Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu

“Tác động của biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược. Cái giá

phải trả cho biến đổi khí hậu là rất lớn, ngay cả sau khi thích ứng thì

tác động có thể cũng rất lớn”. Và “Sự tiến hoá của cấu trúc cho thấy

cấu trúc quyết định hiệu quả thích ứng BĐKH của các vùng đô thị”.

Thích ứng với BĐKH đã và đang được các vùng đô thị trên thế giới

thực hiện qua các chiến lược thích ứng được lồng ghép vào chiến lược

quy hoạch không gian, quy hoạch kinh tế xã hội. Trong các chiến lược

thích ứng, cấu trúc không gian vùng thích ứng có vai trò quan trọng

trong việc xây dựng mô hình phát triển vùng thích ứng với BĐKH.

Đối với TP.HCM, đồ án QHXD vùng phê duyệt năm 2008, nội

dung thích ứng với BĐKH chưa được đề cập đầy đủ và đúng mức.

Chính vì vậy quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng

vùng TP.HCM cho thấy một số mặt hạn chế của cấu trúc không gian

vùng. Cho nên cần tiếp tục nghiên cứu tìm những giải pháp thích ứng

với BĐKH gắn kết với kịch bản BĐKH và NBD. Những tác động của

BĐKH và NBD sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cấu trúc không gian vùng

TP.HCM. Với những lý do trên, NCS chọn đề tài “Cấu trúc vùng

TP.HCM thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc chuyên ngành quy

hoạch vùng và đô thị làm nội dung của luận án với mong muốn bổ

sung cập nhật kịp thời vấn đề thích ứng BĐKH đối với QHXDV

TP.HCM.

pdf 27 trang dienloan 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Tóm tắt Luận án Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 
---------------------- 
PHẠM ANH TUẤN 
CẤU TRÚC VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Chuyên ngành: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ 
Mã số : 62. 58. 01. 05 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ 
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017 
 Công trình được hoàn thành tại: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀ 
PGS.TS. PHẠM TỨ 
Phản biện 1:................................... 
... 
Phản biện 2:................................... 
... 
Phản biện 3:................................... 
... 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Vào hồi giờ ngày tháng năm. 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP.HCM 
1	
  
PHẦN MỞ ĐẦU 
1.   Lý do chọn đền tài. 
 “Tác động của biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược. Cái giá 
phải trả cho biến đổi khí hậu là rất lớn, ngay cả sau khi thích ứng thì 
tác động có thể cũng rất lớn”. Và “Sự tiến hoá của cấu trúc cho thấy 
cấu trúc quyết định hiệu quả thích ứng BĐKH của các vùng đô thị”. 
Thích ứng với BĐKH đã và đang được các vùng đô thị trên thế giới 
thực hiện qua các chiến lược thích ứng được lồng ghép vào chiến lược 
quy hoạch không gian, quy hoạch kinh tế xã hội. Trong các chiến lược 
thích ứng, cấu trúc không gian vùng thích ứng có vai trò quan trọng 
trong việc xây dựng mô hình phát triển vùng thích ứng với BĐKH. 
Đối với TP.HCM, đồ án QHXD vùng phê duyệt năm 2008, nội 
dung thích ứng với BĐKH chưa được đề cập đầy đủ và đúng mức. 
Chính vì vậy quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng 
vùng TP.HCM cho thấy một số mặt hạn chế của cấu trúc không gian 
vùng. Cho nên cần tiếp tục nghiên cứu tìm những giải pháp thích ứng 
với BĐKH gắn kết với kịch bản BĐKH và NBD. Những tác động của 
BĐKH và NBD sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM. Với những lý do trên, NCS chọn đề tài “Cấu trúc vùng 
TP.HCM thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc chuyên ngành quy 
hoạch vùng và đô thị làm nội dung của luận án với mong muốn bổ 
sung cập nhật kịp thời vấn đề thích ứng BĐKH đối với QHXDV 
TP.HCM. 
2.   Mục tiêu nghiên cứu. 
2.1.   Mục tiêu chung 
Mục tiêu chung của luận án là nhằm đề xuất điều chỉnh cấu trúc 
không gian vùng trong QHXDV, hướng đến QHXDV TP.HCM thích 
ứng với BĐKH. 
2	
  
