiện vận chuyển ....................................................................... 30 
II. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT 
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 91/2012/NĐ-CP 
ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn 
thực phẩm ................................................................................................................. 33 
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 40/2012/NĐ-CP 
ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 
vực thú y .................................................................................................................. 36 
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 06/2008/NĐ-CP 
ngày 16/01/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong 
hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 112/2010/NĐ-CP 
ngày 01/12/2010 ....................................................................................................... 38 
PHẦN IV. GIẢI ĐÁP MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP............................................. 40 
PHẦN V. PHỤ LỤC ............................................................................................................. 52 
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 
II. MỘT SỐ VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH 53 
 4
LỜI NÓI ĐẦU 
An toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe của 
nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần tập trung 
chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi 
của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân. 
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách về An 
toàn thực phẩm, ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội ban hành Luật An toàn 
thực phẩm số 55/2010/QH12. 
Triển khai thi hành Luật An toàn thực phẩm, Chính phủ ban hành Chiến 
lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. Ngày 
27 tháng 12 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2088/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia 
cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. 
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và 
nhằm giúp các lực lượng chức năng thuận tiện trong việc áp dụng luật pháp để 
kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, 
sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, Bộ Công Thương ban hành Sổ tay Các 
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực này. Cuốn sách còn là nguồn tài liệu 
quý cho các độc giả quan tâm đến An toàn thực phẩm. 
Do thời gian biên tập có hạn nên cuốn Sổ tay không tránh khỏi những 
thiếu sót, hạn chế rất mong nhận được các đóng góp và ý kiến bổ sung của bạn 
đọc để cuốn Sổ tay được hoàn thiện hơn. 
 5
Phần II 
HÀNH VI VI PHẠM, 
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT 
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ 
ĐỐI VỚI HÀNH VI VẬN CHUYỂN VÀ KINH DOANH 
GIA CẦM, SẢN PHẨM GIA CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP 
 6
I. NHÓM HÀNH VI VI PHẠM VỀ XUẤT, NHẬP KHẨU GIA CẦM 
1. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực 
phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu 
Áp dụng Điều 24 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của 
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau: 
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lưu 
thông thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, 
vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà 
nước về an toàn thực phẩm nhưng chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô 
hàng nhập khẩu đạt yêu cầu. 
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong 
các hành vi sau: 
a) Không thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với 
thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật 
liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc diện bắt buộc 
phải được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định; 
b) Nhập khẩu thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh 
dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ nhưng không có 
giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định. 
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: 
a) Buộc dừng lưu thông, thu hồi đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, 
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm 
nhập khẩu chưa có Thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu đạt yêu 
cầu quy định tại Khoản 1 Điều này; thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ 
chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu 
không được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại Điểm a Khoản 
2 Điều này; 
b) Buộc thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với 
hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; 
c) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với 
hàng hóa nhập khẩu vi phạm đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 
này." 
 7
2. Vi phạm các quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản 
xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm 
Áp dụng Điều 25 Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của 
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau: 
"1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký bản công bố hợp quy 
hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm phụ gia thực phẩm, 
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc 
diện phải đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực 
phẩm với các mức sau: 
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ 
hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm 
hoặc có lưu giữ hồ sơ nhưng không đầy đủ theo quy định; 
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, 
lưu thông trên thị trường thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, 
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm mà 
không có Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy 
định an toàn thực phẩm hoặc có Giấy nhưng đã hết hiệu lực. 
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, 
nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm dụng cụ chứa 
đựng thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm 
tương ứng. 
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi sau: 
a) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến bị 
biến chất; 
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có 
chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại. 
4. Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại 
Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 
Điều này thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền 
phạt không quá 100.000.000 đồng. 
5. Hình thức xử phạt bổ sung: 
Tước quyền sử dụng Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận 
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp 
tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. 
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: 
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại 
Điểm a Khoản 1 Điều này; 
b) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đăng ký bản công bố hợp quy hoặc 
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường đối với hành 
vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này; 
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị 
trường; buộc thay đổi mục đích sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc 
tái xuất sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này; 
d) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này." 
 8
3. Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, 
nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá 
cảnh lãnh thổ Việt Nam 
Áp dụng Điều 14 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của 
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: 
"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Không thực hiện đúng quy định về nhập khẩu động vật, sản phẩm động 
vật mang theo người; 
b) Không thông báo thời gian qua cửa khẩu khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm 
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam 
động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật về thú y của Việt Nam. 
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không có 
hồ sơ kiểm dịch hợp lệ khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái 
nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật. 
