Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại thủ đô Hà Nội

Quá trình đô thị hoá dẫn tới sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và

nông thôn, tạo lập những ranh giới không rõ ràng, hình thái không gian

đan xen, phản ánh nhiều mâu thuẫn trong các yếu tố kinh tế, xã hội và

môi trường. Do vậy, vấn đề về tổ chức không gian gắn kết hài hoà với lợi

ích phát triển chung toàn đô thị cần được nghiên cứu làm rõ. Thủ đô Hà

Nội đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, không gian đô thị chịu biến

động bởi các tác động từ hoạt động kinh tế - tổ chức xã hội, mang tới

nhiều mâu thuẫn, tranh chấp về không gian và các hoạt động sử dụng

không gian. Vấn đề này đặt ra việc cần thiết phải nghiên cứu tổ chức

không gian gắn kết những nhu cầu hoạt động của cộng đồng. Sự thu hẹp

khoảng cách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa mang nhiều biểu

hiện khó kiểm soát, thậm chí trong nhiều lúc, nhiều nơi đã và đang gây ra

những mâu thuẫn xã hội, gây mất thẩm mỹ và mỹ quan đô thị. Việc

nghiên cứu không gian này, xét cùng lúc hai “đối tượng” này trong một

mối quan hệ vật chất gần nhau, thì đang là một “khoảng trống” còn tồn

tại. Đây chính là lý do cơ bản nhất để luận án nhắm tới và đưa ra những

nghiên cứu về tổ chức không gian, gắn kết những “đối tượng” này.

pdf 27 trang dienloan 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại thủ đô Hà Nội

