Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng sông hồng theo tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than

Mục tiêu của luận án là chính xác hóa đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông

Hồng trên cơ sở xử lý, phân tích, luận giải địa chất tài liệu trọng lực, địa chấn phản

xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan, mẫu lõi khoan, từ đó phân chia đới cấu trúc địa chất khu

vực và địa phương, có cấu trúc khống chế tài nguyên than và tập chứa than; khoanh

định diện tích triển vọng cho thăm dò than trong giai đoạn tiếp theo.

Nội dung nghiên cứu của luận án

- Lựa chọn hệ phương pháp nghiên cứu địa vật lý hợp lý với kỹ thuật đo

và xử lý hiện đại phục vụ hiệu quả mục tiêu của luận án.

- Điều tra tổng thể đặc điểm cấu trúc địa chất và cấu trúc chứa than trũng

Sông Hồng đến đáy tầng chứa than trên cơ sở tổng hợp thu thập, xử lý, phân tích và

minh giải địa chất các tài liệu trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan

đã có để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực phục vụ điều tra tài nguyên

than trũng Sông Hồng.

pdf 27 trang dienloan 18180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng sông hồng theo tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng sông hồng theo tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng sông hồng theo tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT 
LẠI MẠNH GIÀU 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT 
TRŨNG SÔNG HỒNG THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ PHỤC 
VỤ ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN THAN 
Ngành: Kỹ thuật địa vật lý 
Mã số: 62.52.05.02 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT 
Hà Nội - 2017 
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa vật lý, Khoa Dầu 
khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. GS.VS.TSKH. Phạm Khoản – Hội KHKT Địa vật lý Việt Nam 
2. PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Trọng Nga – Trường ĐH Mỏ - Địa chất 
Phản biện 1: TS Phạm Đình Nguyên, 
 Bộ Khoa học và Công nghệ 
Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Nguyên, 
 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam 
Phản biện 3: TS Nguyễn Thanh Tùng, 
 Viện Dầu khí Việt Nam 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường 
họp tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi . giờ  ngày  
tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội 
hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất 
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2011). Trọng lực chính xác cao và khả 
năng áp dụng để phát hiện các thân quặng ẩn sâu ở Việt Nam. Tạp chí địa chất 
Loạt A số 324, 3-4/2011. Hà Nội. 
2. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2012). Bản đồ các trường dị thường trọng 
lực Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - Niên đại 2011. Hội nghị khoa học 
quốc tế: Vật lý địa cầu và phát triển bền vững. NXB KHTN và CN Hà Nội. 
3. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2013). Bản đồ các dị thường trọng lực 
Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - niên đại 2011. Tạp chí Địa chất, Loạt 
A, số 333, 1-2/2013, Hà Nội. 
4. Lại Mạnh Giàu và nnk (2014). Lựa chọn hệ thống thu nổ địa chấn phản xạ 2D 
trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên than 
bể Sông Hồng (phần đất liền). Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 341, 3-8/2014, Hà 
Nội. 
5. Lại Mạnh Giàu và nnk (2016). Sử dụng một thuộc tính địa chất minh giải tài liệu 
địa chấn phản xạ 2D trong “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than bể than 
Sông Hồng”. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 359, 9/2016. Hà Nội. 
6. Lai Manh Giau and others (2016). Using some seismic attributes to interpret 2D 
reflection seismic data of project “Overall investigation and evaluating of coal 
resources in red river basin”. Journal of Geology, series B, No 44-45/2016, p81-
88, Ha Noi. 
4 
MỞ ĐẦU 
Theo Quyết định số 1268/QĐ-MĐC ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Hiệu 
trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, NCS Lại Mạnh Giàu được giao đề tài luận án 
“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo tài liệu địa vật lý phục 
vụ điều tra tài nguyên than”. Ngành: Kỹ thuật địa vật lý; mã số: 62520502. Tiểu ban 
hướng dẫn: GS. TSKH Phạm Khoản – Hội khoa học kỹ thuật Địa vật lý – HDC; PGS. 
TS Nguyễn Trọng Nga – Trường Đại học Mỏ - Địa chất – HDP. 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Thực hiện nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ 
Chính trị về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050”, ngày 27 tháng 12 năm 2007 Thủ tướng Chính 
phủ ra quyết định số 1855/QĐ- TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển năng 
lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó nêu rõ 
“tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên cứu khả năng 
khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng”. Theo đó, tại quyết định số 89/2008/QĐ- 
TTg ngày 07 tháng 7 năm 2008 về việc phê duyệt “Chiến lược của ngành Than Việt 
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 
cụ thể “Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng than nhằm 
chuẩn bị cơ sở tài nguyên vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành” 
và “Phấn đấu đến năm 2010... thăm dò tỷ mỉ một phần tài nguyên của bể than đồng 
bằng sông Hồng; đến năm 2015 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than 
đồng bằng sông Hồng”. 
