Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa” ở cấp xã trên đại bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay

Tóm tắt

Cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành

chính ở cấp xã tỉnh Trà Vinh đã được thực hiện từ

năm 2004. Đây là cơ chế giải quyết thủ tục hành

chính tiến bộ, thể hiện quyết tâm của các cấp lãnh

đạo trong cải cách hành chính với cải cách thủ tục

hành chính là trọng tâm. Cho đến nay, việc thực

hiện cơ chế “một cửa” đã thu được nhiều kết quả

nổi bật: đơn giản hóa thủ tục hành chính, bộ máy

hành chính đại phương được tinh giản, chuyên

môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã được nâng cao; từ đó, hiệu quả phục vụ người

dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai

vẫn gặp một số hạn chế như: chất lượng thực hiện

cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở một

số xã còn thấp, có nơi thực hiện mang tính hình

thức, một số thủ tục đã được quy định nhưng chưa

được áp dụng hết tại Bộ phận “một cửa”. Vì vậy,

để hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại cấp xã của Trà

Vinh cần một số giải pháp toàn diện, dài hạn cũng

sự chung tay của cả hệ thống chính trị nhằm nâng

cao hiệu quả phục vụ nhân dân của cơ chế này.

Từ khóa: cải cách thủ tục hành chính, cơ chế

“một cửa”, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

pdf 9 trang Bích Ngọc 03/01/2024 4420
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa” ở cấp xã trên đại bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa” ở cấp xã trên đại bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay