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại thủ đô Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT 
GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HÓA 
TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ 
MÃ SỐ : 62.58.01.05 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Hà Nội - Năm 2016 
Luận án được hoàn thành tại: Trường đại học Kiến trúc Hà Nội 
Người hướng dẫn kho học: GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ 
cấp trường tại: Trường đại học Kiến trúc Hà Nội 
Vào hồi . giờngàytháng..năm 2016 
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện quốc gia và Thư viện 
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Quá trình đô thị hoá dẫn tới sự thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và 
nông thôn, tạo lập những ranh giới không rõ ràng, hình thái không gian 
đan xen, phản ánh nhiều mâu thuẫn trong các yếu tố kinh tế, xã hội và 
môi trường. Do vậy, vấn đề về tổ chức không gian gắn kết hài hoà với lợi 
ích phát triển chung toàn đô thị cần được nghiên cứu làm rõ. Thủ đô Hà 
Nội đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, không gian đô thị chịu biến 
động bởi các tác động từ hoạt động kinh tế - tổ chức xã hội, mang tới 
nhiều mâu thuẫn, tranh chấp về không gian và các hoạt động sử dụng 
không gian. Vấn đề này đặt ra việc cần thiết phải nghiên cứu tổ chức 
không gian gắn kết những nhu cầu hoạt động của cộng đồng. Sự thu hẹp 
khoảng cách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa mang nhiều biểu 
hiện khó kiểm soát, thậm chí trong nhiều lúc, nhiều nơi đã và đang gây ra 
những mâu thuẫn xã hội, gây mất thẩm mỹ và mỹ quan đô thị. Việc 
nghiên cứu không gian này, xét cùng lúc hai “đối tượng” này trong một 
mối quan hệ vật chất gần nhau, thì đang là một “khoảng trống” còn tồn 
tại. Đây chính là lý do cơ bản nhất để luận án nhắm tới và đưa ra những 
nghiên cứu về tổ chức không gian, gắn kết những “đối tượng” này. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp cho tổ chức không gian gắn 
kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa nhằm tạo lập không gian 
gắn kết bền vững hài hòa và phù hợp với các biến đổi hoạt động kinh tế, 
tổ chức xã hội và bảo vệ môi trường của Thủ đô Hà Nội 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là không gian dọc theo ranh giới giữa làng xóm 
đô thị hóa và khu đô thị mới, có chứa đựng những biểu hiện vật thể và phi 
vật thể khác nhau. 
Phạm vi nghiên cứu 
2 
Về không gian: Được xác định dựa theo đặc trưng không gian mang 
tính pha trộn, xen lẫn và ảnh hưởng qua lại giữa khu đô thị mới và làng 
xóm đô thị hóa trong khu vực mở rộng đô thị Hà Nội, gồm Nội đô mở 
rộng,Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4, và Chuỗi đô thị phía 
Bắc sông Hồng 
Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn đến năm 2030, tầm 
nhìn đến 2050, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội 
đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 
26/7/2011 
Về lĩnh vực : Luận án nghiên cứu theo các lĩnh vực về Quy hoạch xây 
dựng đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và quản lý quy hoạch 
xây dựng đô thị. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp bản 
đồ, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp và 
dự báo, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực chứng. 
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 
Ý nghĩa khoa học: 
Đưa ra các luận cứ khoa học về tính gắn kết và vai trò của không gian 
gắn kết giữa làng xóm đô thị hóa và khu đô thị mới trong phát triển Thủ 
đô Hà Nội. 
Đề xuất mô hình và giải pháp có tính mới về cơ sở khoa học phù hợp 
với xu hướng phát triển đô thị bền vững. 
Ý nghĩa thực tiễn 
Kết quả nghiên cứu bổ sung tính lý luận trong nội dung triển khai các 
quy hoạch phân khu Khu nội đô mở rộng, Chuỗi đô thị phía Đông đường 
vành đai 4, Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng 
Kết quả nghiên cứu tác động tới công tác lập quy hoạch chi tiết phát 
triển khu đô thị mới và cải tạo làng xóm đô thị hóa. 
Kết quả nghiên cứu đề cập tới việc triển khai các đồ án Thiết kế đô thị 
3 
riêng cho cải tạo chỉnh trang các tuyến đường, phố hiện đang là ranh giới 
giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa. 
6. Những đóng góp mới của luận án 
(1) Xác định cơ sở khoa học về sự tồn tại không gian gắn kết giữa khu 
