Tóm tắt Luận án Định hướng phát triển không gian vùng ven thành phố Hồ Chí Minh

Vùng ven trong đô thị đã từ lâu đƣợc “mặc định” nhƣ một vùng

ranh giới giữa nội thị và ngoại thị, thông thƣờng đƣợc thể hiện qua ranh

hành chính giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Vùng ven mang

tính chất „động‟, nơi này diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ và luôn

chịu tác động lớn từ quá trình phát triển đô thị. Mặc khác, vùng ven

đƣợc xem nhƣ vùng đệm giữa nông thôn và đô thị, nhằm ngăn chặn quá

trình đô thị hóa một cách ồ ạt vào những vùng nông thôn yên tĩnh. Việc

phát triển đô thị nhanh chóng và thiếu kiểm soát nhƣ hiện nay tại các đô

thị lớn và cực lớn càng làm cho việc xác định vùng ven trở nên khó

khăn. Tại Việt Nam, hiện chƣa có một khái niệm toàn diện nào về

“vùng ven” hay nghiên cứu cụ thể các thuộc tính của khu vực này trong

lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị.

Những khu vực mang thuộc tính vùng ven không chỉ là vùng giới

hạn của ngoại thị giáp với nội thị mà còn có thể là những khu vực nằm

sâu bên trong nội thị

pdf 27 trang dienloan 8700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Định hướng phát triển không gian vùng ven thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Định hướng phát triển không gian vùng ven thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Luận án Định hướng phát triển không gian vùng ven thành phố Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM 
-------- 
TRƯƠNG THÁI HOÀI AN 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG VEN 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 : 62.58.01.05 
T T T N ÁN TIẾN HOẠ H NG À Đ THỊ 
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 
Công trình được hoàn thành tại: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS.KTS. NGUYỄN QUỐC THÔNG 
2. PGS.TS.KTS. LÊ ANH ĐỨC 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
 IÊN AN ĐẾN ĐỀ TÀI LU N ÁN 
1. Trương Thái Hoài An (2015), “Vùng ven trong cấu trúc đô thị”, Tạp chí Nghiên cứu 
phát triển, số 14, trang 97 – 104. 
2. Trương Thái Hoài An (2015), “ Hình thái đô thị vùng ven thành phố Hồ Chí Minh trong 
bối cảnh phát triển hiện nay – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 
76, trang 75 – 80. 
3. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học “ Nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo 
chuyên ngành Kiến Trúc Cảnh Quan” , 2013 – nay 
4. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học “ Tài liệu hướng dẫn đồ án Thiết Kế Đô Thị” , 
2016 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
Đặt vấn đề 
Vùng ven trong đô thị đã từ lâu đƣợc “mặc định” nhƣ một vùng 
ranh giới giữa nội thị và ngoại thị, thông thƣờng đƣợc thể hiện qua ranh 
hành chính giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Vùng ven mang 
tính chất „động‟, nơi này diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ và luôn 
chịu tác động lớn từ quá trình phát triển đô thị. Mặc khác, vùng ven 
đƣợc xem nhƣ vùng đệm giữa nông thôn và đô thị, nhằm ngăn chặn quá 
trình đô thị hóa một cách ồ ạt vào những vùng nông thôn yên tĩnh. Việc 
phát triển đô thị nhanh chóng và thiếu kiểm soát nhƣ hiện nay tại các đô 
thị lớn và cực lớn càng làm cho việc xác định vùng ven trở nên khó 
khăn. Tại Việt Nam, hiện chƣa có một khái niệm toàn diện nào về 
“vùng ven” hay nghiên cứu cụ thể các thuộc tính của khu vực này trong 
lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị. 
Những khu vực mang thuộc tính vùng ven không chỉ là vùng giới 
hạn của ngoại thị giáp với nội thị mà còn có thể là những khu vực nằm 
sâu bên trong nội thị 
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đang trong quá trình đô thị hóa 
và phát triển trở thành một đô thị cực lớn với dân số sẽ vƣợt trên 10 
triệu dân vào năm 2025, sự phát triển đô thị sẽ phải đối mặt rất nhiều 
thách thức. Trƣớc thực trạng phát triển và xu thế trong tƣơng lai,3 lý do 
