Tóm tắt Luận án Hình thái không gian các đô thị phía đông nam thuộc lõi trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh

Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời

gian tới theo sự phát triển chung về KT-XH của đất nước trong bối

cảnh toàn cầu hóa. Các đồ án QHCXDĐT đã được lập nhằm mục

đích định hướng phát triển không gian cho công tác quản lý và thực

thi phát triển ĐT. Thực tiễn công tác thực thi QH trong phát triển ĐT

không hoàn toàn diễn ra theo đúng các định hướng theo các giai đoạn

được hoạch định trong các đồ án QH.

Trong vùng Tp.HCM, trục hành lang kinh tế quốc gia- quốc tế

phía Đông Nam là trục phát triển mạnh nhất với hệ thống HTKT kết

nối quốc tế là sân bay quốc tế và hệ thống cảng biển. Bên cạnh đó,

quá trình đô thị hóa đã và đang tạo ra các dòng dịch cư và tập trung

dân cư cho các đô thị tạo nên những tác động không nhỏ đến quá

trình phát triển không gian đô thị

Luận án lựa chọn phương thức tiếp cận nghiên cứu thông qua hình

thái học đô thị để nghiên cứu các đô thị trong hành lang phía Đông

Nam lõi trung tâm Vùng Tp.HCM (đô thị Nhơn Trạch, Long Thành

và Bình Sơn) nhằm tìm hiểu/ nhận diện yếu tố biến đổi hình thái

không gian đô thị (HTKGĐT) trong bối cảnh hiện tại và dự báo xu

hướng phát triển nhằm phục vụ công tác thực thi QH trong tương lai

pdf 27 trang dienloan 7980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Hình thái không gian các đô thị phía đông nam thuộc lõi trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Hình thái không gian các đô thị phía đông nam thuộc lõi trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt Luận án Hình thái không gian các đô thị phía đông nam thuộc lõi trung tâm vùng thành phố Hồ Chí Minh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM 
___________________ 
HOÀNG NGỌC LAN 
HÌNH THÁI KHÔNG GIAN CÁC ĐÔ THỊ 
PHÍA ĐÔNG NAM THUỘC LÕI TRUNG TÂM 
VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Chuyên ngành : QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ TH 
Mã số : 62.58.01.05 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ 
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 
Công trình được hoàn thành tại: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
 PGS.TS.KTS. LÊ ANH ĐỨC 
Phản biện 1: PGS.TS.KTS. NGUYỄN QUỐC THÔNG 
 Phản biện 2: TS.KTS. TRƯƠNG TRUNG KIÊN 
Phản biện 3: TS.KTS. VŨ TH HỒNG HẠNH 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH 
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Hoàng Ngọc Lan (2016), “Hình thái không gian đô thị”, 
Tạp chí Nghiên cứu phát triển, số 17 (3/2016), trang 68 – 80. 
2. Hoàng Ngọc Lan (2016), “ Hình thái không gian đô thị 
của Thành phố Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Quy 
hoạch xây dựng, số 81, trang 42 – 45. 
3. Hoàng Ngọc Lan (2017), “ Hình thái không gian các đô 
thị phía đông nam thuộc lõi trung tâm vùng Tp.HCM từ 
trước năm 1986 đến năm 2016 trong quá trình thực thi quy 
hoạch”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 87, trang 56 – 60. 
4. Hoàng Ngọc Lan (8/2017), “Urban form in planning 
implementation process. Casestudy: the cities of core ceter 
in HCMC region”, International Conference of Asian- 
Pacific Planning Societies “Creating Livable Cities for all”, 
Nagoya- Japan. 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời 
gian tới theo sự phát triển chung về KT-XH của đất nước trong bối 
cảnh toàn cầu hóa. Các đồ án QHCXDĐT đã được lập nhằm mục 
đích định hướng phát triển không gian cho công tác quản lý và thực 
thi phát triển ĐT. Thực tiễn công tác thực thi QH trong phát triển ĐT 
không hoàn toàn diễn ra theo đúng các định hướng theo các giai đoạn 
được hoạch định trong các đồ án QH. 
Trong vùng Tp.HCM, trục hành lang kinh tế quốc gia- quốc tế 
phía Đông Nam là trục phát triển mạnh nhất với hệ thống HTKT kết 
nối quốc tế là sân bay quốc tế và hệ thống cảng biển. Bên cạnh đó, 
quá trình đô thị hóa đã và đang tạo ra các dòng dịch cư và tập trung 
