Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực tây Yên tử gắn với phát triển du lịch
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Yên Tử là một dãy núi lớn ở vùng Đông Bắc của miền Bắc Việt
Nam, thuộc cánh cung Đông Triều. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh
Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang.
Tương tự với khu vực phía Đông Yên Tử, khu vực phía Tây Yên
Tử có cảnh quan thiên nhiên phong phú, có nhiều loại động thực vật
quý hiếm. Đặc biệt, cách chùa Đồng 2,84 km (dưới chân núi Yên Tử) là
khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang. Ngoài ra, khu vực Tây Yên Tử còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa
liên quan tới thời Lý - Trần. Đầu tiên phải kể đến chùa Vĩnh Nghiêm,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nơi đây đã được chọn là trung tâm
đào tạo và tu luyện của các tăng đồ Phật giáo thuộc thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử.
Nhận thức được những tiềm năng du lịch ở khu vực Tây Yên Tử,
năm 2010, tỉnh Bắc Giang đã đề xuất và được Chính phủ cho phép xây
dựng ĐT 293 dài 73 km nối từ trung tâm thành phố Bắc Giang tới Khu
bảo tồn sinh thái Đồng Thông (chân núi chùa Đồng - Yên Tử), dự kiến
tới năm 2016 hoàn thành. Tuyến đường này sẽ kết nối các điểm di tích
lịch sử, cảnh quan thiên nhiên khu vực này thành một lộ trình hoàn thiện
để đi lên chùa Đồng, Yên Tử
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Bảo tồn di sản văn hóa khu vực tây Yên tử gắn với phát triển du lịch
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Thị Hoa BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA KHU VỰC TÂY YÊN TỬ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa Mã số: 62 31 06 42 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2015 Công trình đƣợc hoàn thành tại: VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM - BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Văn Bài Phản biện 1: PGS.TS. Trần Lê Bảo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đức Ngôn Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Lƣơng Hồng Quang Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tại Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Vào hồi:..... giờ..... ngày..... tháng.... .năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Yên Tử là một dãy núi lớn ở vùng Đông Bắc của miền Bắc Việt Nam, thuộc cánh cung Đông Triều. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Tương tự với khu vực phía Đông Yên Tử, khu vực phía Tây Yên Tử có cảnh quan thiên nhiên phong phú, có nhiều loại động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, cách chùa Đồng 2,84 km (dưới chân núi Yên Tử) là khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, khu vực Tây Yên Tử còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa liên quan tới thời Lý - Trần. Đầu tiên phải kể đến chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nơi đây đã được chọn là trung tâm đào tạo và tu luyện của các tăng đồ Phật giáo thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhận thức được những tiềm năng du lịch ở khu vực Tây Yên Tử, năm 2010, tỉnh Bắc Giang đã đề xuất và được Chính phủ cho phép xây dựng ĐT 293 dài 73 km nối từ trung tâm thành phố Bắc Giang tới Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông (chân núi chùa Đồng - Yên Tử), dự kiến tới năm 2016 hoàn thành. Tuyến đường này sẽ kết nối các điểm di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên khu vực này thành một lộ trình hoàn thiện để đi lên chùa Đồng, Yên Tử. Vậy, vấn đề đặt ra cho tỉnh Bắc Giang là cần phải bảo tồn các di sản văn hóa, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và phát triển các dịch vụ để phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đánh giá tổng thể về giá trị của các di sản tại khu vực Tây Yên Tử. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài Bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch làm nghiên cứu của luận án. 2 2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về di sản văn hóa và du lịch. Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử. Lấy 3 điểm tiêu biểu làm nghiên cứu: Chùa Vĩnh Nghiêm; khu di tích và danh thắng Suối Mỡ; khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông. 3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Khu vực Tây Yên Tử cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú. Tác giả chọn các điểm nghiên cứu tiêu biểu là: chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích và danh thắng Suối Mỡ, khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông. - Thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2010 đến nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu 1) Nhận dạng các giá trị của di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử. 2) Đánh giá thực trạng bảo tồn di sản văn hóa và phát huy các giá trị phục vụ phát triển du lịch. 3) Đề xuất các định hướng và giải pháp bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử nhằm phát triển du lịch. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Nghiên cứu các nội dung về lý thuyết, phương pháp luận về di sản văn hóa và phát triển du lịch. 2) Đánh giá thực tiễn bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử. 3) Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tiếp cận liên ngành/đa ngành; nghiên cứu trường hợp (case study); điền dã; thống kê; chuyên gia; Phân tích tổng hợp. Ngoài ra, còn có các bảng, biểu, bản đồ, sơ đồ để giải thích, chứng minh. 3 6. Đóng góp của luận án 1/ Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa qua phát triển du lịch. 2/ Trên cơ sở đánh giá thực trạng bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử. 3/ Giúp xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả từng loại hình di sản. 4/ Nghiên cứu góp phần kết nối Tây Yên Tử với Đông Yên Tử thành quần thể di tích danh thắng Yên Tử hoàn chỉnh. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (6 trang), Tài liệu tham khảo (13 trang), Phụ lục (70 trang), Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu khu vực Tây Yên Tử (36 trang) Chương 2: Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch (39 trang) Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch (33 trang) Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHU VỰC TÂY YÊN TỬ 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Di sản văn hóa 1.1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa Ở nước ta, di sản văn hóa được quy định trong phần nói đầu của Luật Di sản văn hóa, ban hành năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. 4 1.1.1.2. Quản lý di sản văn hóa Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa được đề cập gồm các nội dung chính là: Xây dựng và ban hành thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tổ chức, chỉ đạo và quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và khen thưởng, kỷ luật trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Quản lý di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các tinh hoa đã được công bố toàn quốc hoặc những báu vật nhân văn sống, các nghệ nhân và người biểu diễn ít được công nhận và cuối cùng, người trông coi truyền thống và hình thái tôn giáo. 1.1.1.3. Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa Bảo tồn di sản văn hóa hiện nay đã được các học giả hết sức quan tâm và có những công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận này. Ở Việt Nam và thế giới đã có những công trình nghiên cứu sâu về vấn đề lý luận này. Ashworth đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới thành ba quan điểm bảo tồn di sản: Bảo tồn nguyên gốc; Bảo tồn có sự kế thừa; Bảo tồn - phát triển. 1.1.2. Phát triển du lịch 1.1.2.1. Khái niệm du lịch Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”. 5 1.1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch Nội dung quản lý nhà nước về du lịch gồm các nội dung chính như sau: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch; Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; Kiểm tra, thanh tra, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch, 1.1.2.3. Du lịch văn hóa Trong điều 4 Luật Du lịch đã chỉ rõ “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Du lịch văn hóa bao gồm bốn yếu tố chính như sau: Du lịch; Sử dụng tài sản di sản văn hóa; Khách du lịch; Tác động của du lịch. 1.1.2.4. Du lịch cộng đồng Những năm gần đây, du lịch cộng đồng phát triển một cách nhanh chóng. Thực tế, nếu không có nhân dân và các doanh nghiệp cùng tham gia, chính quyền làm thật nhiều lễ hội cũng không dễ đạt được mục đích du lịch cộng đồng đúng nghĩa. 