Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit sinh thái từ dầu lanh epoxy hóa gia cường bằng cốt liệu thạch anh và thủy tinh, ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo
Hiện nay, đá tự nhiên đang dần cạn kiệt do khối lượng khai thác và
sử dụng ngày càng lớn, trong khi nhu cầu về vật liệu đá ốp lát ngày
càng tăng. Thêm vào đó, trong thành phần chất kết dính polyeste không
no có sử dụng hàm lượng dung môi styren lớn, dung môi này dễ bay hơi
ở nhiệt độ thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và
gây ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh trên, đề tài “Nghiên cứu chế
tạo vật liệu compozit sinh thái từ dầu lanh epoxy hóa gia cường bằng2
cốt liệu thạch anh và thủy tinh, ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương
nhân tạo” được tiến hành với mục đích nghiên cứu sử dụng nhựa nền từ
dầu lanh epoxy sử dụng trong quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit sinh thái từ dầu lanh epoxy hóa gia cường bằng cốt liệu thạch anh và thủy tinh, ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit sinh thái từ dầu lanh epoxy hóa gia cường bằng cốt liệu thạch anh và thủy tinh, ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo
1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ Amino silan N-(2- aminetyl)- 3- aminopropyltrimetoxysilan BOTPS bis (1-octyloxy-2,2,6,-tetrametyl-4-piperidyl) sebacate DMI 1,2-Dimetylimidazol DSC Quét nhiệt vi sai E11 2-(2-hydroxy-5-metylphenyl)benzotiazol E765 Bis-(N-metyl,2,2,6,6-tetametyl-4-piperidinyl) sebacate + metyl-(N-metyl,2,2,6,6-tetrametyl-4- piperidinyl) sebacate EC Vật liệu polyme compozit có chất gia cường thủy tinh EQ Vật liệu polyme compozit có chất gia cường thạch anh ELO Epoxy linseed oil - Dầu lanh epoxy hóa EMI 2-Etyl- 4 – Metylimidazol FESEM Kính hiển vi điện tử trường phát xạ FT-IR Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier Glycidoxy silan 3-Glycidoxypropyltrimethxysilan HALS Chất cản quang HnOB 2-Hydroxy-4-n-octoxybenzophenon IM Imidazol MHHPA Anhydrit 4- metylhexahydrophtalic MHOP Metanon, 2-hydroxy-4-(octyloxy)-phenyl NMI 1-metylimidazol PC Polyme compozit PHSH Phân hủy sinh học PEKN Nhựa polyeste không no TGA Phân tích nhiệt khối lượng UVA Chất hấp phụ tia tử ngoại %KL Phần trăm theo khối lượng MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, đá tự nhiên đang dần cạn kiệt do khối lượng khai thác và sử dụng ngày càng lớn, trong khi nhu cầu về vật liệu đá ốp lát ngày càng tăng. Thêm vào đó, trong thành phần chất kết dính polyeste không no có sử dụng hàm lượng dung môi styren lớn, dung môi này dễ bay hơi ở nhiệt độ thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và gây ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh trên, đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit sinh thái từ dầu lanh epoxy hóa gia cường bằng 2 cốt liệu thạch anh và thủy tinh, ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo” được tiến hành với mục đích nghiên cứu sử dụng nhựa nền từ dầu lanh epoxy sử dụng trong quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các giải pháp và công nghệ phù hợp để sử dụng nhựa nền từ dầu lanh epoxy hóa thay thế polyeste không no trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp mới của luận án Các kết quả nghiên cứu trong luận án này sẽ mở ra khả năng ứng dụng vật liệu polyme compozit sinh thái, trên cơ sở dầu thực vật có khả năng tái tạo và cốt liệu hạt tái chế ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về vật liệu polyme compozit Vật liệu PC đã có mặt từ nhiều thập kỷ trở lại đây trong hầu hết các lĩnh vực. Vật liệu PC có nhiều ưu điểm nổi bật như: khối lượng riêng nhỏ, độ bền cơ học cao, chịu mài mòn, chịu hóa chất tốt, không dẫn điện, bền khí hậu. Về mặt cấu tạo, vật liệu PC bao gồm một hay nhiều pha gián đoạn (cốt) phân bố đều trong một pha nền liên tục (pha nền). Vật liệu PC bao gồm các thành phần: vật