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Không thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy 
định khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa 
khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật; 
b) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá 
cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu hoặc 
không đúng chủng loại ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch; 
c) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá 
cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh 
thú y; 
d) Không tái xuất động vật, sản phẩm động vật đã quá thời hạn phải tái 
xuất; 
đ) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để theo dõi cách ly kiểm 
dịch không đúng địa điểm đã được chấp thuận hoặc đưa về nơi cách ly không đủ số 
lượng động vật, sản phẩm động vật theo hồ sơ kiểm dịch; 
e) Không chấp hành các quy định về thú y đối với động vật, sản phẩm động 
vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch; 
g) Tự ý bốc dỡ hàng hoá hoặc tháo dỡ các phương tiện vận chuyển động vật, 
sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa 
khẩu, quá cảnh khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật; 
h) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa 
khẩu, quá cảnh không đúng lộ trình hoặc tự ý dừng lại tại các điểm không được cơ 
quan kiểm dịch động vật quy định. 
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Để động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tiếp xúc với 
động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam; 
 9
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn của 
cơ quan kiểm dịch động vật đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm 
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam 
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
c) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo yêu cầu của cơ 
quan kiểm dịch động vật đối với xác động vật, chất thải động vật, chất độn, thức ăn 
thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất thải 
khác trong quá  ... u, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất 
tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm 
động vật. 
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Không thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy 
định khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa 
khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật; 
b) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá 
cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đúng cửa khẩu hoặc 
không đúng chủng loại ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch; 
c) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá 
cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ 
sinh thú y; 
 48
d) Không tái xuất động vật, sản phẩm động vật đã quá thời hạn phải tái 
xuất; 
đ) Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để theo dõi cách ly kiểm 
dịch không đúng địa điểm đã được chấp thuận hoặc đưa về nơi cách ly không đủ 
số lượng động vật, sản phẩm động vật theo hồ sơ kiểm dịch; 
e) Không chấp hành các quy định về thú y đối với động vật, sản phẩm 
động vật đang trong thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch; 
g) Tự ý bốc dỡ hàng hóa hoặc tháo dỡ các phương tiện vận chuyển động 
vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển 
cửa khẩu, quá cảnh khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật; 
h) Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển 
cửa khẩu, quá cảnh không đúng lộ trình hoặc tự ý dừng lại tại các điểm không 
được cơ quan kiểm dịch động vật quy định. 
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong 
các hành vi vi phạm sau đây: 
a) Để động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh tiếp xúc với 
động vật nuôi trên lãnh thổ Việt Nam; 
b) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn của 
cơ quan kiểm dịch động vật đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm 
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam 
không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; 
c) Không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo yêu cầu của cơ 
quan kiểm dịch động vật đối với xác động vật, chất thải động vật,chất độn, thức 
ăn thừa của người và động vật, bao bì đóng gói sản phẩm động vật và các chất 
thải khác trong quá trình vận chuyển. 
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong 
các hành vi vi phạm sau đây: 
a) Không thông báo cho cơ quan thú y có thẩm quyền để theo dõi cách ly 
kiểm dịch sau khi động vật, sản phẩm động vật được đưa đến địa điểm cách ly 
kiểm dịch; 
b) Không chấp hành hoặc chấp hành nhưng chưa đủ thời hạn theo dõi 
cách ly kiểm dịch đã đưa ra sử dụng, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật 
nhập khẩu. 
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi 
phạm không chấp hành các biện pháp xử lý vệ sinh thú y theo quyết định của cơ 
quan thú y có thẩm quyền đối với động vật, sản phẩm động vật bị nhiễm mầm 
bệnh thuộc Danh mục các bệnh nguy hiểm hoặc Danh mục các bệnh phải công 
bố dịch hoặc nhiễm vi sinh vật lạ gây hại. 
7. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong 
các hành vi vi phạm sau đây: 
a) Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá 
cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh 
 49
thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch theo quy định của pháp luật thú y 
của Việt Nam; 
b) Vứt bỏ xác động vật, chất thải, thức ăn thừa, rác, vật dụng khác có liên 
quan đến lô hàng nhập khẩu có chứa mầm bệnh nguy hiểm, các yếu tố độc hại 
khác tại nơi kiểm dịch cửa khẩu trước khi được cơ quan kiểm dịch động vật xử 
lý vệ sinh thú y. 
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đưa 
vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm, đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm 
động vật mà không thực hiện việc kiểm dịch theo quy định và không có văn bản 
đồng ý của Cục Thú y. 