1.1.2.5. Điểm đến du lịch hấp dẫn Trong thực tế, các sản phẩm du lịch khác nhau sẽ thu hút sự chú ý của du khách cũng khác nhau. Phương hướng phát triển du lịch có đưa ra nội dung phát triển điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với các nội dung chủ yếu như sau: 1/ Xây dựng một điểm thu hút chính; 2/ Liên kết các điểm tham quan ít hơn với nhau; 3/ Tạo ra những khu du lịch; 4/ Phát triển tuyến du lịch; 5/ Sử dụng các sự kiện. 6 1.1.3. Mối quan hệ giữa quản lý du lịch và quản lý di sản văn hóa Qua nghiên cứu, giữa quản lý du lịch và quản lý văn hóa có thể xảy ra 7 mối quan hệ: Quan hệ hợp tác, các mối quan hệ công việc, sự chung sống hoà bình, sự tồn tại song song, sự gây phiền phức, xung đột mới sinh, quy mô đầy đủ, xung đột mở. 1.2. Những căn cứ xác định khu vực Tây Yên Tử 1.2.1. Vị trí địa lý Yên Tử là một dãy núi lớn ở vùng Đông Bắc của miền Bắc Việt Nam, thuộc cánh cung Đông Triều. Dãy Yên Tử bao gồm nhiều đỉnh cao, đỉnh cao nhất là khu vực chùa Đồng cao 1068 m, mây phủ quanh năm. Cánh cung Đông Triều chạy từ Quảng Ninh qua Hải Dương và Bắc Giang, án ngữ bên bờ tả sông Lục Nam. Nơi đây còn in đậm dấu tích lịch sử và di tích văn hóa gắn với sự ra đời và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và hệ thống lăng mộ các vua Trần. Tây Yên Tử là một dải núi kéo dài qua 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang. Với diện tích 2680,32 km 2 , dân số khoảng 639 nghìn người (năm 2014) với 13 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chí. 1.2.2. Những căn cứ pháp lý Năm 2010 tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính phủ cho phép quy hoạch bảo tồn các di sản văn hóa được thể hiện ở các văn bản đã xác định được vùng quy hoạch Tây Yên Tử gồm 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Dũng. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án 1.3.1. Các công trình nghiên cứu về di sản văn hóa và quản lý di sản văn hóa và du lịch Thời gian vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu xác định rõ tầm quan trọng của di sản văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển đất nước và cũng chỉ rõ vai trò của quản lý nhà nước, 7 trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hóa cũng như phát triển du lịch. Các tác giả có chung quan điểm về di sản là tài nguyên phát triển du lịch, bên cạnh đó quản lý di sản sao cho hợp lý và khoa học, gắn di sản với phát triển du lịch bền vững được các tác giả nhận định và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao ý thức của người dân trong giữ gìn và bảo vệ di sản, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư tại nơi có di sản. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến Yên Tử và khu vực Tây Yên Tử Thời gian qua đã có những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Yên Tử cũng như khu vực Tây Yên Tử. Qua nghiên cứu, tiếp cận với các tài liệu, công trình nghiên cứu, sách, tạp chí, bài viết, thông tin tư liệu trong nước và trên thế giới, tác giả luận án thấy rằng các công trình nghiên cứu đã làm rõ di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội bảo tồn di sản văn hóa có nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu phát triển du lịch. Bảo tồn di sản văn hóa cần phải có vai trò quản lý nhà nước, trong xây dựng cơ chế chính sách, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu chưa có công trình nào đặt vấn đề bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và mối liên quan giữa du lịch ở vùng Yên Tử và khu vực Tây Yên Tử. 1.4. Hệ thống di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 680 di tích được xếp hạng. Riêng Tây Yên Tử nằm tại 4 huyện với 187 di tích (Bảng 1, Phụ lục 2) mang giá trị tinh thần và nhân văn sâu sắc. Trong đó: Lục Nam: 74 di tích; Sơn Động: 11 di tích; Lục Ngạn: 38 di tích; Yên Dũng: 64 di tích. Với hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ trùng điệp của núi rừng, kết hợp với thảm thực vật và nhiều loài động vật phong phú đã tạo nên khu vực Tây Yên Tử nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. 