liệu nền, vật liệu gia cường, chất độn, phụ gia. 1.1.1. Vật liệu polyme compozit cốt sợi Trong thành phần của vật liệu PC cốt sợi, chất gia cường được sử dụng là các loại sợi khác nhau. Một số loại sợi truyền thống và phổ biến thường sử dụng trong chế tạo vật liệu PC cốt sợi bao gồm: sợi thủy tinh, sợi cacbon, tạo ra vật liệu PC có tính chất cơ lý rất tốt như: độ bền kéo, độ bền uốn,Một vài thập kỷ trở lại đây, các loại sợi có nguồn gốc thực vật được nghiên cứu sử dụng để chế tạo vật liệu PC sinh thái như: sợi tre, sợi nứa, Vật liệu PC gia cường bằng cốt sợi có một số ưu điểm so với vật liệu PC cốt hạt như: độ bền kéo và độ bền va đập tốt hơn, tỷ trọng nhẹ hơn và có tính chất định hướng. Bên cạnh đó, vật liệu PC cốt sợi có một số nhược điểm so với vật liệu PC cốt hạt như: khả năng gia công khó khăn do tính chất bất đẳng hướng của sợi, cường lực nén thấp, các tính chất bề mặt như độ bóng và độ cứng thấp, và giá thành của vật liệu PC cốt sợi cao. 3 1.1.2. Vật liệu polyme compozit cốt hạt 1.1.2.1. Hiểu biết chung về polyme compozit cốt hạt Vật liệu PC cốt hạt là vật liệu PC được gia cường bởi các hạt với các kích thước và hình dạng khác nhau. Một số cốt hạt như: thạch anh, canxi cacbonat, mika, hạt kim loại,. Mục đích sử dụng cốt liệu hạt: Sử dụng trong trường hợp cần tăng cường một số tính chất như: chịu nhiệt, chịu mài mòn, giảm độ co ngót hoặc khi cần giảm giá thành sản phẩm. Ưu điểm của vật liệu PC cốt hạt là giá thành rẻ, khả năng gia công chế tạo dễ dàng do có tính đẳng hướng và một số tính chất cơ lý vượt trội so với PC dạng sợi như cường lực nén, độ bóng bề mặt, độ cứng bề mặt. 1.1.2.2. Các chất gia cường silic đioxit a. Thạch anh b. Thủy tinh/gương kính c. Cristobalit 1.2. Khái quát chung về tình hình nghiên cứu và sản xuất vâṭ liêụ polyme compozit sinh thái 1.2.1.Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất đá nhân tạo 1.2.1.1.Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất đá nhân tạo trên thế giới a. Nhu cầu sử dụng vật liệu ốp lát Theo thống kê từ của các tạp chí Stone World và Freedonia thì nhu cầu về vật liệu ốp lát trên toàn thế gới ngày càng tăng với tốc độ trung bình hàng năm 15 – 20%. Trên thế giới hiện nay có khoảng 13 loại nguyên vật liệu được sử dụng trong lĩnh vực ốp lát. Theo đánh giá và xếp hạng về ưu điểm cơ lý của vật liệu ốp lát thì vật liệu ốp lát từ thạch anh có ưu điểm cơ lý nổi bật nhất. b. Công nghệ sản xuất đá nhân tạo có 3 công nghệ sản xuất chính như sau: • Công nghệ “ghép mảnh” là công nghệ đầu tiên về sản xuất đá nhân tạo. • Công nghệ “đúc khối”:Cách thức vận hành của công nghệ này tương tự như công nghệ “ghép mảnh” nhưng được làm thành từng khối và được cắt ra khi sử dụng. 4 • Công nghệ “tạo tấm” ra đời cách đây 30 năm và đã khắc phục được các nhược điểm mà các công nghệ trước để lại như tính cơ lý kém, không đồng nhất. Đây cũng là công nghệ mà hầu hết các nhà sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh uy tín hiện nay đang sử dụng và được gọi là công nghệ Breton. Công nghệ sản xuất đá của Trung Quốc: giai đoạn đầu khi công nghệ Breton xuất hiện đã được bán rất nhiều cho Trung Quốc và người Trung Quốc đã biến đổi công nghệ, nội địa hóa nó thành công nghệ riêng của Trung Quốc. c. Một số nhà sản xuất đá ốp lát nhân tạo theo công nghệ Breton Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 30 nhà cung cấp đá ốp lát nhân tạo sử dụng công nghệ Breton. Trong đó, Cosentino – Silestone (Tây Ban Nha); Caesarstone (Isaren); Cambria (Hoa Kỳ) và Vicostone (Việt Nam) là những nhà cung cấp lớn đã tạo được thương hiệu cũng như chỗ đứng tại thị trường. 1.2.1.2.Tình hình sản xuất và sử dụng đá nhân tạo trong nước Tại Việt Nam hiện nay, có duy nhất Công ty Vicostone sản xuất đá nhân tạo dòng sản phẩm đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh dạng tấm theo công nghệ rung ép vật liệu trong môi trường chân không chuyển giao từ hãng Breton (Italy). 