2.2.   Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên, luận án cần 
đạt được 3 mục tiêu cụ thể sau: 
(1).Nhận diện vai trò của cấu trúc không gian vùng TP. HCM trong 
thích ứng với BĐKH 
(2).Đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng phục hồi trước BĐKH 
của không gian vùng TP.HCM. 
(3).Xây dựng các giải pháp chung thích ứng với BĐKH cho không 
gian vùng TP.HCM. 
3.   Đối tượng nghiên cứu 
Không gian vùng thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nghiên cứu 
những nội dung của cấu trúc không gian vùng TP.HCM 
4.   Phạm vi nghiêm cứu. 
Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là vùng TP.HCM 
bao gồm 8 tỉnh thành: TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa 
- Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền 
Giang. 
Thời gian nghiên cứu được xác định từ nay đến 2050. 
5.   Giới hạn nghiên cứu 
(1).Giới hạn nghiên cứu cấu trúc là cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM. 
(2).Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên tác động lên cấu trúc không gian 
vùng TP. HCM trong bối cảnh BĐKH. 
(3).Nghiên cứu tác động của BĐKH cho vùng TP.HCM giới hạn ở 
kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam. 
6.   Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 
Ý nghĩa về mặt khoa học: Bổ sung lý luận trong công tác quy hoạch 
xây dựng vùng (vùng đô thị) thích ứng với biến đổi khí hậu; Bổ 
sung lý luận trong công tác giảng dạy lĩnh vực quy hoạch vùng và 
3	
  
đô thị thích ứng với BĐKH. 
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Bổ sung cập nhật vấn đề BĐKH đối với 
QHXD vùng TP.HCM; Xây dựng tài liệu tham khảo cho công tác 
quy hoạch xây dựng vùng đô thị tại Việt Nam thích ứng với BĐKH. 
7.   Những đóng góp mới của luận án 
 (1).Đánh giá tác động của BĐKH lên cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM. 
(2).Xây dựng các tiêu chí và các giải pháp chung thích ứng với 
BĐKH cho cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
(3).Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH qua việc lồng ghép 
với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng cho định hướng 
cấu trúc không gian vùng TP.HCM 
(4).Đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian vùng thích ứng với 
BĐKH trong đồ án QHXDV TP.HCM. 
8.   Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chồng ghép bản đồ; 
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp thu thập, phân 
tích và tổng hợp thông tin; Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp 
so sánh đa tiêu chí 
9.   Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đối tượng nghiên cứu 
của đề tài: Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến quy hoạch 
vùng,cvùng đô thị và QHXD vùng; Các khái niệm, thuật ngữ liên 
quan đến Biến đổi khí hậu; Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến 
thích ứng với BĐKH; Các khái niệm, thuật ngữ liên quan cấu trúc 
không gian vùng và cấu trúc không gian vùng thích ứng với BĐKH; 
Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến thích ứng với BĐKH. 
10.   Cấu trúc luận án 
Phần mở đầu: 
Phần nội dung chính: gồm có 4 chương sau: 
4	
  
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu. 
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cơ sở khoa học 
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 
Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu. 
Phần kết luận và kiến nghị. 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
5	
  
1.1.   Tổng quan về biến đổi khí hậu và xu hướng nghiên cứu cấu 
trúc không gian vùng thích ứng với BĐKH trong quy hoạch vùng 
đô thị trên thế giới. 
1.1.1.  Biến đổi khí hậu – Những tác động lên vùng đô thị và những 
giải pháp thích ứng với BĐKH. 
1.1.1.1   Những biểu hiện của Biến đổi khí hậu: Nước biển dâng; Sự 
nóng lên toàn cầu và Các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai. 
1.1.1.2   Tác động của BĐKH lên các vùng đô thị trên thế giới: 
Tháng 6 năm 2011, Ngân hàng Thế giới công bố một bản tóm tắt 
những kết quả từ một nghiên cứu khu vực về thích ứng với BĐKH và 
ứng phó thiên tai tại các thành phố ven biển Bắc Phi của Alexandria, 
Casablanca và Tunis, và Bouregreg Valley, khẳng định BĐKH tác 
động rất lớn lên vùng đô thị và khu vực nông thôn. 
1.1.1.3   Giải pháp thích ứng với BĐKH: Ban liên chính phủ về 
BĐKH (IPCC) đã thống nhất 8 nhóm giải pháp thích ứng với BĐKH: 
Chấp nhận tổn thất; Chia sẻ tổn thất; Làm thay đổi nguy cơ; Ngăn ngừa 
các tác động; Thay đổi cách sử dụng; Thay đổi/chuyển địa điểm; 
Nghiên cứu; Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi 
1.1.1.4   Chiến lược quy hoạch thích ứng với BĐKH: Hai nhóm 
chiến lược quy hoạch thích ứng với BĐKH là: thích ứng và giảm nhẹ: 
Phòng ngừa, chuẩn bị, đối phó và phục hồi đối với các tác động về môi 
trường, kinh tế - xã hội của BĐKH là ưu tiên hàng đầu. 
1.1.1.5   Xu hướng nghiên cứu cấu trúc không gian vùng thích ứng 
với BĐKH trong quy hoạch xây dựng vùng trên thế giới. 
Cấu trúc không gian vùng đô thị dựa trên điều kiện tự nhiên và 
môi trường sinh thái 
Cấu trúc không gian vùng đô thị tăng cường khả năng kết nối và 
phát triển vùng 
6	
  