9. Hình thức xử phạt bổ sung: 
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh không có thời hạn đối với vi 
phạm quy định tại khoản 8 Điều này. 
10. Các biện pháp khắc phục hậu quả: 
a) Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với vi phạm quy định tại 
các điểm b, d khoản 3 Điều này; 
b) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, xác 
động vật, chất thải động vật trong trường hợp không tái xuất được đối với vi 
phạm quy định tại các khoản 7, 8 Điều này.". 
Câu hỏi 13 
Hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thì xử lý 
như thế nào ? 
Trả lời: 
Điều 25 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của 
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định 
như sau: 
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, 
sản phẩm động vật; 
b) Tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung ghi trong Giấy chứng 
nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; 
c) Khai man, giả mạo hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc 
sử dụng một Giấy chứng nhận kiểm dịch cho nhiều lô hàng. 
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này nếu 
hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức chăn nuôi động vật tập trung, chuyên 
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. 
3. Hình thức xử phạt bổ sung: 
Tịch thu Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với vi phạm quy định tại các 
khoản 1, 2 Điều này." 
 50
Câu hỏi 14 
 Hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên 
cạn lưu thông trong nước thì xử lý như thế nào? 
Trả lời: 
Điều 12 Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của 
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định 
như sau: 
"1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, phương tiện 
vận chuyển trước và sua khi đã kiểm dịch, bốc xếp, vận chuyển động vật, sản 
phẩm động vật; 
b) Trốn tránh việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm 
kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến đường đi. 
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các 
hành vi vi phạm sau đây: 
a) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo quy định 
phải kiểm dịch mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch; 
b) Đánh tráo hoặc làm thay đổi số lượng động vật, sản phẩm động vật đã 
được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch bằng động vật, sản phẩm động vật chưa 
được kiểm dịch; 
c) Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng 
chủng loại, số lượng được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch; 
d) Tự ý tháo dỡ niêm phong phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm 
động vật hoặc tự ý thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận 
chuyển. 
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại các khoản 1, 2 Điều 
này nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức chăn nuôi động vật tập trung, 
chuyên kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. 
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: 
a) Buộc thực hiện việc kiểm dịch hoặc kiểm dịch lại theo quy định đối với 
vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này; 
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với vi phạm quy định 
tại điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp đang có dịch bệnh thuộc Danh 
mục các bệnh phải công bố dịch trên loài động vật đó và chủ hàng không chứng 
minh được nguồn gốc, xuất xứ của động vật, sản phẩm động vật." 
Câu hỏi 15 
Trường hợp nào thì cơ quan chức năng được tịch thu phương tiện vận 
chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu? 
Trả lời: 
 51
Theo điểm c, khoản 13, Điều 22 của Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 
16/1/2008 của Chính phủ được bổ sung theo Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày 
1/12/2010 quy định như sau: 
"c. Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm 
tại quy định điểm a và điểm c khoản 11 Điều này nếu thuộc một trong các 
trường hợp: hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên; vi phạm 
nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện 
vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý 
nhà nước có thẩm quyền cấp; phương tiện bị hoán cải để vận chuyển hàng lậu; 
có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ các trường hợp 
quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128." 
Như vậy trong trường hợp chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển 
phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; cá nhân, tổ 
chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa 
nhập lậu thì cơ quan chức năng có quyền tịch thu phương tiện vận chuyển hàng 
hóa nhập lậu trong các trường hợp sau: 
- Hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên; 
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; 
- Sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc 
biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm 
quyền cấp; 
- Phương tiện bị hoán cải để vận chuyển hàng lậu; 
- Có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ các 
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh và khoản 2 Điều 12 Nghị 
định số 128. 
 52
PHẦN V 
PHỤ LỤC 
 53
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính Số: 44/2002/PL-UBTVQH10, 
Ngày 02 tháng 07 năm 2002 
2. Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính 
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. 
3. Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính 
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 
01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt 
động thương mại. 
4. Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính 
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. 
5. Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính 
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 
6. Thông tư số 68/2009/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2009 của 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành một số điều của 
Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ Quy 
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. 
II. MỘT SỐ VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH 
Ví dụ 1: 
Trên tuyến đường đê thuộc địa phận huyện Thường Tín thành phố Hà Nội 
Tổ công tác liên ngành gồm Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng 
Cảnh sát môi trường (PC49) và Trạm Thú y Quận Tây Hồ phát hiện xe ô tô tải 
BKS: 14Xdo Lái xe Bùi Văn Dtrú tại Móng Cái, Quảng Ninh điều khiển, 
trên xe có gia cầm sống (2.000kg gà lông), trong đó có nhiều con đã chết, không 
có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe 
không xuất trình được hóa đơn chứng từ xác minh nguồn gốc số gà nói trên. 