đô thị mới và làng xóm đô thị hóa trong quá trình phát triển đô thị về các 
mặt tổ chức không gian, kinh tế - xã hội và môi trường. 
(2) Xây dựng mô hình tổ chức không gian gắn kết tổng quát và 3 mô 
hình áp dụng 
(3) Xác định 3 nhóm giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh 
quan, định hướng quản lý đô thị và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. 
7. Các khái niệm sử dụng trong luận án 
Khu đô thị mới, Làng xóm đô thị hóa, Tổ chức không gian, Hình dạng 
không gian, Chât lượng không gian, Không gian gắn kết, Không gian 
phân tách 
8. Cấu trúc luận án 
Luận án được cấu trúc thành 3 phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận, 
kiến nghị. Phần nội dung được trình bày theo 3 chương, gồm: Chương I. 
Tổng quan về tổ chức không gian gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô 
thị hóa ( gồm 47 trang); Chương II. Cơ sở khoa học về tổ chức không 
gian gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa. ( gồm 38 trang); 
Chương III. Mô hình, giải pháp tổ chức không gian gắn kết giữa khu đô 
thị mới và làng xóm đô thị hóa ( gồm 67 trang) 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT 
KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ 
1.1. Đô thị mở rộng và vấn đề về gắn kết không gian làng xóm hiện 
có với khu đô thị mới 
1.1.1. Đô thị mở rộng 
1.1.2. Yêu cầu về gắn kết không gian làng xóm với khu đô thị mới trên 
thế giới 
4 
Các hoạt động về kinh tế- xã hội là tác nhân chính ảnh hưởng tới hình 
thái mở rộng đô thị. Trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các biểu 
hiện mở rộng khác nhau. Tại các nước đang phát triển, dạng mở rộng 
nhảy cóc là phổ biến, dẫn tới những biểu hiện đan xen giữa đô thị - làng 
xóm cần phải giải quyết. 
1.1.3. Thách thức gắn kết làng xóm với khu đô thị mới trong mở rộng đô 
thị tại Việt Nam 
Các đô thị Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh. Bên cạnh 
những tác động từ hoạt động kinh tế xã hội, đô thị hóa tại Việt Nam còn 
xuất hiện những biểu hiện “gượng ép”. Thực tế này là một ảnh hướng tới 
sự tách biệt giữa đô thị và nông thôn. 
1.1.4. Vấn đề về gắn kết làng xóm đô thị hoá với khu đô thị mới 
- Sự mất cân bằng giữa khu phát triển mới và cũ 
- Sự phát triển thiếu kiểm soát gây ra những biến đổi về môi trường 
- Khu dân cư có chất lượng sống kém 
- Biểu hiện sự phân hóa giai tầng sâu sắc. 
1.2. Thực trạng gắn kết không gian giữa khu đô thị mới và làng xóm 
đô thị hoá trong khu vực mở rộng đô thị tại Hà Nội 
1.2.1. Đặc điểm biến động của làng xóm và khu đô thị mới trong lịch sử 
phát triển Thủ đô Hà Nội 
- Đặc điểm phát triển khu đô thị mới tại Hà Nội: i) Đô thị mới tiếp tục 
phát triển trong giai đoạn đến 2030; ii) Khu đô thị mới thường ít kết nối 
với làng xóm xung quanh; iii) Có nhiều chuyển biến tại các khu vực cạnh 
biên khu đô thị; iv) Ít chú trọng tới chức năng công cộng, dịch vụ 
- Đặc điểm biến động của làng xóm: Biến đổi về mục đích sử dụng 
đất; ii) Chuyển đổi nghề nghiệp; iii) Hoạt động kinh tế hộ gia đình; iv) 
Phân mảnh và chia nhỏ diện tích xây dựng; v) Xuất hiện hạ tầng xã hội; 
vi) Xuất hiện xung đột giao thông. 
1.2.2. Thực trạng phân tách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá 
trong khu vực đô thị mở rộng 
5 
a) Thực trạng hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường 
- Quan hệ kinh tế và các hoạt động kinh tế: Chuyển đổi nghề nghiệp; 
Hoạt động kinh tế cá thể, hộ gia đình; Sự tranh chấp về không gian là 
nhận diện đặc trưng tại đây. 
- Vấn đề về xã hội và phân hóa dân cư: Môi trường xã hội phức tạp, 
thiếu ổn định; Sự phân hóa dân cư; Tác động của lối sống đô thị; Hiện 
tượng di dân cơ học, con lắc là đặc điểm nhận diện tại đây. 
- Môi trường tự nhiên và môi trường xây dựng: Môi trường tự nhiên 
biến đổi, suy kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng; Môi trường xây dựng luôn 
biến động và khó kiểm soát. 
b) Thực trạng biến động về phân bố các chức năng đô thị. 
- Đất xây dựng nhà ở: Có biểu hiện chiếm dụng, ít tuân thủ theo quy 
định về quản lý trật tự xây dựng; Biến đổi chức năng công trình liên tục; 
Diện tích, chiều cao, khoảng lùi thay đổi khác nhau. 
- Đất công cộng và dịch vụ: Thiếu định hướng rõ ràng dẫn tới phát 
triển lộn xộn; Hạn chế về quy mô đất; Xuất hiện sự không đồng bộ giữa 2 
bên khu vực; Các chức năng thương mại- dịch vụ, sản xuất hình thành tự 
phát với công trình ở. 