Cấu trúc không gian vùng đô thị thích ứng với BĐKH 
1.2.   Tổng quan về BĐKH và nghiên cứu cấu trúc không gian 
vùng thích ứng với BĐKH trong quy hoạch xây dựng vùng đô thị 
tại Viêt Nam. 
1.2.1.  Tác động Biến đổi khí hậu tại Việt Nam: Việt Nam là một 
trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất do thiên tai, bão lũ trên 
thế giới với khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro 
BĐKH. Hệ thống đô thị Việt Nam thì sẽ có khoảng 39% diện tích, 
35% dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long; trên 10% diện tích, 9% 
dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5% diện 
tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung sẽ bị ảnh hưởng của 
nước biển dâng. 
1.2.2.  Quy hoạch xây dựng vùng đô thị: Từ năm 2008- nay cả nước 
có hai đồ án QHXD vùng đô thị được chính phủ phê duyệt: Đồ án 
QHXD vùng TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050: Đồ án 
QHXD vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. 
1.2.3.  Nghiên cứu cấu trúc không gian vùng đô thị thích ứng với 
BĐKH: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng cấu trúc 
không gian vùng; Đề xuất cấu trúc không gian vùng quy hoạch. 
1.3.   Thực trạng phát triển không gian vùng TP.HCM và định 
hướng cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
1.3.1.  Sơ lược lịch sử hình thành TP.HCM và vùng TP.HCM:Vùng 
TP.HCM đã có hơn ba trăm năm hình thành và phát triển qua các 
giai đoạn tiêu biểu: Thời kỳ 1836 – 1875, Sài Gòn-Gia Định; Thời 
kỳ 1976-1953, Sài Gòn – Chợ Lớn; Thời kỳ 1954-1974, Đô Thành Sài 
Gòn và vùng phụ cận; Thời kỳ 1975 – 2008, Vùng kinh tế trọng điểm 
Miền Nam. 
7	
  
1.3.2.  Thực trạng phát triển không gian vùng TP.HCM: Năm 2008, 
Chính phủ phê duyệt QHXD vùng TP. HCM đến năm 2020, tầm 
nhìn đến năm 2050 bao gồm 8 tỉnh thành: TP. HCM, các tỉnh Đồng 
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long 
An và Tiền Giang. 
Dân số đô thị và tỷ lệ 
đô thị hóa: Dân số đô thị 
toàn vùng năm 2013 là 
10.187.791 người, tỷ lệ 
đô thị hóa là 54,32%. 
Phân loại đô thị 
T
T 
Đơn vị hành 
chính 
Đô 
thị 
ĐB I II III IV V 
1 TP. HCM 6 1 5 
2 Bình Phước 8 3 
3 Tây Ninh 9 1 8 
4 Bình Dương 10 1 4 5 
5 Đồng Nai 8 1 1 6 
6 Bà Rịa-V.tàu 9 1 1 1 6 
7 Long An 16 1 3 12 
8 Tiền Giang 10 1 2 7 
 Toàn vùng 76 1 1 5 1 14 49 
8	
  
Hiện trạng phân bố hệ thống đô thị - nông thôn vùng: Các đô thị 
phân bố tập trung tại khu vực hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn 
có trên 90% dân số đô thị của vùng TP.HCM. Ngoài TP.HCM, tại 
Đồng Nai, Bình Dương tập trung các đô thị lớn. Các điểm dân cư nông 
thôn tập trung xung quanh TP. HCM. 
Hiện trạng phân bố các khu công nghiệp vùng: Phân bố gần trung 
tâm TP. HCM và phân bố dọc theo các tuyến quốc lộ từ TP. HCM đi 
ra khu vực xung quanh. 
1.3.3.  Định hướng cấu trúc không gian vùng trong đồ án quy hoạch 
xây dựng vùng TP.HCM: CTKG vùng là mô hình tập trung đa cực 
được xây dựng trên cơ sở 5 trục hướng tâm theo các trục hành lang 
kinh tế đô thị nối trung tâm vùng với các vùng của quốc gia. 
Phân vùng phát triển: Vùng phát triển Trung tâm; Vùng phát triển 
phía Đông; Vùng phát triển phía Bắc; Vùng phát triển phía Tây Nam. 
Cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung: Chia 
làm 2 vùng là vùng trung tâm bán kính 30km và Vùng phụ cận từ 30 
đến 50km. 
Cấu trúc không 
gian vùng cảnh quan: 
Hệ thống sông hồ kết 
hợp với các vùng 
cảnh quan tự nhiên. 
Cấu trúc lưu 
thông vùng thành phố 
TP. HCM: Thiết lập 
các đường vành đai 
đô thị 1 - 2, vành đai 
cao tốc 3 vùng trung 
9	
  