Nhu cầu than ở Việt Nam từ nay đến năm 2025 tăng liên tục từ 93,8 ÷ 122,4 triệu 
tấn đến 337,7 ÷ 429,5 triệu tấn trong khi tổng sản lượng khai thác của các mỏ vùng 
Đông Bắc chỉ đạt 70 ÷ 75 triệu tấn vào năm 2020, trên 80 triệu tấn vào năm 2025. 
Để khắc phục sự thiếu hụt này, năm 2010 Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi 
trường đã chỉ đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lập đề án “Điều tra, đánh 
giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng”. 
Bể Sông Hồng hay vùng trũng Sông Hồng bao phủ diện tích 6 tỉnh phần đất liền 
Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Dưới chúng là bể 
than nâu có triển vọng lớn nên việc điều tra tài nguyên than ở đây là cần thiết. 
Ở trũng Sông Hồng than nằm sâu dưới lớp phủ dầy, vùng lại có cấu trúc địa 
chất phức tạp nên để nâng cao chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy việc điều tra đánh 
giá tài nguyên than, ngoài các phương pháp địa chất cần thiết phải áp dụng hệ 
phương pháp địa vật lý hợp lý nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất, yếu tố cấu 
trúc khống chế tài nguyên than và dự báo các tập chứa than ở dưới sâu. 
2. Mục tiêu của luận án 
Mục tiêu của luận án là chính xác hóa đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông 
Hồng trên cơ sở xử lý, phân tích, luận giải địa chất tài liệu trọng lực, địa chấn phản 
xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan, mẫu lõi khoan, từ đó phân chia đới cấu trúc địa chất khu 
vực và địa phương, có cấu trúc khống chế tài nguyên than và tập chứa than; khoanh 
định diện tích triển vọng cho thăm dò than trong giai đoạn tiếp theo. 
5 
3. Nội dung nghiên cứu của luận án 
- Lựa chọn hệ phương pháp nghiên cứu địa vật lý hợp lý với kỹ thuật đo 
và xử lý hiện đại phục vụ hiệu quả mục tiêu của luận án. 
- Điều tra tổng thể đặc điểm cấu trúc địa chất và cấu trúc chứa than trũng 
Sông Hồng đến đáy tầng chứa than trên cơ sở tổng hợp thu thập, xử lý, phân tích và 
minh giải địa chất các tài liệu trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan 
đã có để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực phục vụ điều tra tài nguyên 
than trũng Sông Hồng. 
- Thành lập sơ đồ đẳng sâu đáy hệ tầng Tiên Hưng trũng Sông Hồng theo tài liệu 
trọng lực, địa chấn phản xạ 2D tỷ lệ 1:100.000 và hai mặt cắt địa chấn - địa chất. 
- Trên cơ sở thu thập, xử lý, minh giải tài liệu địa chất phản xạ 2D, VSP và địa 
vật lý lỗ khoan mới trên diện tích 782 km2 có triển vọng nhất thuộc tỉnh Thái Bình và 
Hưng Yên và được giới hạn bởi đứt gãy Thái Bình, Vĩnh Ninh phục vụ đánh giá tiềm 
năng tài nguyên than phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải. 
- Thành lập sơ đồ cấu trúc địa chất, gồm các yếu tố cấu trúc địa chất địa 
phương, khoanh định các tập chứa than và không chứa than, mặt cắt địa chấn - địa 
chất tỷ lệ 1: 10.000 theo tài liệu địa chấn phản xạ và địa vật lý lỗ khoan phần Đông 
nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải để chuyển cho thăm dò thử nghiệm. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cấu trúc địa chất đới sụt trung tâm 
vùng trũng Sông Hồng theo các tài liệu dị thường trọng lực, trường sóng địa chấn 
phản xạ và địa vật lý lỗ khoan và mối quan hệ giữa chúng với đặc điểm cấu trúc địa 
chất có chứa than. 
- Phạm vi nghiên cứu bao trùm trũng Sông Hồng được khống chế bởi hai đứt 
gẫy phương Tây Bắc - Đông Nam là đứt gãy Sông Chảy và Sông Thái Bình và có 
diện tích khoảng 2.765 km2 thuộc các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hải 
Dương, Thái Bình và Hải Phòng (hình 1.1). 
5. Cơ sở tài liệu của luận án 
Luận án được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý đã 
có ở trũng Sông Hồng của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn 
Dầu khí quốc gia Việt Nam và các tài liệu do NCS trực tiếp tham gia thu thập, xử 
lý phân tích và minh giải: 
- Tài liệu trọng lực, địa chấn phản xạ và địa vật lý lỗ khoan đo vẽ từ những 
năm 1960 đến nay ở tỷ lệ 1/50.000 đến 1/200.000. 
- Tài liệu đo địa chấn phản xạ của Liên đoàn Vật lý Địa chất - Tổng cục Địa 
chất và Khoáng sản Việt Nam với tổng số tuyến 200km, địa vật lý lỗ khoan (đo 
điện, gamma tự nhiên, gamma mật độ ...) với tổng khối lượng 16.000m. 