8 Còn có những di sản văn hóa phi vật thể khác liên quan như lễ hội, truyền thuyết, phong tục tập quán, tri thức dân gian, thi ca và di sản Hán - Nôm khác, Tiểu kết chƣơng 1 Luận án đã nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận liên quan đến di sản văn hóa và du lịch. Mối quan hệ giữa nội dung quản lý di sản, quản lý du lịch và các quan điểm bảo tồn di sản văn hóa. Để thực hiện bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch ngoài sự tham gia của du khách, cần xem xét trách nhiệm của các bên liên quan trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các doanh nghiệp tham gia bảo tồn di sản và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng vừa là người tham gia, vừa là chủ thể trong quá trình bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA KHU VỰC TÂY YÊN TỬ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.1. Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa tại các điểm tiêu biểu 2.1.1. Chùa Vĩnh Nghiêm Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tên là chùa Đức La thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Chùa Vĩnh Nghiêm là công trình kiến trúc tôn giáo gồm các hạng mục công trình như sau (tính từ ngoài vào): Tam quan, Tiền đường - Thiêu hương - Thượng điện (đây còn gọi là khu Tiền đường - Tam bảo), nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ nhị và tăng phòng, hai dãy hành lang ở hai bên và công trình khác trong khu vườn chùa cùng vườn tháp ở phía trước bên phải tòa Tiền đường. 9 Ngày 16/05/2012, tại hội nghị của Ủy ban UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lễ hội Vĩnh Nghiêm được tổ chức hằng năm tại chùa Vĩnh Nghiêm (hay còn gọi là lễ hội chùa La). Đây là một lễ hội ... c chương trình bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch cần sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và khách du lịch,... Trong đó nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. 3.2. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử Nghiên cứu Tây Yên Tử từng bước đưa ra những định hướng phát triển du lịch bền vững dựa vào di sản trong tương lai. Kết nối Tây Yên Tử và Đông Yên Tử thành một khu du lịch văn hóa - tâm linh - sinh thái mang tính chỉnh thể là một trong các bước đi nhằm cụ thể hóa mục tiêu đó. 3.2.1. Nguyên tắc Nguyên tắc khi đưa ra các mô hình phát triển du lịch ở địa bàn khu vực Tây Yên Tử phải đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch ngành được quy định trong Luật Du lịch, trong đó có tính định hướng; dự báo; tính hệ thống; tính khả thi. 3.2.2. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa các điểm tiêu biểu 3.2.2.1. Chùa Vĩnh Nghiêm Chùa Vĩnh Nghiêm là khu văn hóa tâm linh, vì vậy mô hình phát triển du lịch phải vừa bảo tồn nguyên gốc di sản vừa phát huy giá trị tiềm năng của di sản. Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ hạng mục nào cần bảo tồn nguyên gốc, hạng mục nào cần bảo tồn theo hướng phát huy. Phương châm vừa bảo tồn nguyên gốc các hạng mục của chùa cổ, mộc bản vừa phát huy giá trị của di sản. Bên cạnh đó, phương án phát 18 triển du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ thương mại gắn với mô hình bảo tồn nhằm phát huy hết các giá trị của di sản. 3.2.2.2. Khu di tích và danh thắng Suối Mỡ Đặc điểm nổi bật của khu di tích và danh thắng Suối Mỡ là khu du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng. Ở địa điểm này cần có nhiều mô hình khác nhau ứng với mỗi loại di sản và danh thắng khác nhau. Đối với cả quần thể từ di sản vật thể và phi vật thể và thiên nhiên ưu đãi về mặt cảnh quan. Với mỗi loại cần có những chính sách bảo tồn và phát huy linh hoạt. 3.2.2.3. Khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông Với tính chất là khu du lịch sinh thái tâm linh và cũng là tuyến kết nối giữa khu du lịch Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang với khu du lịch ở phía Đông dãy Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Bảo tồn kế thừa và phát triển du lịch cộng đồng là hai lựa chọn cho hướng đi nhằm phát triển du lịch nơi đây. 3.2.2.4. Kết nối tour, tuyến qua ba điểm tiêu biểu Xây dựng các tour, tuyến du lịch: nghiên cứu thiết lập một số tuyến du lịch để khai thác, phát huy có hiệu quả các di sản văn hóa như: tuyến du lịch văn hóa tâm linh với hạt nhân là địa điểm Vĩnh Nghiêm, Suối Mỡ, Đồng Thông; các tuyến du lịch văn hóa liên vùng, kết nối Suối Mỡ, Lục Nam với Lục Ngạn, Sơn Động và các tỉnh bạn Hải Dương, Quảng Ninh để khai thác lợi thế của địa bàn giáp ranh 3 tỉnh. 3.2.3. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử 3.2.3.1. Quản lý di sản Khu vực Tây Yên Tử có hệ thống di sản đa dạng, phong phú là vùng rộng lớn liên quan tới các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương cho nên công tác quản lý di sản cần phải mang tính đặc thù, có tính chất liên vùng, liên ngành và sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong công tác bảo tồn di sản. 3.2.3.2. Nâng cao nhận thức và tránh nhiệm của cộng đồng dân cư 19 Việc huy động cộng đồng dân cư, mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội trực tiếp tham gia các hoạt động bảo tồn, đóng góp và phát huy giá trị di sản văn hóa theo xu thế hiện đại, hiệu quả. Nhưng lại vừa phải bảo tồn nguyên gốc một số công trình văn hóa cổ hay giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo tồn di sản văn hóa phải hướng tới nhân dân, địa phương, trong khu vực có di sản, phải thực sự là chủ thể tham gia phát huy di sản. 3.2.3.3. Xã hội hóa công tác bảo tồn di sản và hợp tác quốc tế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa như hiện nay, vấn đề bảo tồn di sản có ý nghĩa quan trọng được quốc tế quan tâm. Việc xây dựng hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản Thế giới có ý nghĩa trong chủ trương phát triển du lịch của Việt Nam. Khu vực Tây Yên Tử với di sản phong phú cho nên khi bảo tồn cần nguồn kinh phí rất lớn mà nhân dân trong khu vực còn khó khăn về kinh tế. Nên rất cần các nguồn lực trong nước và quốc tế, cũng như nhân dân cả nước hiểu về Yên Tử tạo sự thu hút về nguồn tài chính cũng như các chuyên gia trong việc bảo tồn các di sản văn hóa nơi đây. 3.2.3.4. Quản lý nhà nước Trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa, các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của các cấp quản lý văn hóa, có vai trò quan trọng quyết định. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thì công việc đầu tiên cần tập trung là xây dựng các quy định để thực hiện Luật Di sản văn hóa, các nghị định, các thông tư hướng dẫn của Chính phủ, Bộ VHTTDL và các ngành liên quan. 3.2.4. Giải pháp phát triển du lịch 3.2.4.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch Bắc Giang có hệ thống đường bộ và đường thủy nơi giao nhau của ba dòng sông nên thuận tiện cho việc di chuyển của du khách. Chính vì vậy giao thông có vị trí đặc biệt quan trọng cho việc phát triển du lịch 20 của khu vực Tây Yên Tử. Việc phát triển giao thông phục vụ du lịch cũng có tác dụng hai chiều đối với các điểm di tích và với người dân xung quanh điểm di tích đó, đồng thời kết nối mạnh mẽ với các trung tâm văn hóa khác của vùng. Ngoài vai trò cơ bản của giao thông như phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân hay tham gia vào quá trình cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, thì còn góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa và tạo mối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh. 3.2.4.2. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ du lịch Từ chủ trương, quan điểm phát triển du lịch của tỉnh, cần tập trung nguồn lực và cường quản lý quy hoạch, kế hoạch, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư để phát triển du lịch; tổ chức kết nối các điểm di sản để trở thành tour, tuyến du lịch; thực hiện liên kết với các tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội để bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch và sức cạnh tranh của du lịch Tây Yên Tử với các vùng du lịch khác. 3.2.4.3. Xây dựng cơ chế chính sách Bắc Giang cần ban hành các kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách cụ thể nhằm thu hút đầu tư cho bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an ninh, an toàn để thu hút khách; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác tham gia cung ứng dịch vụ du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về di sản văn hóa và du lịch 3.2.4.4. Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Để thu hút được nguồn khách đến với Tây Yên Tử, một trong những giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện đó là tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu 21 hình ảnh, con người ở Tây Yên Tử với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn, để tạo ra sức thu hút khách du lịch, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, cần có chiến lược xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Tây Yên Tử. 3.2.4.5. Xây dựng sản phẩm đặc trưng và các tour tuyến du lịch Một vấn đề liên kết khác giữa Đông Yên Tử và Tây Yên Tử hấp dẫn du khách đó là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Sở dĩ có được sự quan tâm của du khách như vậy chính là hệ thống di tích kéo dài từ phía Đông sang phía Tây, nói cách khác là hệ thống đó nằm trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Chính vì vậy vấn đề liên kết giữa hai cụm di tích này trở thành vấn đề đặc biệt được quan tâm. Trên cơ sở đó, các tuyến du lịch văn hóa tín ngưỡng thiền phái Trúc Lâm như Tuyến Tây Yên Tử; tuyến Đông Yên Tử; kết hợp tuyến Đông - Tây Yên Tử. 3.3. Khó khăn và thách thức Khu vực Tây Yên Tử là không gian thiên nhiên di sản rộng lớn, trải dài với nhiều địa hình, nhiều khu vực văn hóa, sắc tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán, dẫn đến các thách thức về quản lý, phát huy di sản. Thách thức đặt ra là quản lý và phát huy các giá trị của từng di sản trong vùng với nhiều đặc thù nhưng vẫn mang màu sắc của khu vực Tây Yên Tử. Ngoài ra, còn có các thách thức về tự nhiên tại khu vực này như lũ lụt, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu hay những ảnh hưởng từ lượng du khách,... 3.4. Đề xuất và kiến nghị Từ thực tế trên, tác giả xin đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển du lịch dựa vào bảo tồn và phát huy di sản tại địa phương: Thứ nhất, đề nghị tỉnh Bắc Giang lập các đề án bảo tồn di sản với đầu tư lớn chủ yếu là nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây sẽ là bước đi quan trọng đối với tỉnh Bắc Giang, ngành du lịch và người dân địa phương. 22 Thứ hai, với vấn đề liên kết vùng, các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương để ba tỉnh lập hồ sơ nghiên cứu, hội thảo khoa học đánh giá giá trị trình UNESCO công nhận Yên Tử là Di sản Thế giới. Đồng thời, Bắc Giang cũng cần tiếp tục xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận cấp quốc gia đặc biệt như: chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích danh thắng Suối Mỡ. Thứ ba, đề nghị cơ sở đào tạo khuyến khích để tiếp tục có nhiều công trình nghiên cứu để thấy hết được giá trị của vùng đất này. Thứ tư, về hệ thống tư liệu, ngoài hệ thống trong nước, chúng ta còn khá nhiều tư liệu lưu trữ tại các bảo tàng các quốc gia trong khu vực. Nếu có thể tiếp cận hệ thống tư liệu này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nghiên cứu sâu sau này về Yên Tử. Thứ năm, Bắc Giang cần xây dựng chương trình phát triển khu vực Tây Yên Tử, vừa giải quyết vấn đề đón khách đến chùa Đồng, Yên Tử sẽ tăng đột biến khi con đường hoàn thành, vừa bảo tồn di sản văn hóa và xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng cho phát triển du lịch khu vực này. Tiểu kết chƣơng 3 Luận án đã đưa ra những định hướng chung nhằm bảo tồn các di sản văn hóa và phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử, lấy 3 điểm nghiên cứu làm định hướng vận dụng để bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu của Luận án đã đưa ra giải pháp nhằm bảo tồn di sản khu vực Tây Yên Tử với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong khu vực. Luận án cũng đưa ra giải pháp thực hiện để phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử và nhiệm vụ các bên liên quan trong việc tổ chức thực hiện phát triển du lịch. Có thể nói việc đưa ra giải pháp cho từng điểm nghiên cứu, về mặt lý luận là cần thiết. Tuy nhiên, để phát huy các giá trị của di sản khu vực Tây Yên Tử trong thực tiễn thì cần phải có trách nhiệm của các bên liên quan đó là Nhà nước, các doanh nghiệp và sự tham gia của người dân. 23 KẾT LUẬN Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Vận dụng các quan điểm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, cũng như phát triển ngành du lịch. Luận án đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Từ những phân tích lý luận và thực tiễn qua các chương