tâm bán kính 30 km. Kết nối các trục cao tốc hướng tâm nối vùng 
trung tâm và các trung tâm tiểu vùng. 
1.3.4.  Tình hình nghiên cứu cấu trúc không gian và quy hoạch xây 
dựng vùng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng TP.HCM: Nghiên 
cứu quy hoạch thích ứng với BĐKH chỉ mới dừng lại ở việc nghiên 
cứu các giải pháp thích ứng cho quy hoạch đô thị trong vùng như: 
“Cẩm nang Quy hoạch và TKĐT thích ứng với BĐKH cho TP.HCM”, 
“Hướng dẫn Quy hoạch và TKĐT thích ứng với BĐKH cho TP. 
HCM” (2013), trong khuôn khổ dự án nghiên cứu “QHĐT và quy 
hoạch môi trường thích hợp cho thích ứng của TP.HCM với BĐKH” 
1.4.   Khái quát các kịch bản BĐKH, NBD và tác động BĐKH lên 
vùng TP.HCM. 
Nội dung kịch bản bao gồm:Kịch bản nhiệt độ và kịch bản lượng 
mưa năm 2012 và liên quan đến kịch bản mực NBD trong thế kỷ 21 
1.5.   Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến 
đề tài. 
Luận án nghiên cứu về quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu: 
Luận án “ Quy hoạch đô thị ven biển Tây Nam Bộ thích ứng với 
BĐKH đến năm 2030” của nghiên cứu sinh Phạm Thanh Huy thực 
hiện tại trường đại học kiến trúc Hà Nội. 
Một số đề tài, công trình khoa học liên quan đến khu vực nghiên 
cứu: Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí 
hậu giai đoạn 2013 - 2020". Đề án “Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển 
khai quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm các yếu tố biến đổi khí 
hậu”. Đồng thời còn có một số các nghiên cứu quốc tế về khả năng 
thích ứng của TP.HCM đối với BĐKH. 
Những hạn chế trong việc nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vùng 
TP.HCM thích ứng với BĐKH. 
10	
  
-  Hạn chế chung trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng vùng đô thị: 
Các hệ thống văn bản pháp lý, hướng dẫn; Các tiếp cận quy hoạch xây 
dựng vùng chưa đầy đũ, nhất là tiếp cận từ nghiên cứu cấu trúc không 
gian. 
-  Hạn chế trong nghiên cứu cấu trúc vùng TP.HCM thích ứng với 
BĐKH: Đồ án QHXDV TP.HCM chưa có những đánh giá tác động 
BĐKH, chưa lồng ghép được các giải pháp thích ứng. Quan trọng là 
vấn đề nghiên cứu cấu trúc không gian vùng thích ứng với BĐKH cũng 
không được đề cập đến. 
1.6.   Xác định các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án. Từ những 
mục tiêu, luận án đặt những nội dung cần nghiên cứu: 
(1).Nghiên cứu, nhận dạng cấu trúc không gian vùng TP. HCM 
dưới tác động của yếu tố tự nhiên vùng trong bối cảnh BĐKH. 
(2).Xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH cho cấu trúc 
không gian vùng TP.HCM qua việc tập trung nghiên cứu đánh giá 
tác động của BĐKH lên cấu trúc không gian vùng TP.HCM qua: Nguy 
cơ ngập do ; Nguy cơ ngập do lũ; Nguy cơ xâm mặn do nước biển 
dâng và hạn hán; Nguy cơ ngập úng đô thị do mưa, triều cường, lũ. 
(3).Đề xuất định hướng CTKG vùng TP.HCM thích ứng với 
BĐKH, qua việc lồng ghép các giải pháp thích ứng với BĐKH với các 
chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng trong đồ án QHXD vùng 
TP.HCM, qua: Phân vùng và định hướng các trục phát triển không 
gian vùng; Cấu trúc không gian các vùng đô thị và công nghiệp; Cấu 
trúc không gian các vùng đệm; Cấu trúc mạng lưới giao thông vùng. 
(4).Kiến nghị các giải pháp quản lý thực hiện theo hướng thích ứng 
với BĐKH. 
11	
  