mà luận án lựa chọn đề tài nghiên cứu về không gian đô thị vùng ven là 
vai trò của vùng ven trong cấu trúc đô thị, thực trạng phát triển đô thị, 
đặc biệt tại vùng ven ở TP.HCM hiện nay, công tác thiết kế quy hoạch 
xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng không gian đô thị ở vùng ven 
Những nghiên cứu trƣớc đây về các khu vực ven, khu vực ngoại 
thành đô thị tại TPHCM chỉ nghiên cứu về vấn đề xã hội, văn hóa và 
2 
con ngƣời, chƣa chỉ ra đƣợc phạm vi hoặc các thuộc tính của vùng ven 
qua đó có thể hiểu được sự biến đổi không gian của khu vực vùng ven. 
Việc nghiên cứu định hƣớng phát triển không gian khu vực vùng 
ven bằng phƣơng pháp phân tích hình thái là nghiên cứu tiến trình 
biến đổi thời gian qua việc sử dụng đất đai, xây dựng công trình và giá 
trị không gian vật thể chất chứa các yếu tố về kinh tế xã hội để có thể 
tìm ra xu hƣớng biến đổi không gian. Từ đó có thể đề xuất đƣợc các 
định hƣớng phát triển vùng ven phù hợp với từng loại không gian với 
với những thuộc tính đặc trƣng riêng, phù hợp với con ngƣời, bối cảnh 
đô thị và các khu vực. 
Đề tài nghiên cứu “Định hƣớng phát triển không gian khu vực 
vùng ven thành phố Hồ Chí Minh” theo hƣớng tiếp cận hình thái học 
là một hƣớng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 
Đề tài nghiên cứu “Định hƣớng phát triển không gian khu vực 
vùng ven thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đến các mục tiêu sau: 
1. Xây dựng những tiêu chí nhận dạng và xác định đặc trƣng 
không gian đô thị vùng ven thành phố Hồ Chí Minh dựa trên khía 
cạnh hình thái; 
2. Xác định các xu hƣớng biến đổi về mặt hình thái không gian 
đô thị vùng ven để định hƣớng không gian hợp lý trong quá trình 
phát triển đô thị; 
3. Đề xuất định hƣớng tổ chức không gian vùng ven của thành 
phố Hồ Chí Minh dựa trên các xu hƣớng biến đổi để tìm giải pháp 
hợp lý cho sự phát triển không gian đô thị. 
Giới hạn nghiên cứu của luận án 
3 
- Không gian và thời gian: Nghiên cứu khu vực đô thị phía Đông 
và phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, từ giai đoạn 1995 đến nay và 
định hƣớng đến 2030 
- Giới hạn về mặt nội dung: Nghiên cứu các vấn đề trong giới 
hạn của lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị 
Phƣơng pháp nghiên cứu: Điều tra khảo sát và điều tra, phƣơng pháp 
thống kê – so sánh, phƣơng pháp mô hình hóa, phƣơng pháp bản đồ, 
phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp phân tích hình thái 
Cấu trúc của luận án: Cấu trúc của luận án gồm có 3 chƣơng, gồm120 
hình ảnh, 9 sơ đồ, 55 bảng biểu và 77 tài liệu tham khảo 
Dự kiến những đóng góp khoa học của đề tài 
- Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí nhận dạng vùng ven , từ lý 
luận đến thực tế, luận án đề xuất hệ thống tiêu chí nhận dạng vùng ven 
trong cấu trúc đô thị. 
- Đánh giá quá trình hình thành vùng ven trong bối cảnh tp. Hồ 
Chí Minh, tóm lại đƣợc các vùng ven đặc trƣng của mỗi đô thị 
- Xây dựng xu hƣớng phát triển tích cực cho vùng ven thành phố 
Hồ Chí Minh 
- Đề xuất khung giải pháp thiết kế cho vùng ven , hƣớng đến các 
cơ sở về các quy định trong thiết kế và quản lý vùng ven tại tp. Hồ Chí 
Minh 
- Mở ra một hƣớng nghiên cứu về vùng đô thị đối TPHCM, đƣa 
ra quan niệm mới trong quản lý và xây dựng đô thị. Quản lý theo vùng, 
khu vực, chứ không phải quản lý theo ranh hành chính đô thị, nông thôn 
nhƣ hiện nay. 
4 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN HÌNH THÁI KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ 
VÙNG VEN VÀ THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÙNG VEN TẠI 
TP. HỒ CHÍ MINH 
1.1. Hình thái không gian đô thị và phƣơng pháp phân tích hình 
thái 
1.1.1. Khái niệm về hình thái đô thị và hình thái không gian đô thị 
- Khái niệm về hình thái và hình thái học: Hình thái học là ngành học 
nghiên cứu về hình thức và cấu trúc của một đối tƣợng nghiên cứu 
- Khái niệm về hình thái đô thị : “Urban morphology”- hình thái học 