Một số vấn đề về công tác cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa” ở cấp xã trên đại bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay
11
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 21, tháng 3/2016
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ 
“MỘT CỬA” Ở CẤP XÃ TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY
SOME PROBLEMS OF ADMINISTRATIVE REFORM UNDER THE “ONE DOOR” 
MECHANISM AT THE COMMUNE LEVEL IN TRA VINH PROVINCE
Tóm tắt
Cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành 
chính ở cấp xã tỉnh Trà Vinh đã được thực hiện từ 
năm 2004. Đây là cơ chế giải quyết thủ tục hành 
chính tiến bộ, thể hiện quyết tâm của các cấp lãnh 
đạo trong cải cách hành chính với cải cách thủ tục 
hành chính là trọng tâm. Cho đến nay, việc thực 
hiện cơ chế “một cửa” đã thu được nhiều kết quả 
nổi bật: đơn giản hóa thủ tục hành chính, bộ máy 
hành chính đại phương được tinh giản, chuyên 
môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp 
xã được nâng cao; từ đó, hiệu quả phục vụ người 
dân được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình triển khai 
vẫn gặp một số hạn chế như: chất lượng thực hiện 
cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở một 
số xã còn thấp, có nơi thực hiện mang tính hình 
thức, một số thủ tục đã được quy định nhưng chưa 
được áp dụng hết tại Bộ phận “một cửa”. Vì vậy, 
để hoàn thiện cơ chế “một cửa” tại cấp xã của Trà 
Vinh cần một số giải pháp toàn diện, dài hạn cũng 
sự chung tay của cả hệ thống chính trị nhằm nâng 
cao hiệu quả phục vụ nhân dân của cơ chế này.
Từ khóa: cải cách thủ tục hành chính, cơ chế 
“một cửa”, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Abstract
“One door” mechanism in solving administrative 
procedures at the commune level of Tra Vinh 
province has been implemented since 2004. This is 
an advanced mechanism in solving administrative 
procedures, showing the determination of leaders 
in the administrative reform, particularly in the 
administrative procedure reform. Until now, 
the implementation of “one door” mechanism 
has gained outstanding results: administrative 
procedures are simplified, local administrative 
structure has been streamlined, staff’s professions 
at the commune level have been enhanced, 
thereby, effectively improving effective service to 
local people. However, the implementation has 
encountered some limitations. More specifically, 
the quality of the administrative reform in some 
communes is low, e.g. some communes performed 
in formalism, some procedures have not yet been 
applied all at one door mechanism. Therefore, 
the implementation of “one door” mechanism 
at the commune level of Tra Vinh province needs 
some comprehensive and long-term solutions 
in order to improve the serving effectiveness 
under this mechanism to local people.
Keywords: administrative procedure reform, 
“one door” mechanism, to simplify administrative 
procedures.
1. Dẫn nhập 1
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước 
nói chung và của từng địa phương trong cả nước 
nói riêng, cải cách hành chính (với trọng tâm là cải 
cách thể chế và nội dung được quan tâm hàng đầu 
là cải cách thủ tục hành chính) được xem là một 
trong những giải pháp quan trọng để đạt được các 
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách thủ 
tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu 
quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết 
công việc hành chính; loại bỏ những thủ tục rườm 
rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây 
1 Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh
khó khăn cho dân. Thông qua việc cải cách thủ tục 
hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục đối 
với môi trường kinh doanh và đời sống của người 
dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân 
và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành 
chính. Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành 
chính tạo cơ sở cho quá trình thực hiện và tăng 
cường khả năng giám sát thực thi công vụ của 
nhân dân, các tổ chức, cá nhân, thực hiện được 
quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời các cơ 
quan hành chính nhà nước cũng thực hiện chức 
năng quản lý nhà nước. Việc thực hiện mô hình 
“một cửa” cấp xã ở Trà Vinh đã tập trung các đầu 
Tài Lê Khanh1
2 Số 21, tháng 3/2016 2
Khoa học Xã hội & Nhân văn
mối giải quyết thủ tục hành chính từ các cán bộ, 
công chức, các bộ phận về một đầu mối tại Ủy ban 
Nhân dân (UBND) thông qua Bộ phận tiếp nhận 
và trả kết quả nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ 