dân cư cho các đô thị tạo nên những tác động không nhỏ đến quá 
trình phát triển không gian đô thị 
Luận án lựa chọn phương thức tiếp cận nghiên cứu thông qua hình 
thái học đô thị để nghiên cứu các đô thị trong hành lang phía Đông 
Nam lõi trung tâm Vùng Tp.HCM (đô thị Nhơn Trạch, Long Thành 
và Bình Sơn) nhằm tìm hiểu/ nhận diện yếu tố biến đổi hình thái 
không gian đô thị (HTKGĐT) trong bối cảnh hiện tại và dự báo xu 
hướng phát triển nhằm phục vụ công tác thực thi QH trong tương lai. 
Vấn đề nghiên cứu này mang tính cấp thiết trong bối cảnh phát 
triển vùng Tp.HCM hiện nay, khi một loạt các dự án hạ tầng quan 
trọng khởi động, đặc biệt là sân bay QT Long Thành. Quá trình thực 
thi QH sẽ gặp không ít khó khăn do những nguồn lực và tác động từ 
nhiều hướng khác nhau có thể làm chệch định hướng QHCXDĐT. 
Giúp các chính quyền đưa ra các chính sách phát triển và nhà QH 
đề xuất giải pháp thích hợp trong quá trình thực thi QH. 
2 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
2.1. Đối tượng: HTKG các ĐT phía Đông Nam thuộc lõi trung tâm 
vùng Tp.HCM gồm đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Bình Sơn. 
2.2. Phạm vi: hai giai đoạn nghiên cứu: 1986-2015 và 2016-2035, 
tầm nhìn đến 2050. Thời điểm nghiên cứu khoảng giữa thời gian này. 
3. Mục tiêu nghiên cứu 
- Hệ thống hóa các yếu tố hình thành và biến đổi hình thái không 
gian đô thị ở cấp độ vùng- đô thị trong bối cảnh hiện nay. 
- Xác định sự biến đổi hình thái không gian các đô thị nghiên cứu 
giai đoạn 1986- 2015. 
- Dự báo xu hướng biến đổi hình thái không gian các đô thị nghiên 
cứu giai đoạn 2016- 2035, tầm nhìn đến 2050 nhằm phục vụ công tác 
thực thi quy hoạch. 
4. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp; 
PP khảo sát- điều tra; PP chuyên gia; PP xây dựng giả thiết; PP so 
sánh; PP lịch sử; PP đồ bản; PP loại trừ; PP sơ đồ hóa. 
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 
- Có ý nghĩa KH lớn trong lĩnh vực nghiên cứu ĐT kết hợp QHĐT, 
làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và lập đồ án QH. 
- Hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu ĐT tại các nước đang PT. 
- Cung cấp cứ liệu tin cậy cho các nghiên cứu về HTKG các đô thị. 
6. Đóng góp mới của luận án 
- Đóng góp vào lý luận về hình thái học đô thị phục vụ cho chuyên 
ngành đô thị học và ngành quy hoạch vùng và đô thị. 
- Xác định nguồn lực, các tác động làm cho HTKGĐT biến đổi. 
- Đề xuất mô hình phát triển đô thị dựa trên phân tích hình thái. 
- Nghiên cứu các nguồn lực để các nhà hoạch định chính sách xây 
dựng cơ chế thực thi thích hợp trong từng thời kỳ phát triển đô thị. 
3 
7. Cấu trúc: 
Ba chương: chương 1 (50 trang), chương 2 (26 trang), chương 3 (57 
trang); tham khảo 80 tài liệu, gồm 30 trong nước và 50 nước ngoài. 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 
1.1 TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN HÌNH THÁI KGĐT 
1.1.1 Hình thái học đô thị 
Các khái niệm về hình thái đô thị (urban form) và hình thái học đô thị 
(urban morphology). Nền tảng lý luận của HTHĐT là Michel 
Foucault và Henri Lefebvre là vấn đề cốt lõi của HTHĐT. 
Ba trường phái chính: Ý, Anh và Pháp nêu ra mối quan hệ giữa các 
yếu tố thể chế chính trị, XH, KT và KGĐT biến đổi theo thời gian. 
Hình thái đô thị là các lớp VT và hình thái học đô thị là phương pháp 
và công cụ để nghiên cứu sự biến đổi của các lớp VT dưới tác động 
của các lớp PVT nhằm tìm ra được logic cho sự hình thành và phát 
triển của một đô thị. Đây là khái niệm của HTKGĐT. Phạm vi 
nghiên cứu: HTKGĐT trong quá trình thực thi QH. 
1.1.2 Các cấp độ nghiên cứu hình thái KGĐT 
Cấp độ vùng (regional scale); đô thị (city scale);khu vực (fragment 
scale); và nhóm công trình (sample scale). Để nghiên cứu HTKGĐT 
ở một cấp nào đó, cần phải nghiên cứu ở cấp độ lân cận trên và dưới. 
1.1.3 Các yếu tố tác động đến sự hình thành và biến đổi HTKG 
cấp vùng – đô thị 
- Thể chế chính trị: là yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định 
của HTKG cấp độ vùng- đô thị. Luận án xây dựng giả thiết yếu tố 