- Tài liệu địa chất và khoáng sản ở trũng Sông Hồng của Trung tâm Lưu trữ 
Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. 
6. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp địa chất: Thu thập, tổng hợp tài liệu địa chất làm cơ sở minh 
giải tài liệu địa vật lý. 
6 
- Phương pháp mô hình tham số vật lý - địa chất nghiên cứu đặc điểm tham 
số vật lý trầm tích và than, đặc điểm địa chất và trường địa vật lý để làm tiền đề cho 
xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên 
than trũng Sông Hồng. 
- Phương pháp địa vật lý: Lựa chọn hệ phương pháp địa vật lý trọng lực, địa 
chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan hợp lý để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa 
chất phục vụ điều tra tài nguyên than. 
- Phương pháp toán lý gồm: lựa chọn và sử dụng các chương trình phân tích, 
xử lý, luận giải địa chất tài liệu địa vật lý là những phương pháp hiện đại đang được 
áp dụng trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản của Tổng cục Địa chất và 
Khoáng sản Việt Nam. 
7. Các luận điểm bảo vệ 
Luận điểm 1. Hệ phương pháp nghiên cứu địa vật lý đã lựa chọn là hợp lý và 
hiệu quả trong nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất phục vụ điều tra tài nguyên than 
trũng Sông Hồng: 
Phương pháp trọng lực nghiên cứu đứt gãy và cấu trúc địa chất khu vực trũng 
Sông Hồng. Phương pháp địa chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan và lỗ khoan nghiên 
cứu đứt gãy, cấu trúc địa chất địa phương theo thuộc tính địa chấn, đặc điểm ranh giới 
phản xạ và khoanh định tầng chứa than dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải. 
Luận điểm 2. Chính xác hóa vị trí đứt gãy, phân chia đới và dải cấu trúc địa 
chất khu vực trũng Sông Hồng theo dấu hiệu trường dị thường trọng lực: 
Đã khoanh định được 7 đứt gãy chính: đứt gãy Hưng Yên, Sông Chảy, Thái 
Bình, Vĩnh Ninh, Sông Lô, Sông Thái Bình, Kiến Thụy, 3 đới cấu trúc đới cấu trúc 
nâng Đông Bắc, sụt Trung tâm, nâng Tây Nam và 3 dải cấu trúc Khoái Châu - Tiền 
Hải, Quỳnh Phụ - Thái Thụy, Xuân Thủy - Hưng Hà trong đó có đứt gãy Sông Chảy, 
Sông Thái Bình khống chế tài nguyên than và 3 dải cấu trúc trong đới trung tâm 
trũng Sông Hồng cần quan tâm điều tra. 
Luận điểm 3. Định vị, chính xác hóa các đứt gãy, cấu trúc địa chất địa 
phương dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải: 
Các yêu tố cấu trúc vừa nêu được khoanh định theo thuộc tính biên độ tức 
thời, đặc điểm VSP, địa chấn phản xạ, địa vật lý lỗ khoan, lỗ khoan và tập đá chứa 
than theo tần số trung bình đến cao, biên độ lớn, độ liên tục cao và phản xạ song 
song của trường sóng. Hai đứt gãy Vĩnh Ninh, Thái Bình và các cấu trúc địa chất 
nếp lồi Tiền Hải, nếp lõm Kiến Xương - Tiền Hải, sụt Phượng Ngãi, nếp lồi Kiến 
Xương có chứa tài nguyên than. 
8. Những điểm mới có ý nghĩa khoa học 
- Đã lựa chọn được hệ phương pháp địa vật lý hợp lý có hiệu quả trong nghiên 
cứu đặc điểm cấu trúc địa chất phục vụ điều tra tài nguyên than gồm: trọng lực, địa 
chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan cho trũng Sông Hồng; địa chấn phản xạ, 
VSP, địa vật lý lỗ khoan cho nghiên cứu chi tiết tập chứa than ở dải nâng Khoái 
Châu - Tiền Hải. 
- Nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả các phương pháp thu thập, xử lý và minh 
giải tài liệu địa chấn phản xạ 2D phục vụ nghiên cứu chi tiết đối tượng than. 
7 
- Lần đầu tiên khoanh định chi tiết các yếu tố cấu trúc địa chất khống chế tài 
nguyên than; xác định, phân chia và liên kết các tập chứa than dải nâng Khoái Châu 
- Tiền Hải theo tài liệu địa chấn, địa vật lý lỗ khoan và khoan. 
9. Ý nghĩa thực tiễn của luận án 
- Chính xác hóa cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng và giải nâng Khoái Châu 
- Tiền Hải. 
- Dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải được xác định là dải triển vọng nhất về 
than trong trũng Sông Hồng và có khả năng thăm dò khai thác ngay. 
- Theo hướng ra phía biển đã xác định được 2 tập chứa than mới có giá trị 
công nghiệp và làm tăng trữ lượng than trũng Sông Hồng. 
