Tóm tắt Luận án Kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đáp ứng các yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại

Bệnh viện đa khoa (BVĐK) là cơ sở khám chữa bệnh và chăm

sóc sức khỏe (KCB) rất quan trọng trong hệ thống y tế của Việt Nam

nhưng kiến trúc BVĐK hiện nay đang tồn tại nhiều hạn chế, dẫn đến

những khó khăn trong việc triển khai ứng dụng các công nghệ KCB

và các hệ thống trang thiết bị y tế (TTBYT) hiện đại. Hệ quả là các

BVĐK tuyến dưới không đáp ứng được các yêu cầu mới về KCB của

nhân dân. Nguyên nhân do hệ thống tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế

vẫn còn nhiều hạn chế; Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chưa

theo kịp tiến bộ của y học; Hệ thống lý luận về kiến trúc bệnh viện

vẫn còn thiếu và yếu. Do đó, cần có những nghiên cứu mới về kiến

trúc bệnh viện đa khoa ở Việt Nam.

Theo phân cấp, mạng lưới bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

(BVĐKTT) phân bố rộng khắp và đồng đều trên toàn lãnh thổ, có

trình độ chuyên môn về y tế cao,. nên nếu đáp ứng được các yêu cầu

của nhân dân nội tỉnh thì sẽ giảm tải đáng kể cho các bệnh viện tuyến

TW. Để làm được điều đó, BVĐKTT cần phải sớm triển khai ứng

dụng các công nghệ y tế (bao gồm công nghệ KCB và TTBYT) hiện

đại để nâng cao chất lượng công tác KCB.

pdf 27 trang dienloan 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đáp ứng các yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đáp ứng các yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại

Tóm tắt Luận án Kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh đáp ứng các yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại
` 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 
HÀ QUANG HÙNG 
KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH 
ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA CÔNG NGHỆ Y TẾ 
HIỆN ĐẠI 
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC 
MÃ SỐ: 62.58.01.02 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC 
Hà nội - 2015 
- i - 
Luận án được hoàn thành tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh 
 PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường, tại 
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội vào hồi.... giờ..... ngày ... tháng ... 
năm 2015. 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
1. Thư viện Quốc gia; 
2. Thư viện Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. 
- 1 - 
MỞ ĐẦU 
 Lý do chọn đề tài 
Bệnh viện đa khoa (BVĐK) là cơ sở khám chữa bệnh và chăm 
sóc sức khỏe (KCB) rất quan trọng trong hệ thống y tế của Việt Nam 
nhưng kiến trúc BVĐK hiện nay đang tồn tại nhiều hạn chế, dẫn đến 
những khó khăn trong việc triển khai ứng dụng các công nghệ KCB 
và các hệ thống trang thiết bị y tế (TTBYT) hiện đại. Hệ quả là các 
BVĐK tuyến dưới không đáp ứng được các yêu cầu mới về KCB của 
nhân dân. Nguyên nhân do hệ thống tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế 
vẫn còn nhiều hạn chế; Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chưa 
theo kịp tiến bộ của y học; Hệ thống lý luận về kiến trúc bệnh viện 
vẫn còn thiếu và yếu. Do đó, cần có những nghiên cứu mới về kiến 
trúc bệnh viện đa khoa ở Việt Nam. 
Theo phân cấp, mạng lưới bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 
(BVĐKTT) phân bố rộng khắp và đồng đều trên toàn lãnh thổ, có 
trình độ chuyên môn về y tế cao,.. nên nếu đáp ứng được các yêu cầu 
của nhân dân nội tỉnh thì sẽ giảm tải đáng kể cho các bệnh viện tuyến 
TW. Để làm được điều đó, BVĐKTT cần phải sớm triển khai ứng 
dụng các công nghệ y tế (bao gồm công nghệ KCB và TTBYT) hiện 
đại để nâng cao chất lượng công tác KCB. 
Hiện nay, sau một thời gian dài tập trung đầu tư cho các bệnh 
viện tuyến TW, chiến lược đầu tư cơ sở vật chất cho ngành Y tế 
chuyển hướng sang các bệnh viện tuyến tỉnh. Vì vậy, gần đây nhiều 
BVĐKTT đã được triển khai đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo; Điều 
kiện để triển khai ứng dụng các công nghệ y tế (CNYT) hiện đại 
trong BVĐKTT đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, do các điều kiện 
đặc thù và chính sách an sinh xã hội nên không thể áp dụng nguyên 
mẫu các mô hình, giải pháp hoặc hệ thống tiêu chuẩn thiết kế BVĐK 
của nước ngoài cho các BVĐKTT ở Việt Nam. 
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết cần giải quyết mâu thuẫn gay gắt 
giữa sự tiến bộ vượt bậc của CNYT hiện đại với sự trì trệ của không 
gian kiến trúc bệnh viện, việc đi sâu nghiên cứu về kiến trúc 
BVĐKTT đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại là một yêu cầu 
cần thiết và cấp bách. 
- 2 - 
 Mục đích nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của luận án là giải quyết thấu đáo mối 
quan hệ phụ thuộc giữa không gian kiến trúc với CNYT hiện đại 
trong BVĐKTT. Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm: 
1) Đánh giá tổng quan về kiến trúc BVĐKTT và CNYT hiện 
đại; chỉ rõ những bất cập về kiến trúc BVĐKTT trước yêu cầu của 
CNYT hiện đại. 
2) Xác lập yêu cầu và nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc 
BVĐKTT đáp ứng yêu cầu của CNYT hiện đại. 
3) Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc các đơn vị 
chức năng (ĐVCN) trong BVĐKTT đáp ứng yêu cầu của CNYT 
hiện đại. 
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của luận án là không gian kiến trúc của 
BVĐKTT có quy mô từ 500 giường nội trú trở lên. 
Phạm vi nghiên cứu về không gian của luận án là cấu trúc tổng 
thể và cấu trúc không gian các ĐVCN thuộc 3 khu chức năng chính 
trong BVĐKTT. Giới hạn vấn đề nghiên cứu chủ yếu là không gian 
chức năng và áp dụng cho trường hợp xây mới. Phạm vi nghiên cứu 
về thời gian là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2030. 
 Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, được phân 
thành 3 nhóm như sau: 
1) Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
- Phương pháp phi thực nghiệm (khảo sát, điều tra). 
- Phương pháp thực nghiệm. 