Biện pháp xử lý: Lực lượng chức năng đã xử lý vụ việc theo trình tự thủ 
tục theo quy định của pháp luật, áp dụng căn cứ pháp lý như sau: 
- Hành vi vi phạm hành chính: vận chuyển động vật (gia cầm sống/gà 
lông) theo quy định phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch. 
 - Xử phạt: Hình thức xử phạt chính phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 
2.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 
40/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu 
hủy động vật (2.000kg gà lông) không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ 
nguồn gốc xuất xứ 
Ví dụ 2: 
Nhận nguồn tin do cơ sở cung cấp, qua thẩm tra xác minh có căn cứ, lực 
lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp với cơ quan Thú y tổ chức 
kiểm tra, khám phương tiện vận tải xe ôtô vận chuyển 13.500 con gà con giống, 
còn sống. Chủ xe - chủ hàng là ông Nguyễn Văn Ltrú tại Quảng Yên, Quảng 
 54
Ninh tại thời điểm kiểm tra không có hóa đơn chứng từ kèm theo chứng minh 
nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y. 
Chủ hàng khai báo đây là gà xuất xứ từ Trung Quốc, nhập lậu về để kinh doanh 
kiếm lợi nhuận. 
Biện pháp xử lý: Lực lượng chức năng đã xử lý vụ việc theo trình tự thủ 
tục theo quy định của pháp luật, áp dụng căn cứ pháp lý như sau: 
- Hành vi vi phạm hành chính: kinh doanh hàng hóa nhập lậu 
- Xử phạt: Hình thức xử phạt chính phạt tiền và tịch thu toàn bộ số hàng 
hóa theo quy định tại điểm a, Khoản 11 Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP 
ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành 
chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị 
định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ. Hình thức 
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy hàng hóa theo 
quy định tại điểm a, Khoản 13, Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong 
hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 
112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ. 
Ví dụ 3: 
Ngày 25/12/2012, chiếc xe mang biển kiểm soát 98C-020.77 do bà Hà Thị 
Thanh Thuỷ (trú ở Bắc Giang) làm chủ sở hữu đã bị bắt giữ trong khi vận 
chuyển số gà giống nhập lậu từ Trung Quốc về Hà Nội tiêu thụ. Tại thời điểm bị 
bắt giữ, chiếc xe tải nói trên mang biển kiểm soát 29X- 1702, về sau này được 
Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội xác định là biển số giả. Bà Hà Thị Thanh 
Thuỷ (trú tại thôn Sau, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) vừa 
là chủ sở hữu chiếc xe tải vừa là chủ số hàng gia cầm nhập lậu, cũng là người 
chủ động sử dụng biển số giả (29X-1702) cho chiếc xe tải này. 
Trong quá trình làm việc với Phòng An ninh kinh tế PA81, bà Hà Thị 
Thanh Thuỷ đã thừa nhận toàn bộ số gia cầm bị bắt giữ (hiện đã được tiêu huỷ) 
có nguồn gốc Trung Quốc, không có chứng nhận kiểm dịch do được thu gom ở 
vùng biên giới Lạng Sơn rồi chuyển tiêu thụ ở Thường Tín, Hà Nội. 
Biện pháp xử lý: 
- Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối 
với hành vi sử dụng biển số giả đối với chiếc xe này. 
- Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã quyết định xử phạt tiền 4 triệu 
đồng đối với bà Thuỷ vì hành vi cố ý vận chuyển, kinh doanh hàng hoá nhập lậu 
trị giá 47,1 triệu đồng (theo khoản 5, điểm a, khoản 11 Điều 22 Nghị định 
06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ được bổ sung theo Nghị định 
112/2010/NĐ-CP ngày 1/12/2010 của Chính phủ), đồng thời áp dụng hình phạt 
bổ sung tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hoá nhập lậu đã sử dụng biển 
kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó theo quy định của pháp 
luật (theo điểm c, khoản 13, Điều 22 của Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 
16/1/2008 của Chính phủ được bổ sung theo Nghị định 112/2010/NĐ-CP ngày 
1/12/2010 của Chính phủ. 

File đính kèm:

  • pdfso_tay_nghiep_vu_phuc_vu_cong_tac_dau_tranh_phong_ngua_ngan.pdf