1.2.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước Với ưu điểm là có khả năng tái tạo, không độc hại cả trong quá trình sản xuất và sử dụng, và có thể biến tính để tạo ra các nhóm chức hoạt động mong muốn, dầu thực vật đang được nghiên cứu và ứng dụng trên phạm vi thế giới. Hãng Breton bắt đầu triển khai nghiên cứu ứng dụng dầu lanh epoxy hóa ứng dụng tronng sản xuất đá ốp lát nhân tạo. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất đá ốp lát nhân tạo trên thế giới bắt đầu nghiên cứu ứng dụng dầu lanh epoxy hóa để sản xuất đá ốp lát nhân tạo, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ứng dụng dầu lanh epoxy hóa mới triển khai trên mẫu đá ốp lát tại trong phòng thí nghiệm 1.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay, trong nước chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu về vật liệu PC từ dầu lanh epoxy hóa ứng dụng riêng cho sản xuất đá ốp lát nhân tạo. Nếu sản phẩm này được sản xuất thành công không những sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp mà còn phù hợp với xu thế toàn cầu là sự phát triển bền vững. 5 1.3. Giới thiệu về dầu thực vật và dầu lanh epoxy hóa 1.3.1. Giới thiệu về dầu thực vật Hiện nay, dầu thực vật là một nguồn nguyên liệu dồi dào được lấy từ hạt của những cây như cây lanh, đậu nành, hướng dương,.Các dầu thực vật phổ biến nhất được sử dụng để biến tính với mục đích sử dụng trong công nghiệp phải kể đến đó là: Dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu lanh. 1.3.2. Giới thiệu về các phương pháp biến tính dầu thực vật Những thành phần chính của dầu thực vật là các axit béo có một nối đôi, hai nối đôi và các este của chúng có thể dễ dàng chuyển hóa thành dạng epoxy (oxiran) bởi quá trình epoxy hóa nhờ peraxit hữu cơ, hay axit hydro - peroxit hữu cơ. 1.3.3. Giới thiệu về biến tính dầu lanh bằng phản ứng epoxy hóa Dầu thực vật nói chung và dầu lanh epoxy hóa nói riêng, do có nhóm epoxy nằm giữa mạch, khác với epoxy đi từ nguồn gốc dầu mỏ có nhóm epoxy nằm cuối mạch, nên hoạt tính của nhóm epoxy trong dầu thực vật thấp. Vì vậy, dầu thực vật epoxy hóa thường được lựa chọn đóng rắn nóng bằng anhydrit với sự có mặt của xúc tác imidazol. 1.4. Phương pháp nâng cao tính chất bền cơ và bền màu của vật liệu polyme compozit cốt hạt Để tăng cường các tính chất bền cơ và khả năng chịu thời tiết của vật liệu PC, biến tính nhựa nền hoặc phương pháp xử lý bề mặt chất gia cường (dạng sợi/hạt) và sử dụng chất chống UV là các phương pháp đã đạt được hiệu quả cao. 1.4.1. Sử dụng phụ gia có tính tương thích với hệ nhựa nền Các phương pháp biến tính nhựa nền để nâng cao tính chất cơ lý của vật liệu PC thường được sử dụng bao gồm: chất tương hợp, chất liên kết silan, chất hóa dẻo. 1.42. Biến tính bề mặt cốt liệu hạt bằng chất liên kết silan Để tăng cường khả gia công cũng như tính chất cơ lý của vật liệu PC đã tiến hành nghiên cứu sử dụng chất liên kết silan trong quá trình gia công vật liệu PC trên cơ sở nhựa nền ELO. 1.4.3. Sử dụng chất chống tia tử ngoại Để nâng cao độ bền thời tiết và khả năng chịu môi trường của vật liệu PC người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó phương pháp sử dụng chất chống tia UV là một trong những phương b) 6 pháp được lựa chọn. Các chất chống tia UV được chia làm 2 loại: Chất hấp thụ tia tử ngoại (UVA) và chất cản quang ( HALS). CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị nghiên cứu Dầu lanh epoxy hóa (ELO) có hàm lượng nhóm epoxy 22,8%, Akcros, Anh. Anhydrit 4-metylhexahydrophtalic (MHHPA), Lindau Chemical, Anh. 2- metylimidazol (2-MI); Imidazol (IM); 1,2-Dimetylimidazol (DMI); 2-Etyl- 4 – Metylimidazol (EMI) và 1-metylimidazol (NMI), BASF, Đức. Polyol-PT1 có khả năng phân tán hoàn toàn trong nước, có độ tinh khiết 99,5%, độ nhớt 800 ÷ 1000 cps (ở 25°C) của Malaysia. N-(2- aminetyl)- 3- aminopropyltrimetoxysilan, Wacker, Đức. 3-Glycidoxypropyltrimetoxysilan, Evonik, Đức. 