- Hệ phương pháp địa vật lý nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất phục vụ 
điều tra tài nguyên than ở dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải có hiệu quả, gồm: địa 
chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan. Hệ phương pháp nghiên cứu, phương pháp 
xử lý, phân tích, luận giải địa chất có thể áp dụng cho vùng với bối cảnh địa chất 
địa vật lý tương tự. 
- Đã khoanh định được các cấu trúc khống chế tài nguyên than và các tập chứa 
than trong hệ tầng Tiên Hưng thuộc đới sụt trung tâm trũng Sông Hồng. 
10. Bố cục của luận án 
Luận án được trình bày trong 110 trang khổ A4 không kể mở đầu kết luận, 
gồm 3 chương: 
Chương 1: Đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo tài liệu địa chất, 
địa vật lý. 
Chương 2: Hệ phương pháp địa vật lý nghiên cứu cấu trúc địa chất trũng 
Sông Hồng phục vụ điều tra tài nguyên than. 
Chương 3: Đặc điểm cấu trúc, yếu tố cấu trúc địa chất khống chế tài nguyên 
than và khoanh định các tập đá chứa than trũng Sông Hồng theo tài liệu địa vật lý. 
11. Nơi thực hiện luận án và lời cảm ơn 
Luận án được thực hiện và hoàn thành tại Bộ môn Địa vật lý, khoa Dầu khí, 
trường Đại học Mỏ - Địa chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Liên đoàn Vật lý Địa 
chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường 
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.VS. TSKH Phạm Khoản và PGS.TS.NGƯT 
Nguyễn Trọng Nga. 
NCS xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GS.VS.TSKH Phạm Khoản và 
PGS.TS Nguyễn Trọng Nga đã tận tình giúp đỡ để NCS hoàn thành luận án của mình, 
ngoài ra NCS còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ môn Địa vật lý, trường Đại 
học Mỏ Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Liên đoàn Vật lý Địa 
chất, Liên đoàn Intergeo, Viện Dầu khí Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt 
Nam, các nhà khoa học, PGS. TS Phan Thiên Hương, GS.TS Tôn Thích Ái, PGS.TS 
Trần Ngọc Toản, KS Lê Thanh Hải, TS Nguyễn Thế Hùng, ThS Nguyễn Duy Bình, 
ThS Nguyễn Vân Sang, ThS Kiều Huỳnh Phương, ThS Nguyễn Thị Thu Hằng, CN 
Phạm Trung Kiên, Ths. Nguyễn Văn Bình. 
8 
CHƯƠNG 1 
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT TRŨNG SÔNG HỒNG 
THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT, ĐỊA VẬT LÝ 
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA VẬT LÝ TRŨNG 
SÔNG HỒNG 
Đặc điểm cấu trúc địa chất và tài nguyên than trũng Sông Hồng được các tác 
giả địa chất và địa vật lý sau đây nghiên cứu. 
Địa chất và tài nguyên than: Vũ Xuân Danh (1981), Lưu Văn Thức (1973), 
Ngô Tất Chính (1985), Vlaxova I.I (1963), Đỗ Bạt (1981), Ngô Quang Toàn (1994), 
Trần Đức Lương (1971), Trần Văn Trị (1995), Trần Tất Thắng (2000) và những 
người khác 
Đo vẽ trọng lực: Epstein N.N (1961-1963), Nguyễn Thiện Giao (1985), Lại 
Mạnh Giàu (2013), Nguyễn San (1978), Goocbatchov A.N, (1962), Nguyễn Hiệp 
(1965), và những người khác ở tỷ lệ 1:500.000 đến 1:25.000 
Đo vẽ địa chấn: Maksiutova và nnk (1965), Phan Tiến Viễn và nnk, (2005), Vũ 
Ngọc Tiến, (1987), Trịnh Xuân Cường (2012), và những người khác. 
Đo vẽ địa vật lý lỗ khoan: Lê Văn Trương và nnk, (2004), Lưu Văn Thức. 
(1973), Nguyễn Ngọc Thọ. (1973), và những người khác. 
Qu ... hư sự phân bố của 
các tập than trong vùng nghiên cứu. 
20 
 3.2.4. Xác định tính liên tục của các ranh giới phản xạ 
Một thuộc tính vật lý địa chấn phản xạ là thuộc tính pha tức thời. Thuộc tính 
pha tức thời có thể sử dụng để xác định tính liên tục của các ranh giới phản xạ. Tại 
một vị trí trên đoạn tuyến, khi các ranh giới phản xạ bị mất tính liên tục theo chiều 
sâu thì đó là dấu hiệu của sự tồn tại một đứt gãy trên đoạn mặt cắt đó. 
 (a) Mặt cắt địa chấn bình thường với biên độ sóng không đồng đều. (b) Mặt cắt địa 
chấn thuộc tính pha tức thời thể hiện phân lớp liên tục hơn so với mặt cắt địa chân 
bình thường 
Ngoài thuộc tính pha tức thời, chúng ta có thể sử dụng cả thuộc tính trở kháng 
âm tương đối để xác định tính liên tục của các mặt ranh giới. 