2) Nhóm phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: 
- Xử lý, hiệu chỉnh, phân loại, thống kê, tổng kết số liệu. 
- Phân tích dữ liệu định tính và định lượng. 
3) Nhóm phương pháp đánh giá độ chính xác của kết quả: 
- Phương pháp thực chứng ứng dụng. 
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu góp phần bổ sung kiến thức lý 
thuyết về tổ chức không gian kiến trúc bệnh viện hiện đại. Các giải 
- 3 - 
pháp đề xuất trong luận án đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, đáp 
ứng yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc phù hợp với CNYT hiện 
đại của các BVĐKTT hiện nay cũng như trong tương lai. 
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể tham khảo để sử 
dụng trong công tác thiết kế các BVĐKTT, từ đó góp phần nâng cao 
hiệu quả đầu tư xây dựng và sử dụng các công trình BVĐKTT, gián 
tiếp nâng cao chất lượng công tác KCB ở tuyến tỉnh, góp phần giải 
quyết bài toán cân bằng tải cho hệ thống các cơ sở y tế. Đồng thời, 
kết quả của đề tài có thể tham khảo để điều chỉnh một số tiêu chuẩn 
về thiết kế BVĐK và sử dụng trong hoạt động giảng dạy và nghiên 
cứu khoa học. 
 Giải thích khái niệm và thuật ngữ 
- Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh: Hệ thống các BVĐK công lập ở 
Việt Nam được phân tuyến kỹ thuật từ địa phương đến TW. Bệnh 
viện đa khoa tuyến tỉnh (BVĐKTT) là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh 
(có nhiều đơn vị chức năng chuyên khoa), do tỉnh hoặc thành phố 
trực thuộc TW quản lý; chủ yếu thực hiện công tác KCB cho nhân 
dân trong phạm vi địa giới của tỉnh và khu vực lân cận 
- Công nghệ y tế hiện đại: CNYT hiện đại là các thành tựu gần 
đây hoặc trạng thái hiện tại của tri thức nhân loại về khoa học y tế và 
hệ thống TTBYT. Như vậy, CNYT hiện đại là tập hợp các công nghệ 
KCB hiện đại và các TTBYT hiện đại. Trong đó, công nghệ KCB 
bao gồm các phương pháp chẩn đoán; kỹ thuật điều trị và phục hồi 
chức năng; dịch vụ hỗ trợ công tác KCB. 
 Cấu trúc luận án 
Phần mở đầu 
Phần nội dung: Bao gồm 3 chương. 
Chương 1: Tổng quan về kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến 
tỉnh và công nghệ y tế hiện đại. 
Chương 2: Cơ sở khoa học của giải pháp kiến trúc bệnh viện 
đa khoa tuyến tỉnh đáp ứng các yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại. 
Chương 3: Giải pháp kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 
đáp ứng các yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại. 
Phần kết luận và kiến nghị. 
Danh mục tài liệu tham khảo (81 tài liệu). 
Phụ lục (57 trang). 
- 4 - 
NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN ĐA KHOA 
TUYẾN TỈNH VÀ CÔNG NGHỆ Y TẾ HIỆN ĐẠI 
1.1. KIẾN TRÚC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH HIỆN NAY 
1.1.1. Kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh ở Việt Nam 
Các BVĐKTT là cơ sở KCB có trình độ chuyên môn cao nhất 
của mỗi tỉnh và luôn là lựa chọn của đại đa số người dân khi có nhu 
cầu KCB nên có vai trò rất quan trọng trong hệ thống y tế. Tuy vậy, 
chất lượng KCB của các BVĐKTT không đồng đều và chưa cao. Gần 
đây, công tác đầu tư cho mạng lưới y tế tuyến tỉnh được triển khai 
mạnh mẽ nhưng tình trạng hoạt động của các BVĐKTT hiện vẫn còn 
nhiều khác biệt: BVĐKTT ở các đô thị lớn ngày càng quá tải nhưng 
tại một số vùng lại thường xuyên dưới tải. Nguyên nhân là do năng 
lực KCB chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. 
Sự phát triển của kiến trúc BVĐKTT ở Việt Nam có thể tóm 
lược trong 2 bảng sau: 
Bảng 1.3: So sánh kiến trúc bệnh viện ở Việt Nam qua các thời kỳ 
CÁC YẾU TỐ GIAI ĐOẠN 
TRƯỚC 1954 1954-1975 1976-1995 1995-NAY 
Giải pháp tổ hợp 
tổng mặt bằng 
Bố cục phân tán 
Tổng mặt bằng kiểu 
xương cá 
Bố cục chủ yếu là 
phân tán. Một số hỗn 
hợp. 
Bố cục vẫn chủ yếu là 
phân tán. Một số hợp 
khối quy mô nhỏ 
Bố cục hỗn hợp. Một số hợp 
khối quy mô lớn với tỷ trọng 
nén cao 
Dây chuyền tổng 
thể 
Chưa được chú ý 
xem xét 
Có kết nối nhưng rời 
rạc 
Liên hoàn nhưng vẫn 
chồng chéo 
Kết nối tường minh nhưng 
còn giao cắt 
Giải pháp giao 
thông tổng thể 
kết nối các 
(ĐVCN) 
Hành lang, cầu dẫn 
dạng xương cá 
Hành lang, cầu dẫn 
dạng xương cá, đối 
xứng hoặc lệch một 
bên 
Hàng lang, cầu dẫn tự do, 
có mái che 
Giao thông ngang dài và 
xa 
Các khối nhà kết nối liên 
hoàn, khép kín 
Sơ đồ tập trung hình sao 
Mặt bằng các 
khối nhà và các 
ĐVCN 
Hình chữ nhật đơn 
thuần 
Hành lang giữa 
Mặt bằng đối xứng 
dạng chữ H hoặc L. 
Hành lang bên. Không 