đô thị là chuyên ngành nghiên cứu về hình dạng bên ngoài và cấu trúc 
bên trong đô thị. Hình thái đô thị là biểu hiện bên ngoài của đô thị (các 
yếu tố vật thể) và những giá trị ẩn sâu bên trong những yếu tố vật thể, 
đó chính là các giá trị phi vật thể, những yếu tố văn hóa, xã hội. Nó là 
kết quả của một quá trình, diễn biến qua thời gian. 
- Khái niệm về hình thái không gian đô thị: không gian đô thị đƣợc hiểu 
là các không gian vật thể sắp xếp bên trong đô thị đó, phân tích hình 
thái không gian đô thị tìm hiểu những thay đổi về cấu trúc, về hình dáng 
của không gian đô thị thông qua những thay đổi về xã hội, con ngƣời 
- Phương pháp phân tích hình thái đô thị: xuất hiện lần đầu tiên tại Ý 
và có rất nhiều trƣờng phái nghiên cứu về phƣơng pháp phân tích hình 
thái nhƣng nhìn chung phân tích hình thái (morphology analysis) trong 
đô thị là một quá trình nghiên cứu sự hình thành và biến đổi môi trƣờng 
đô thị thông qua hình thức và nội dung. Bằng việc sử dụng các tiêu chí 
đánh giá về hình thái, phƣơng pháp này cho phép tổng hợp, phân loại 
các nhóm đối tƣợng để hiểu đƣợc các đặc điểm chính của chúng trong 
những giai đoạn nhất định. 
5 
vùng 
ven 
vị trí 
qui mô - 
hình 
dáng 
tính chất 
- chức 
năng 
Phƣơng pháp phân tích hình thái là phƣơng pháp phân loại học trong đô 
thị, tìm ra những “Kiểu” với những thuộc tính khác nhau. Việc sắp xếp 
có trật tự, có quy luật các đối tƣợng mang tính chất quyết định trong 
việc tập hợp những nhóm giống nhau và phân tách những yếu tố khác 
nhau. 
Luận án nhấn mạnh tính cần thiết và phù hợp của phƣơng pháp phân 
tích hình thái không gian đô thị đối với bối cảnh của TP.HCM 
1.2. Vùng ven và vùng ven trong cấu trúc đô thị 
1.2.1. Quan niệm truyền thống về vùng ven 
- Quá trình tiến hóa và các tranh luận về mối quan hệ giữa đô thị -nông 
thôn và vùng ven 
- Quan niệm truyền thống của vùng ven 
1.2.2. Khái niệm về vùng ven 
Luận án hệ thống khái niệm vùng ven qua các quan điểm về vị trí, sử 
dụng đất, tốc độ đô thị hóa, cảnh quan và cộng đồng dân cƣ. Để nhận 
dạng được là vùng ven tác giả nhìn nhận trên 2 yếu tố vật thể và yếu tố 
phi vật thể thông qua phương pháp phân tích hình thái không gian đô 
thị. Hai yếu tố trên được chia ra thành 3 nhóm chính đó là vị trí, quy 
mô - hình dáng và tính chất – chức năng. 
(xem hình ảnh). 
- Về vị trí: vùng ven là khu vực nằm giữa đô 
thị và nông thôn 
- Về tính chất, chức năng: Vùng ven đƣợc 
khái niệm là khu vực có tính chất nửa nông 
thôn nửa thành thị, vùng chuyển tiếp từ 
nông thôn sang thành thị, nơi bị tác động 
đô thị hóa cao nhất trong khu vực. Vùng 
Hình ảnh. 3 yếu tố nhận dạng 
vùng ven. Nguồn: tác giả 
6 
ven là khu vực có cộng đồng dân cƣ đa dạng và phong phú, dân cƣ vừa 
hoạt động nông nghiệp, vừa phi nông nghiệp. Tính chất khu vực thay 
đổi nhanh. 
Chức năng sử dụng đất chủ yếu cung ứng đất đai cho sản xuất, là nguồn 
đất dự trữ cho phát triển đô thị, có thể làm vành đai giảm sự lan tỏa của 
đô thị. 
- Về quy mô, hình dáng: Vùng đƣợc gọi là vùng ven phải có quy 
mô tối thiểu nhƣ một khu đô thị và có xu hƣớng thành đô thị trong vòng 
một khoảng thời gian nhất định. 
1.2.3. Các yếu tố chính của vùng ven trong mối quan hệ với cấu trúc đô 
thị: Vấn đề về sử dụng đất, cộng đồng – xã hội, vị trí và quy mô. 
1.2.4. Các dạng vùng ven trong cấu trúc đô thị: luận án tổng hợp đƣợc 
các dạng vùng ven trong đô thị nhƣ vùng ven dạng làng, vùng ven kiểu 
truyền thống, vùng ven dạng chuỗi, vùng ven phân tán, vùng ven hấp 
thu, vùng ven truyền thống và vùng ven dạng bám theo trục đƣờng. 
1.2.5. Mối liên kết giữa các dạng vùng ven và thuộc tính của chúng: các 
vùng ven sẽ liên kết với nhau qua không gian và thời gian thể hiện 3 
thuộc tính của vùng ven là tính di chuyển, tính thay đổi và tính phân 
mảnh. 
1.3. Hình thái không gian đô thị vùng ven ở các đô thị lớn tại các 
nƣớc Đông Nam Á hiện nay 
- Khái quát không gian đô thị vùng ven tại một số đô thị lớn qua việc 