này không đổi trong suốt giai đoạn nghiên cứu (từ 1986-2035). 
- Hoạt động kinh tế ĐT: bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 
Quy mô đô thị và sự tăng trưởng của đô thị liên quan đến các yếu tố 
4 
cân bằng lợi ích kinh tế và quá trình dịch cư. 
- Hoạt động xã hội: là các hoạt động được diễn ra trong các nhóm 
cộng đồng nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người sẽ tạo ra môi 
trường xã hội, lối sống và tập quán của từng cộng đồng người. 
- Định cư: sự lựa chọn môi trường sống phù hợp để con người có thể 
phát triển. Là yếu tố quan trọng trong phân tích HT để hiểu được sự 
hình thành và biến đổi KG tự nhiên thành nhân tạo của điểm dân cư. 
- Dịch cư: nghiên cứu bản chất của sự dịch cư và sự định cư của 
người lao động theo quá trình thay đổi về KT. Mối quan hệ về từng 
cấp độ của từng thời kỳ phát triển của KT và sự dịch cư liên chặt chẽ 
với nhau và tạo nên những HTKGĐT khác nhau trong từng thời kỳ. 
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG TP.HCM VÀ ĐT NGHIÊN CỨU 
1.2.1 Tổng quan về vùng Tp. HCM 
- 1986, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thành lập. 2008, 
QHV Tp.HCM được phê duyệt nhằm giải quyết bất cập, tạo mối liên 
kết nội và ngoại vùng để phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển KT. 
- Tầm quan trọng của Vùng Tp.HCM đối với khu vực Đông Nam Á 
và Việt Nam: liên kết vùng quốc gia- quốc tế về đường bộ, thủy, sắt, 
hàng không, là trung tâm công nghiệp dịch vụ lớn nhất nước. 
1.2.2 Tổng quan về các đô thị nghiên cứu 
- Ba đô thị ở phía Đông Nam của lõi trung tâm vùng Tp.HCM và có 
mối quan hệ trong cấu trúc phát triển KG vùng, KG phát triển KT-
XH vùng, khung phát triển vùng. Chức năng trong phân bố hệ thống 
đô thị vùng: Nhơn Trạch là ĐT công nghiệp, dịch vụ cảng; Long 
Thành, Bình Sơn: đô thị thương mại, dịch vụ, khoa học. 
- Mối quan hệ về không gian rất chặt chẽ vì nằm trong vùng bán kính 
15km với tâm là giao điểm của trục đường cao tốc Biên Hòa - Vũng 
5 
Tàu và trục cao tốc Tp.HCM-LT-DG. 
1.2.3 Tình hình phát triển của các đô thị nghiên cứu 
1.2.3.1 Đô thị công nghiệp Nhơn Trạch: Thành lập 1994. Năm 1996, 
đồ án QHTT xây dựng ĐT mới Nhơn Trạch được lập. Năm 2006, đồ 
án điều chỉnh QHC Nhơn Trạch đến 2020. Năm 2016, đồ án điều 
chỉnh QHC Nhơn Trạch đến 2035 được duyệt. Là đô thị hoàn toàn 
mới, được hình thành từ hơn 20 năm trước bởi ý chí của chính quyền. 
Các KCN phát triển nhưng các khu đô thị mới không có người ở, các 
khu dân cư tự phát xung quanh KCN phát triển mạnh. 
1.2.3.2 Đô thị khoa học Long Thành: gồm khu đô thị trung tâm Long 
Thành (thị trấn hiện hữu) và khu phức hợp công nghiệp đô thị - dịch 
vụ Long Thành. Được hình thành từ điểm dân cư nông thôn ven 
Quốc lộ 51. Năm 2007, đồ án QH chung thị trấn Long Thành được 
phê duyệt. Nguồn lực xã hội là cộng đồng dân cư lâu đời tạo nên giá 
trị của đô thị. Sự phát triển ĐT không mạnh. 
1.2.3.3 Đô thị sân bay Bình Sơn: vai trò là “cửa ngõ quốc tế đến Việt 
Nam, Đông Dương và vùng Đông Nam Á” trên cơ sở hoạt động của 
sân bay Quốc tế Long Thành. Đồ án năm 2013 chưa được phê duyệt. 
1.2.4 Bối cảnh phát triển vùng Tp.HCM theo các giai đoạn 
nghiên cứu 
1.2.4.1 Các nguồn lực phát triển đô thị 
- Giai đoạn 1986- 2015: Năm 1986, vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam được thành lập, 2008, đồ án QH vùng Tp.HCM được phê duyệt, 
cấu trúc lưu thông liên kết toàn vùng được lập. Trục hành lang phát 
triển kinh tế phía Đông Nam vùng Tp.HCM năng động và có giá trị 
KT cao. Các đô thị được phát triển theo các đồ án QHCXDĐT. 
- Giai đoạn 2016- 2035, tầm nhìn đến 2050: hệ thống HTKT cấp 
6 
vùng đang được nhanh chóng triển khai để đón đầu sự phát triển kinh 
tế. Chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành như nguồn lực 
mạnh cho sự phát triển khung cấu trúc giao thông vùng. Các đồ án 
QHCXDĐT được lập để đón đầu các cơ hội phát triển mới. 
1.2.4.2 Những bất cập trong quá trình thực thi QH 