Tóm lại, trong minh giải địa chất tài liệu địa chấn phản xạ ta thấy: với mỗi đối 
tượng nghiên cứu đều có một tổ hợp thuộc tính vật lý địa chấn phản xạ. Cụ thể là: 
- Xác định ranh giới phản xạ sử dụng VSP, địa vật lý lỗ khoan. 
- Khoanh định đứt gãy: sử dụng thuộc tính biên độ tức thời thuộc tính biên 
ngoài, các đới mất sóng. 
- Xác định tính liên tục của ranh giới phản xạ sử dụng thuộc tính pha tức thời, 
trở kháng âm học tương đối,  
- Xác định tập đá chứa than sử dụng thuộc tính năng lượng trung bình, VSP, 
địa vật lý lỗ khoan,  
 3.2.5. Xác định đứt gãy kiến tạo, đới dập vỡ 
Việc xác định các đứt gãy kiến tạo theo đặc điểm lát cắt địa chấn dựa các dấu 
hiệu sau: 
- Thuộc tính biên ngoài. 
- Có các đới mất sóng. 
- Có dịch chuyển theo phương thẳng đứng một cách hệ thống của các mặt 
phản xạ nằm ở 2 phía của đứt gãy. 
Trong phương pháp địa chấn phản xạ 2D tùy theo phương tuyến và cấu trúc 
địa chất mà các dấu hiệu đó biểu hiện không được rõ ràng trên mặt cắt địa chấn 
thông thường (chưa sử dụng thuộc tính biên độ tức thời). Tuy nhiên khi sử dụng 
thuộc tính địa chấn biên ngoài (Envelope) vào việc minh giải, ta thấy các đứt gãy, 
đới dập vỡ có thể dễ dàng nhận biết và xác định rõ hơn trên mặt cắt trường sóng 
 3.2.6. Khoanh định các tập chứa than 
Việc xác định các tập có triển vọng chứa than được thực hiện theo thuộc tính 
năng lượng trung bình, VSP, địa vật lý lỗ khoan. 
21 
Kết quả xử lý tài liệu VSP ở các lỗ khoan (ví dụ, lỗ khoan LK.90.SH) cho 
thấy, nơi tồn tại các vỉa than sóng phản xạ có biên độ mạnh và rõ ràng. Bảng dưới 
đây là kết quả đối sánh chiều sâu các vỉa than theo tài liệu địa vật lý lỗ khoan và 
theo tài liệu VSP để từ đó định danh các tập than đối với tài liệu đo địa chấn phản 
xạ 2D trên mặt ở trũng Sông Hồng. 
(a) 
Mặt cắt địa chấn bình thường với biên độ sóng tương đối mạnh nhưng không liên 
tục ở tập không chứa than. (b) Mặt cắt địa chấn thuộc tính năng lượng trung bình 
làm nổi bật các tập không chứa than với biên độ thấp, hình ảnh mờ nhạt, các tập 
có chứa than biên độ cao hơn hẳn và tương đối liên tục. 
Bảng: Chiều sâu các vỉa than theo tài liệu địa vật lý tại lỗ khoan LK.90.SH 
STT 
Chiều sâu nóc 
vỉa than theo tài 
liệu địa vật lý lỗ 
khoan (m) 
Chiều dày vỉa 
than (m) 
Thời gian tương 
ứng theo tài liệu 
VSP (ms) 
1 375.6 1.50 418 
2 383.5 1.92 426 
3 506.4 7.93 536 
4 526.6 1.77 551 
5 552.9 1.54 567 
6 660.1 2.17 654 
7 698.8 10.12 686 
8 809.6 3.4 775 
9 867.7 2.4 803 
Sau khi đã xác định được các mặt phản xạ địa chấn chính, các tuyến địa chấn 
tựa sẽ được minh giải trước tiên. Đây là ranh giới những tuyến chuẩn để làm cơ sở 
liên kết cho toàn bộ các tuyến địa chấn còn lại. 
3.3. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT PHẦN ĐÔNG NAM DẢI NÂNG KHOÁI CHÂU - 
TIỀN HẢI THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN PHẢN XẠ 
 3.3.1. Cấu trúc địa chất phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải theo 
tài liệu địa chấn phản xạ 2D trên tuyến khảo sát 
Bằng phương pháp mô hình hóa, xây dựng băng địa chấn tổng hợp, phân tích 
thuộc tính, định danh và liên kết ranh giới phản xạ, phân tích tập địa chấn và xác định 
22 
đứt gãy đã trình bày trên tuyến vừa nêu, NCS tiến hành minh giải địa chất các tuyến 
khảo sát địa chấn phần đông nam dải nâng Khoái Châu – Tiền Hải gồm 7 tuyến ngang 
và 1 tuyến dọc TT2-2. 