CHƯƠNG II 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 
2.1.   Phương pháp nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu bước 1: Nhận diện vai tròn cấu trúc không 
gian vùng TP. HCM trong thích ứng BĐKH. 
Phương pháp nghiên cứu bước 2: Đánh giá tác động BĐKH đối với 
cấu trúc không gian vùng TP.HCM 
Phương pháp nghiên cứu bước 3: Xây dựng các giải pháp thích ứng 
chung cho cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
Phương pháp nghiên cứu bước 4: Đề xuất điều chỉnh cấu trúc 
không gian vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH trong đồ án quy hoạch 
xây dựng vùng TP.HCM. 
2.2.   Những cơ sở khoa học 
2.2.1.  Lý luận nghiên cứu cấu trúc không gian thích ứng trong quy 
hoạch vùng đô thị: Lý thuyết cấu trúc; Một số lý luận về cấu trúc 
không gian vùng đô thị. 
2.2.2.  Cơ sở nghiên cứu các yếu tố tác động lên cấu trúc không 
gian vùng TP.HCM trong bối cảnh BĐKH: Cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM tập trung nghiên cứu qua tác động các điều kiện tự nhiên. 
2.2.3.  Cơ sở đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên cấu trúc 
vùng TP.HCM: Lựa chọn k ... ường mạng lưới xanh vùng và hình thành vành đai 
xanh cho TP.HCM cho vùng. 
(5).Lấy nông nghiệp thích ứng làm chiến lược phát triển các 
vùng đệm. 
3.5.2.  Định hướng cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích ứng 
với BĐKH; Cấu trúc 
đa trung tâm là 
nguyên tắc chủ đạo, 
trong đó các Cực phát 
triển kết nối với đô thị 
trung tâm nhờ hệ 
thống giao thông; Tập 
hợp và tăng mật độ 
các khu định cư phi 
chính thức và không cho phép phát triển mở rộng dàn trải; Phát triển 
về chất lượng bên trong, bảo vệ đất canh tác và rừng bên ngoài đô thị; 
Định hướng phát triển một số đô thị nhỏ thành các cực phát triển, nâng 
cấp hệ thống đường nông thôn. 
3.5.3.  Phân vùng phát triển và các trục không gian. 
Vùng 1: Vùng đô thị hoá trung tâm 
Vùng 2: Vùng công nghiệp và dịch vụ biển 
Vùng 3: Vùng công nghiệp, nguyên liệu và rừng đầu nguồn 
Vùng 4: Vùng nông nghiệp ngập lũ 
Vùng 5: Vùng nông, lâm, ngư nghiệp thích ứng 
Vùng 6: Vùng rừng ngập mặn 
3.5.4.  Cấu trúc không gian các vùng đô thị và công nghiệp 
17	
  
Vùng trung 
tâm: Bán kính 30km, 
hạt nhân là TP.HCM 
và các đô thị vệ tinh 
Đức Hòa - Hậu Nghĩa 
– Cần Giuộc (Long 
An); Dĩ An – Thuận 
An – Thủ Dầu Một – 
TX. Bến Cát - 
TX.Tân Uyên (Bình 
Dương); TP. Biên 
Hòa - Nhơn Trạch 
(Đồng Nai); Đô thị Phú Mỹ - TP. Bà Rịa – TP. Vũng Tàu – Long Hải 
(Bà Rịa – Vũng Tàu). 
Các cực phát triển trọng điểm vùng ngoại vi: Cực phát triển 
trọng điểm phía Đông Nam;Cực phát triển trọng điểm phía Đông; Cực 
phát triển trọng điểm phía Bắc; Cực phát triển trọng điểm phía Tây 
Bắc; Cực phát triển trọng điểm phía Tây Nam; Cực phát triển trọng 
phía Nam 
3.5.4.1.  Cấu trúc không gian các vùng đệm: Vùng nông nghiệp, 
ngư nghiệp, lâm nghiệp thích ứng là chiến lược phát triển cho vành đai 
xanh quanh TP.HCM và hình thành các vùng đệm chứa nước. Cảnh 
quan rừng, cảnh quan sông hồ tổ chức thành một mạng lưới hoàn 
chỉnh. 
3.5.4.2.  Cấu trúc mạng lưới giao thông vùng: Tăng cường 5 trục 
đường vành đai vùng: đường vành đai 1-2 đường đô thị, vành đai 3 - 
vành đai 4 đường cao tốc, vành đai 5 liên kết các cực tăng trưởng trọng 
điểm vùng ngoại vi. 
18	
  
CHƯƠNG IV 
BÀN LUẬN KẾT QUẢ NHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 
4.1.   Bàn luận kết quả nghiên cứu vai trò cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM trong thích ứng với BĐKH. 
Qua kết quả đã đạt được trình bày tại chương 3 cho thấy cấu trúc 
không gian vùng TP. HCM chứa nhiều rủi do do những biến đổi của 
các điều kiện tự nhiên. Thông qua các giai đoạn hình thành và phát 
triển vùng TP.HCM, kết quả đưa đến 2 vấn đề. 
Biến đổi khí hậu tác động đến cấu trúc không gian vùng TP.HCM. 
Các tác động ảnh hưởng của BĐKH tới cấu trúc không gian vùng 
TP.HCM như NBD, ngập lụt, xói lở, giảm diện tích đất, phá huỷ hạ 
tầng, cây xanh sinh thái 
Cấu trúc không gian vùng TP.HCM tác động đến BĐKH: Quan 
các phân tích và tổng hợp kết quản đạt được tại bước 1 của luận án 
thấy được CTKG vùng TP.HCM là không bền vững trước những thay 
đổi của tự nhiên, và chắc chắn cấu trúc này sẽ bị phá vở để được thay 
thế bằng một cấu trúc ứng thích với tự nhiên. 
4.2.   Bàn luận kết quả đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng 
phục hồi của không gian vùng TP.HCM 
Luận án lần đầu tiên thông qua các dữ liệu, cơ sở khoa học được 
công bố, thống kê và tổng hợp, đáng giá các tác động chủ yếu do 
BĐKH lên vùng TP. HCM. Các phân tích đánh giá này dựa trên quan 
điểm sự cân đối về các gỉai pháp thích ứng với các phương án kỹ thuật 
đang được bổ sung bằng những đổi mới trong việc phục hồi các hệ 
thống tự nhiên, tạo ra một cấu trúc thích ứng với BĐKH. 
4.3.   Bàn luận vế kết quả xây dựng các giải pháp thích ứng BĐKH 
chung cho không gian vùng TP.HCM 
19	
  