gian ngăn chia cứng 
Hành lang giữa 
Đa hành lang 
Giếng trời thông tầng 
Dây chuyền cục 
bộ các ĐVCN 
Dây chuyền đơn 
giản 
Dây chuyền tuyến 
tính dạng đơn giản 
Dây chuyền phức tạp 
nhưng không đảm bảo 
sạch và 1 chiều 
Dây chuyền 1 chiều theo quy 
trình 
Một số vẫn bán 1 chiều 
Giao thông đứng Cầu thang bộ Cầu thang bộ Đường dốc và thang bộ Thang bộ, thang máy 
Quy mô tầng cao Thấp tầng (1 đến 2 
tầng) 
Thấp tầng (< 3 tầng) 
là chủ yếu 
Thấp tầng (< 5 tầng) & 
trung bình 
Trung bình và cao tầng 
Chủ yếu <9 tầng 
Khẩu độ cột Nhỏ Nhỏ Nhỏ và vừa Lớn, có thể từ 6-8m 
Môi trường khu 
nghiệp vụ 
Tự nhiên Tự nhiên Tự nhiên kết hợp bán 
nhân tạo 
Bán nhân tạo hoặc nhân tạo 
hoàn toàn 
Kiến trúc và vật 
liệu mặt đứng 
Cổ điển với tường và 
cửa sổ 
Phân vị của tường, 
giải pháp che nắng, 
cửa sổ 
Khúc triết với phân vị 
tường, cột, chắn nắng và 
cửa sổ, vách kính 
Hiện đại với vách kính tấm 
lớn và các giải pháp tạo hình 
mới 
- 5 - 
Bảng 1.4: Tổng hợp thực trạng kiến trúc BVĐKTT hiện nay 
BVĐKTT DẠNG 1 DẠNG 2 DẠNG 3 
Hình thái BV cũ hoặc cải tạo nhỏ 
trước 1995 
BV được cải tạo, xây dựng từ 
1995 - 2005 
BV được xây mới sau 2005 
Tổng mặt bằng Phân tán Phân tán hoặc hỗn hợp Hợp khối quy mô lớn 
Mật độ xây dựng Cao, trên 60% Trung bình, 40-50% Thấp, dưới 40% 
Quy mô tầng cao Thấp tầng (< 3 tầng) là chủ 
yếu 
Thấp tầng (< 5 tầng) là chủ 
yếu, một số 5-9 tầng 
Cao tầng (7-9) là chủ yếu 
Một số >9 tầng 
Dây chuyền tổng thể Có kết nối nhưng rời rạc, 
kém liên hoàn 
Kết nối liên hoàn nhưng vẫn 
chồng chéo 
Kết nối khá tường minh 
nhưng còn giao cắt 
Giải pháp giao thông 
tổng thể 
Hành lang, cầu dẫn dạng 
xương cá 
Hàng lang, cầu dẫn tự do, có 
mái che 
Các khối nhà kết nối liên 
hoàn, khép kín 
Hệ số sử dụng đất Thấp, dưới 1 lần Trung bình, khoảng 1 lần Trung bình, trên 1 lần 
Khoảng lùi cách ly Từ 2 đến 15m Từ 5 đến 20m Từ 15 đến 50m 
Diện tích sử dụng Thiếu Thiếu Đủ 
Dạng hành lang Hành lang giữa Hành lang bên Giữa & đa hành lang 
Không gian đợi Hành lang, sân Hành lang và các sảnh Tập trung 
Không gian phụ trợ Bố trí đơn lẻ, thấp tầng Bố trí riêng, thấp tầng Hợp khối một phần 
Không gian dịch vụ Không có Tự phát Được hoạch định sẵn 
Cấu trúc Giống nhau Khác nhau Khác nhau 
Giao thông đứng Thang bộ, đường dốc Thang bộ, thang máy Thang bộ, thang máy 
Khẩu độ, lưới cột Nhỏ (~3,6m) Nhỏ và vừa (3,6m-6m) Lớn,~ 7m hoặc hơn 
Cảnh quan Kém Kém Khá 
Dự trữ phát triển Không có Không có Một số có 
Hạ tầng khác Không đồng bộ Không đồng bộ Tương đối đồng bộ 
Bên cạnh những thành tựu, kiến trúc BVĐKTT ở Việt Nam hiện 
đang tồn tại nhiều bất cập. Giải pháp bố cục tổng mặt bằng phân tán 
hoặc hỗn hợp có nhiều bất lợi. Dây chuyền sử dụng chưa tuân thủ các 
yêu cầu đặc thù chuyên ngành, chưa cập nhật các quy trình KCB hiện 
đại. Cơ cấu khoa phòng và chỉ tiêu diện tích chưa hợp lý, không gian 
chức năng vừa thừa vừa thiếu, không có không gian dự phòng y học 
thảm họa cũng như dự trữ phát triển. Không gian sử dụng kém linh 
hoạt. Cấu trúc công năng tổng thể chưa hợp lý so với yêu cầu về dây 
chuyền chung. Điều kiện an toàn, vệ sinh và chất lượng vật liệu hoàn 
thiện kém. Nhìn chung, kiến trúc BVĐKTT hiện chưa đáp ứng được 
yêu cầu của CNYT hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chuẩn thiết 
kế BVĐK cũng vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. 
1.1.2. Kiến trúc BVĐKTT và tương đương trên thế giới 
Kiến trúc bệnh viện ngày nay đã khác hoàn toàn so với thời kỳ 
đầu tiên. Các CNYT mới với quy trình KCB mới và TTBYT mới, kéo 
theo sự thay đổi không ngừng về không gian kiến trúc của bệnh viện. 
Các kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn mới đã giúp các ĐVCN trong 
bệnh viện có thể được bố trí gần nhau hơn. Mặt khác, hệ thống trang 
- 6 - 
thiết bị mới đòi hỏi các khu chức năng ngày càng phải hợp khối để 
gia tăng hiệu quả hoạt động. Vì vậy, các bệnh viện lớn ở các nước 
tiên tiến ngày càng được thiết kế hợp khối chặt chẽ; giải pháp kiến tạo 
không gian linh hoạt; phòng bệnh nhân nội trú bố trí ít giường; cảnh 
quan và tính sinh thái rất được chú trọng. 
Tại các nước trong khu vực có những điều kiện tương đồng với 
Việt Nam, kiến trúc BVĐK gần đây cũng đã tiệm cận với các xu 
hướng nêu trên do đặc thù CNYT hiện đại mang tính toàn cầu: Tổ 
hợp mặt bằng hợp khối; đưa các không gian nghiệp vụ vào phần lõi 
các khối nhà; ngăn chia bằng vách ngăn nhẹ; cơ cấu giường bệnh 
chuyển dịch sang ít giường; chỉ tiêu diện tích dành cho dịch vụ và 