Đặc điểm cấu trúc cơ bản của đới nâng Khoái Châu - Tiền Hải được khống 
chế bởi 4 đứt gãy bao gồm: đứt gãy Vĩnh Ninh, Tiền Hải, Kiến Xương và Thái Bình. 
Hoạt động kiến tạo của các đứt gãy này tạo nên cấu trúc đặc trưng của vùng với 
trũng trung tâm là nếp lõm Kiến Xương - Tiền Hải và các nếp lồi 2 bên rìa được xác 
định là nếp lồi Tiền Hải, nếp lồi Kiến Xương. So sánh với tài liệu địa chấn cũ, vị trí 
các đứt gãy này có sự thay đổi. Với các đứt gãy Vĩnh Ninh và Thái Bình sự thay đổi 
vị trí trên bình đồ là không nhiều, nhưng các đứt gãy Tiền Hải và Kiến Xương có 
sự thay đổi khá nhiều. Khoảng cách gần nhất của 2 đứt gãy Kiến Xương và Tiền 
Hải theo tài liệu cũ là khoảng 3km nhưng với tài liệu mới chỉ là 700m. Điều này rất 
có ý nghĩa, vì 2 đứt gãy này tạo nên nếp lõm Kiến Xương - Tiền Hải (trũng Phượng 
Ngãi) do vậy nếp lõm này sẽ được thu hẹp lại. Đối chiếu với kết quả khoan (lỗ khoan 
LK-105SH) có thể thấy vị trí các đứt gãy đã được chính xác hóa có độ tin cậy cao. 
 3.3.2. Cấu trúc địa chất phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải theo 
tài liệu địa chấn phản xạ 2D trên diện tích khảo sát 
Ở dải nâng Khoái Châu – Tiền Hải đã khoanh định được các nếp lồi, lõm sau 
theo tài địa chấn phản xạ. 
+ Nếp cấu trúc lồi Tiền Hải: phân bố trong dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải. 
Là nếp lồi cân xứng kích thước lớn có góc nếp uốn dao động từ 150 - 160º, trục theo 
phương tây bắc - đông nam, mặt trục cắm về phía tây nam. Nếp lồi này được khống 
chế bởi 2 đứt gãy nghịch Vĩnh Ninh phía bắc và Tiền Hải phía nam. 
+ Nếp cấu trúc lõm Kiến Xương - Tiền Hải: phân bố trong dải nâng Khoái 
Châu - Tiền Hải. Đây là nếp lõm tương đối cân xứng kích thước lớn có góc nếp uốn 
dao động từ 160 - 170º, trục theo phương tây bắc - đông nam, mặt trục cắm về phía 
tây nam. Nếp lõm này được khống chế bởi 2 đứt gãy nghịch Tiền Hải phía bắc và 
Kiến Xương phía nam, càng về phía Đông Nam nếp lõm này càng hẹp lại. 
+ Nếp cấu trúc lồi Kiến Xương: phân bố trong dải nâng Khoái Châu - Tiền 
Hải là nếp lồi tương đối cân xứng kích thước lớn có góc nếp uốn dao động từ 150 - 
160º, trục theo phương tây bắc - đông nam, mặt trục cắm về phía tây nam. Nếp lồi 
này được khống chế bởi 2 đứt gãy nghịch Kiến Xương phía bắc và đứt gãy thuận 
Thái Bình ở phía nam. 
+ Nếp cấu trúc lõm Phượng Ngãi bị khống chế bởi đứt gãy Kiến Xương, Tiền 
Hải và nếp cấu trúc nâng Vũ Tiên nằm giữa đứt gãy Thái Bình và Kiến Xương. 
Trong số bốn nếp cấu trúc nêu trên NCS thiết nghĩ chỉ 3 nếp cấu trúc: nếp lồi 
Tiền Hải, nếp lõm Phượng Ngãi và đới cấu trúc lồi Vũ Tiên là cần quan tâm trong 
giai đoạn thăm dò tiếp theo. 
23 
Sơ đồ cấu trúc địa chất phần Đông Nam đới nâng Khoái Châu-Tiền Hải theo tài liệu 
địa chấn phản xạ 
24 
3.4. KHOANH ĐỊNH CÁC TẬP ĐÁ CHỨA THAN VÀ KHÔNG CHỨA THAN 
Với những kết quả tổng hợp và đánh giá như đã nêu trên, ta có thể phân chia 
và dự báo các tập đất đá không chứa than, các tập chứa than bằng 9 ranh giới ký 
hiệu từ H1 đến H9 theo tài liệu địa chấn phản xạ 2D: 
 3.4.1. Khoanh định tập đá chứa than 
- Tập H1 đến H4: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng có biên độ cao, 
tần số trung bình đến cao, độ liên tục tốt, gồm các phản xạ song song. Tập này thành 
phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt nhỏ, sét kết, bột kết xen kẹp chứa than. Do các 
ranh giới H2 và H3 chỉ bắt gặp ở các tuyến ngoài đê biển (tuyến T26) nên được gộp 
lại thành tập chứa than từ H1 đến H4. Tập này có chiều dày trung bình khoảng 
250m, phân bố từ chiều sâu khoảng 200m đến 950m. 