- Đất giao thông, đường và bãi đỗ xe: Chưa đáp ứng quy mô dân số 
đồng thời của 2 khu vực; Không có sự đồng nhất về mặt cắt giao thông; 
3) Tác động tới hình thái nhà ở 
- Thực trạng về hệ thống hạ tầng kĩ thuật: Những biểu hiện mất mỹ 
quan của hệ thống hạ tầng kĩ thuật, Chệnh lệch không thống nhất về mạng 
lưới thoát; Chênh lệch về cốt nền xây dựng 
c) Thực trạng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 
- Thiếu kết nối giao thông giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá. 
- Tương phản về kiến trúc và công trình xây dựng. 
- Thiếu sống động trong không gian công cộng. 
- Chất lượng cảnh quan xuống cấp. 
d) Các tồn tại về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị 
6 
- Thiếu sự gắn kết giữa ranh giới quy hoạch và địa giới hành chính. 
- Phân cấp lập và phê duyệt các quy hoạch thiếu sự nhất quán. 
1.2.3. Các loại không gian phân tách giữa khu đô thị mới và làng xóm đô 
thị hoá trong khu vực đô thị mở rộng 
- Không gian phân tách “mềm” 
- Không gian phân tách “cứng” 
- Không gian đan xen, hỗn hợp 
(a) Không gian phân tách 
mềm 
(b) Không gian phân 
tách cứng 
(c) Không gian đan 
xen hỗn hợp 
Hình 1.14. Sơ đồ mô tả các dạng không gian phân tách 
Bảng 1.5. Phân loại không gian phân tách 
Phân loại 
không gian 
Khoảng cách giữa khu đô 
thị mới và làng xóm đô thị 
hóa 
Vị trí theo quy hoạch chung 
xây dựng thủ đô Hà Nội đến 
2030 
Không gian 
phân tách mềm 
Tồn tại khoảng cách nhất 
định có thể được chuyển đổi 
mục đích sử dụng đất 
Nằm chủ yếu trong các phân 
khu thuộc chuỗi đô thị phía 
Đông đường vành đai 4 và 
phía Bắc sông Hồng 
Không gian 
phân tách cứng 
Phân tách rạch ròi bởi tuyến 
đường, kênh nước, và đã 
được xác định chức năng sử 
dụng đất 
Nằm chủ yếu trong các phân 
khu thuộc khu vực nội đô mở 
rộng. 
Không gian đan 
xen hỗn hợp 
Không xác định được tuyến 
phân tách cụ thể, có biểu 
hiện đan xen lẫn nhau 
Nằm chủ yếu trong các phân 
khu thuộc khu vực nội đô mở 
rộng. 
1.3. Các nghiên cứu về gắn kết khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá 
1.3.1. Nghiên cứu vĩ mô về định hướng phát triển khu vực dân cư làng 
xóm đô thị hoá 
1.3.2. Nghiên cứu về kiểm soát và khuyến khích sự chuyển đổi kinh tế - 
xã hội từ nông nghiệp sang đô thị 
7 
1.3.3. Nghiên cứu về biến đổi môi trường tự nhiên và môi trường xây 
dựng 
1.3.4. Nghiên cứu về sử dụng đất trong các khu vực ven đô thị 
1.3.5. Nghiên cứu về khai thác áp dụng các giá trị kiến trúc cảnh quan vào 
từng đối tượng độc lập 
Có thể thấy, tính tương tác, cùng vận động của hai đối tượng (làng 
xóm và khu đô thị mới) chưa được đề cập nghiên cứu. Do vậy, việc kế 
thừa các kết quả đã đạt được từ các nghiên cứu trước cần được xem xét 
để từ đó đưa ra các vận dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu. 
1.4. Các vấn đề tập trung nghiên cứu 
Các vấn đề tổng quan và thực trạng về mối quan hệ giữa khu đô thị 
mới và làng xóm đô thị hoá, cho thấy nội dung nghiên cứu cần tập trung 
vào các khía cạnh: 
- Nghiên cứu về gắn kết cấu trúc không gian cho hoạt động kinh tế- xã 
hội và bảo vệ môi trường 
- Nghiên cứu tổ chức không gian gắn kết về kiến trúc cảnh quan 
- Đề xuất các định hướng quản lý tổ chức không gian gắn kết 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 
 GẮN KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ 
2.1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức không gian gắn kết 
2.1.1. Đô thị hóa và yêu cầu gắn kết không gian trong phát triển đô thị 
bền vững 
- Gắn kết không gian và phát triển kinh tế 
- Gắn kết không gian và tổ chức xã hội 
- Gắn kết không gian hạn chế tác động tới môi trường 
Các thành tố phát triển bền vững được nghiên cứu, chỉ rõ giá trị tích 
cực về thúc đẩy kinh tế - chuyển đổi nghề nghiệp, cố kết các tổ chức xã 
hội theo hướng công bằng và hài hòa về lợi ích, phát huy các giá trị sinh 
thái tự nhiên, nhằm mang lại sự gắn kết các chức năng trong đô thị. 
2.1.2. Xu hướng gắn kết trong lý luận quy hoạch đô thị hiện đại 
- Tính gắn kết trong những lý luận về đô thị học. 
8 
- Tính gắn kết trong những mô hình quy hoạch. 
2.1.3. Yếu tố gắn kết trong lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh 
quan 
- Gắn kết thẩm mỹ và cảm thụ trong tổ chức không gian. 
- Gắn kết công năng trong tổ chức không gian. 
- Gắn kết yếu tố thời gian trong tổ chức không gian. 
2.2. Cơ sở pháp lý 
2.2.1. Hệ thống Luật và các văn bản dưới Luật 