Việc thực thi QH trong giai đoạn vừa qua bộc lộ một số vấn đề trong 
quá trình lấp đầy KG đô thị. Một mặt do nguồn lực từ trên xuống của 
chính quyền với các chính sách phát triển thu hút nguồn đầu tư nhiều 
thành phần, một mặt do các giải pháp QH không đủ linh hoạt để đáp 
ứng được nhu cầu của người dân kiến tạo nên không gian đô thị. 
1.2.5 Xác định các mốc thời gian nghiên cứu 
Thời điểm nghiên cứu là mốc chính cho hai giai đoạn nghiên cứu. 
Giai đoạn từ 2015 trở về trước để nghiên cứu HTKGĐT của đô thị 
Nhơn Trạch và Long Thành. Giai đoạn từ năm 2016 trở về sau để dự 
báo sự biến đổi HTKGĐT trong tương lai của ba đô thị. 
1.3 HÌNH THÁI KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TRONG QUÁ 
TRÌNH THỰC THI QUY HOẠCH 
1.3.1 Tổng quan tình hình phát triển theo QH của các đô thị VN 
1.3.1.1 Quá trình đô thị hóa tại các đô thị Việt Nam 
Nhận diện bối cảnh phát triển của các đô thị Việt Nam khi bước vào 
nền kinh tế thị trường. Hầu hết đô thị Việt Nam có cùng bối cảnh làm 
thay đổi môi trường xây dựng: thị trường hóa và sự phân cấp làm 
thay đổi hình thức phát triển, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, không 
còn sự kiểm soát quá trình dịch cư. Môi trường xây dựng bị tác động 
mạnh đặc biệt tại các khu vực nông thôn có phát triển công nghiệp. 
1.3.1.2 Tình hình phát triển đô thị theo các đồ án quy hoạch 
Hầu hết các đô thị hiện nay đều được phát triển theo các đồ án QH 
7 
xây dựng đã được lập. Trong quá trình thực thi QH, biến động về 
KT-XH, chính sách dẫn đến đô thị phát triển vượt khỏi hoặc không 
đạt được như đồ án. Sự phát triển trong thực tế không hoàn toàn diễn 
ra theo ý chủ quan của nhà QH và chính quyền. 
1.3.2 Quá trình thực thi QH tại các đô thị 
1.3.2.1 Quá trình thực thi QH đô thị tại các nước đang phát triển 
Tại nhiều nước đang phát triển, quá trình thực thi QH có những điểm 
giống nhau cơ bản. Đó là sự tồn tại song song của yếu tố chính thức/ 
chính quy (formal) và phi chính thức/chính quy (informal) trong hệ 
thống QH, hoạt động KT, hoạt động XH của một đô thị. Quá trình 
thực thi QH hiện nay có sự tồn tại song song của tính chất chính quy 
và phi chính quy vừa tồn tại trong các lớp VT và lớp PVT đô thị. 
1.3.2.2 Các nguồn lực trong quá trình thực thi QH 
Các nguồn lực được hình thành bởi ý chí của chính quyền trong phát 
triển kinh tế không phải là nguồn lực duy nhất, mà cần nghiên cứu kỹ 
các nguồn lực xã hội như một nguồn lực nội tại. Đây là xuất phát 
điểm cho sự phát triển đô thị phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. 
1.3.2.3 Đặc điểm của sự phát triển đô thị trong quá trình thực thi QH 
Lồng ghép các lớp vật thể của đô thị vào sơ đồ định hướng phát triển 
không gian đô thị, có thể thấy khu vực phát triển được dẫn hướng 
theo QH, và những khu vực phát triển tự phát không theo QH. 
Sự phát triển “được dẫn hướng” tạo nên hình thái chính quy, sự phát 
triển “tự phát” tạo nên hình thái phi chính quy của không gian đô thị. 
1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN 
1.4.1 Các công trình nghiên cứu 
Các luận án, luận văn; tài liệu học thuật; các nghiên cứu thực tiễn. 
1.4.2 Các văn bản pháp lý 
8 
Các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt; các tiêu chuẩn, quy chuẩn 
hiện hành; các quyết định phê duyệt. 
1.4.3 Yếu tố trùng lặp của đề tài: đề tài không trùng lặp 
1.5 K T ẬN Ề CÁC N ĐỀ CẦN NGHI N CỨ 
Từ tổng quan về HTKGĐT, bối cảnh phát triển vùng Tp.HCM và các 
đô thị nghiên cứu thuộc lõi trung tâm phía Đông Nam, tình hình phát 
triển đô thị trong quá trình thực thi QH, luận án tập trung nghiên cứu: 
- Cơ sở KH của HTKGĐT để xác định các lớp hình thái trong bối 
cảnh phát triển hiện nay. Nhận dạng các tính chất của các lớp hình 
thái, tìm ra mối quan hệ giữa nguồn lực, các tác động để đưa ra các 
mô hình phát triển ĐT dựa trên quan điểm phân tích hình thái. 
- HTKG các đô thị phía Đông Nam thuộc lõi trung tâm của vùng 
Tp.HCM từ giai đoạn năm 1986 đến 2015 để tìm hiểu thực trạng phát 
triển đô thị quá khứ trong quá trình thực thi QH. 
- Dự báo các xu hướng biến đổi HTKG các đô thị trong giai đoạn 
2016-2035, tầm nhìn đến năm 2050 để dự báo HTKGĐT trong tương 
lai, nhằm góp phần cho các nhà QH và chính quyền có những giải 
pháp và chính sách phù hợp cho quá trình thực thi QH. 
CHƯƠNG 2: CƠ Ở VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨ 
2.1 PHƯƠNG PHÁP ẬN À TRÌNH TỰ NGHI N CỨ 
2.1.1 Trình tự tiến hành nghiên cứu 
2.1.2 Các bước thực hiện nghiên cứu 
Năm bước thực hiện nghiên cứu được trình bày từ mục 2.2 đến 2.6. 
9 
2.2 CƠ Ở À PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨ CHO BƯỚC 1: 
HỆ THỐNG HÓA HÌNH THÁI KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ C P 
VÙNG- ĐÔ THỊ 
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: PP phân tích- tổng hợp, ma trận, PP 
lịch sử, PP sơ đồ hóa. 
2.2.2 Tiến trình, cơ sở và nội dung nghiên cứu 
Cơ sở lý thuyết: nền tảng lý luận, các trường phái, thể chế ch ... g dựa trên bối cảnh tương tự giai 
đoạn trước 2015 để ĐT sẽ phát triển “được dẫn hướng- tự phát”. 
3.4.1 Xu hướng biến đổi hình thái không gian đô thị trong giai 
đoạn 2016-2035, tầm nhìn 2050 
Dự báo các nguồn lực: Nguồn lực chính thống: các hoạt động KT 
trong giai đoạn này thay đổi về tính chất. Nguồn lực phi chính thống: 
dòng dịch cư, lựa chọn nơi định cư theo mức thu nhập tương lai. 
Xây dựng hai kịch bản phát triển đô thị trong quá trình thực thi quy 
hoạch: “được dẫn hướng” và “được dẫn hướng- tự phát”. 
3.4.2 Kịch bản 1 
Giả thiết về nguồn lực: chính thống đủ mạnh lớp hình thái PVT mang 
tính chính quy, các lớp VT được thực hiện theo các đồ án QH. 
Giai đoạn 2016-2025: sự hình thành một số các khu chức năng của 
các đô thị theo giai đoạn của đồ án QHCXDĐT. 
Giai đoạn 2026-2035, tầm nhìn 2050: đô thị được hình thành và 
khung cấu trúc vùng hiện nay sẽ làm cho ba đô thị có hình thái không 
gian của một đô thị với mối quan hệ về không gian và chức năng. 
3.4.3 Kịch bản 2 
Giả thiết về nguồn lực: nguồn lực chính thống chỉ đủ mạnh để tác 
động chủ quan vào hoạt động kinh tế vĩ mô, một số lớp hình thái VT 
như khung cấu trúc lưu thông vùng và kích thích nguồn lực xã hội 
17 
vận động, tạo nên các lớp HT phi chính quy không theo QH. 
Giai đoạn 2016-2025: dòng dịch cư mới hình thành, sự lựa chọn nơi 
định cư giống giai đoạn trước vì đối tượng là người lao động có thu 
nhập thấp. Các khu dân cư cũ sẽ phát triển theo dạng lan tỏa. 
Giai đoạn 2025-2035: Sự hình thành một số khu chức năng của các 
đô thị sẽ làm động lực kích thích cho sự phát triển. Để đáp ứng nhu 
cầu, các khu vực định cư được hình thành, có thể là các khu dân cư 
mới theo QH, có thể phát triển tự phát từ các khu dân cư cũ. 
3.5 BÀN ẬN K T Q Ả NGHI N CỨ 
3.5.1. Bàn luận về các kịch bản xu hướng phát triển HTKG các 
đô thị nghiên cứu trong tương lai 
3.5.1.1 Vai trò các nguồn lực trong quá trình thực thi QH: vai trò 
nguồn lực xuất phát từ các các chính sách phát triển của chính quyền 
là rất quan trọng, đây là nguồn lực chính cho sự phát triển của một 
ĐT. Nguồn lực chính thống tập trung vào chính sách KT vĩ mô và 
khung hạ tầng vùng, kích thích các nguồn lực từ dưới lên tạo sự cân 
bằng mang tính động. Khi nguồn lực này mạnh thì KG đô thị phát 
triển tự phát, và khó để kiểm soát trong quá trình thực thi QH. 
3.5.1.2 Bàn luận kịch bản 1, giả thiết nguồn lực đủ mạnh để ĐT phát 
triển “được dẫn hướng”: thực tế rất khó xảy ra, kể cả với các nước đã 
phát triển, vì đòi hỏi nguồn lực rất mạnh và ổn định trong thời gian 
dài. Nguồn lực chính quyền phải đủ đáp ứng cho phát triển đô thị từ 
giai đoạn QH định hướng cho đến khi vận hành và thực thi QH. 
3.5.1.3 Bàn luận về kịch bản 2, giả thiết nguồn lực đủ mạnh cho ĐT 
phát triển “được dẫn hướng- tự phát”: nếu kiểm soát tốt, nguồn lực xã 
hội - phi chính quy có thể mang lại hiệu quả và thực thi QH tốt. Tuy 
nhiên, nguồn lực này thường xuyên biến động và khó kiểm soát, dẫn 
18 
đến sự phát triển ĐT không theo định hướng hoặc phá vỡ QH. 
3.5.1.4. Bàn luận về sự kết hợp hai kịch bản trên: thực chất là kịch 