2-Hydroxy-4-n-octoxybenzophenol (HnOB), Mayzo, Hoa Kỳ 2-(2-hydroxy-5-metylphenyl) benzotiazol (E11); và bis-(N- metyl,2,2,6,6-tetrametyl-4-piperidinyl) sebacat + metyl-(N-metyl, 2,2,6,6-tetrametyl-4- piperidin) sebacat (E765), Everlight, Đài Loan. Metanol, 2-hydroxy-4-(octyloxy)-phenyl (MHOP); Bis (1-octyloxy-2,2,6,-tetrametyl-4-piperidyl) sebacat (BOTPS), BASF, Đức. Thạch anh có hàm lươṇg SiO2 ≥ 99,5%, đô ̣ẩm ≤ 0,3%, Quảng Nam, Việt Nam. Gương, kính tái chế có hàm lươṇg SiO2 ≥ 72,0%, Na2O ~15%, đô ̣ẩm ≤ 0,3%,, Camacho, Tây Ban Nha. 2.2. Phương pháp thực nghiệm 2.2.1.Phương pháp chuẩn bị mẫu nhựa nền ELO 2.2.2. Phương pháp chuẩn bị mẫu vật liệu polyme compozit từ nhựa nền dầu lanh epoxy hóa và cốt liệu thạch anh 2.2.3.Các phương pháp xác định đặc trưng đóng rắn của dầu lanh epoxy hóa 2.2.3.1.Phương pháp phân tích nhiệt khối lượng và quét nhiệt vi sai 2.2.3.2.Phương pháp xác định biến thiên nhiệt độ theo thời gian 2.2.3.3.Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier 7 2.2.4.Các phương pháp xác định mức độ đóng rắn của dầu lanh epoxy hóa 2.2.4.1.Phương pháp trích ly trong axeton 2.2.4.2.Phương pháp xác định hàm lượng nhóm epoxy 2.2.4.3.Phương pháp phân tích nhiệt quét vi sai 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm 2.2.5.1.Xử lý số liệu thực nghiệm mức độ đóng rắn của hệ nhựa trên cơ sở dầu lanh epoxy hóa theo thời gian phản ứng 2.2.5.2.Tính toán tốc độ phản ứng của hệ nhựa trên cơ sở dầu lanh epoxy hóa 2.2.6. Các phương pháp xác định tính chất cơ học của nhựa nền trên cơ sở dầu lanh epoxy hóa 2.2.6.1.Phương pháp xác định độ cứng Barcol 2.2.6.2.Phương pháp xác định độ bền kéo 2.2.6.3.Phương pháp xác định độ bền uốn 2.2.6.4.Phương pháp xác định độ bền va đập Izod không khía 2.2.6.5.Phương pháp xác định độ mài mòn 2.2.6.6.Phương phác xác định màu sắc 2.2.7.Phương pháp xác định hình thái cấu trúc vật liệu bằng phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử quét trường phát xạ 2.2.8. Phương pháp xác định tính chất cơ – lý của vật liệu PC 2.2.8.1.Phương pháp xác định độ hấp thụ nước 2.2.8.2.Phương pháp xác định độ bền uốn 2.2.8.3.Phương pháp xác định độ bền va đập 2.2.8.4.Phương pháp xác định độ mài mòn sâu 2.2.8.5.Phương pháp xác định màu sắc của bề mặt vật liệu PC 2.2.8.6.Phương pháp xác định độ bóng bề mặt vật liệu PC 2.2.9.Phương pháp xác định khả năng chịu thời tiết CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đóng rắn ELO 3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình đóng rắn hệ nhựa nền ELO Việc khảo sát và tìm ra nhiệt độ đóng rắn thích hợp cho quá trình đóng rắn của hệ nhựa nền ELO là rất cần thiết. Trong phần này, đã tiến hành đồng thời ba phương pháp để xác định nhiệt độ đóng rắn thiết lập 8 bao gồm phương pháp phân tích nhiệt khối lượng (TGA) và nhiệt quét vi sai (DSC); phương pháp xác định hàm lượng phần gel và phương pháp xác định hàm lượng nhóm epoxy dư theo thời gian phản ứng. Tỷ lệ mol ELO/MHHPA/NMI = 1,0/1,0/0,1 và nhiệt độ đóng rắn: 120°C, 130°C, 140°C và 150°C. Đồng thời, đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình biến thiên nhiệt độ phản ứng theo thời gian đóng rắn của hệ nhựa nền ELO và đặc điểm của mẫu nhựa sau đóng rắn ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả khảo sát mức độ đóng rắn của hệ ELO đã lựa chọn nhiệt độ đóng rắn thích hợp tại 140°C. 3.1.2.Khảo sát ảnh hưởng của một số chất xúc tác họ imidazol đến quá trình đóng rắn hệ ELO/MHHPA Trong đề tài này, đã lựa chọn chất xúc tác amin bậc 3 họ imidazol để tăng tốc cho quá trình phản ứng. Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số chất xúc tác họ imidazol gồm DMI, EMI, 2-MI, IM và NMI đến quá trình đóng rắn và mức độ đóng rắn theo phương pháp xác định hàm lượng phần gel và tốc độ phản ứng của ELO và chất đóng rắn MHHPA. Tỷ lệ mol ELO/MHHPA là 1,0/1,0 và tỷ lê ̣ mol imidazol/MHHPA là: 0,05/1,0; 0,08/1,0; 0,09/1,0; 0,1/1,0; 0,11/1,0 và 0,12/1,0. Kết quả khảo sát nhận thấy, sử dụng 5 loại chất xúc tác họ amin bậc 3 đã chọn đều có khả năng tăng tốc cho quá trình đóng rắn nhựa nền ELO/MHHPA với mức độ tăng tốc khác nhau tùy thuộc vào từng chất xúc tác. Đã tìm được tỷ lệ mol thích hợp của các chất xúc tác/MHHPA là 0,1/1,0. Đã tiến hành so sánh mức độ đóng rắn của hệ nhựa ELO khi sử dụng 5 loại xúc ... y tinh, sẽ ưu tiên lựa chọn chất liên kết glycidoxy silan với nồng độ dung dịch silan là 2% trong dung môi etanol và thời gian biến tính là 2 giờ. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của kích thước và bản chất hạt cốt liệu Khi tăng kích thước hạt cốt liệu trông công thức phối liệu, tỷ lệ nhựa nền ELO sử dụng giảm dần. Từ kết quả phân tích ảnh FESEM của vật liệu PC nhận thấy: Khi sử dụng hạt có kích thước lớn, diện tích vùng hỗn hợp chất điền đầy giảm, thay vào đó là phần diện tích chiếm chỗ bởi hạt cốt liệu có kích thước lớn. Do đó các tính chất cơ lý của sản phẩm sẽ thay đổi theo xu hướng gần giống tính chất của hạt cốt liệu thạch anh hơn như: độ bóng bề mặt, độ cứng, độ bền mài mòn tăng. Từ kết quả khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt cốt liệu đến tính chất cơ lý của vật liệu PC nhận thấy: Khi tăng kích thước hạt cốt liệu trong công thức phối liệu, độ bền uốn và độ bền va đập giảm dần. Bên caṇh đó, khi kích thước hạt cốt liệu tăng thì tổng diện tích bề mặt giảm, có nghĩa là vùng ranh giới giữa nhựa nền và cốt liệu giảm. Như vậy, độ hấp thụ nước của vật liệu tăng có thể do độ rỗng (nứt tế vi) của các hạt cốt liệu. Khi kích thước hạt cốt liệu tăng lên, diện tích tiếp xúc phía ngoài tăng lên nên bề mặt vật liệu có khả năng chịu mài mòn tốt hơn. a. Ảnh hưởng của bản chất hạt cốt liệu đến khả năng gia công và tính chất cơ lý của vật liệu PC Kết quả khảo sát ảnh hưởng của cốt liệu cristobalit đến khả năng gia công vật liệu PC nhận thấy: Khi sử dụng cốt liệu cristobalit, hỗn hợp phối liệu có độ linh động giảm so với mẫu chỉ sử dụng cốt liệu thạch anh thông thường. Độ linh động của hỗn hợp phối liệu giảm dần khi tăng tỷ lệ cốt liệu cristobalit. Sử dụng vật liệu cristobalit làm cho khả năng mài độ bóng cao khó khăn hơn, bề mặt sau mài dễ bị xước do tỷ lệ ELO tăng cao và cấu trúc cốt liệu cristobalit ở dạng xốp rỗng cũng làm giảm độ bóng của bề mặt vật liệu. 17 Từ kết quả phân tích ảnh FESEM nhận thấy, trong trường hợp sử dụng cốt liệu cristobalit liên kết giữa nhựa nền ELO và cốt liệu hạt mịn rời rạc, cấu trúc của hỗn hợp điền đầy không đặc chắc như trong trường hợp sử dụng cốt liệu thạch anh thông thường. Tại vùng ranh giới giữa hỗn hợp chất điền đầy và cốt liệu hạt to kết dính với nhau không chặt chẽ, có sự phân cách rõ rệt. Như vậy, bản chất của cốt liệu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thấm ướt của nhựa nền ELO lên bề mặt của chúng. Nếu cốt liệu có cấu trúc đặc chắc, bề mặt mịn thì nhựa nền ELO dễ dàng thấm ướt lên bề mặt cốt liệu, qua đó sẽ tăng cường khả năng kết dính của các thành phần trong vật liệu PC. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của vâṭ liêụ cristobalit đến một số tính chất cơ lý của vật liệu PC nhâṇ thấy, khi sử duṇg vâṭ liêụ cristobalit độ bền uốn và độ bền va đập, độ hấp thụ nước và độ mài mòn của vật liệu thấp hơn so với vật liệu PC sử dụng thạch anh thông thường. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đóng rắn tính chất cơ lý của vật liệu PC nhận thấy: đối với các vâṭ liêụ PC màu trắng, ở cùng một thời gian đóng rắn khi nhiệt độ đóng rắn quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng màu bị ngả vàng. Ở cùng điều kiện về thời gian đóng rắn, khi tăng nhiệt độ phản ứng độ bền uốn và độ bền va đập đều có xu hướng giảm. Từ kết quả khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đến khả năng gia công và tính chất cơ lý của vật liệu PC đã lựa chọn được nhiệt độ đóng rắn của mẫu vâṭ liêụ PC tại 140°C để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 3.3.