đánh giá về mặt hình thái không gian đô thị. 
- Nhận xét nguyên nhân chính về vùng ven tại các đô thị lớn: Công tác 
quy hoạch đô thị, công tác quản lý yếu kém của các chính quyền đô thị, 
sự vận động của nền kinh tế thị trƣờng, trào lƣu mới trong thiết kế quy 
hoạch xây dựng đô thị 
7 
1.4. Tổng quan về hình thái không gian vùng ven tại thành phố Hồ 
Chí Minh và các thực trạng về khu vực nghiên cứu 
1.4.1. Chuyển đổi vùng ven trong quá trình phát triển đô thị 
 Có thể chia quá trình phát triển đô thị thành 5 giai đoạn nhƣ sau:Giai 
đoạn mà Sài gòn là thủ đô của nƣớc Việt Nam Cộng hòa, năm 1954 – 
1975, giai đoạn 2- 1975 – 1990, giai đoạn 3 – 1990 – 2000, giai đoạn 4 
– 2000 đến 2010, giai đoạn 2010 cho đến nay. Và dự báo giai đoạn tiếp 
theo 2015 – 2030 
1.4.2. Thực trạng hình thái không gian đô thị vùng ven TPHCM 
Luận án phân tích không gian đô thị vùng ven trên các thực trạng về vị 
trí, mật độ dân số, hình thái không gian đô thị, sử dụng đất, yếu tố cảnh 
quan, đặc trƣng cộng đồng. 
1.4.3. Hiện trạng khu vực vùng ven phía Đông và phía Tây Bắc TP 
HCM. 
1.4.4. Các vấn đề liên quan đến hình thái không gian vùng ven TP.HCM 
- Quá trình đô thị hóa tác động đến HTKGĐT vùng ven TPHCM 
- Phát triển của thị trƣờng bất động sản ảnh hƣởng đến HTKGĐT vùng 
ven TPHCM 
- Thực trạng về phát triển nhà ở và các khu dân cƣ vùng ven 
- Các vấn đề về đời sống văn hóa xã hội của con ngƣời vùng ven 
- Một số bất cập về việc áp dụng hệ thống quy hoạch vào khu vực vùng 
ven nghiên cứu 
1.4.4. Kết luận về các “kiểu” không gian đô thị đang tồn tại tại vùng ven 
thành phố Hồ Chí Minh 
8 
Qua đánh giá thực trạng không gian đô thị vùng ven, có thể thấy đƣợc 
các “kiểu tính chất” nổi trội của vùng ven thông qua các đặc điểm nhƣ 
sau: 
- Sử dụng đất: thay đổi nhanh chóng, trãi qua quá trình biến động sử 
dụng đất đa dạng, quá trình thay đổi chịu sự tác động mạnh mẽ của sự 
phát triển trung tâm đô thị gần đó. 
- Mật độ dân số: tăng nhanh và phụ thuộc vào sự phát triển của trung 
tâm đô thị; 
- Mật độ nhà ở: thấp; 
- không gian đô thị: đa dạng, xen kẽ giữa mới và cũ, truyền thống và 
hiện đại, tự nhiên và nhân tạo; 
- Cộng đồng: đa dạng, không đồng nhất, mâu thuẫn thƣờng gia tang; 
- Yếu tố cảnh quan: có sự phân mảnh mạnh mẽ, nghèo nàn trong tổ chức 
không gian, phát triển không có nguyên tắc. 
Về không gian vật thể, tác giả có thể tóm tắt lại rõ ràng các dạng vùng 
ven đang tồn tại tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nằm ở các “kiểu vị 
trí” trong đô thị nhƣ sau: 
Kiểu vị trí Mô tả Vị trí 
1 
Vùng dân cƣ tiếp giáp với 
trung tâm đô thị, khu vực nội 
thành cũ 
1 phần Gò Vấp, Quận 
8, Tân Bình 
2 
Nằm ngoài phạm vị ngoại ô đô 
thị hoặc nằm trong khu vực nội 
thành mở rộng có khả năng tốt 
về sự tiếp cận đến khu trung 
tâm CBD thông qua hệ thống 
giao thông chính 
Các khu dân cƣ dọc các 
trực đƣợng lớn: Xa lộ 
Hà Nội, Quốc lộ 22, 
Đƣờng Nguyễn Hữu 
Thọ, Tỉnh lộ 
9 
3 
Nằm ở vùng nông thôn nhƣng 
có khả năng đô thị hóa cao 
trong thời gian ngắn 
Các khu vực thuộc 
huyện Hóc Môn, Bình 
Chánh,Nhà Bè 
4 
Các khu đô thị mới, các khu 
dân cƣ tập trung nằm giữa 
vùng ngoại ô và trung tâm đô 
thị. 
Các dự án, các khu dân 
cƣ ở quận 12, 7, 9, Thủ 
Đức, Bình Tân, Tân 
Phú 
Không gian đô thị vùng ven cung cấp các “kiểu loại hình bố trí khu 
dân cư “ bao gồm: Khu dân cƣ bám theo trục giao thông chính, Khu 
dân cƣ đô thị phát triển từ các điểm dân cƣ nông thôn, Khu dân cƣ đô 
thị phát triển bên cạnh các khu công nghiệp, Khu dân cƣ mới hoàn toàn 
bắt đầu từ các dự án nhà ở, Khu dân cƣ đang phát triển bên cạnh các 
khu vực nội đô. 
1.5. Các nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến vùng ven TPHCM 
Luận án đã tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đến đối tƣợng, tránh sự 
trùng lặp trong nghiên cứu. Luận án đã khẳng định sự không trùng lặp 
trong nghiên cứu, và các nghiên cứu trƣớc đây có thể hỗ trợ về các khía 
cạnh văn hóa, xã hội, con ngƣời. 