khu vực công cộng ngày càng được tăng cao. 
1.2. CÔNG NGHỆ Y TẾ HIỆN ĐẠI TRONG BVĐKTT HIỆN NAY 
1.2.1. Công nghệ khám chữa bệnh hiện đại 
Các phương pháp chẩn đoán và kỹ thuật điều trị,.. trong lĩnh 
vực KCB liên tục phát triển đã làm thay đổi quy trình KCB. Nhiều 
công nghệ KCB mới đã được đưa vào ứng dụng trong BVĐKTT, 
hướng tới mục đích nâng cao chất lượng công tác KCB được cụ thể 
hóa bởi 3 mục tiêu: giảm thời gian nằm viện, giảm thời gian phục hồi 
chức năng, giảm chi phí điều trị. 
1.2.2. Trang thiết bị y tế hiện đại 
Khoa học kỹ thuật về trang thiết bị hỗ trợ công tác KCB trong 
những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng. Các TTBYT mới 
ngày càng phát triển cả về số lượng và kích thước; kết hợp với những 
thay đổi về khả năng phối ghép liên tác, dây chuyền hoạt động mới, 
khả năng khai thác tài nguyên chung của hệ thống,.. đã và đang tác 
động mạnh mẽ đến nhu cầu không gian, nguyên tắc tổ chức dây 
chuyền sử dụng và cấu trúc công năng của bệnh viện. 
1.2.3. Xác định phạm vi tập trung nghiên cứu 
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về CNYT hiện đại 
trong 3 khu chức năng chính là Khu khám bệnh đa khoa và điều trị 
ngoại trú; Khu KTNV-CLS; Khu điều trị nội trú. 
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC BVĐKTT HIỆN NAY 
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước 
Các nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc bệnh viện đa 
khoa hoặc chuyên khoa tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây đã nêu 
- 7 - 
ra nhiều yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc chính và nguyên lý khi thiết 
kế các ĐVCN trong BVĐK và xu hướng kiến trúc bệnh viện trong 
tương lai; Nêu ra những bất cập về lý luận cũng như thực tiễn công 
tác thiết kế bệnh viện hiện nay; Đồng thời đề xuất những quan điểm 
và giải pháp riêng của các tác giả về kiến trúc bệnh viện trong tình 
hình mới. 
1.3.2. Một số nghiên cứu ngoài nước 
Các nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc BVĐK ở nước 
ngoài đã cập nhật những nguyên tắc cơ bản thiết kế công trình y tế 
hiện đại; Phân tích các yếu tố mới để tạo ra môi trường vật lý nhằm 
nâng cao chất lượng công tác KCB; Cập nhật thông tin và đặc điểm 
 ... như trước đây. Cơ cấu không gian có sự thay đổi: Bỏ các phòng kho 
phim, phòng tối, phòng rửa và tráng phim, phòng CPU; Bổ sung hệ 
thống PACS, có thể tách riêng chụp mạch, can thiệp về các khoa lâm 
sàng. Ngoài ra, phòng chụp chỉ bố trí 1 cửa, không gian phòng máy 
phải trù tính cho các dòng máy kích thước lớn, không gian đợi và 
dịch vụ đủ cho bệnh nhân và thân nhân. 
Trung tâm xét nghiệm không cần thiết phải bố trí ở phía ngoài 
như trước đây. Trung tâm được hợp thành từ 4 labo với block hành 
Hình 3.21:Sơ đồ dây chuyền Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức 
- 18 - 
chính chung nhưng mỗi labo đều có khu vực kỹ thuật nghiệp vụ với 
không gian linh hoạt, tập trung. Loại bỏ các phòng trưởng khoa của 
labo, lấy mẫu, lưu mẫu, lưu trữ máu, vô khuẩn và một số phòng phụ 
trợ (thay thế bằng các tủ chuyên dụng). 
Khoa quản lý nhiễm khuẩn được chia thành 2 đơn vị xử lý chống 
khuẩn: Bộ phận tiệt trùng dụng cụ y tế và bộ phận khử trùng đồ vải. 
Không gian được phân làm 3 khu vực theo cấp độ sạch, ngăn cách 
với nhau bằng hệ thống tường ngăn kết hợp thiết bị chuyên dụng 2 
cửa 1 chiều hoặc phòng đệm khử khuẩn dạng khóa khí. Khoa không 
còn các không gian ngâm thô, ngâm tẩy, phơi trong nhà,.. như trước 
đây nhưng bổ sung các phòng rửa xe đẩy chở đồ bẩn. 
 Khoa Dược hiện nay không cần thiết phải bố trí ở gần Khoa 
khám mà chỉ cần liên hệ thuận tiện với Khu nội trú và Khu KTNV-
CLS. Bộ phận nghiệp vụ của Khoa dược gồm: Dược cấp phát, dược 
pha chế (dây chuyền 1 chiều) và tổng kho. Loại bỏ các không gian 
sản xuất đông dược, cung ứng bông băng, hóa chất và quầy thuốc. 
Khoa Dinh dưỡng hiện nay chỉ còn nhiệm vụ khám phân tích trở 
kháng sinh học, tư vấn, nghiên cứu, tiết chế, sản xuất suất ăn cho 
bệnh nhân nội trú. Vì vậy cơ cấu Khoa chỉ gồm 3 bộ phận: Dinh 
dưỡng lâm sàng; Tiết chế; Hành chính. Khoa có thể được bố trí ở các 
tầng cao, đảm bảo liên hệ thuận tiện với Khu nội trú; với cơ cấu 
không gian và dây chuyền hoạt động khác so với trước đây. 
3.3.3. Tổ chức không gian kiến trúc khu điều trị nội trú 
Khu nội trú trong BVĐKTT hiện đại được hợp khối theo phương 
đứng với cấu trúc công năng tổng thể đảm bảo: Các khoa cấp cứu, 