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đóng rắn đến tính chất cơ lý của vật liệu PC Nhiệt độ đóng rắn ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của vật liệu PC từ nhựa nền ELO gia cường bằng cốt liệu hạt, đặc biệt khi các vật liệu này được ứng dụng sản xuất các sản phẩm đá nhân tạo dạng tấm. Nếu nhiệt độ đóng rắn lựa chọn không tối ưu có thể là nguyên nhân sinh ra nhiều lỗi như: sản phẩm bị cong vênh (nếu nhiệt độ đóng rắn quá thấp); nứt (nếu nhiệt độ đóng rắn quá cao), màu của sản phẩm bị thay đổi (vàng hơn nếu nhiệt độ quá cao làm cho nhưạ nền bị lão hóa. Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến ngoại quan và một số tính chất cơ lý của vâṭ liêụ PC trên cơ sở nhựa nền ELO gia cường bằng cốt liệu hạt thạch anh. Cốt liệu đã được silanol hóa bằng hợp chất glycidoxy silan với nồng độ dung dịch là 2,0% và thời gian silanol hóa 2 giờ. 18 Kết quả cho thấy, nếu nhiệt độ đóng rắn cao độ bền va đập và độ bền uốn giảm. Tuy nhiên, khi nhiệt độ phản ứng thấp sẽ kéo dài thời gian đóng rắn. 3.3.1.4. Ảnh hưởng của thời gian đóng rắn đến tính chất cơ lý của vật liệu PC Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian đóng rắn đến một số tính chất cơ lý của vâṭ liêụ PC trên cơ sở nhưạ nền ELO. Mâũ vâṭ liêụ PC được đóng rắn ở nhiệt độ 140ºC trong thời gian đóng rắn 25÷65 phút. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở cùng điều kiện về nhiệt độ đóng rắn, khi tăng thời gian đóng rắn độ bền uốn và độ bền va đập đều giảm. Tuy nhiên, nếu thời gian đóng rắn quá ngắn, mẫu vật liệu PC chưa đóng rắn hoàn toàn, độ biến dạng uốn của mẫu vật liệu PC cao là nguyên nhân gây ra hiện tượng cong vênh của vật liệu PC trong quá trình sử dụng. Vì vậy đã lựa chọn thời gian đóng rắn của vật liệu PC là 45 phút để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 3.3.1.5. Ảnh hưởng của độ ẩm và thời gian lưu hỗn hợp phối liêụ Trong thành phần hệ nhựa nền ELO sử dụng để làm chất kết dính cho vâṭ liêụ PC có sử dụng chất đóng rắn MHHPA. MHHPA là một anhydrit rất dễ hút ẩm ở điều kiện thường tạo ra axit tương ứng ở dạng tinh thể rắn. Khi tạo thành axit như vậy chúng sẽ mất hoạt tính, do đó sẽ làm giảm khả năng đóng rắn của hệ nhựa nền và sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất của vâṭ liêụ PC. Từ kết quả khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và thời gian lưu hỗn hợp phối liêụ đến khả năng gia công nhận thấy: Khả năng rung ép: Độ ẩm càng cao, độ linh động của hỗn hợp phối liệu càng giảm, khi rung ép khó dàn đều. Khả năng mài: Đối với mẫu vật liệu PC được thí nghiệm ở độ ẩm cao và thời gian lưu hỗn hợp phối liêụ càng dài thì khả năng mài càng khó. Khi mài bề mặt mẫu dễ bị xước và không đạt độ bóng cao. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và thời gian lưu hỗn hợp phối liêụ đến tính chất cơ lý của vâṭ liêụ PC nhận thấy, nếu độ ẩm môi trường càng cao thì độ bền uốn và độ bền va đập của vật liệu PC càng bị suy giảm nhiều. Bên cạnh đó, tại cùng một độ ẩm của môi trường thí nghiệm, nếu thời gian lưu hỗn hợp phối liêụ càng dài thì các tính chất cơ lý càng bị suy giảm. Trong khoảng 30 ÷45 phút đầu, các tính chất cơ 19 lý của mẫu ít bị suy giảm ngay cả ở điều kiện độ ẩm môi trường cao. Tuy nhiên, khi thời gian lưu hỗn hợp phối liêụ kéo dài từ 60 phút trở lên, sự suy giảm độ bền uốn và độ bền va đập lớn. Như vậy, do chất đóng rắn MHHPA dễ hút ẩm, vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải bảo quản hóa chất MHHPA ở nơi khô ráo thoáng mát, độ ẩm môi trường thấp. Đối với hỗn hợp phối liệu đã trộn, nên được sử dụng trong khoảng thời gian 30 phút sau khi trộn để tránh ảnh hưởng của độ ẩm đến quá trình đóng rắn của hệ nhựa nền ELO. 3.3.2. Ảnh hưởng của chất chống tia tử ngoại đến khả năng chịu thời tiết của vật liệu 3.3.2.1. Lựa chọn loại chất chống UV phù hợp Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số chất chống tia tử ngoại đến khả năng chịu thời tiết của mẫu vật liệu PC từ hệ nhựa nền ELO/MHHPA/NMI gia cường bằng cốt liệu thạch anh. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số chất chống tia tử ngoại ở một số tỷ lệ khác nhau đến sự biến đối màu sắc của bề mặt vâṭ liêụ PC đươc̣ trình bày ở hình 3.96. Hình 3.96: Sự chênh lệch màu sắc E của bề mặt đá sau 1000 giờ chiếu UV khi sử dụng các chất chống UV khác nhau Từ hình 3.96 nhận thấy: Trong các chất chống UV đã thử nghiệm, hai chất chống UV MHOP và BOTPS có khả năng làm chậm lão hóa thời tiết của vật liệu PC tốt nhất thể hiện ở sự chênh lệch màu sắc E (trung bình) thấp nhất. 0 5 10 15 20 HnOB MHOP E11 E765 BOTPS 16,6 8,1 13,8 13,7 7,3 S ự c h ê n h l ệ ch m à u s ắ c, Δ E 20 Nhằm nâng cao độ bền thời tiết cho vật liệu PC từ nhựa nền ELO phải sử dụng kết hợp 2 loại chất chống UV bao gồm chất cản quang (MHOP) và chất hấp thụ quang (BOTPS). Tỷ lệ sử dụng kết hợp: MHOP = 2,0 %KL và BOTPS= 3,0 %KL so với hệ nhựa nền ELO. 3.3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của hệ chất chống UV MHOP/BOTPS đến sự chênh lệch màu sắc của vật liệu PC Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của hệ chất chống UV MHOP và BOTPS đến sự chênh lệch màu sắc của một số mẫu vật liệu PC từ hệ nhựa ELO gia cường bằng cốt liệu silic đioxit khác nhau. Hàm lươṇg MHOP và BOTPS sử duṇg lần lươṭ là 2,0 và 3,0% KL, mâũ có sử duṇg hệ chất chống UV này đươc̣ ký hiêụ là 5%UV. Sự chênh lệch màu sắc của các mẫu vật liệu PC (từ M1 đến M6) theo thời gian chiếu UV khác nhau trình bày ở hình 3.103. Hình 3.103: Tổng hợp sự chênh lệch màu sắc của các mẫu vật liệu PC sau 1000 giờ chiếu UV Từ kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số chất chống UV trên mẫu vật liệu PC nhận thấy: Trong tất cả các mẫu vâṭ liêụ PC đều có xu hướng bị thay đổi màu sắc ở cả mẫu có sử dụng chất chống UV và mẫu không sử dụng chất chống UV thể hiện ở chỉ số ΔE tăng theo thời gian chiếu UV. Sự chênh lệch màu sắc khác nhau ở các mâũ, trong đó, các mâũ tối màu bị bạc màu và sự suy giảm màu sắc diễn ra nhanh nhất, ngược lại, các mâũ màu trắng có xu hướng chuyển sang màu vàng và sự biến đổi màu diễn ra chậm hơn so với các mẫu tối màu. 0 2 4 6 8 10 12 14 M1 M2 M3 M4 M5 M6 5,68 5,73 13,78 4,28 10,78 4,73 3,73 3,57 4,81 2,18 3,98 2,96 C h ên h l ệc h m à u s ắ c, Δ E 0% chất chống UV 21 Hình 3.101: Sự biến đổi màu của mẫu vật liệu PC (M5) khi có và không sử dụng chất chống UV sau 1000 giờ chiếu UV Trên hình 3.101 cho thấy hình ảnh của mâũ vâṭ liêụ PC (M5) có và không sử duṇg chất chống UV sau 1000 giờ chiếu UV. Khi sử dụng kết hợp 2 loại chất chống UV MHOP và BOTPS đã cải thiện đáng kể khả năng chống UV của các mâũ vâṭ liêụ PC. Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của hệ chất chống UV đến một số tính chất cơ lý của vật liệu PC. Kết quả khảo sát nhận thấy: các mẫu vật liệu PC từ ELO gia cường bằng cốt hạt silic đioxit có xu hướng bị suy giảm về độ bóng và các tính chất cơ lý như: độ bền uốn, đô ̣mài mòn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tốc độ suy giảm độ bóng bề mặt mẫu và các tính chất cơ lý của mẫu khi sử dụng hệ chất chống UV trong hệ nhựa nền thấp hơn nhiều so với mẫu không sử dụng chất chống UV. 3.4. So sánh một số tính chất cơ lý của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền ELO và polyeste không no (PEKN) Đã tiến hành các thí nghiệm khảo sát một số tính chất cơ lý của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền ELO và so sánh với tính chất của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền PEKN. Mẫu PC trên cơ sở nhựa nền PEKN được đóng rắn ở 120°C trong thời gian 45 phút và mẫu PC trên cơ sở nhựa nền ELO được đóng rắn ở 140°C trong 45 phút. 22 Hình 3.107: Độ bền uốn của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền ELO và PEKN gia cường bằng cốt liệu hạt: mẫu hạt to (a) và mẫu hạt nhỏ (b) Hình 3.108: Độ bền va đập của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền ELO và PEKN gia cường bằng cốt liệu hạt: mẫu hạt to (a) và mẫu hạt nhỏ (b) Hình 3.109: Độ mài sâu của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền ELO và PEKN gia cường bằng cốt liệu hạt: mẫu hạt to (a), mẫu hạt nhỏ (b) 23 Hình 3.110: Độ hấp thụ nước của vật liệu PC khi sử dụng nhựa nền ELO và PEKN gia cường bằng cốt liệu hạt: mẫu hạt to (a) và mẫu hạt nhỏ (b) Từ kết quả trên hình 3.107; 3.108; 3.109 và 3.110 nhận thấy: Sử dụng nhựa nền ELO thay thế cho nhựa PEKN trong quá trình chế tạo vật liệu PC gia cường bằng cốt liệu hạt thạch anh, các tính chất cơ lý của vật liệu PC như: độ bền uốn; độ bền va đập; độ mài mòn sâu và độ hấp thụ nước là tương đương. Do đó, có thể sử dụng nhựa nền ELO để thay thế nhựa polyeste không no trong chế tạo vật liệu PC ứng dụng trong sản xuất đá hoa cương nhân tạo với các tính chất cơ lý đảm bảo theo tiêu chuẩn châu Âu về “Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ” EN-15258:2008 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8057:2009. KẾT LUẬN CHUNG 1. Dầu lanh epoxy hóa (ELO) được đóng rắn bằng 4- metylhexa- hydrophtalic anhydrit (MHHPA), với sự có mặt của 1- metylimi- dazol (NMI) ở tỷ lệ mol ELO/MHHPA/NMI = 1,0/1,0/0,1 phù hợp làm nhựa nền để chế tạo vật liệu polyme compozit. 2. Việc biến tính hệ nhựa nền ELO/MHHPA/NMI bằng chất bổ sung polyol-PT1 với hàm lươṇg 2,0% khối lượng đã giúp cho hệ nhựa sau đóng rắn tăng cường các tính chất cơ lý cần thiết như độ cứng Barcol, độ bền uốn, độ bền va đập, độ bền mài mòn, do đó, đáp ứng 24 được các yêu cầu để sử dụng trong chế tạo vật liệu polyme compozit gia cường bằng cốt hạt thạch anh và thủy tinh. 3. Các hạt cốt liệu được xử lý bằng dung dịch có nồng độ 2% trong dung môi etanol của 3-glycidoxy-propyltrimetoxysilan (Glycidoxy silan) trong 2 giờ đã có hiêụ quả rõ rệt trong việc xử lý bề mặt. Việc hình thành liên kết hữu cơ giữa cốt liệu – silan – nhựa nền đã giúp cải thiện các tính chất cơ lý của vật liệu PC trên cơ sở nhựa nền ELO và các hạt cốt liệu. 4. Kích thước và bản chất hạt cốt liệu có ảnh hưởng lớn đến khả năng gia công và tính chất cơ lý của vật liệu PC từ dầu lanh epoxy hóa gia cường bằng cốt liệu hạt thạch anh và thủy tinh. Đối với công nghệ sản xuất đá hoa cương nhân tạo, vật liệu PC ngoài nhựa nền ELO và hạt có kích thước ≤ 45 µm có thêm cấp phối hạt có kích thước từ 0,1 – 0,4 mm đến kích thước ≤ 5 mm đáp ứng các yêu cầu về khả năng gia công, tính chất cơ lý của vật liệu PC. 5. Việc đưa hệ chất chống UV MHOP và BOTPS vào hệ nhựa nền trên cơ sở ELO đã giúp tăng khả năng chống lại sự phá hủy bề mặt của vật liệu. Các kết quả kiểm tra cho thấy, vật liệu polyme compozit sử duṇg 2,0% MHOP và 3,0% BOTPS đã hạn chế được sự tác động của môi trường lên bề mặt vật liệu thông qua giá trị chênh lệch màu sắc (ΔE) và các tính chất cơ lý của vật liệu PC như: độ bền uốn, độ bền va đập, độ hấp thụ nước và độ mài mòn sâu. 6. Đá ốp lát nhân tạo sinh thái, bản chất là vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa nền ELO gia cường bằng cốt liệu hạt thạch anh và thủy tinh đã được chế tạo thành công với công thức phối liệu và điều kiện gia công thích hợp bằng phương pháp rung ép trong điều kiện chân không thấp, sau đó đóng rắn ở 140°C trong 45 phút có các tính chất cơ lý tương đương với sản phẩm đá ốp lát nhân tạo sử dụng nhựa nền đi từ nhựa polyeste không no và đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn châu Âu về “Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ” EN-15258:2008. Như vậy, mục tiêu của luận án đặt ra đã thực hiện được đó là loại trừ được hàm lượng dung môi độc hại phát thải ra môi trường trong quá trình sản xuất và không làm thay đổi nhiều tính chất cơ lý của sản phẩm đá hoa cương nhân tạo.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_che_tao_vat_lieu_compozit_sinh_th.pdf