giữa các bộ phận liên quan, đảm bảo tính thông 
suốt và giải quyết nhanh thủ tục hành chính cho 
nhân dân ở địa phương trên địa bàn tỉnh, đóng một 
vai trò quan trọng trong sự phát triển về mọi mặt ở 
các xã trong tỉnh Trà Vinh.
2. Ý nghĩa đặc thù của việc thực hiện cơ chế 
“một cửa” cấp xã ở tỉnh Trà Vinh
Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan 
trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội 
của đất nước, đặc biệt là trong thời kì đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: cấp xã là gần 
dân nhất, là nền tảng của hành chính; cấp xã làm 
được việc thì mọi việc đều xong xuôi (Hồ Chí 
Minh toàn tập (tập 5) 1995, tr.371). Có thể thấy 
tầm quan trọng của cấp hành chính này trên một số 
phương diện sau:
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức 
và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và 
pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Thực 
tiễn cho thấy, tuy đã có hệ thống đường lối, chính 
sách pháp luật đúng đắn, khoa học nhưng chính 
quyền cấp xã hoạt động yếu kém thì đường lối, 
chính sách, pháp luật chưa thật sự đi vào cuộc 
sống, chưa phát huy được sức mạnh; ở nơi nào 
chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả thì ở 
đó đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật 
của Nhà nước được thi hành nghiêm minh, chính 
trị được ổn định, kinh tế - xã hội phát triển, đời 
sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Chính 
quyền cấp xã là nơi thể nghiệm một cách chính 
xác đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính quyền cấp xã là cấp quản lý các mặt 
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc 
phòng trên địa bàn cơ sở. Hiệu quả hoạt động của 
chính quyền cấp xã là cơ sở quan trọng để đánh 
giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong cả bộ máy 
nhà nước.
Chính quyền cấp xã là cấp giải quyết và chăm 
lo mọi mặt đời sống nhân dân, trực tiếp nắm bắt 
tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. 
Chính quyền cấp xã còn là cầu nối giữa Đảng, Nhà 
nước với nhân dân. Song song đó, chính quyền cấp 
xã là cấp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục 
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của 
Nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện đường 
lối, chính sách, pháp luật đó. Chính quyền cấp xã 
cũng là cấp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của 
nhân dân để phản ánh với cấp liên quan.
Hiện nay, toàn tỉnh Trà Vinh có 105 xã, phường, 
thị trấn trong đó có 85 xã trong tổng số 7 huyện 
và 1 xã trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Cụ thể, 
huyện Châu Thành có 13 xã, huyện Cầu Ngang có 
13 xã, huyện Càng Long có 13 xã, huyện Duyên 
Hải có 9 xã , huyện Tiểu Cần có 9 xã, huyện Cầu 
Kè có 10 xã, huyện Trà Cú có 17 xã, thành phố 
Trà Vinh có 1 xã (xã Long Đức) (nguồn: http://
travinh.gov.vn). Cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, địa bàn phân bố dân cư ở các xã trên 
bịa bàn các huyện của tỉnh Trà Vinh không đều 
nhau. Bên cạnh các địa phương có lợi thế phát 
triển kinh tế thì vẫn còn một số địa phương ven 
biển, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, hoạt 
động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản là chủ yếu. Mật 
độ dân số không đều nhau giữa các địa phương. 
Dân cư sinh sống chủ yếu ở các thị trấn, ven đường 
giao thông, vùng sâu dân cư còn khá thưa thớt. 
Thứ hai, đồng bào Khmer sống xen kẽ ở các địa 
phương, có xã tập trung phần lớn đồng bào Khmer 
sinh sống, đời sống vật chất, tinh thần của đồng 
bào còn gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình như Trà 
Cú là một huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, cách 
trung tâm thành phố 34 km, với diện tích tự nhiên 
gần 37.000 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 
gần 30.800 ha. Toàn huyện có 17 xã, 02 thị trấn, 
160 ấp, khóm, với tổng số dân trên 180.000 người, 
trong đó người dân tộc Khmer chiếm gần 62% 
(nguồn: 
Thứ ba, trình độ chuyên môn của cán bộ, công 
chức cấp xã không đồng đều nên việc tiếp thu và 
33
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 21, tháng 3/2016
vận dụng các quy định mới của pháp luật còn gặp 
nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhận thức của một 
bộ phận cán bộ, công chức ở một số đơn vị xã về 
cải cách thủ tục hành chính chưa thật sự sâu sắc, 
một số cán bộ, công chức còn chưa thích nghi với 
cơ chế làm việc mới khi thực hiện giao dịch hành 
chính với công dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng của chính quyền 
cấp xã đối với sự phát triển kinh tế chính trị, văn 