Đề xuất giải pháp chung thích ứng với BĐKH cho cấu trúc không 
gian vùng TP.HCM . Thích ứng với BĐKH là một chiến lược cần thiết 
ở tất cả các quy mô, có vai trò bổ trợ chợ quan trọng cho việc điều 
chỉnh cấu trúc không gian vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH.BĐKH 
toàn cầu đang tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng tăng.Tuy nhiên 
hầu hết với các nước phát triển, thích ứng với BĐKH chưa phải là 
chính sách ưu tiên hàng đầu. Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam qua 
đánh giá chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tác động và khả năng gây 
tổn hại mà chưa chú ý nhiều đến các giải pháp thích ứng và việc lồng 
ghép vào các chiến lược Phát triển kinh tế xã hồi. Kết quả của bước 3 
đáp ưng được điều này. 
4.4.   Bàn luận tính khả thi và thực tiễn của đinh hướng cấu trúc 
không gian vùng thích ứng với BĐKH trong đồ án quy hoạch xây 
dựng vùng TP.HCM 
Đáp ứng yêu cầu kết nối với các chiến lược phát triển mới của quốc 
gia và các quy hoạch ngành cấp quốc gia và vùng 
Khắc phục các hạn chế trong định hướng phát triển không gian 
vùng và các tồn tại, bất cập trong thực trạng phát triển vùng 
Đảm bảo: Phù hợp với xu thế phát triển và chiến lược phát triển 
của vùng TP.HCM; Hiệu quả trong công tác thích ứng với BĐKH; 
Đáp ứng được các yêu cầu Phát triền bền vững. 
Định hướng điều chỉnh cấu trúc không gian vùng phù hợp với định 
hướng phát triển kinh tế xã hội toàn vùng theo xu hướng sinh thái và 
bền vững 
20	
  
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I.   Kết Luận 
Biến đổi khí hậu đang là thách thức đối với quy hoạch xây dựng đô 
thị và quy hoạch xây dựng vùng, trong đó có quy hoạch xây dựng vùng 
thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh 
góp phần cụ thể hóa về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc 
phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam; vào việc hoạch định và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và quốc 
gia, nâng cao chất lượng sống của cư dân trong vùng và phát triển bền 
vững, bảo vệ môi trường vùng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu Chính 
Phủ đã tiến hành một bước đi táo bạo để xây dựng để bảo vệ cho vùng 
thành phố Hồ Chí Minh, một sự đầu tư hạ tầng khổng lồ trong vòng 
20 năm tới. Tuy ngay cả khi có hệ thống cống và đê bao đầy đủ, ngập 
lụt vẫn sẽ đáng kể trong điều kiện khí hậu cực đoan trong tương lai 
như bão nhiệt đới, gió lớn, sóng lớn khi có bão, triều cường và lượng 
mưa cục bộ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các khu vực trong 
vùng, và ngay cả khi không ngập, các khu vực ấy cũng gần vùng ngập 
lụt nên cũng sẽ phải chịu những mức độ ngưng trệ khác nhau. 
Luận án “Cấu trúc vùng thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với 
BĐKH” là công trình khoa học về chuyên ngành Quy hoạch Vùng và 
Đô thị nghiên cứu về QHXDV thích ứng với BĐKH cho một vùng cụ 
thể là vùng Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc nghiên cứu xây 
dựng cấu trúc vùng thích ứng với BĐKH. Các kết quả và đóng góp 
mới của luận án bao gồm: 
1.   Nhận diện vai trò cấu trúc không gian vùng TP. Hồ Chí Minh 
trong thích ứng BĐKH: Kết quả cho thấy thực trạng cấu trúc không 
gian vùng TP. HCM đang bị biến đổi bởi các điều kiện tự nhiên như: 
Khí hậu; địa hình; thuỷ văn; tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Điều kiện 
21	
  