bản 2 nhưng được “dẫn hướng” hợp lý hơn, nguồn lực được dung 
hòa để đô thị có thể phát triển “được dẫn hướng” tốt hơn. 
3.5.2 Bàn luận về khả năng sử dụng kết quả của mục tiêu 1 vào 
phần nghiên cứu trong các đồ án QHCXDĐT tại iệt Nam. 
Nhà QH có thể dựa trên kết quả này để tiến hành phân tích hình thái, 
xác định mô hình phát triển ĐT phù hợp. Từng giai đoạn cần có giải 
pháp QH dung hòa và linh hoạt nhằm khai thác tối đa các nguồn lực. 
3.5.3 Bàn luận về các giả thiết đã được xây dựng trong luận án 
Giả thiết về thể chế chính trị không thay đổi và các đồ án QH vùng, 
QHCXDĐT được xem là đồ án có chất lượng cao, phù hợp bối cảnh. 
Nếu các yếu tố này xảy ra, kết quả nghiên cứu sẽ bị thay đổi. 
3.5.4 Tương tác giữa các đô thị nghiên cứu trên quan điểm hình 
thái học đô thị 
Hiện nay các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Bình Sơn được lập các 
đồ án QHCXDĐT một cách độc lập. Nếu được nghiên cứu trên quan 
điểm là một đô thị sẽ mang lại hiệu quả trong thực thi QH vì có thể 
khai thác được các nguồn lực vừa thuận theo các chính sách KT-XH 
của chính quyền, vừa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng. 
 K T LUẬN – KI N NGHỊ 
I. Kết luận 
Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của nguồn lực phát triển đô thị. 
Nguồn lực từ chính sách và cơ chế thực thi là không thể phủ nhận để 
đô thị có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nguồn lực từ cộng 
đồng, những người kiến tạo hoạt động đô thị. Hiểu biết và kết hợp tốt 
hai nguồn lực này thì quá trình thực thi QH sẽ đạt hiệu quả cao. 
19 
Kết quả 1: hệ thống hóa được các yếu tố hình thành và biến đổi 
HTKGĐT trong bối cảnh hiện nay 
a. Các lớp HTKG cấp vùng- đô thị trong bối cảnh phát triển hiện nay 
gồm (1) Các lớp hình thái vật thể: không gian tự nhiên và không gian 
nhân tạo; hình thái đất; khung kết nối công cộng; sử dụng đất; (2) 
Các lớp hình thái phi vật thể: thể chế chính trị; hoạt động kinh tế; 
hoạt động xã hội; định cư - dịch cư. 
b. Các lớp hình thái này có mối quan hệ biện chứng, chúng cùng tồn 
tại như hai mặt của một vấn đề, tác động qua lại hai chiều. Khi có 
nguồn lực tác động vào bất kỳ lớp hình thái nào, nó sẽ tác động đến 
các lớp hình thái khác và ngược lại, tạo nên sự phát triển theo vòng 
xoáy ốc trong quá trình phát triển đô thị. 
c. Sự hình thành và biến đổi của HTKGĐT là sự tương tác giữa các 
lớp hình thái vật thể và phi vật thể để tạo thế cân bằng trong quá trình 
phát triển đô thị. Trong đó, lớp hình thái phi vật thể thường biến đổi 
trong thời gian dài, trong khi lớp hình thái vật thể biến đổi nhanh 
chóng hơn. Tại thời điểm có sự biến đổi mạnh mẽ của các lớp hình 
thái, đô thị sẽ chuyển sang trạng thái mới. Đây là cơ sở để xác định 
mốc thời gian nghiên cứu và các giai đoạn nghiên cứu về HTKGĐT. 
d. Quá trình tương tác của các lớp HTKGĐT xảy ra là do các nguồn 
lực. Nguồn lực chính thống từ trên xuống (ngoại lực) là các chính 
sách phát triển KT-XH và cơ chế thực thi của chính quyền trong phát 
triển đô thị. Nguồn lực phi chính thống từ dưới lên (nội lực) được tạo 
ra bởi hoạt động xã hội của cộng đồng trong quá trình tự đáp ứng nhu 
cầu sống. 
e. Nguồn lực chính thống tạo ra tác động chủ quan, nguồn lực phi 
chính thống tạo ra tác động khách quan vào các lớp hình thái. Chúng 
20 
tác động qua lại và có nhiều mức độ tùy thuộc bối cảnh cụ thể trong 
từng giai đoạn phát triển đô thị. Đây là yếu tố quan trọng làm cho 
hình thái không gian đô thị biến đổi theo thời gian. 
f. Tác động chủ quan từ nguồn lực chính thống làm cho các lớp hình 
thái phi vật thể mang tính chất chính quy và các lớp vật thể được hình 
thành theo QH. Tác động khách quan từ nguồn lực phi chính thống 
làm cho các lớp phi vật thể mang tính chất phi chính quy và lớp vật 
thể hình thành không theo QH. Đây là tính chất quan trọng của các 
lớp hình thái trong quá trình thực thi QH. 
g. Từ các nguồn lực phát triển đô thị, các lớp hình thái sẽ tác động 
lẫn nhau chủ quan hoặc khách quan để tạo nên các không gian đô thị 