- Hệ thống Luật: luật Đất đai (số 45/2013/QH13), luật Xây dựng (số 
50/2014/QH13), luật Quy hoạch đô thị (số 30/2009/QH12), luật Bảo vệ 
môi trường (số 55/2014/QH13), Luật Thủ đô (số 25/2012/QH13) 
- Các văn bản dưới Luật: Nghị định số 11/2013/ NĐ-CP; Nghị định số 
38/2010/ NĐ-CP; Thông tư số 19/2010/ TT-BXD. 
2.2.2. Văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch xây dựng phát triển Thủ 
đô Hà Nội 
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch chung xây 
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 
- Quy hoạch phân khu các khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch 
chung xây dựng thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 
- Lập và quản lý xây dựng theo các quy hoạch chi tiết 
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 
- Điều kiện tự nhiên 
- Đặc điểm kinh tế - xã hội và dân cư 
2.4. Kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng không gian giữa 
khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa 
Các nhu cầu về bổ sung chức năng hoàn thiện cấu trúc đô thị. 
Bày tỏ quan điểm về đặc điểm kiến trúc xây dựng công trình. 
Bày tỏ thái độ, quan điểm về sử dụng không gian ngoài nhà. 
Hiểu biết và quan điểm về biến đổi cảnh quan và môi trường khu vực. 
Vai trò của cộng đồng trong phát triển khu vực. 
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức không gian gắn kết bền vững 
9 
2.4.1. Gắn kết khu dân cư hiện hữu với mở rộng đô thị - trường hợp 
nghiên cứu tại thành phố Manila - Philippines 
2.4.2. Thiết lập không gian chia sẻ tại Yusuf Sarai – Delhi - Ấn Độ 
2.4.3. Khai thác kinh tế văn hoá từ thiết lập không gian chuyển tiếp tại 
Làng đô thị hoá Zumiao Donghuali – Phật Sơn – Trung Quốc 
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 
GẮN KẾT GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HOÁ 
3.1. Quan điểm và nguyên tắc tổ chức không gian gắn kết 
3.1.1. Quan điểm 
- Phát huy các nội lực kinh tế của khu vực. 
- Nâng cao chất lượng sống, bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư. 
- Hài hoà với điều kiện môi trường tự nhiên. 
- Gắn kết các nhân tố tạo lập không gian, gồm: i) Gắn kết nhân ... cao. 
Không gian gắn kết cứng: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có xu hướng 
đồng đều về tầng cao trong phạm vi không gian nghiên cứu, tuyến cắt dọc 
có xu hướng nâng lên tại vị trí trọng tâm gắn kết; 2) Hợp khối các công 
trình bên phía làng xóm, tách khối, tạo phân vị ngang áp dụng cho các 
công trình bên phía khu đô thị mới; 3) Bảo tồn chỉnh trang cục bộ các 
Hình 3.11. Chuyển tiếp khối tích xây dựng công trình 
17 
công trình có giá trị lịch sử. 
Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Thiết lập tuyến cắt ngang có chiều 
cao đồng nhất, theo tuyến cắt dọc được nâng lên tại trục kết nối; 2) Hợp 
khối các công trình gần về khía khu đô thị mới và tách khối các công 
trình gần về phía làng xóm đô thị hóa; 3) Bảo tồn đặc trưng không gian 
cục bộ, tránh tạo lập sự tương phản. 
3.4.1.4. Giải pháp 4. Tổ chức không gian mở có tính gắn kết 
a) Tổ chức không gian mở chia sẻ nhiều hoạt động. 
- Không gian sử 
dụng giao thoa, phi 
tầng bậc 
- Chia sẻ không 
gian cho hoạt động 
thiết yếu, như dừng 
đỗ xe, điểm vui 
chơi, tập luyện thể 
thao. 
b) Thiết lập tính đa dạng cho không gian gắn kết 
- Đặc tính đa dạng đáp 
ứng các hoạt động khác 
nhau trong cùng một thời 
điểm. 
- Đặc tính đa dạng đáp 
ứng hoạt động trong 
những khoảng thời gian 
khác nhau. 
Hình 3.13. Tổ chức đa dạng hoạt động trên không 
gian gắn kết 
c) Áp dụng giải pháp vào các dạng không gian gắn kết 
Không gian gắn kết mềm: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng 
thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội cấp khu vực và hoạt động thiết yếu bố 
trí hỗn hợp trong công trình công cộng, thương mại dịch vụ; 2) Xác lập 
Hình 3.12. Khai thác không gian mở chia sẻ nhiều 
hoạt động 
18 
đặc tính đa dạng trong không gian thương mại- dịch vụ và công cộng. 
Không gian gắn kết cứng: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng 
thương mại dịch vụ, hạ tầng xã hội đan xen 2 bên khu vực, và Chia sẻ 
hoạt động thiết yếu trong không gian mở; 2) Xác lập đặc tính đa dạng 
nhiều hoạt động trên không gian vỉa hè, tạo sự sôi động, Hạn chế chia nhỏ 
không gian, phân chia nhiều cốt cao độ khác nhau. 
Không gian gắn kết hỗn hợp: 1) Chia sẻ không gian cho các chức năng 