1.6. Kết luận chƣơng 1 
- Sự cần thiết của việc khái niệm vùng ven, nhận diện vùng ven trong 
cấu trúc đô thị 
- Nghiên cứu không gian đô thị vùng ven bằng phƣơng pháp hình thái 
học sẽ giúp cho việc nhận diện đối tƣợng, xác định xu thế phát triển để 
từ đó định hƣớng đƣợc không gian đô thị vùng ven trong thực trạng 
hiện nay 
- Đánh giá thực trạng hình thái không gian đô thị vùng ven TPHCM và 
đƣa ra đƣợc sự nhận diện các hình thái đặc trƣng 
10 
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA 
HỌC TRONG VIỆC PHÂN TÍCH HÌNH THÁI KHÔNG GIAN 
ĐÔ THỊ VÙNG VEN TP. HỒ CHÍ MINH 
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...  dọc các trục giao thông nối kết với các trung tâm đô thị. 
o Vùng ven dạng vùng ven dạng từ nơi khác đến( ký hiệu [Vùng ven 
3][VV3]) 
Dạng khu đô thị mới đƣợc thiết kế, quy hoạch tại khu 
vực nông thôn hoàn toàn. Tại vị trí này tổng hợp rất 
nhiều các đặc trƣng của từng cộng đồng, tính đồng 
15 
nhất cộng đồng không cao. Các nền văn hóa đa dạng từ các nhóm cộng 
đồng khác nhau. Các khu nhà ở mới đƣợc quy hoạch khang trang (quy 
hoạch chính quy) hay những khu nhà ở đƣợc quy hoạch một cách tự 
phát (quy hoạch không chính quy) trên những khu đất nông nghiệp đáp 
ứng cho các đối tƣợng khách hàng cụ thể. 
o Vùng ven truyền thống hay còn gọi là vùng ven tại chổ (ký hiệu 
[vùng ven 4][VV4]): Vùng ven này có hình thái không 
gian đô thị, vị trí gần bên trung tâm đô thị, trong quá 
trình đô thị hóa làm khu vực này trở thành đô thị một 
cách tự nhiên. Mặc dù hình thái không gian là đô thị nhƣng yếu tố cộng 
đồng và cảnh quan còn mang tính chất nông thôn. 
3.3. Xu hƣớng thay đổi hình thái không gian đô thị vùng ven Tp. Hồ 
Chí Minh 
3.3.1. Mối liên kết giữa các vùng ven trong đô thị 
Mối liên kết giữa đô thị và nông thôn luôn có là mối quan hệ giữa thời 
gian và sự chuyển dịch, điều này có nghĩa là các tính chất của loại đất 
này luôn luôn có khuynh hƣớng thay đổi và chịu sự tác động của yếu tố 
thời gian và sự di chuyển của công đồng dân cƣ. Từ mối liên hệ có thể 
nhìn thấy thực trạng vùng ven trong những năm tới, có hai khuynh 
hƣớng lớn sẽ xảy ra. Khuynh hƣớng thứ nhất là sự thay đổi từ nông 
thôn sang thành thị và khuynh hƣớng ngƣợc lại sự dịch chuyển công 
đồng dân cƣ ra khỏi đô thị. Cả hai khuynh hƣớng này đều ảnh hƣởng 
đến vùng ven và làm thay đổi hình thái không gian đô thị của nó. 
3.3.2. Các xu hƣớng thay đổi hình thái không gian đô thị vùng ven tp. 
HCM 
Việc xác định xu hƣớng thông qua phân tích hình thái của các dạng 
vùng ven, để nhìn thấy đƣợc xu hƣớng của 15 năm qua. Phân tích hình 
16 
thái KGĐT các mẫu điển hình để tìm mẫu thay đổi chung của chúng. 
Một đặc điểm chung của vùng ven 
là sự lần chiếm của tính chất đô thị 
vào các vùng ven, làm biến đổi cấu 
trúc và hình thái của vùng đất này. 
Hình a. Quá trình lấn chiếm tính chất 
đô thị vào vùng ven. Nguồn: Tác giả 
+ Xu hƣớng thay đổi của vùng ven 1: xu hƣớng thay đổi thành 
VV2,VV3,VV4 
+ Xu hƣớng thay đổi của 
vùng ven 2: xu hƣớng 
thay đổi thành VV3,VV4, 
NoT 
+ Xu hƣớng thay đổi của 
vùng ven 3: xu hƣớng thay 
đổi thành VV2, VV4, NoT 
+ Xu hƣớng thay đổi của vùng ven 4: xu 
hƣớng thay đổi thành VV3, NoT 
3.3.3. Lựa chọn xu hƣớng phát triển phù hợp với sự phát triển đô thị 
TPHCM 
Xác định xu hƣớng biến đổi của hình thái không gian vùng ven để có 
những giải pháp tổ chức không gian đô thị phù hợp với mục tiêu chung 
của sự phát triển đô thị. Mục tiêu 1: phát triển đô thị theo hƣớng bền 
vững. Mục tiêu 2: kiểm soát đô thị hóa của đô thị. Mục tiêu 3: phát triển 
đô thị đa trung tâm 
17 
3.4. Đề xuất giải pháp không gian đô thị vùng ven tại phía Đông và 
phía Tây Bắc Tp. Hồ Chí Minh 
3.4.1. Các tiêu chí ƣu tiên trong viêc xây dựng nguyên tắc định hƣớng 
hình thái không gian đô thị 
“Tiêu chí ƣu tiên” đƣợc hiểu nhƣ điều kiện cần cho các vùng ven áp 
dụng để có thể hƣớng đến định hƣớng phát triển chung của đô thị. 
Nghiên cứu hình thái không gian đô thị là để hiểu biết về không gian đô 