hóa xã hội của địa phương nên việc thực hiện cơ 
chế “một cửa” ở cấp xã thuộc tỉnh Trà Vinh là việc 
làm cần thiết và cũng nhằm cụ thể hóa định hướng 
hiện đại hóa nền hành chính của các cấp lãnh đạo.
3. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” ở cấp xã của 
tỉnh Trà Vinh hiện nay – hiệu quả, hạn chế và 
bài học kinh nghiệm
Cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành 
chính không còn là khái niệm xa lạ đối với người 
dân khi có việc đến cơ quan công quyền để yêu 
cầu giải quyết thủ tục hành chính. Cơ chế “một 
cửa” đã làm thay đổi rõ nét trong cải cách thủ tục 
hành chính mang tính phục vụ nhân dân. Việc công 
khai quy trình, thời gian, thủ tục giải quyết giải 
quyết các loại hồ sơ hành chính tại trụ sở các cơ 
quan công quyền giúp người dân không phải đi 
lại nhiều, bớt trung gian, nhũng nhiễu, phiền hà. 
Cơ chế “một cửa” cũng góp phần giải quyết hồ 
sơ hành chính theo hướng đơn giản hơn, bãi bỏ 
nhiều thủ tục rườm rà không cần thiết, rút ngắn 
thời gian giải quyết; đặc biệt, cơ chế này đã bãi bỏ 
chế độ biểu mẫu riêng của một số loại hồ sơ thay 
bằng biểu mẫu áp dụng chung cho tất cả các xã, 
phường. Tỉnh Trà Vinh cũng đã ban hành nhiều 
quy định đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nói 
chung cũng như cải cách thủ thục hành chính theo 
cơ chế “một cửa” cấp xã nói riêng: Quyết định số 
81/2004/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2004 
về việc áp dụng cơ chế “một cửa” tại UBND xã, 
phường, thị trấn; Quyết định số 09/2007/QĐ-
UBND ngày 18 tháng 4 năm 2007 ban hành Quy 
định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế 
“một cửa” tại UBND xã, phường, thị trấn trong 
tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND 
ngày 07 tháng 01 năm 2008 ban hành Quy định 
về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế 
“một cửa” tại UBND xã, phường, thị trấn trong 
tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 1213/QĐ-UBND 
ngày 29 tháng 6 năm 2009 về việc công bố bộ thủ 
tục hành chính áp dụng chung tại cấp xã trên địa 
bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 1622/QĐ-UBND 
ngày 30 tháng 8 năm 2010 về việc công bố sửa 
đổi, bổ sung và bãi bỏ thủ tục hành chính chung áp 
dụng tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết 
định 1302/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2011 
ban hành Quy chế phối hợp thống kê, công bố thủ 
tục hành chính và cập nhật, duy trì Cơ sở dữ liệu 
quốc gia về thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Trà 
Vinh; Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 01 
tháng 10 năm 2012 về việc ban hành Quy định chế 
độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, 
đơn vị của các ngành, các cấp trong việc thực hiện 
công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Trà 
Vinh; cùng với đó là các Quyết định ban hành Kế 
hoạch cải cách hành chính qua các năm, trong đó 
luôn chú trọng nhấn mạnh việc cải cách thủ tục 
hành chính.
Việc triển khai thực hiện mô hình “một cửa” 
cấp xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong những năm 
qua đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Điều này 
được thể hiện trên các khía cạnh cơ bản như sau:
Thứ nhất, các địa phương đều khẳng định rằng 
việc thực hiện cơ chế này đã đem lại hiệu quả to 
lớn, góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ 
giữa chính quyền và người dân, nền hành chính 
chuyển dần sang nền hành chính phục vụ.
Việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính 
theo cơ chế “một cửa” của UBND cấp xã tại Trà 
Vinh tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp 
khi đến giao dịch với cơ quan hành chính, giảm 
được tình trạng cá nhân, tổ chức phải đi lại nhiều 
lần, phải qua nhiều cơ quan, nhiều cấp hành chính 
để giải quyết công việc. Thông qua đó, tạo điều 
kiện để chính quyền gần dân hơn, chống tệ quan 
liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ, 
công chức; cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu giao 
dịch công việc không còn cảm giác ngại ngần khi 
4 Số 21, tháng 3/2016 4
Khoa học Xã hội & Nhân văn
tiếp xúc với các cơ quan hành chính.
Biểu hiện cụ thể của kết quả trên là chỉ số PAR 
INDEX 2013 (Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh 
năm 2013) của tỉnh Trà Vinh xếp thứ hạng 19/63 
tỉnh, thành phố, được xếp vào nhóm đạt kết quả 
Tốt. Trước đó, kết quả chỉ số PAR INDEX 2012 
tỉnh Trà Vinh xếp thứ hạng 22/63 tỉnh, thành phố, 
xếp vào nhóm đạt kết quả Khá. Kết quả này có sự 
đóng góp vô cùng quan trọng của việc thực hiện 
cải cách hành chính cấp xã; điều đó cũng đồng 
nghĩa rằng công tác “một cửa” tại cấp xã ở Trà 
