Sức chống chịu furfural và sự chuyển hóa glucose và xylose thành ethanol của nấm men blastobotrys adeninivorans XE1
Nhằm giảm áp lực lên nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường, thế giới cũng như Việt Nam đã và đang đấy mạnh nghiên cứu và đua vào sử dụng các nguồn nhiên liệu mới, thân thiện với môi trường. Theo ước tính của ngành dầu khí Việt Nam, nhu cầu nhiên liệu hóa lỏng của Việt Nam năm 2020 là 2,1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, với tình hình khai thác và sử dụng như hiện nay, Việt Nam sẽ sớm cạn kiệt loại tài nguyên này [1], Trong các loại nhiên liệu mới, thân thiện với môi trường, ethanol sinh học rất được quan tâm vì nó có thể sử dụng để bồ sung hay thay thế xăng từ nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, đây là nguồn nhiên liệu sạch vì quá trình sản xuất và sử dụnệ ethanol sinh ra ít khí thải CƠ2 hon so với quá trình sản xuất và sử dụng xăng truyền thống nhiều xét trên cùng một mức năng lượng tạo ra [1,2-4]. Do đó, ethanol sinh học không nhũng đóng góp vào sự giảm phát thải CO2 mà còn là giải pháp cho ngành dầu khí Việt Nam hiện tại và tương lai. Hiện tại, sản xuất ethanol sinh học thế hệ một gặp nhiều cạnh tranh về giá và an ninh lương thực vì thường nguồn nguyên liệu sản xuất là tinh bột từ cây lưong thực và ngũ cốc [5,6], Vì vậy, sản xuất ethanol sinh học thế hệ hai dụa trên nguồn nguyên liệu là lignocellulose thải có nhiều ưu thế hơn và do đó rất được quan tâm hiện nay.
File đính kèm:
- suc_chong_chiu_furfural_va_su_chuyen_hoa_glucose_va_xylose_t.pdf