- Tập H5 đến H6 có trường sóng tương tự từ tập H1 đến H2, thành phần trầm 
tích chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết hạt nhỏ có chứa than. Tập này có chiều dày 
trung bình khoảng 310m, phân bố từ chiều sâu khoảng 300m đến 1200m. 
- Tập H7 đến H8: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng các phản xạ phân 
lớp song song, có độ liên tục tốt, biên độ cao, tần số trung bình đến cao, thành phần 
trầm tích chủ yếu là sét kết, bột kết có chứa than. So sánh với tài liệu giếng khoan thu 
thập được thì nhận thấy đây là tập chứa than tương đối dày. Tập này có chiều dày 
trung bình khoảng 280m, phân bố từ chiều sâu khoảng 500m đến 1800m. 
 3.4.2. Phân chia tập đá ít chứa than và không chứa than 
- Tập từ mặt địa hình đến H1: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng có 
biên độ cao, tần số trung bình đến cao, tính liên tục yếu, phản xạ sóng hỗn độn. 
Thành phần trầm tích là cát hạt vừa đến lớn gắn kết yếu thuộc các hệ tầng đệ Tứ, 
Hải Dương và Vĩnh Bảo. Tập này không chứa than. Tập này có chiều dày trung bình 
khoảng 270m, phân bố từ chiều sâu khoảng 200m đến 350m. 
- Tập H6 đến H7: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng có biên độ cao, 
tần số thấp, độ liên tục trung bình, thành phần trầm tích chủ yếu là sét và cát kết 
xem kẹp, rất ít chứa than, đôi khi có thể gặp các đới chứa than dự đoán ở dạng 
thấu kính. Tập này có chiều dày trung bình khoảng 250m, phân bố từ chiều sâu 
khoảng 410m đến 1400m. 
- Tập H8 đến H9: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng các phản xạ có độ 
liên tục kém, ít tính phân lớp, biên độ cao, tần số thấp, thành phần trầm tích chủ yếu 
là cát kết, sét kết, ít chứa than. Tập này có chiều dày trung bình khoảng 200m, phân 
bố từ chiều sâu khoảng 500m đến 2000m. 
25 
Kết quả xử lý minh giải tuyến T.16, vùng Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 
- Tập dưới mặt H9 xuống dưới sâu: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng 
các phản xạ có độ liên tục yếu, ít tính phân lớp, biên độ trung bình, tần số thấp, rất 
ít chứa than, đôi khi có thể gặp các đới chứa than dự đoán ở dạng thấu kính. Các 
hình III.20, III.21 là mặt cắt địa chấn sau khi minh giải. Tập này nằm ở độ sâu 
khoảng 800m đến 2000m. 
26 
KẾT LUẬN 
1. KẾT LUẬN 
Đề tài luận án "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo 
tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than" đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên 
cứu theo tài liệu trọng lực, địa chấn, VSP và địa vật lý lỗ khoan, từ đó có thể rút ra 
các kết luận sau: 
 1.1. Đã lựa chọn được hệ phương pháp nghiên cứu địa vật lý hợp lý gồm: 
- Trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan, đồng thời đã xử lý, 
phân tích, minh giải địa chất các tài liệu thu thập được bằng các phần mềm hiện đại 
để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất và điều tra tài nguyên than trũng Sông Hồng; 
- Phương pháp trọng lực có ưu thế trong nghiên cứu các yếu tố địa chất khu vực: 
đứt gãy sâu, phân chia các đới cấu trúc nâng sụt, tách được dải cấu trúc trong các đới. 
- Phương pháp địa chấn phản xạ độ phân giải cao, phân tích định lượng các 
nếp lồi, nếp lõm, đứt gãy trong các dải cấu trúc. 
- Kết hợp nó với phương pháp VSP, địa vật lý lỗ khoan khoanh định được các 
tập chứa than và không chứa than khá chính xác. 
 1.2. Theo dấu hiệu của dị thường trọng lực đã: 
- Chính xác hóa vị trí, hướng cắm loại đứt gãy sâu ở trũng Sông Hồng như đứt 
gãy Hưng Yên, Sông Chảy, Thái Bình, Vĩnh Ninh, Sông Lô, Sông Thái Bình, Kiến 
Thụy. Trong đó, đứt gãy Sông Chảy và Sông Thái Bình giữ vai trò khống chế tài 
nguyên than theo tài liệu trọng lực. 
- Phân chia 3 đới cấu trúc là đới nâng Tây Nam nằm giữa đứt gãy Hưng Yên 
và Sông Chảy, đới sụt Trung tâm nằm giữa đứt gãy Sông Chảy và Sông Thái Bình, 
đới nâng Đông bắc nằm giữa đứt gãy Sông Thái Bình và Kiến Thụy. 