Vinh đã và đang mang lại những kết quả khả quan.
Thứ hai, việc triển khai giải quyết thủ tục hành 
chính theo cơ chế “một cửa” của UBND cấp xã 
gắn liền với đơn giản hóa chủ tục hành chính, 
cải cách phương thức làm việc của cơ quan hành 
chính đã nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả 
hoạt động của các cấp chính quyền địa phương. 
Đồng thời, đây cũng là biện pháp tích cực nhằm 
đổi mới phương thức giải quyết công việc giữa cơ 
quan nhà nước với cá nhân và tổ chức. Từ đó, từng 
bước tách dần công việc quản lý chuyên môn với 
các công việc sự vụ nhằm nâng cao hiệu quả công 
tác quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước 
và giải quyết tốt nhất các công việc liên quan tới 
cá nhân và tổ chức. Qua kết quả khảo sát việc thực 
hiện cơ chế “một cửa” tại một số xã, tất cả người 
dân được khảo sát cho rằng quy định về thời gian 
giải quyết công việc hiện nay là hợp lý, thực hiện 
thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” giúp giải 
quyết công việc nhanh hơn so với trước đây.
Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính theo cơ 
chế “một cửa” đã góp phần sắp xếp hợp lý tổ chức, 
cán bộ, công chức và cơ sở vật chất, tạo cơ chế 
phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của cơ quan 
hành chính nhà nước ở từng địa phương.
Qua tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa”, các 
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có 
điều kiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng 
chuyên môn hoá, tách hoạt động chuyên môn với 
hoạt động tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (bộ phận 
“một cửa”), làm cho hoạt động của từng bộ phận 
mang tính chuyên nghiệp hơn. Quan hệ giữa các 
bộ phận chuyên môn với bộ phận “một cửa” được 
thể chế hoá bằng Quy chế phối hợp nên tạo được 
sự gắn kết trách nhiệm trong việc giải quyết các 
công việc cho người dân và tổ chức. Thông qua 
đó, giúp lãnh đạo cơ quan hành chính cấp tỉnh, 
cấp huyện có điều kiện tăng cường kiểm tra, giám 
sát, quản lý hoạt động của các bộ phận trong cơ 
quan, bảo đảm phục vụ người dân và tổ chức ngày 
càng tốt hơn.
Trong điều kiện của các địa phương hiện nay, 
thực hiện cơ chế “một cửa” giúp cho việc sắp xếp, ... p 
6 Số 21, tháng 3/2016 6
Khoa học Xã hội & Nhân văn
thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ 
của chính quyền cơ sở còn chậm; giải quyết công 
việc còn nhiều sai sót, dẫn đến việc khiếu nại, gửi 
đơn thư vượt cấp; một số làm việc thụ động, cầm 
chừng, trách nhiệm không cao, không nắm rõ tình 
hình địa phương, tình hình công việc; một số ít có 
biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm 
đến cơ sở và kể cả công chức chuyên môn cấp xã 
theo ngành, lĩnh vực phụ trách.
Thông qua những thành tựu, hạn chế của việc 
thực hiện cơ chế “một cửa”ở cấp xã, tỉnh Trà Vinh 
có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, trong quá trình triển khai thực hiện và 
hoàn thiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo 
cơ chế “một cửa” luôn phải đảm bảo sự lãnh đạo 
thống nhất của các cấp ủy Đảng.
Hai là, cần phải chú trọng đến công tác tuyên 
truyền về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, đặc 
biệt là đối với việc thực hiện cung ứng các dịch vụ 
công trực tuyến – điều mà chúng ta đang hướng 
đến nhưng có vẻ còn khá xa lạ với các cấp chính 
quyền địa phương. 
 Ba là, hoàn thiện việc giải quyết thủ tục hành 
chính theo cơ chế “một cửa” cần phải thực hiện 
đồng bộ với các nhiệm vụ khác của công cuộc cải 
cách hành chính, đặc biệt là việc nâng cao chất 
lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Bốn là, cần phải chú trọng đến việc đầu tư cơ 
sở vật chất, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ 
hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đặc 
biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông 
tin. 
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách 
hành chính theo cơ chế “một cửa”
4.1. Đổi mới hoạt động quản lý điều hành công 
tác cải cách hành chính các cấp trên địa bàn 
tỉnh Trà Vinh nói chung
Có thể thấy, tiến độ triển khai và chất lượng 
thực hiện mô hình “một cửa” phụ thuộc rất nhiều 
vào sự quyết tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy và 
người đứng đầu trong cơ quan hành chính các cấp. 
Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành 
công của mô hình này.
Để tăng cường chỉ đạo, điều hành nói trên, 
trước hết cần tạo được sự chuyển biến trong nhận 
thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về hoạt 
động cải cách, từ khâu quán triệt quan điểm, nghị 
quyết đến việc tổ chức thực hiện. Trong đó, cần 