cây xanh, không gian mở, kết hợp với thương mại dịch vụ và chia sẻ hoạt 
động thiết yếu trong khai thác không gian mở, không gian trống; 2) Xác 
lập đặc tính đa dạng nhiều hoạt động khai thác vào không gian tốc độ 
thấp. 
3.4.2. Hướng giải pháp về quản lý xây dựng đô thị 
- Giải pháp về quản lý giới hạn lập quy hoạch: i)Xác định ranh giới 
nghiên cứu gồm: 1)Ranh giới xác lập khu vực trọng điểm can thiệp; 2) 
Ranh giới xác lập khu vực chịu ảnh hưởng; ii) Xác định ranh giới lập quy 
hoạch theo ranh giới nghiên cứu 
- Giải pháp về kiểm soát phát triển không gian gắn kết theo quy 
hoạch: i) Chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc được vận dụng linh hoạt giải 
quyết nội dung hoàn thiện cấu trúc đô thị ở mô hình tổng quát; ii) Thống 
nhất cấp thẩm quyền về công tác lập, phê duyệt quy hoạch; iii) Kiểm soát 
các chỉ tiêu quy hoạch theo các phân vùng nghiên cứu. 
3.4.3. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng 
Đổi mới phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng: i) 
Áp dụng phương pháp thực hiện quy hoạch “đáp ứng nhu cầu” lồng ghép 
từ phương pháp quy hoạch “từ dưới lên” với “từ trên xuống”; ii) Áp dụng 
lập các quy hoạch chiến lược 
Nâng cao vai trò của cộng đồng trong kiểm soát phát triển không 
gian: i) Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các nhà đầu tư vào 
quá trình lập quy hoạch từ những bước ban đầu; ii) Xây dựng cơ chế tạo 
điều kiện cho người dân tham gia trong phát triển không gian 
19 
3.5. Tổ chức không gian gắn kết điểm dân cư đô thị hoá làng Cót với 
các khu đô thị mới tại Quận Cầu Giấy 
3.5.1. Thực trạng phân tách không gian và nhu cầu phát triển 
Thực trạng phân tách không gian: Biểu hiện phân tách rõ rệt qua hoạt 
động sử dụng, môi trường xã hội, những đặc điểm về kiến trúc – cảnh 
quan. 
Nhu cầu phát triển: Nhu cầu chính qua khảo sát xã hội học gồm: 
1)Nhu cầu sử dụng không gian thân thiện, đảm bảo môi trường. 2) Nhu 
cầu về đảm bảo ổn định đời sống. 3) Nhu cầu về phát triển kinh tế hộ gia 
đình. 4) Nhu cầu về sân chơi cho trẻ nhỏ và người già. 
3.5.2. Áp dụng mô hình và giải pháp vào tổ chức không gian gắn kết 
3.5.2.1. Mô hình cấu trúc không gian gắn kết 
Định hướng không gian: Áp dụng mô hình tổ chức không gian gắn kết 
cứng và không gian gắn kết hỗn hợp. 
Hình thái không gian: Chuyển hoá từ hình thái đô thị sang hình thái 
làng xóm về khối tích, tầng cao. Tuyến trục không gian khai thác các giá 
trị văn hoá, tập quán, thói quen tạo lập các chuyên đề đảm bảo sự sôi 
động liên tục. 
3.5.2.2. Các giải pháp tổ chức không gian gắn kết 
Cơ cấu và phân bố đất đai: Xác định các quỹ đất cho chức năng công 
cộng, thương mại dịch vụ, cây xanh- sân chơi, nhà ở, đường và bãi đỗ xe. 
Tổ chức mạng lươi kết nối giao thông: Xác lập mạng kết nối giao 
thông khép kín, tạo lập tuyến giao thông tốc độ thấp trên cơ sở cải tạo 
ngõ 259 và ngõ 232. 
Kiểm soát kiến trúc công trình: Khống chế chiều cao chuyển tiếp, xác 
định khu vực hợp khối công trình, khu vực tách khối, khai thác các giá trị 
đặc trưng. 
Tổ chức không gian mở có tính gắn kết: Sử dụng đan xen không gian 
bên phía làng Yên Hòa và khu đô thị mới lân cận, khai thác các cảnh 
quan hiện có (mương nước, nghĩa trang) 
20 
Hình 3. 1. Không gian nghiên cứu 
giữa khu dân cư làng Cót với các khu 
đô thị mới xung quanh trong ranh giới 
hành chính phường Yên Hoà. (Nguồn: 
Sơ đồ hóa trên cơ sở bản đồ nền, quy 
hoạch phân khu H2-2, năm 2014) 
Hình 3.23. Định hướng không gian gắn 
kết khu dân cư làng Cót với các khu đô 
thị mới xung quanh 
Hình 3.24. Sơ đồ phân bố chức năng 
không gian gắn kết khu dân cư làng 
Cót với các khu đô thị mới xung 
quanh 
Hình 3.25 Sơ đồ mạng liên kết khu dân 
cư làng Cót với các khu đô thị mới xung 
quanh 
3.6. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu 
3.6.1. Bàn luận yêu cầu gắn kết và vai trò không gian gắn kết trong phát 
triển đô thị 
- Dưới tác động của nhu cầu phát triển, việc xác định rõ không gian có 
tính chất chuyển tiếp và gắn kết là yêu cầu mới trong quản lý phát triển 
21 
đô thị. Với thực tế về công tác quy hoạch với triển khai dự án như hiện 
nay, việc xác định không gian có tính chất, đặc thù gắn kết là một đề xuất 
quan trọng nhằm xác định hoạt động đầu tư và triển khai quy hoạch có 
hiệu quả. 
- Không gian gắn kết được đề xuất trong nghiên cứu của luận án là 
một yếu tố mới trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển 