thị đang sống và đƣa ra những phƣơng án cho việc tổ chức không gian 
đô thị mang tính khả thi cao. Việc đô thị hóa vùng ven, với các mội 
quan hệ tƣơng tác đan xen, các xu thế biến đổi phức tạp là một thách 
thức lớn trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống, bản địa, bảo vệ đƣợc 
hệ sinh thái mà cũng đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của thời đại. Vì thế, 
khi đề xuất các nguyên tắc định hƣớng không gian đô thị vùng ven, luận 
án đƣa ra các tiêu chí ƣu tiên nhƣ sau: Tiêu chí 1: Giữ gìn và bảo vệ 
những giá trị văn hóa, xã hội truyền thống. Tiêu chí 2: Khôi phục và giữ 
đƣợc hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu chí 3: Các không gian đô thị phản ánh 
đúng chức năng và các giá trị phân vùng. Tiêu chí 4: Duy trì tính bền 
vững của vùng ven trong đô thị. 
3.4.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc định hƣớng không gian đô thị 
vùng ven tp. HCM 
- Nguyên tắc về chuyển đổi cấu trúc vùng ven: thiết kế đa dạng trong 
không gian 
- Nguyên tắc về kết nối : thiết kế kết nối giao thông, không gian mở, 
cảnh quan 
- Nguyên tắc về kiểm soát và điều hòa sự phát triển : Phát triển tập 
trung 
3.4.3. Các nguyên tắc cụ thể cho từng cấp độ không gian đô thị 
18 
3.4.3.1. Cấp độ khu vực: Đối tƣợng là mạng lƣới đƣờng, hình thái lô 
đất, hình thái công trình công cộng, hình thái không gian mở 
+ Đối với vùng ven dạng 1: Vùng ven này cần phát huy trên diện rộng 
vì nó có thể giúp hạn chế ranh giới phát triển của đô thị và là nơi các giá 
trị phi vật thể còn tồn tại và phát huy. Định hƣớng không gian vùng 
ven dạng 1 là phân rõ những khu vực chức năng đô thị trong tổng 
thể để đƣa ra giải pháp khoanh vùng không cho ảnh hƣởng đến môi 
trƣờng sống nông thôn, cảnh quan nông thôn. Nguyên tắc tổ chức 
không gian đô thị là tôn trọng sự tồn tại song song của đô thị và 
nông thôn trong dạng ven 1. 
+ Đối với vùng ven 2: Vùng ven 2 thƣờng chứng kiến một quá trình đô 
thị hóa tại khu vực, có những giá trị và có những yếu tố thể hiện xu 
hƣớng của thời đại, vậy nên cần tìm ra những yếu tố có giá trị để khai 
thác trong đô thị. Các không gian trống, yếu tố cảnh quan kiến trúc 
nông thôn nên xem xét giữ lại, vì giá trị tinh thần cho cộng đồng 
dân cƣ. 
+ Đối với vùng ven 3: Không gian đô thị trên vùng ven 3 là giải quyết 
sự kết nối một cách hiệu quả giữa các khu đô thị mới và cũ, giữa 
quy hoạch chính quy và không chính quy. 
+ Đối với vùng ven 4: Vùng ven 4 có yếu tố vật chất đến 90% là không 
gian đô thị, và có xu hƣớng mạnh trở thành đô thị. Nhƣ thế bảo vệ yếu 
tố đặc trƣng vùng ven 4 là giá trị cộng đồng và cảnh quan. 
Giải pháp không gian đô thị cấp độ khu vực 
o Giải pháp về phát triển tập trung: Tập trung phát triển theo từng 
cụm, đảm bảo bán kính phục vụ các công trình công cộng cho toàn khu 
vực, Đảm bảo duy trì đất nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất nông 
19 
nghiệp, mảng xanh đô thị, tập trung sức mạnh cộng đồng bằng cách 
phát triển kinh tế tại chổ 
o Giải pháp về thiết kế đa dạng: các mô hình ở đa dạng phù hợp với 
các thành phần xã hội vùng ven: đa dạng các loại hình nhà ở kết hợp hài 
hòa. Các không gian mở khai thác yếu tố bản địa – xây dựng tính đặc 
trƣng về không gian cho khu vực. 
o Giải pháp về kết nối: Kết nối các mạng lƣới giao thông: kết nốt thành 
mạng lƣới thống nhất, không có giao thông dạng cụt, kết nối cảnh quan 
bền vững, kết nối công đồng bằng các không gian mở. 
3.4.3.2. Không gian đô thị vùng ven trên cấp độ vùng, đô thị: 
Đối tƣợng quy hoạch là mối tƣơng tác giữa không gian trống và không 
gian xây dựng, các giải pháp quy hoạch đô thị. Nhiệm vụ: Tổ chức 
không gian đô thị cần gắn kết chặc chẽ với việc sử dụng đất và tổ chức 
cảnh quan đô thị, định hƣớng các chức năng làm nhiệm vụ vùng đệm đô 
thị. Các yêu cầu về sử dụng đất cần đƣa ra trên quan điểm là giữ gìn và 
phát triển các giá trị vật thể và phi vật thể, khai thác yếu tố tự nhiên của 