của luận án, có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Nghiên cứu về di sản văn hóa Tây Yên Tử đã góp phần vào việc xây dựng hệ thống tư liệu, kiểm kê di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây cũng là những vấn đề được Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009 bổ sung, hoàn thiện việc kiểm kê di sản. 2. Từ nghiên cứu trên, luận án đã hệ thống hóa và cung cấp các khái niệm, các công cụ giúp cho việc lý giải các vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch. Từ đó, có những định hướng cho khu vực Tây Yên Tử trong tương lai. Hiện nay, ở nước ta có nhiều xu hướng bảo tồn di sản, trong đó nổi bật hơn cả là bảo tồn phát triển. Không nằm ngoài quy luật đó, nghiên cứu này đặt nền móng cho xây dựng và định hướng bảo tồn di sản ở khu vực Tây Yên Tử. 3. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đánh giá được thực trạng những giá trị, hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quan thiên nhiên khu vực Tây Yên Tử. Từ đó cho thấy những giá trị di sản này cùng với những giá trị di sản văn hóa ở phía Đông Yên Tử chính là nền tảng cho sự phát triển du lịch của khu vực Yên Tử nói chung. Phát triển du lịch khu vực Tây Yên Tử sẽ tạo ra một hướng đi mới dẫn tới chùa Đồng qua sự kết nối với ba điểm tiêu biểu thành tuyến du lịch: Vĩnh Nghiêm - Suối Mỡ - Đồng Thông thuộc tỉnh Bắc Giang. 4. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy các giá trị của di sản văn hóa Tây Yên Tử rất đa dạng, phong phú, có tiềm năng để phát triển du lịch. 24 Qua nghiên cứu điển hình 3 điểm: chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích và danh thắng Suối Mỡ, khu bảo tồn sinh thái Đồng Thông cho phép nhận định những giá trị cần sớm được bảo tồn và phát huy các di sản vật thể và phi vật thể. 5. Những nghiên cứu trong luận án đã đưa ra các hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu. Từ đó tham khảo các mô hình bảo tồn thành công, phát huy tiềm năng du lịch dựa vào di sản và thiên nhiên vốn có, đây là một thế mạnh của địa phương chưa được khai thác đúng cách. Từ đó nhìn nhận này sẽ thấy được tổng thể hệ thống di sản hiện nay ở khu vực Tây Yên Tử và cách thức bảo tồn, phát huy nhằm phát triển du lịch. Tây Yên Tử với không gian di sản rộng lớn, trải dài với nhiều địa hình, nhiều khu vực văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tập quán, dẫn đến các thách thức về quản lý, phát huy di sản văn hóa. Bên cạnh đó, áp lực của dân số và phát triển kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu bảo vệ môi trường và cả áp lực từ chính du lịch mang đến cũng là thách thức không nhỏ cho bảo tồn và phát huy di sản thông qua phát triển du lịch. 6. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử, đồng thời đưa ra mô hình và những giải pháp dựa trên thực tiễn mang tính định hướng, chính sách bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Kết nối tour tuyến du lịch với vùng Đông Yên Tử và khu vực văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc tỉnh Hải Dương. Muốn thực hiện được thì cần phải xây dựng các đề án, quy hoạch, kế hoạch liên vùng, liên ngành, nhằm phát huy các nguồn lực có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cho cộng đồng dân cư bản địa hiện tại và tương lai. Tác giả mong muốn tiếp tục được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý để di sản văn hóa khu vực Tây Yên Tử được bảo tồn và phát huy trong tương lai./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Hoàng Thị Hoa (2011), “Sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm qua khối Mộc bản kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang”, trong sách: Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang và thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật giáo Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội, tr. 302 - 322. 2. Hoàng Thị Hoa (2015), “Di sản văn hóa Tây Yên Tử và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 376, tr.30 - 33. 3. Hoàng Thị Hoa (2015), “Thực trạng việc khai thác các giá trị di sản văn hóa gắn với du lịch cộng đồng tại khu vực Tây Yên Tử”, Tạp chí Văn hóa học, số 5 (21), tr. 63-69.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_bao_ton_di_san_van_hoa_khu_vuc_tay_yen_tu_ga.pdf