đô thị. Do vậy, kết quả nghiên cứu về tổ chức không gian gắn kết có khả 
năng áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh mở rộng đô thị như 
hiện nay tại Hà Nội. Nội dung nghiên cứu về tổ chức không gian gắn kết 
đã giải quyết được :1) Cổ vũ phát triển hoạt động kinh tế cá thể, chuyển 
đổi nghề nghiệp; 2) Phát triển các loại hình kinh tế đặc trưng thông qua 
không gian chuyên đề; 3) Gắn kết cộng đồng dân cư 4) Có khả năng xã 
hội hóa đầu tư vào phát triển; 5) Góp phần cải thiện bảo vệ môi trường. 
3.6.2. Bàn luận về mô hình không gian gắn kết trong phát triển đô thị 
Dựa trên phân loại không gian gắn kết, luận án đề xuất 3 dạng không 
gian gắn kết là cơ sở đưa ra mô hình tổ chức không gian tổng quát và các 
mô hình áp dụng gồm: 1) Mô hình tổ chức không gian gắn kết mềm; 2) 
Mô hình tổ chức không gian gắn kết cứng; 3) Mô hình tổ chức không 
gian gắn kết hỗn hợp. 
Mô hình tổ chức không gian gắn kết đã sử dụng các kết quả nghiên 
cứu lý luận của xu hướng quy hoạch hiện đại, những lý luận về phát triển 
bền vững. Trong đề xuất mô hình, tư tưởng gắn kết phản ánh những biểu 
hiện thực tế phát triển hiện nay, những đơn vị ở kiểu mới, phụ thuộc vào 
phát triển giao thông với bán kính lớn hơn, và xu hướng sử dụng tiện ích 
đô thị phi tầng bậc. 
3.6.3. Bàn luận về giải pháp tổ chức không gian gắn kết trong phát triển 
đô thị 
1) Trong nhóm giải pháp về tổ chức không gian gắn kết, luận án đã 
đưa ra một số luận điểm mới có khả năng áp dụng vào thực tiễn quy 
hoạch hiện nay, gồm: Đề xuất các tiêu chí đánh giá việc phân bố chức 
22 
năng phù hợp theo yêu cầu phát triển bền vững và yêu cầu tạo lập không 
gian có tính gắn kết. Đề xuất giải pháp tổ chức tuyến giao thông tốc độ 
thấp là động lực phát triển kinh tế - gắn kết cộng đồng xã hội tại đây. Đề 
xuất về áp dụng đồng bộ giải pháp hợp khối và tách khối góp phần vào 
trong công tác nghiên cứu thiết kế đô thị tuyến phố đang triển khai hiện 
nay tại Hà Nội. Đề xuất thiết lập tính đa dạng và chia sẻ không gian đã 
giải quyết một phần vấn đề hạn hẹp quỹ đất đai và phù hợp với những 
biểu hiện hiện nay. 
2) Trong nhóm giải pháp định hướng về quản lý thực hiện quy hoạch, 
luận án đề xuất định hướng phát triển nghiên cứu đổi mới công tác quản 
lý đô thị hiện nay trên 2 quan điểm: Quản lý các giới hạn trong quy hoạch 
xây dựng và Kiến nghị giải pháp về kiểm soát phát triển không gian theo 
quy hoạch. 
3) Nhóm giải pháp về thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Luận án đã 
đưa ra những nhận xét chung về sự tham gia của cộng đồng trong quá 
trình tổ chức không gian gắn kết từ giai đoạn lập nhiệm vụ đến giai đoạn 
đưa vào khai thác và sử dụng. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Qua nghiên cứu tổng quan, bản chất hình thành các gắn kết này được 
dựa trên cơ sở của gắn kết về kinh tế - xã hội và môi trường. Tại thành 
phố Hà Nội, thực trạng chung cho thấy nhiều bất cập trong phân bố chức 
năng, hình thái không gian và mức độ hoạt động ảnh hưởng tới phát triển, 
biểu hiện sự thiếu gắn kết về hoạt động kinh tế- chuyển đổi nghề nghiệp, 
đặc điểm dân cư – tổ chức xã hội và đặc điểm về môi trường. Căn cứ vào 
những biểu hiện hiện trạng và vị trí địa lý, Luận án đã phân loại đặc điểm 
phân tách thành 3 dạng, gồm: 1) Không gian phân tách mềm; 2) Không 
gian phân tách cứng; 3) Không gian hỗn hợp. 
Cơ sở khoa học được nghiên cứu đã làm rõ hai khía cạnh nổi bật của 
tổ chức không gian gắn kết về 1) Phát triển bền vững và tổ chức không 
23 
gian gắn kết bền vững; và 2) Chuyển hoá các lý luận về phát triển bền 
vững tới công tác quy hoạch và tổ chức không gian qua các lý thuyết, văn 
bản pháp lý và các trường hợp nghiên cứu thực tiễn. 
Mô hình không gian gắn kết được đề xuất phù hợp với các quan điểm 
và nguyên tắc. Với 3 dạng không gian gắn kết khác nhau, mô hình tổ 
chức không gian gắn kết được phát triển tương ứng từ mô hình tổng quát, 
gồm: 
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết mềm: chú trọng tạo các liên kết 
trực tiếp và thiết lập vùng không gian đệm chuyển tiếp giữa khu đô thị 
mới và làng xóm đô thị hoá. 
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết cứng: chủ trương tái lập không 
gian giao thoa, chia sẻ hoạt động dọc theo ranh giới phân tách giữa khu 
đô thị mới và làng xóm đô thị hoá; đồng thời là động lực để chuyển hoá 
các hoạt động gắn kết vào trong từng không gian riêng biệt. 