nhận thức rõ vai trò của cấp xã trong thực hiện mô 
hình “một cửa”. Tăng cường công tác lãnh đạo, 
chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh 
đến cơ sở đối với việc thực hiện nhiệm vụ cải cách 
thủ tục hành chính. Đề cao trách nhiệm của người 
đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện 
nhiệm vụ. Người đứng đầu cơ quan phải quyết liệt 
và tâm huyết trong việc thực hiện chỉ đạo, điều 
hành, triển khai và kiểm tra việc thực hiện cải cách 
hành chính tại cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện 
chấn chỉnh những hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực 
có thể xảy ra.
4.2. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao năng 
lực cán bộ công chức chất lượng hoạt động của 
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, không ngừng 
hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, giải quyết hồ sơ 
hành chính “một cửa” ở cấp xã trên địa bàn Tỉnh
Để nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình 
“một cửa”, cơ cấu tổ chức của bộ phận tiếp nhận 
và trả kết quả phải được sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ 
trên cơ sở xác định số lượng các đầu việc được 
thực hiện theo mô hình “một cửa”. Không nên quy 
định cứng số công chức tại bộ phận tiếp nhận và 
trả kết quả mà căn cứ vào khối lượng công việc của 
mỗi xã cụ thể để phân bổ số lượng công chức phù 
hợp. Hiện tại, cán bộ công chức tại Bộ phận “một 
cửa” thường là 4 người, bao gồm: Chủ tịch Ủy ban 
nhân dân xã, công chức Văn phòng thống kê, công 
chức Tư pháp – hộ tịch, công chức Địa chính – xây 
dựng. Tuy nhiên, đối với những khu vực đông dân 
cư, nhu cầu giải quyết công việc của người dân lớn 
thì xem xét bố trí từ 4 - 6 công chức tại bộ phận 
này. Các xã có lượng giao dịch ít thì chỉ cần 2 - 3 
công chức (dựa vào số dân của địa phương), trong 
đó xác định lĩnh vực mà người dân có nhu cầu giải 
quyết nhiều để bố trí công chức chuyên môn của 
77
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 21, tháng 3/2016
lĩnh vực đó vào bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 
UBND xã cần căn cứ vào tình hình thực tế của 
địa phương để bố trí lịch làm việc khoa học; trong 
trường hợp cần thiết, có thể cân nhắc bố trí một vài 
công chức thay phiên trực vào ngày cuối tuần để 
giải quyết hồ sơ.
Tăng cường tính công khai, minh bạch trong 
thực hiện mô hình “một cửa” là việc làm rất cần 
thiết. Việc bảo đảm tính rõ ràng và công khai của 
các thủ tục hành chính giúp cho người dân hiểu rõ 
về các thủ tục cần làm, từ đó có điều kiện để giám 
sát hoạt động của cơ quan cung cấp dịch vụ, góp 
phần làm lành mạnh, trong sạch bộ máy nhà nước, 
giảm thiểu vấn nạn “cò mồi” hành chính, bớt đi việc 
làm tùy tiện, thái độ gây khó khăn, nhũng nhiễu của 
một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức. Bảng niêm 
yết công khai thủ tục hành chính phải được trình 
bày rõ ràng, thẩm mỹ và đặt ở vị trí thuận tiện tại 
bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tổ chức, công 
dân dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận thông tin; thường 
xuyên cập nhật các quy định mới về thủ tục hồ sơ, 
quy trình cũng chư mức phí, thời gian giải quyết. 
Có sổ sách theo dõi, ghi chép đầy đủ việc giải quyết 
hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Nghiên 
cứu và đề xuất mẫu hóa các loại đơn, tờ khai nhằm 
tạo sự thống nhất, đồng bộ trong sử dụng và quản 
lý, chống việc lạm dụng mẫu đơn, tờ khai hành 
chính phục vụ lợi ích cục bộ. Các mẫu đơn, tờ khai 
này cần được thay đổi theo hướng đơn giản, dễ hiểu 
để mọi người dân có thể dễ dàng làm theo, nhất là 
các đối tượng công dân có trình độ thấp, là người 
thuộc đồng bào dân tộc ít người.
4.3. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám 
sát việc giải quyết các thủ tục hành chính theo 
cơ chế “một cửa”
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai 
trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất 
lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế 
“một cửa” của các cơ quan hành chính cấp xã. 
Nó tạo ra cơ chế để kiểm soát hoạt động thực thi 
pháp luật của cán bộ, công chức nhằm phát hiện, 
điều chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm 
pháp luật của họ. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng 
ta đã đúc rút ra một bài học kinh nghiệm rất quý 
báu, mang tính quy luật đó là: đã lãnh đạo thì phải 
có kiểm tra, không kiểm tra thì coi như không có 
lãnh đạo. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng 
đã nhiều lần căn dặn, chỉ đạo công tác kiểm tra 
của Đảng; có thể nói rằng: chín phần mười khuyết 
điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự 
kiểm tra. Vì vậy, để tăng cường công tác thanh tra, 
kiểm tra, giám sát đối với hoạt động giải quyết thủ 
tục hành chính theo cơ chế “một cửa” của các cơ 
quan hành chính cấp xã, trong thời gian tới cần 
phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: tăng cường 
sự giám sát của Hội đồng Nhân dân và UBND đối 
với việc thực hiện cơ chế “một cửa”; tăng cường 
sự giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và của 
nhân dân đối với hoạt động giải quyết thủ tục hành 
chính của các cơ quan hành chính.
4.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, đáp 
ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo 
mô hình “một cửa” cấp xã hiện nay
Chúng ta đã có chính sách thu hút đối với những 
cá nhân có chuyên môn, trình độ cao về công tác 
ở các xã.Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách 
đãi ngộ đối với cán bộ công chức có trình độ về 
công tác ở các xã trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các 
xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều bất cập như chế độ 
đãi ngộ còn thấp, đội ngũ nhân lực này cũng ngại 
khi về công tác tại các xã vùng sâu. Do đó, trong 
thời gian tới cần tiếp tục phát huy những mặt đã 
làm được, đồng thời phân tích làm rõ những hạn 
chế, tồn tại cần khắc phục và đề xuất kiến nghị một 
số chế độ chính sách đối với người có bằng đại học 
về công tác tại cấp xã trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, hoạt động của Bộ phận “một cửa” 
tại một số địa phương trong thời gian qua gặp khó 
khăn ở vấn đề con người. Nguyên nhân là do ở 
những xã số lượng đồng bào dân tộc Khmer đông 
nhưng cán bộ tại Bộ phận “một cửa” lại không giỏi 
về tiếng Khmer. Từ đó dẫn đến hệ quả là việc triển 
khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà 
nước, việc thực hiện các thủ tục hành chính cho 
người dân gặp khó khăn. Trình độ của cán bộ công 
chức ở Bộ phận “một cửa” cấp xã tại Trà Vinh 
8 Số 21, tháng 3/2016 8
Khoa học Xã hội & Nhân văn
vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ có trình 
độ Đại học còn thấp, một phần trong số đó không 
đúng với chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng ứng 
xử, giao tiếp với người dân còn nhiều hạn chế. Do 
vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công 
chức giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế 
“một cửa” tại các cơ quan hành chính cấp xã cần 
phải: thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp 
vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức 
chuyên trách giải quyết thủ tục hành chính theo cơ 
chế “một cửa”; bố trí sắp xếp cán bộ, công chức có 
đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất 
đạo đức vào làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả 
kết quả; xây dựng và thực hiện chế độ chính sách 
đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức 
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 
4.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 
trong quản lý hành chính, đặc biệt trong hoạt 
động tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải 
quyết thủ tục hành chính; hoàn thiện cơ sở vật 
chất tại Bộ phận “một cửa”
Nâng cao mức phụ cấp đặc thù đối với cán bộ 
phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan hành 
chính nhằm thu hút được nhân lực về công nghệ 
thông tin phục vụ cho mục tiêu tin học hoá, hiện 
đại hoá nền hành chính nhà nước, tiếp tục áp dụng 
hệ thống quản lý chất lượng ISO trong quản lý 
hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong 
quản lý nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Hiện tại, các 
Sở, Ngành của tỉnh và UBND huyện, thành phố 
đều được cấp chứng chỉ và thực hiện đúng quy 
định ISO trong hoạt động hành chính nhà nước; 
riêng đối với cấp xã tính đến nay chỉ có 19 xã, 
phường, thị trấn được cấp chứng chỉ ISO theo quy 
định. Với tính chất quan trọng của UBND cấp xã, 
chúng ta cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn này 
trong quản lý. Cùng với đó, việc Sở Thông tin và 
Truyền thông triển khai “Dự án ứng dụng công 
nghệ thông tin trong tiếp nhận và trả kết quả theo 
cơ chế “một cửa” và dịch vụ công trực tuyến cấp 
xã là một tín hiệu tốt trong việc hoàn thiện cơ chế 
“một cửa” tại địa phương. Tuy nhiên, đơn vị triển 
khai cần có sự theo dõi sát sao, đánh giá những kết 
quả và rút ra khó khăn, thuận lợi nhằm hoàn thiện 
hoạt động này. Việc xây dựng, hoàn thiện trụ sở 
làm việc của UBND các xã, phường, thị trấn theo 
Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của 
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch 