phát triển “được dẫn hướng” hoặc “tự phát” trong quá trình thực thi 
QH. Trên quan điểm phân tích hình thái, luận án đưa ra bốn mô hình 
phát triển đô thị: (1) được dẫn hướng; (2) được dẫn hướng - tự phát; 
(3) tự phát - được dẫn hướng; (4) tự phát. 
Kết quả 2: Phân tích hình thái không gian các đô thị Long Thành 
và Nhơn Trạch từ năm 1986 đến 2015: 
a. Quá trình hình thành và biến đổi HTKGĐT qua ba giai đoạn 
chính: giai đoạn 1986-1995; giai đoạn 1996-2005; giai đoạn 2006-
2015. Trong đó, giai đoạn trước năm 1986, khi bối cảnh nước ta là 
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các đô thị chủ yếu là nông thôn 
và thị trấn Long Thành. Giai đoạn 1986-1995 là giai đoạn tiền đề, với 
khung hạ tầng vùng và các KCN chuẩn bị cho sự phát triển theo kinh 
tế vùng trọng điểm phía Nam. Giai đoạn 1996-2005 là giai đoạn phát 
triển mạnh nhất, với các KCN được lấp đầy và các dòng dịch cư từ 
các miền trong cả nước làm hình thái đô thị thay đổi hoàn toàn. Giai 
đoạn 2006-2015 sự phát triển chậm lại do các yếu tố bối cảnh kinh tế 
21 
chung của vùng như các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh 
hưởng đến các nguồn đầu tư nước ngoài và sự sụt giảm của thị 
trường chứng khoán trong nước. 
b. Các lớp hình thái vật thể: Không gian nhân tạo phát triển mạnh; 
hình thái đất thay đổi theo sử dụng đất khu vực; khung kết nối công 
cộng hình thành trên mạng lưới giao thông hạ tầng vùng- đô thị và 
mạng lưới giao thông hiện hữu; sử dụng đất thay đổi từ đất nông 
nghiệp sang các chức năng đất công nghiệp, CTCC, đất ở. Các lớp 
hình thái phi vật thể: hoạt động kinh tế chính là ngành công nghiệp 
sản xuất hàng hóa; hoạt động xã hội của cộng đồng dân cư địa 
phương và dân nhập cư; dòng dịch cư từ miền Trung, Bắc, Nam làm 
công nhân và các dịch vụ nhỏ; các khu dân cư cũ gần KCN và khu 
vực trung tâm thị trấn Long Thành được lựa chọn làm nơi định cư 
của những người nhập cư. 
c. Các lớp hình thái trên chịu tác động của các nguồn lực trong quá 
trình phát triển đô thị. Nguồn lực chính thống tác động chủ quan tạo 
nên các lớp hình thái chính quy theo các đồ án QHV, QHCXDĐT 
được lập, chủ yếu là khung hạ tầng vùng và các KCN. Nguồn lực phi 
chính thống tác động khách quan tạo nên các lớp hình thái phi chính 
quy không theo QH tại các điểm dân cư nông thôn gần KCN. 
d. Tính chất chính quy và phi chính quy của các lớp hình thái thay 
đổi theo từng thời kỳ thực thi QH. Đối với những khu vực được phát 
triển theo QH, tính chất không đổi. Đối với các khu vực phát triển tự 
phát và có giá trị xã hội sẽ được cập nhật vào các đồ án điều chỉnh 
QHCXDĐT trong giai đoạn sau. Lớp hình thái phi chính quy của giai 
đoạn trước trở thành chính quy của giai đoạn sau. 
e. Mô hình phát triển của đô thị Nhơn Trạch dựa trên phân tích hình 
22 
thái là mô hình “được dẫn hướng - tự phát”. Đây là đô thị hoàn toàn 
mới, được xây dựng theo QH tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam và đồ án QHV,QHCXDĐT. Một số khu chức năng 
quan trọng được xây dựng theo QH, một số khu vực phát triển không 
theo QH để đáp ứng nhu cầu sống của người dân. 
f. Mô hình phát triển của đô thị Long Thành dựa trên phân tích hình 
thái là mô hình “tự phát - được dẫn hướng”. Không gian đô thị được 
hình thành tự phát đã tạo nên giá trị của đô thị và được định hướng 
phát triển theo đồ án QHCXDĐT để đáp ứng chính sách phát triển 
KT-XH của vùng. 
Kết quả 3: xác định các xu hướng biến đổi HTKG các đô thị 
nghiên cứu giai đoạn 2016-2035, tầm nhìn đến 2050 nhằm phục 
vụ công tác thực thi quy hoạch 
a. Giả thiết thể chế chính trị không thay đổi trong giai đoạn 2016-
2035, bối cảnh phát triển vùng bao gồm hai giai đoạn chính: 
+ Giai đoạn 2016-2025: tiền đề cho sự phát triển sau thời kỳ đô thị 
hóa ban đầu của vùng Tp.HCM, với sự hình thành và đưa vào hoạt 
động giai đoạn đầu của sân bay Quốc tế Long Thành. 
+ Giai đoạn 2026-2035: giai đoạn phát triển mạnh với sự hình thành 
các hoạt động kinh tế dịch vụ dựa theo yếu tố sân bay. 