Trong đó đới sụt Trung tâm là đới khống chế tài nguyên than, nó phân chia làm 
3 dải cấu trúc là dải sụt Mỹ Văn - Quỳnh Phụ ở rìa đông bắc kẹp giữa 2 đứt gãy Sông 
Thái Bình và Vĩnh Ninh; dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải ở trung tâm kẹp giữa 2 đứt 
gãy Vĩnh Ninh và Thái Bình; dải sụt Xuân Thủy – Hưng Hà ở phần rìa Tây Nam và 
nằm giữa 2 đứt gãy Thái Bình và Sông Chảy với độ tin cậy cao. 
Trong 3 dải cấu trúc trên đều có mặt hệ tầng Tiên Hưng nên đều chứa than, 
nhưng dải Khoái Châu - Tiền Hải là tầng chứa than được đề án "Điều tra, đánh giá 
tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể Sông Hồng" quan tâm đầu tư đánh giá. 
 1.3. Tại phần Đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải 
- Đã định vị và chính xác hóa đứt gãy: 
+ Đứt gãy Vĩnh Ninh nằm ở phía Đông bắc vùng nghiên cứu, chạy theo 
phương Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy nghịch có góc cắm khoảng 70 đến 75 
độ và nằm nghiêng về phía Tây Nam. 
+ Đứt gãy Tiền Hải nằm phía Tây Nam so với đứt gãy Vĩnh Ninh và chạy 
gần như song song với đứt gãy Vĩnh Ninh. Đây là đứt gãy nghịch địa phương có 
góc cắm khoảng 70 độ và nằm nghiêng về phía Tây Nam. 
+ Đứt gãy Kiến Xương nằm phía Tây Nam so với đứt gãy Tiền Hải và chạy 
theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy nghịch địa phương có góc cắm 
khoảng 60 độ và nằm nghiêng về phía Đông Bắc. 
27 
+ Đứt gãy Thái Bình nằm phía Tây Nam vùng nghiên cứu và chạy theo 
phương Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy thuận có góc cắm khoảng 60 đến 80 
độ và nằm nghiêng về phía Tây Nam. 
- Khoanh định dải cấu trúc địa chất địa phương gồm nếp lồi Tiền Hải, nếp 
lõm Phượng Ngãi, nếp lồi Kiến Xương theo thuộc tính biên độ tức thời, tham số 
VSP, địa vật lý lỗ khoan. 
- Khoanh định được 3 tập đá chứa than (từ tập H1 đến H4, H5 đến H6, 
H7 đến H8) và 5 tập không chứa than (từ mặt địa hình đến H1, H4 đến H5, H6 
đến H7, H8 đến H9, H9 xuống dưới sâu) theo tần số trung bình, biên độ lớn, tính 
liên tục cao. 
 1.4. Các kết quả nghiên cứu của luận án tại phần Đông nam dải nâng Khoái 
Châu - Tiền Hải đã dự báo diện tích triển vọng cho thăm dò than ở trũng Sông Hồng. 
 1.5. Hệ phương pháp được lựa chọn gồm: trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, 
địa vật lý lỗ khoan có cơ sở khoa học và thực tiễn, cần được áp dụng nó để điều 
tra tài nguyên than trong những vùng có bối cảnh địa chất địa vật lý tương tự 
trũng Sông Hồng. 
2. KIẾN NGHỊ 
 2.1. Những kết quả nghiên cứu về sự phân bố tập chứa than và không chứa than 
trũng Sông Hồng của NCS có thể kiến nghị đặt một lỗ khoan để kiểm chứng hiệu quả 
xác định các tập chứa than tại nếp lõm Phượng Ngãi nơi chưa có một hố khoan nào (Vị 
trí trí dự kiến X= 654.196; Y= 2.256.196 hệ tọa độ VN2000 Zone 48 múi 105). 
Kết quả kiểm chứng sẽ là một cơ sở khoa học để đề xuất Chính phủ các diện 
tích có triển vọng cho thăm dò than trũung Sông Hồng trong thời gian tiếp theo. 
 2.2. Diện tích nghiên cứu của luận án cũng như của đề án "Điều tra, đánh giá tổng 
thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng" chỉ là một phần của bể Sông Hồng. 
Với những kết quả thu được của luận án cũng như đề án, cần mở rộng ra các dải 
khác thuộc đới sụt trung tâm trũng Sông Hồng và kéo dài ra phần biển bằng hệ 
phương pháp địa vật lý và địa chất đã được lựa chọn. 
 2.3. Điều tra cơ bản địa chất và thăm dò khoáng sản ẩn, trong đó có khoáng sản 
than, là một trọng điểm trong chiến lược điều tra tài nguyên khoáng sản Việt Nam, 
vì vậy cần tiếp tục đầu tư khoa học, công nghệ cho phân tích, xử lý và minh giải tài 
liệu địa vật lý, địa chất. 
 2.4. Kết quả nghiên cứu của luận án và đề án nêu trên nên sớm chuyển giao cho 
thăm dò và khai thác than ở bể Sông Hồng. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_cau_truc_dia_chat_trung.pdf