tự nhiên ngày càng tác động mạnh mẽ lên cấu trúc không gian vùng. 
Cho thấy cấu trúc không gian vùng TP. HCM không bền vững trong 
bối cảnh BĐKH. Kết quả này được trình bày trong chương 3. 
2.   Đánh giá tính dễ tổn thương và khả năng phục hồi của không 
gian vùng TP. HCM: Luận án lần đầu tiên thông qua các dữ liệu, cơ 
sở khoa học được công bố, thống kê, tổng hợp các số liệu kết hợp với 
việc nghiên cứu các kịch bản BĐKH cho vùng TP. HCM đã đánh giá 
được các tác động chủ yếu do BĐKH lên cấu trúc vùng TP. HCM 
trong quá khứ và các dự báo tương lai qua tác động của việc thay đổi 
khí hậu, hạn hán và xâm mặn; Tác động của lũ lụt, bão và ngập úng; 
Tác động nguy cơ ngập do mực nước biển dâng; Tác động ngập úng 
đô thị. Qua đấy vùng thành phố Hồ Chí Minh được nhận diện là một 
những vùng dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi 
BĐKH. Từ kết quả của việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên 
cấu trúc vùng TP. HCM trong quá khứ và các kịch bản BĐKH cho 
tương lai. Luận án đã phân tích và đánh giá được tính dễ bị tổn thương 
của cấu trúc vùng TP. HCM qua hai nội dung đánh giá khả năng bị tổn 
thương và khả năng tự phục hồi của cấu trúc vùng TP. HCM trước 
BĐKH. Kết quả này được trình bày trong chương III. 
3.   Xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH cho cấu trúc 
vùng TP. HCM: Từ kết quả đánh giá tính dễ tổn thương của cấu trúc 
không gian vùng TP. HCM kết hợp với việc xây dựng các tiêu chí ứng 
thích ứng với BĐKH, các tiêu chí này được xác định qua việc phân 
tích tổng hợp các giải pháp thích ứng với BĐKH đang được áp trên 
nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực QHXD. Luận án đã xây dựng các 
giải pháp thích ứng với BĐKH cho cấu trúc vùng TP. HCM, đảm bảo: 
- Khả năng tự bảo vệ và khả năng tự phục hồi của cấu trúc 
không gian vùng TP. HCM trước BĐKH. 
22	
  
- Khả năng chịu đựng của cấu trúc không gian vùng TP.HCM 
trước BĐKH. 
- Khả năng sẵn sàng ứng phó với BĐKH của cấu trúc không 
gian vùng TP. HCM. 
Kết quả này được trình bày trong chương III của luận án. 
4.   Đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích 
ứng với BĐKH trong đồ án QHXD vùng TP. HCM. 
Từ kết quả xây dựng các giải pháp thích ứng BĐKH chung cho cấu 
trúc vùng TP. HCM, Luận án nghiên cứu lồng ghép các định hướng 
phát triển vùng được xác định qua Nhiệm vụ điều chỉnh QHXDV TP. 
HCM đề xuất điều chỉnh cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích 
ứng với BĐKH. Kết quả này được trình bày trong chương IV của Luận 
án. 
5.   Ngoài các kết quả đạt được luận án còn đạt được: 
-  Luận án có giá trị tham khảo trong công tác QHDXV thích 
ứng với BĐKH không những cho vùng TP. HCM mà còn làm cơ sở 
tham khảo cho các vùng khác về phương pháp tiếp cận nghiện cứu cấu 
trúc thích ứng là cơ sở cho QHXD vùng. 
-  Nghiên cứu phương pháp tiếp cận QHXDV với việc nghiên 
cứu cấu trúc vùng thích ứng để làm cơ sở cho các giải pháp và chiến 
lược của QHXDV như kịch bản phát triển vùng, xây dựng mô hình và 
định hướng không gian vùngĐảm bảo các yêu cầu thích ứng BĐKH. 
-  Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu cấu trúc thích ứng 
với biến đổi khí hậu thông qua các phương pháp đánh giá tác động của 
BĐKH, xác định tính tổn thương của cấu trúc vùng do các tác động 
của BĐKH, xây dựng các giải pháp thích ứng cho cấu trúc vùng với 
BĐKH. 
-   
23	
  
II.  Kiến nghị 
Những kết quả nghiên cứu của luận án dựa trên hiện trạng cấu trúc 
không gian vùng đô thị TP.HCM trong bối cảnh BĐKH và các cơ sở 
khoa học liên quan đến các lĩnh vực đối với QHXD vùng đô thị. Với 
tính chất của BĐKH tác động đến đa ngành đa lĩnh vực trong phạm vi 
toàn quốc, do đó có sự cần thống nhất trong nhận thức về BĐKH trong 
việc nghiên cứu cấu trúc vùng thích ứng đối với hệ thống đô thị Việt 
Nam hiện nay. Nghiên cứu sinh có mốt số kiến nghị như sau: 
1.   Kiến nghị trong lĩnh vực QHXD vùng TP.HCM 
Bên cạnh việc nghiên cứu cấu trúc không gian vùng TP. HCM thích 
ứng với BĐKH cần được nghiên cứu đồng bộ những vấn đề về kinh 
tế, về xã hội đối với QHXD vùng để sớm có một nghiên cứu tổng thể 
cho QHXD vùng TP. HCM thích ứng với BĐKH. 
Bên cạnh đó ngoài việc nghiên cứu đảm bảo những tiêu chí: Khả 
năng chịu đựng; Khả năng sẵn sàng ứng phó và khả năng tự bảo vệ, tự 
phục hồi của cấu trúc không gian vùng TP. HCM trước BĐKH cần 
xác định những mặt tích cực của BĐKH, xem như là một cơ hội để 
khai thác trong việc nghiên cứu cấu trúc không gian vùng trong đồ án 
QHXD vùng TP. HCM có thêm những giá trị thích ứng. 
2.   Kiến nghị đối với công tác quản lý nhà nước về QHXD vùng. 
Kiến nghị Bộ Xây dựng: Ban hành Thông tư “ Hướng dẫn QHXDV 
thích ứng với BĐKH” quy định nội dung nghiên cứu cấu trúc thích 
ứng trong công tác QHXDV thích ứng với BĐKH, ban hành các Quy 
chuẩn về QHXD, QHDXV và các quy chuẩn khác có nội dung liên 
quan đến QHXDV thích ứng với BĐKH. 
Kiến nghị Bộ Nội Vụ: Nghiên cứu xây dựng bộ máy cấp vùng để 
đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất trong hoạt động ứng phó với BĐKH 
24	
  