sản, nhi, y học hạt nhân ở các tầng thấp; Các khoa hệ ngoại, ICU ở 
các tầng giữa có cao độ sàn tương đồng với Khoa phẫu thuật; Các 
khoa hệ nội ở các tầng cao. 
Khoa cấp cứu phải kết nối trực tiếp với Khu KTNV-CLS mà 
không kết nối với ICU như trước đây; Có tuyến hành lang cấp cứu và 
giao thông đứng liên hệ nhanh chóng với cụm phòng mổ cấp cứu. Cơ 
cấu không gian chức năng có nhiều thay đổi như: Dự phòng cấp cứu 
thảm họa; Loại bỏ phòng siêu âm, xquang, xét nghiệm; Không gian 
tạm lưu được tách thành không gian cấp cứu chính, cấp cứu lưu và 
các phòng cách ly. Không gian được bố trí tập trung, không chia nhỏ 
thành các đơn nguyên 10 giường như trước đây. 
- 19 - 
 Khoa hồi sức tích 
cực - chống độc (ICU) 
được bố trí gần khu nội 
trú, liên hệ thuận tiện 
với cấp cứu, liên thông 
trực tuyến với khu vực 
hậu phẫu ngoại. ICU 
không chia thành nhiều 
unit (quy mô 10-15 
giường/unit) mà được 
tổ hợp thành 1 đơn vị 
duy nhất có quy mô 
25-30 giường nhưng có 
nhiều phòng hồi sức 
cách ly / đặc biệt. 
Khoa sản có thể bố trí ở các tầng trên mà không nhất thiết phải ở 
tầng 1 như trước đây do BVĐKTT hiện đại được hợp khối với hệ 
thống thang máy đầy đủ và nguồn điện dự phòng. 
 Cơ cấu 
chung của 
Khoa sản bao 
gồm 4 khu vực: 
Nghiệp vụ, 
sàng lọc sơ 
sinh, phụ trợ và 
hành chính. 
Khu vực 
nghiệp vụ sản 
khoa bao gồm 
đủ các không 
gian chức năng: 
Tiền sản, sản, 
hậu sản. Các khu chức năng (sản và sơ sinh) đều phải phân thành 2 
khu vực: “thường” và “cách ly”. Các phòng đẻ và nghiệp vụ kỹ thuật 
phải bố trí hành lang thu hồi đồ bẩn riêng. 
Hình 3.43: Sơ đồ dây chuyền Khoa cấp cứu 
Hình 3.48: Sơ đồ dây chuyền Khoa sản 
- 20 - 
 Khoa truyền nhiễm 
với các giải pháp về cô 
lập, cách ly, khử trùng 
không khí đã cho phép 
hợp khối vào khu điều 
trị nội trú nếu điều kiện 
đất đai hạn chế mà 
không cần phải bố trí ở 
vị trí biệt lập với khoảng 
cách ly tối thiểu 20m 
như trước đây. Cơ cấu 
không gian của Khoa 
được tổ chức thành 3 block độc lập phân theo phương thức lây nhiễm. 
Khoa điều trị nội 
trú điển hình, cơ cấu 
chung của khoa gồm: 
Khu phòng bệnh nhân, 
khu kỹ thuật nghiệp vụ 
khoa và khu hành 
chính khoa. Block kỹ 
thuật nghiệp vụ không 
cần chiếu sáng và 
thông gió tự nhiên nên 
có thể bố trí vào phần 
lõi của khối công trình, 
thuận tiện cho việc hợp khối lớn khu nội trú. Khu phòng bệnh nhân 
nên bố trí với cơ cấu chỉ từ 1 đến 2 giường. Ngoài ra, khai thác các 
điểm mở của hành lang để bố trí không gian nghỉ, thăm thân và các 
dịch vụ công cộng khác. 
3.4. BÀN LUẬN 
3.4.1. So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác 
So với các nghiên cứu trước đây, luận án đã đánh giá đầy đủ về 
kiến trúc BVĐKTT và các CNYT hiện nay; Chỉ rõ những bất cập; 
Kiến giải các vấn đề pháp lý và lý thuyết mới; Phân tích tác động và 
các yêu cầu đặc thù của CNYT hiện đại đối với không gian kiến trúc; 
Khẳng định các điều kiện áp dụng; Xác lập được các yêu cầu mới đối 
Hình 3.53: Sơ đồ dây chuyền Khoa truyền nhiễm 
Hình 3.55: Sơ đồ dây chuyền khoa nội trú điển hình 
- 21 - 
với không gian kiến trúc; Đưa ra 3 nguyên tắc mới làm cơ sở; Từ đó 
đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc BVĐKTT mới so 
với các nghiên cứu trước đây. 
3.4.2. Một số vấn đề về kỹ thuật kiến trúc khác 
Do phạm vi nghiên cứu đã giới hạn chủ yếu là về không gian 
chức năng nên luận án không đi sâu nghiên cứu các giải pháp khác 
mà chỉ có một số bàn luận khái lược về các vấn đề kỹ thuật kiến trúc 
có liên quan mật thiết trong việc tạo tiền đề cho không gian kiến trúc 
đáp ứng yêu cầu của CNYT hiện đại như kiến trúc cảnh quan, hình 
thức kiến trúc, kết cấu, môi trường, quản trị và tổ chức dịch vụ. 
3.4.3. Sự phù hợp với các BVĐKTT trong diện cải tạo 
Sau khi đánh giá thực trạng chung, phân tích những thuận lợi, 
khó khăn và hướng giải quyết, có thể thấy khả năng áp dụng các giải 
pháp tổ chức không gian kiến trúc do luận án đề xuất vào việc cải tạo, 
mở rộng, nâng cấp các BVĐKTT cũ, nhằm từng bước đáp ứng yêu 
cầu của CNYT hiện đại, là hoàn toàn phù hợp và có tính khả thi cao. 
3.4.4. Mức độ ứng dụng và khả năng áp dụng giải pháp đối với các dạng 
bệnh viện khác 
Đối với các BVĐKTT xây mới và có đủ nguồn vốn, có thể ứng 
dụng toàn bộ các giải pháp đã đề xuất. Ngược lại, có thể ứng dụng 
các giải pháp đối với các khu chức năng chính theo thứ tự mức độ ưu 
tiên giảm dần: KTNV-CLS; Khám và điều trị ngoại trú; Nội trú. Đối 
với các ĐVCN trong mỗi khu chức năng, khuyến nghị áp dụng đồng 