hệ sinh thái. 
Giải pháp không gian đô thị 
o Giải pháp về phát triển tập trung: Tập trung những khu vực có tiềm 
năng phát triển 
o Giải pháp về kết nối: Sử dụng không gian xanh, khai thác không 
gian trống hiện hữu tạo khoảng đệm để kết nối nội thành và ngoại 
thành. Khai thác mảng xanh từ những hệ sinh thái hiện hữu, kênh rạch, 
ao hồ, để tạo thành một hệ thống xanh cho kết nối toàn khu vực. Sử 
dụng không gian xanh để kết nối các dạng ven có hình thái khác nhau. 
Giải pháp về thiết kế đa dạng: Đa dạng các không gian xây dựng theo 
20 
điều kiện hiện trạng. Các vùng mật độ cao, mật độ trung bình và mật độ 
thấp. 
3.4.4. Đề xuất các giải pháp không gian đô thị cụ thể cho khu vực 
nghiên cứu - Khu vực phía Đông TPHCM 
Không gian đô thị vùng ven trên cấp độ vùng, đô thị: gồm 1 phần 
quận 2 và quận 9, một phần quận Thủ Đức. 
o Giải pháp tập trung phát triển tại 10 khu vực đƣợc đánh giá có xu 
hƣớng phát triển mật độ cao Các khu vực sẽ 
phát triển mật độ cao, tập trung các chức năng 
thƣơng mại, dịch vụ và nhà ở mật độ cao. 
o Sử dụng các hệ thống sông rạch hiện hữu để kết 
nối thành một mạng lƣới không gian mở. Kết nối 
các không gian mở nhỏ trong các khu dân cƣ với 
các không gian mở lớn. 
o Các dạng ven khác nhau sẽ đƣợc kết nối thông qua 
các hệ thống không gian mở. 
o Các không gian xây dựng đa dạng: mật độ cao, 
mật độ trung bình và mật độ thấp. 
- Không gian đô thị vùng ven trên cấp độ khu vực 
Quy mô của từng đơn vị cơ sở là 100 ha 
Định hƣớng không gian đô thị theo phƣơng án 
nhƣ hình vẽ bên. Đảm bảo bán kính phục vụ 
Tính cộng đồng: Kinh tế tại chổ sẽ tăng tính cộng 
đồng, đảm bảo duy trì đất nông nghiệp để phục 
vụ cho sản xuất tại chổ. 
3.4.5. Giải pháp không gian đô thị - khu vực phía Tây Bắc 
21 
Bối cảnh: Khu vực phát triển có bối cảnh là vùng có nhiều tính chất 
hiện trạng. Không gian đô thị phát triển dàn trải,có bán kính khá xa 
trung tâm thành phố. Cộng đồng hỗn hợp, các cộng đồng hình thành từ 
rất lâu, có yếu tố địa phƣơng, chủ yếu là các đối tƣợng lao động trẻ. Có 
các giá trị văn hóa về yếu tố làng xã, thôn có giá trị về mặt lịch sử. Là 
khu vực còn nhiều diện tích đất nông nghiệp, về yếu tố thổ nhƣỡng có 
thể rất thuận lợi trở thành vƣờn thực phẩm cho thành phố. 
Không gian đô thị vùng ven trên cấp độ vùng, đô thị 
Quy mô nghiên cứu là vùng phía Tây Bắc TP.HCM, gồm Củ Chi, Quận 
12, Hóc môn và 1 phần Quận Bình Tân. 
Phát triển không gian đô thị khu vực vùng ven phía tôn trọng yếu tố 
hiện trạng. Sử dụng các hệ thống mặt nƣớc hiện hữu, các không gian 
trống hiện hữu để kết nối thành một mạng lƣới không gian mở. Kết nối 
các không gian mở nhỏ trong các khu dân cƣ với các không gian mở 
lớn. 
- Không gian đô thị vùng ven trên cấp độ khu vực 
Vùng phát triển mật độ cao: gồm dịch vụ công 
cộng của khu ở, các loại nhà ở có mật độ cao. 
Vùng phát triển mật độ trung bình: giải quyết nhu 
cầu ở của công đồng với mật độ trung bình. Các mô hình ở thấp tầng 
Vùng phát triển mật độ thấp: khuyến khích khai thác những mô hình 
nhà ở có sản xuất nông nghiệp áp dụng các công nghệ nông nghiệp kỹ 
thuật cao. 
3.5. Áp dụng kết quả nghiên cứu vào một đơn vị cơ sở thuộc vùng 
ven TP.HCM 
3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu và các hƣớng phát triển của 
luận án: Bàn luận về việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào quản lý 
22 
phát triển tại TP.HCM, bàn về việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu 
trên góc độ của ngƣời sử dụng, và bàn luận về những hạn chế của việc 
ứng dụng các kết quả nghiên cứu. 
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
KẾT LUẬN 
Kết luận 1: Thống nhất khái nhiệm vùng ven và xây dựng hệ thống tiêu 
chí nhận dạng vùng ven TPHCM bao gồm 6 tiêu chí: Vị trí, mật độ dân 
số, sử dụng đất, hình thái không gian đô thị, yếu tố cảnh quan và đặc 
trƣng cộng đồng, 6 tiêu chí này thể hiện 3 thuộc tính không ổn định đặc 
trƣng của vùng ven là tính di chuyển, tính thay đổi và tính phân mảnh. 