trong phạm vi vùng. Đồng thời hoàn thiện văn bản pháp luật, tạo khung 
thống nhất thực hiện QHXDV thích ứng với BĐKH. 
3.   Kiến nghị đối với NCKH và đào tạo chuyên ngành. 
Đổi mới phương pháp tiếp cận nghiên cứu QHXDV với việc nghiên 
cứu và am hiểu cấu trúc, xây dựng cấu trúc vùng thích ứng để làm cơ 
sở cho các giải pháp và chiến lược của QHXDV như kịch bản phát 
triển vùng, xây dựng mô hình phát triển và định hướng không gian 
vùng Áp dụng phương pháp luận và tiếp tục hoàn thiện quy trình 
nghiên cứu cấu trúc thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các 
phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, xác định tính dễ tổn 
thương của cấu trúc vùng do các tác động của BĐKH, xây dựng các 
giải pháp thích ứng cho cấu trúc vùng với BĐKH. 
Nâng cao nhận thức về BĐKH cho từng địa phương trong vùng, 
gắn kết sự tham gia cộng đồng, các bên liên quan trong quá trình thực 
hiện quy hoạch xây dựng vùng thích ứng với BĐKH. 
---------------------------------- 
Trên đây là toàn bộ nội dung tóm tắt của luận án nghiên cứu về 
“Cấu trúc vùng TP.HCM thích ứng với BĐKH” Luận án có ý 
nghĩa: 
Ý nghĩa về mặt khoa học: Bổ sung lý luận trong công tác quy hoạch 
xây dựng vùng thích ứng với BĐKH; Bổ sung lý luận trong công 
tác giảng dạy lĩnh vực QH vùng và đô thị thích ứng với BĐKH. 
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Nghiên cứu cấu trúc không gian vùng TP. 
HCM thích ứng với BĐKH để kịp thời bổ sung cập nhật vấn đề 
BĐKH đối với QHXD vùng TP.HCM; Xây dựng tài liệu tham khảo 
cho công tác QHXD vùng đô thị tại Việt Nam thích ứng với BĐKH. 
Kết quả của Luận án có giá trị tham khảo đối với công tác QHXD 
vùng đô thị khác trong phạm vi cả nước. 
i	
  
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
2.Phạm Anh Tuấn (2016), Biến đổi khí hậu – nguy cơ ngập lụt đô 
thị và xây dựng kế hoạch sử dụng đất nhằm giảm nguy cơ ngập lụt đô 
thị, Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây Dựng. Số 7, năm 2016 
1.Phạm Anh Tuấn (2016), Tác động Biến Đổi Khí Hậu lên Vùng 
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Xây dựng – Bộ Xây Dựng. Số 8, 
năm 2016. 
3.Diep Văn Thạnh, Vương Khải Khoa, Phạm Anh Tuấn, Lê Thị 
Bích Ngọc (2016), Land Pooling and Land Readiustment Project in 
Tra Vinh city, 2016 KRIHS-WBG/OLC Blended Learning Workshop 
on Sustainable Urban Land Use Planning and Management, Seoul 
2016 
4.Diep Văn Thạnh, Vương Khải Khoa, Phạm Anh Tuấn, Lê Thị 
Bích Ngọc (2016), Difficulties and Challenges in Land mangement 
and Urban planning in Tra Vinh, 2016 KRIHS-WBG/OLC Blended 
Learning Workshop on Sustainable Urban Land Use Planning and 
Management, Seoul 2016 
5.Phạm Anh Tuấn (2016), Thu gom tái điều chỉnh đất đô thị-một 
giải pháp thực hiện quy hoạch cải tạo chỉnh trang khu nhà ven kênh 
rạch TP.HCM, Hội kiến trúc sư TP.HCM, hội thảo Nhà ở trên kênh 
rạch TP.HCM-Thực trạng và giải pháp, tháng 11. 
6.Tham gia đề tài nhiên cứu khoa học cấp Bộ 
 Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng tài liệu quy trình, nội dung, 
phương pháp đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm, các hạng mục về sử dụng 
năng lượng của công trình trong quá trình nghiệm thu trước khi đưa 
vào sử dụng. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_cau_truc_vung_thanh_pho_ho_chi_minh_thich_un.pdf