b. Dự báo các nguồn lực cho sự phát triển của giai đoạn này: nguồn 
lực chính thống hình thành do khung hạ tầng vùng hình thành kích 
thích các hoạt động kinh tế dịch vụ theo sân bay, nguồn lực phi chính 
thống do dòng dịch cư và định cư trong bối cảnh phát triển kinh tế 
sang giai đoạn mới là công nghiệp tiên tiến và ngành dịch vụ. Tuy 
nhiên, hai nguồn lực này lại biến thiên theo bối cảnh kinh tế toàn cầu 
hóa và nhu cầu của cộng đồng trong từng giai đoạn phát triển XH. 
23 
c. Dựa trên bối cảnh phát triển vùng hiện nay, các đô thị đã được 
định hướng phát triển theo các chính sách KT-XH cấp vùng- đô thị 
và theo các đồ án QHV, QHCXDĐT, luận án đề xuất hai mô hình 
phát triển dựa trên phân tích hình thái là mô hình “được dẫn hướng” 
và mô hình “được dẫn hướng- tự phát”. Từ đó luận án xây dựng hai 
kịch bản phát triển các đô thị theo hai mô hình trên. 
d. Kịch bản 1 dựa trên giả thiết các nguồn lực đủ mạnh để đô thị 
được phát triển theo mô hình “được dẫn hướng”. HTKGĐT theo các 
giai đoạn phát triển được dự báo theo các đồ án QHV, QHCXDĐT 
và chính sách phát triển KT-XH cấp vùng- đô thị. Kịch bản 2 dựa 
trên giả thiết các nguồn lực chỉ đủ mạnh để phát triển kinh tế vĩ mô 
và khung cấu trúc lưu thông vùng. Đô thị được phát triển theo mô 
hình “được dẫn hướng- tự phát”. Hoạt động kinh tế chính quy làm 
các nguồn lực trong xã hội vận hành để đáp ứng nhu cầu của cộng 
đồng theo từng giai đoạn phát triển. 
e. Mỗi kịch bản được phân tích nguồn lực và tác động lên các lớp 
hình thái theo mô hình phát triển đô thị để dự báo quá trình hình 
thành và biến đổi HTKG đô thị từ năm 2016 đến 2035, tầm nhìn đến 
2050. Luận án xác định các lớp hình thái vật thể và phi vật thể, cùng 
với tính chất chính quy và phi chính quy trong từng giai đoạn phát 
triển nhằm phục vụ cho công tác thực thi QH tương lai. 
II. Kiến nghị 
 Với các nhà quản lý và các cấp chính quyền 
+ Bên cạnh nguồn lực chính thống từ chính sách phát triển KT-XH, 
cần có cơ chế thực thi để khai thác các nguồn lực xã hội. Kết hợp hai 
nguồn lực sẽ làm đô thị vừa phát triển theo mong muốn của chính 
quyền, vừa đáp ứng nhu cầu của đối tượng chính kiến tạo đô thị. 
24 
+ Xây dựng các chính sách và cơ chế thực thi rất cần quan tâm đến 
nhu cầu của người dân, nhất là đối tượng trong các dòng dịch cư đô 
thị. Các cơ chế khuyến khích đối tượng này lựa chọn những nơi định 
cư thích hợp cùng với việc phát triển không gian cộng cộng sẽ giúp 
đô thị được hình thành theo QH trong quá trình thực thi. Đây là điều 
mà công tác QH và quản lý QH đang hướng tới. 
 Với người làm công tác chuyên môn về Quy hoạch 
+ Cần đưa phân tích HTKGĐT vào đánh giá bối cảnh của đô thị 
trong các đồ án QHCXDĐT để tìm ra nguồn lực và các tác động của 
các lớp hình thái trong quá khứ. Hiểu được bản chất và các quy luật 
biến đổi không gian đô thị để lựa chọn giải pháp QH thích hợp. 
+ Trong phần xác định các tiền đề phát triển đô thị, cần đánh giá bối 
cảnh trong các giai đoạn tương lai để tìm các nguồn lực. Kết hợp các 
chính sách phát triển KT-XH và cơ chế thực thi để đề xuất giải pháp 
QH linh hoạt để nâng cao tính khả thi trong quá trình thực thi QH. 
 Đối với nhà đầu tư bất động sản 
+ Cần xác định lại đối tượng để đầu tư các dự án BĐS là những 
người dân sinh sống và làm việc tại đô thị, kết hợp với chính quyền 
đưa ra các cơ chế khuyến khích người dân lựa chọn nơi định cư mới. 
+ Cần nghiên cứu để có thể đưa ra được mức giá phù hợp với thu 
nhập người dân để các khu đô thị mới lấp đầy và phát triển theo QH. 
 Đối với nghiên cứu tiếp theo 
Phát triển hướng nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực quản lý đô thị: 
tập trung phân tích các chính sách và cơ chế trong từng thời kỳ phát 
triển tác động làm thay đổi HTKGĐT. Kết quả này giúp chính quyền 
và các nhà quản lý ĐT đề ra cơ chế và chính sách vận dụng các 
nguồn lực làm cho đô thị được lấp đầy trong quá trình thực thi QH. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_hinh_thai_khong_gian_cac_do_thi_phia_dong_na.pdf