Kết luận 2: Vùng ven tại TP HCM đƣợc phân loại thành 4 dạng ven dựa 
trên yếu tố hình thái, cấu trúc và tính chất. 
- Vùng ven 1: Vùng ven phát triển từ nông thôn nhưng có tính 
chất đô thị - ∑ND-VV1: 135 – 217,5 
- Vùng ven 2: Vùng ven phát triển theo trục giao thông chính 
∑ND-VV2: 218 – 312,5 
- Vùng ven 3: Vùng ven dạng vùng ven dạng từ nơi khác đến 
∑ND –VV3: 313 – 397,5 
- Vùng ven 4: Vùng ven truyền thống hay còn gọi là vùng ven tại 
chổ ∑ND-VV4: 398 - 465 
Kết luận 3: Xu hƣớng phát triển vùng ven luôn có các kịch bản xảy ra 
đó là: giá trị giảm, giá trị tăng và giá trị bảo toàn. Tuy nhiên, luận án đã 
phân tích và đề xuất ra 15 kịch bản cho 4 dạng vùng ven. 
- Vùng ven 1: V1V1, V1V2, V1V3, V1V4 
- Vùng ven 2: V2V2, V2V3, V2V4, V2NoT 
- Vùng ven 3: V3V3, V3V4, V3NoT 
- Vùng ven 4: V4V4, V4V3,V4NoT 
23 
Kịch bản ƣu tiên lựa chọn phù hợp với mục tiêu chung của phát triển đô 
thị là kịch bản bảo toàn các dạng ven, hạn chế trƣờng hợp vùng ven 
thành nội thị. 
Kết luận 4: Đề xuất các chiến lƣợc tổ chức không gian đô thị 
 Đối với không gian đô thị cấp độ khu vực: 
- Giải pháp về phát triển tập trung: Tập trung phát triển theo từng 
cụm, điểm tập trung đảm bảo bán kính phục vụ các công trình công 
cộng cho toàn khu vực. Đảm bảo duy trì đất nông nghiệp để phục vụ 
cho sản xuất nông nghiệp và mảng xanh đô thị. Tập trung sức mạnh 
cộng đồng bằng cách phát triển kinh tế tại chổ. 
- Giải pháp về thiết kế đa dạng: Các mô hình ở đa dạng phù hợp với 
các thành phần xã hội vùng ven, các không gian mở khai thác yếu tố 
bản địa – xây dựng tính đặc trƣng về không gian cho khu vực. 
- Giải pháp về kết nối: Kết nối các mạng lƣới giao thông, kết nối cảnh 
quan bền vững, kết nối công đồng bằng các không gian mở. 
 Đối với không gian đô thị cấp vùng, đô thị 
- Giải pháp về phát triển tập trung: Tập trung những khu vực có tiềm 
năng phát triển 
- Giải pháp về kết nối: Sử dụng không gian xanh, khai thác không 
gian trống hiện hữu tạo khoảng đệm để kết nối nội thành và ngoại 
thành, khai thác mảng xanh từ những hệ sinh thái hiện hữu, kênh 
rạch, ao hổ, để tạo thành một hệ thống xanh cho kết nối toàn khu 
vực. Sử dụng không gian xanh để kết nối các dạng ven có hình thái 
khác nhau 
- Giải pháp về thiết kế đa dạng: Đa dạng các không gian xây dựng 
theo điều kiện hiện trạng. Các vùng mật độ cao, mật độ trung bình và 
mật độ thấp 
24 
KIẾN NGHỊ 
- Đối với các nhà quản lý và các cấp chính quyền 
+ Những vùng khác nhau thì có nguyên tắc phát triển đô thị khác nhau, 
giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ và có biện pháp quản lý phù hợp và 
linh hoạt. 
+ Cách chia ra từng đơn vị cơ sở, sẽ giúp phát huy sự quản lý từ dƣới 
lên, sâu sát đến từng đơn vị. Quản lý theo mã và thông số theo từng đơn 
vị cơ sở giúp quản lý một cách rõ ràng, khoa học và dễ thực hiện. 
+ Xem xét sử dụng kết quả nghiên cứu kết hợp vào các hệ thống quy 
hoạch của Việt Nam hiện nay. 
- Đối với các nhà chuyên môn 
+ Sử dụng nhƣ một cơ sở trong việc viết các quy định về thiết kế, quản 
lý vùng ven dựa trên bối cảnh. 
+ Lập hệ thống dự báo sự phát triển của vùng ven trong từng bối cảnh 
cụ thể, khi ứng dụng các tiêu chí để kiểm tra thƣờng xuyên để không 
phát triển lệch định hƣớng phát triển 
+ Sử dụng ứng dụng hệ thống GIS, phƣơng pháp đo đạc bằng viễn thám 
để có thể cập nhật một cách chính xác yếu tố nền hiện trạng và quản lý 
đơn vị cơ sở một cách khoa học hơn. 
- Đối với nhà đầu tƣ Bất Động Sản 
+ Thông tin công khai và cụ thể cho từng vị trí trong đô thị. Các dự định 
đầu tƣ xây dựng phải thỏa mãn những nguyên tắc riêng của từng vùng 
và phải phù hợp. 
- Đối với ngƣời dân đô thị 
+ Nâng cao ý thức của ngƣới dân trong việc gìn giữ những giá trị phi 
vật thể và vật thể của địa phƣơng 
+ Kích thích việc tham gia vào quy hoạch của cộng đồng địa phƣơng. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_dinh_huong_phat_trien_khong_gian_vung_ven_th.pdf