- Mô hình tổ chức không gian gắn kết hỗn hợp chủ trương thiết lập 
vùng không gian được kiểm soát mang tính chuyển tiếp từ khu đô thị mới 
tới làng xóm đô thị hóa, trở thành một đối tượng có tính độc lập tương đối 
thông qua việc hình thành mở rộng các tuyến giao thong ngoại vi và 
tuyến kết nối ngang qua khu vực này. 
Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp liên quan tới lĩnh vực về quy hoạch 
xây dựng đô thị, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và định hướng 
quản lý xây dựng đô thị. 
- Nhóm giải pháp về tổ chức không gian gắn kết, gồm: 1) Giải pháp cơ 
cấu phân bố chức năng; 2) Giải pháp tổ chức mạng liên kết; 3) Giải pháp 
kiểm soát công trình; 4) Giải pháp tổ chức không gian mở có tính gắn kết. 
- Nhóm giải pháp về định hướng quản lý xây dựng đô thị, gồm: 1) 
Giải pháp về quản lý giới hạn lập quy hoạch; 2) Giải pháp về kiểm soát 
phát triển không gian gắn kết theo quy hoạch. 
- Nhóm giải pháp về thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng, gồm: 1) Đổi 
mới phương pháp lập quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng; 2) Nâng 
24 
cao vai trò của cộng đồng trong kiểm soát phát triển không gian. 
Trường hợp nghiên cứu áp dụng mô hình và giải pháp tổ chức không 
gian gắn kết tại địa bàn điểm dân cư làng Cót, quận Cầu Giấy mang tới 
những kết quả tích cực trong việc tăng khả năng đáp ứng của hệ thống hạ 
tầng xã hội, tăng khả năng hỗ trợ về phát triển kinh tế của khu vực, phù 
hợp với các nhu cầu và biến động hình thái thực trạng và nâng cao đời 
sống cho người dân tại đây. 
2. Kiến nghị 
Đối với công tác triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 
theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch chung xây 
dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050. 
- Kiến nghị áp dụng xác định không gian gắn kết trong các quy hoạch 
phân khu đang thực hiện tại khu vực Nội đô mở rộng, Chuỗi đô thị phía 
Đông đường vành đai 4, và Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng. 
- Kiến nghị áp dụng các giải pháp của luận án trong các quy hoạch chi 
tiết cải tạo nâng cấp điểm dân cư đô thị hóa, các dự án khu đô thị mới. 
- Kiến nghị triển khai đồ án thiết kế đô thị riêng các tuyến phố là ranh 
giới giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa. 
Đối với quản lý xây dựng đô thị, Luận án kiến nghị: 
- Kiến nghị xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý và quy chuẩn trong tổ 
chức và quản lý không gian gắn kết nhằm cụ thể hoá hệ thống quan điểm 
và nguyên tắc đã đề xuất. 
- Kiến nghị bổ xung những nội dung, chỉ tiêu quy hoạch, cơ sở phân 
bố xác lập chức năng của các công trình hạ tầng xã hội đối với những khu 
vực có tính chất gắn kết 
Đối với đổi mới phương pháp lập quy hoạch, Luận án kiến nghị: 
- Cải tiến phương pháp tiến hành, tiếp cận và triển khai thực hiện đồ 
án quy hoạch theo hướng “đáp ứng nhu cầu”; 
- Nâng cao vai trò cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch và quản lý 
xây dựng đô thị, đóng vai trò là chủ thể sử dụng không gian gắn kết. 
 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
Bài báo khoa học 
1/ Lê Xuân Hùng (2015), “Sự cần thiết gắn kết không gian giữa khu đô 
thị mới và làng xóm đô thị hóa tại khu vực mở rộng thủ đô Hà Nội”, 
Tạp chí khoa học Kiến trúc- Xây dựng, Trường đại học kiến trúc Hà 
Nội, số 20/2015. 
2/ Lê Xuân Hùng (2016), “Mô hình cấu trúc không gian gắn kết giữa 
khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa tại khu vực mở rộng Thủ đô Hà 
Nội”, Tạp chí Quy hoạch đô thị, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt 
Nam, số 24/ 2016. 
3/ Lê Xuân Hùng (2016), “Khía cạnh thời gian trong tổ chức không gian 
gắn kết giữa làng xóm đô thị hóa và khu đô thị mới”, Tạp chí Xây 
dựng & Đô thị, Học viện cán bộ quản lý xây dựng & đô thị, số 49/ 
2016. 
4/ Lê Xuân Hùng (2016), “Tạo lập bản sắc khu đô thị mới trường hợp tại 
các khu vực mở rộng của thành phố Hà Nội”, Tạp chí Kiến trúc Việt 
Nam, số 202/ 2016. 
Đề tài nghiên cứu khoa học 
1/ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Giữ gìn bản sắc văn hóa và 
phát triển Kinh tế địa phương khu vực làng nghề truyền thống Đồng 
Kỵ, Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa”. – Quỹ Ford, trường Đại học 
kiến trúc Hà Nội, 2010 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_gan_ket_giua_khu_do_thi_m.pdf