đầu tư trụ sở cấp xã, phường, đảm bảo yêu cầu cải 
cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản 
lý nhà nước cần được quan tâm. Hiện nay, một số 
trụ sở của UBND các xã, phường, thị trấn đã được 
nâng cấp, xây dựng mới khang trang, đáp ứng 
được tiêu chuẩn về trụ sở cơ quan theo quy định 
của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số xã 
còn phải làm việc trong tình trạng thiếu cơ sở vật 
chất hoặc cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu
Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác 
phối kết hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa Bộ 
phận tiếp nhận và trả kết quả với các ban chuyên 
môn của UBND xã, giữa cán bộ chuyên môn của 
xã với cán bộ có thẩm quyền giải quyết hồ sơ hành 
chính của các phòng, ban thuộc UBND huyện 
để thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa” liên 
thông” được thông suốt và thuận lợi. Cần phải xây 
dựng quy chế chuyển giao và xử lý văn bản theo 
một quy trình khoa học được lãnh đạo cơ quan phê 
duyệt. Đây là cơ sở để chỉ đạo thực hiện một cách 
thống nhất khi giải quyết công việc cho công dân, 
tổ chức theo cơ chế “một cửa”, chống lại tình trạng 
đùn đẩy công việc, kéo dài thời gian giải quyết.
5. Kết luận
Như vậy, trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoạt 
động cải cách thủ tục hành chính được Đảng và 
Nhà nước hết sức quan tâm. Việc định hướng cải 
cách thủ tục hành chính cấp xã ở tỉnh Trà Vinh 
cũng rất được chú trọng. Các giải pháp đưa ra phần 
nào giải quyết được yêu cầu của thực tiễn cải cách 
thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” cấp xã 
tại địa phương. Thông qua các giải pháp cho thấy 
việc cải cách thủ tục hành chính ở bộ máy chính 
quyền xã không chỉ của riêng ai mà đó là trách 
nhiệm của bộ máy chính quyền các cấp từ trung 
ương đến cơ sở.
99
Khoa học Xã hội & Nhân văn
 Số 21, tháng 3/2016
Tài liệu tham khảo
Bùi, Thế Vĩnh. 2002. Mô hình cải cách hành chính “một cửa một dấu” cấp quận, huyện tại Tp. 
HCM. Khoa học xã hội, số 2, tr 51-61.
Trương, Quang Vinh. 2000. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, một dấu” tại cấp quận, 
huyện Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, 
Hà Nội.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2001. Quyết định số14/2001/QĐ-UBT ngày 26/3/2001 Về việc thực 
hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại các huyện - thị xã thuộc tỉnh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2004. Quyết định số 81/2004/QĐ-UBT ngày 09/12/2004 của UBND 
tỉnh Trà Vinh, UBND xã - thị trấn bắt đầu áp dụng thực hiện cơ chế “một cửa” kể từ ngày 01/01/2005.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2007. Quyết định số 09/2007/QĐ-UBND Quy định về việc tiếp nhận, 
giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong tỉnh Trà Vinh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2008. Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 7/1/2008, Quy định về 
tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong tỉnh 
Trà Vinh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2010. Báo cáo số 90/BC-UBND ngày 12/7/2010 Về kết quả thực 
hiện công tác cải cách hành chính tháng 7 năm 2010 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2014. Báo cáo số 115/BC-UBND ngày 25/12/2014 về kết quả thực 
hiện công tác cải cách hành chính năm 2014và chương trình công tác cải cách hành chính năm 2015 
của tỉnh Trà Vinh
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2012. Quyết định 27/2012/QD-UBND về Ban hành quy định trách 
nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị của các ngành, các cấp trong việc thực hiện công tác cải 
cách hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2012. Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 16/10/2012, Ban hành 
Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011-2015.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2013. Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 10/9/2013, Ban hành 
Quy chế phối hợp thống kê, công bố thủ tục hành chính và cập nhật, duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về 
thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2014. Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 8/12/2014 Về Cải cách hành 
chính tỉnh Trà Vinh năm 2015.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh. 2014. Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 8/12/2014 Về Tuyên truyền 
công tác cải cách hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2015.

File đính kèm:

  • pdftap_chi_mot_so_van_de_ve_cong_tac_cai_cach_hanh_chinh_theo_c.pdf