bộ các giải pháp. Tuy nhiên, vẫn có thể áp dụng từng bước theo mức 
độ ưu tiên của mỗi ĐVCN. Đối với các dạng bệnh viện khác (đa khoa 
và chuyên khoa tuyến Trung ương, chuyên khoa tuyến tỉnh, đa khoa 
liên khu vực, tuyến huyện, đa khoa tư nhân), các giải pháp do luận án 
đề xuất cũng có thể áp dụng toàn phần hoặc một phần tùy điều kiện. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Kết luận 
Trên cơ sở những nội dung đã trình bày, luận án đi đến những kết 
luận sau: 
1. Mạng lưới BVĐKTT là cơ sở KCB rất quan trọng trong toàn 
hệ thống y tế Việt Nam. Số lượng và quy mô các BVĐKTT đang 
ngày càng gia tăng do dân số tăng, nhu cầu KCB và yêu cầu của việc 
- 22 - 
giảm tải cho tuyến TW. Vì vậy, các chính sách hiện nay đang tập 
trung đầu tư cho mạng lưới này. Trong khi đó, tổ chức không gian 
kiến trúc BVĐKTT bên cạnh những thành tựu phù hợp với từng giai 
đoạn lịch sử, vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là những bất 
cập về công năng kiến trúc và giải pháp công nghệ trước yêu cầu ứng 
dụng CNYT hiện đại trong công tác KCB. Nguyên nhân do hệ thống 
tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện còn hạn chế, bất cập; Giải pháp tổ chức 
không gian kiến trúc bệnh viện chưa được quan tâm nghiên cứu để 
theo kịp tiến bộ của y học; Hệ thống lý luận về kiến trúc bệnh viện 
vẫn còn thiếu và yếu. Vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu về kiến trúc 
BVĐKTT đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại, đặc biệt là đi sâu 
nghiên cứu về không gian chức năng, nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp 
bách trong quá trình đầu tư xây dựng các BVĐKTT hiện nay cũng 
như trong tương lai. 
2. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc BVĐKTT đáp ứng các 
yêu cầu của CNYT hiện đại cần dựa trên các cơ sở khoa học của quá 
trình hình thành và phát triển của kiến trúc BVĐKTT, bao gồm: Các 
cơ sở pháp lý về chiến lược, quy hoạch hệ thống bệnh viện, các quy 
định, quy chế, tiêu chuẩn và quy chuẩn có liên quan; Các lý thuyết 
mới và hệ thống nguyên lý; Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn 
hóa - xã hội, công nghệ KCB, TTBYT; Các kinh nghiệm thực tiễn 
cũng như dự báo các xu hướng phát triển; Và các yêu cầu đặc thù của 
CNYT hiện đại đối với không gian kiến trúc. Trong đó, đặc biệt lưu ý 
các yêu cầu mới của CNYT hiện đại đối với không gian kiến trúc. 
3. Kiến trúc BVĐKTT đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại 
được tổ chức không gian theo quan điểm bệnh viện là cơ sở cung cấp 
dịch vụ và theo 3 nguyên tắc mới: (1) Hợp khối, tinh gọn để tiện và 
lợi; (2) Linh hoạt, tiên lượng để thích ứng cho tương lai, phát triển 
bền vững; (3) Độc lập, khép kín để thỏa mãn các yêu cầu cách ly và 
đặc thù. 
4. Trên cơ sở các quan điểm và nguyên tắc đó, kiến trúc 
BVĐKTT đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại được tổ chức 
không gian thông qua các giải pháp đề xuất sau: 
o Về cấu trúc tổng thể: Đề xuất giải pháp bố cục tổng mặt bằng 
dạng hợp khối với tỷ trọng nén cao và cấu trúc công năng tổng 
thể phù hợp với quy trình KCB mới, tối ưu về phân bố các 
- 23 - 
ĐVCN và phân luồng các nhóm đối tượng. 
o Về không gian kiến trúc các ĐVCN: Đề xuất các giải pháp tổ 
chức không gian kiến trúc phù hợp với các yêu cầu mới của 
CNYT hiện đại. Cụ thể, đề xuất cơ cấu không gian chức năng và 
dây chuyền sử dụng mới cho 17 ĐVCN thuộc 3 khu chức năng 
chính, bao gồm: Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức, Khoa chẩn 
đoán hình ảnh, Trung tâm xét nghiệm (gồm Labo hóa sinh, Labo 
vi sinh - ký sinh trùng, Labo huyết học, Labo giải phẫu vi thể), 
Khoa quản lý nhiễm khuẩn, Khoa dược, Khoa dinh dưỡng, Khoa 
cấp cứu, ICU - chống độc, Khoa sản, Khoa truyền nhiễm, Khoa 
điều trị nội trú điển hình, Block hành chính khoa điển hình, Đơn 
vị khám theo yêu cầu, Đơn vị điều trị trong ngày. Trong số đó, 
có 15 ĐVCN là hiện hữu và 2 ĐVCN là đề xuất mới. 
5. Đối với các BVĐKTT đã xây dựng có không gian kiến trúc 
chưa đáp ứng được yêu cầu của CNYT hiện đại và cần phải cải tạo, 
luận án đưa ra một số giải pháp phù hợp và có tính khả thi cao. Các 
dạng bệnh viện khác (TW, chuyên khoa, tư nhân, tuyến dưới) cũng có 
thể áp dụng các giải pháp theo từng mức độ. 
 Kiến nghị 
Việc đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo, mở rộng, nâng cấp 
các BVĐKTT ở nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 đang 
đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết. Trong đó, giải pháp tổ chức không gian 
kiến trúc đáp ứng được các yêu cầu của CNYT hiện đại là một trong 
những yêu cầu quan trọng mang tính tiền đề của quá trình hoàn thiện 
cơ sở vật chất phục vụ công tác KCB ở tuyến tỉnh hiện nay và trong 
tương lai. Quá trình này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành 
với những giải pháp đồng bộ: 
1. Điều tra, đánh giá toàn diện thực trạng cơ sở vật chất các 
BVĐKTT hiện có. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá nhằm tiên 
lượng khả năng đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại nếu tiến 
hành cải tạo. Từ đó quyết định lựa chọn một trong các giải pháp: (1) 
Cải tạo nâng cấp, mở rộng nếu khả dĩ; (2) Chuyển toàn bộ cơ sở vật 
chất cho bệnh viện tuyến dưới để tiến hành đầu tư xây dựng mới hoàn 
toàn; (3) Đầu tư xây dựng cơ sở 2 hoạt động song song với bệnh viện 
hiện có. Trong các giải pháp nêu trên, ưu tiên giải pháp đầu tư xây 
dựng mới hoàn toàn nhằm đảm bảo không gian kiến trúc hoàn chỉnh, 
- 24 - 
đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu của CNYT hiện đại trước mắt và 
lâu dài. 
2. Đẩy mạnh phát triển các mô hình tự chủ về nguồn vốn, tài 
chính và TTBYT cho các BVĐKTT như: ODA, xây dựng - chuyển 
giao, cổ phần hóa, xã hội hóa, hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết,.. 
kể cả với đối tác nước ngoài. 
3. Nâng cao chất lượng của công tác thiết kế, thẩm định, vận 
hành, khai thác, sử dụng các công trình BVĐKTT thông qua việc rà 
soát để điều chỉnh, hoàn thiện, cập nhật các hệ thống cơ sở pháp lý về 
BVĐK (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế bệnh viện) với 
chu kỳ 5 năm/lần. Trước mắt, xem xét bỏ yêu cầu khống chế tầng cao 
tối đa là 9 tầng và hạn chế bố trí các ĐVCN trong tầng hầm đối với 
BVĐK được xây dựng ở các đô thị. 
4. Bên cạnh điều kiện “cần” là các giải pháp tổ chức không gian 
kiến trúc, luận án kiến nghị các bệnh viện cần đặc biệt quan tâm đến 
việc triển khai áp dụng các giải pháp quản trị hiện đại bởi đây chính 
là điều kiện “đủ” để có thể ứng dụng các CNYT hiện đại một cách 
bền vững. 
5. Ngoài các nội dung mà luận án đã nghiên cứu, cần tiếp tục 
nghiên cứu sâu hơn về tổ chức không gian kiến trúc của các ĐVCN 
như trung tâm tế bào gốc, labo gene trị liệu, trung tâm hỗ trợ sinh sản, 
trung tâm ung bướu, trung tâm tim mạch và các trung tâm kỹ thuật 
chuyên sâu khác trong BVĐK. 
Các điều kiện về kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ 
nói chung và CNYT nói riêng,.. của nước ta hiện nay đã và đang phát 
triển mạnh mẽ, đặt ra những đòi hỏi cấp bách về việc cần phải thường 
xuyên, liên tục cập nhật các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc 
bệnh viện mới để đáp ứng. Đây cũng chính là chìa khóa để giải quyết 
các bất cập về cân bằng tải trong công tác KCB và an sinh xã hội hiện 
nay, thông qua việc hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm nâng cao 
chất lượng KCB ở tuyến dưới, trong đó mạng lưới các BVĐKTT có 
vai trò rất quan trọng. Việc nghiên cứu các giải pháp kiến trúc 
BVĐKTT đáp ứng các yêu cầu của CNYT hiện đại là hoàn toàn phù 
hợp với những đòi hỏi cấp bách đó; góp phần thực hiện đầy đủ và 
toàn diện các mục tiêu chiến lược về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe 
cho nhân dân./. 
- 25 - 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC 
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Hà Quang Hùng (2012), "Sự cần thiết của 'không gian thông minh' 
trong các bệnh viện hiện nay", Tạp chí Quy hoạch đô thị, 
(7+8), tr.102-103. 
2. Hà Quang Hùng (2015), "Thực trạng kiến trúc bệnh viện ở Việt 
Nam và kinh nghiệm quốc tế", Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, 
(5+6), tr. 56-58. 
3. Hà Quang Hùng (2015), "Kiến trúc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh 
trước yêu cầu của công nghệ y tế hiện đại", Tạp chí Xây dựng 
và đô thị, (43), tr. 56-58. 
4. Hà Quang Hùng (2015), "Đổi mới hoàn thiện tiêu chuẩn thiết kế 
bệnh viện", Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (7+8), tr. 32-34. 
5. Nguyễn Khắc Sinh, Hà Quang Hùng (2015), "Mối quan hệ giữa 
thiết kế bệnh viện với công nghệ y tế hiện đại", Hội thảo khoa 
học “Thiết kế và sức khỏe: Thực trạng kiến trúc bệnh viện, y 
tế cơ sở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Bộ Y tế, ngày 
21/10/2015. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_kien_truc_benh_vien_da_khoa_tuyen_tinh_dap_u.pdf