Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc ninh thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng

Ở Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận được xác định có nguồn TNN khan

hiếm nhất, được mệnh danh là miền viễn tây “thiếu mưa, thừa nắng” của

cả nước. Lượng mưa thấp, địa hình ngắn, dốc, cùng với thảm thực vật

có khả năng trữ ít nên phần lớn lượng nước mặt trong mùa mưa đều đổ

ra biển. Tài nguyên nước dưới đất cũng thuộc loại nghèo, khả năng khai

thác ít. Trong những năm gần đây, cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày

một tăng cao cùng với tác động của BĐKH nên tỉnh Ninh Thuận luôn

phải đối mặt với tình trạng hạn hán, hoang mạc hóa, thiếu nước dùng.

Để PTBV kinh tế xã hội trong điều kiện BĐKH rất cần có một chiến

lược sử dụng hợp lý TNN với tiêu chí: Thích nghi với hạn hán để cải

thiện tình trạng HMH; tăng cường công tác quản lý và bảo vệ TNN,

chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng với

BĐKH; tiết kiệm nước, chống thất thoát nguồn nước. Chính vì vậy, NCS

thực hiện luận án: “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang

mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp

thích ứng

pdf 27 trang dienloan 15580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc ninh thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc ninh thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc ninh thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất giải pháp thích ứng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA 
HỌC 
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
...*** 
HOÀNG THANH SƠN 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG 
HOANG MẠC NINH THUẬN CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ 
HẬU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG 
Chuyên ngành: Thủy văn học 
Mã số: 62.44.02.24 
 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ 
Hà Nội – 2016 
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công 
nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS Ngô Đình Tuấn 
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Vũ Thị Thu Lan 
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn 
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mai Đăng 
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Kiên Dũng 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại 
Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam vào hồi  giờ ..’, ngày  tháng  năm 2016 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của luận án 
Ở Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận được xác định có nguồn TNN khan 
hiếm nhất, được mệnh danh là miền viễn tây “thiếu mưa, thừa nắng” của 
cả nước. Lượng mưa thấp, địa hình ngắn, dốc, cùng với thảm thực vật 
có khả năng trữ ít nên phần lớn lượng nước mặt trong mùa mưa đều đổ 
ra biển. Tài nguyên nước dưới đất cũng thuộc loại nghèo, khả năng khai 
thác ít. Trong những năm gần đây, cùng với nhu cầu sử dụng nước ngày 
một tăng cao cùng với tác động của BĐKH nên tỉnh Ninh Thuận luôn 
phải đối mặt với tình trạng hạn hán, hoang mạc hóa, thiếu nước dùng. 
Để PTBV kinh tế xã hội trong điều kiện BĐKH rất cần có một chiến 
lược sử dụng hợp lý TNN với tiêu chí: Thích nghi với hạn hán để cải 
thiện tình trạng HMH; tăng cường công tác quản lý và bảo vệ TNN, 
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng với 
BĐKH; tiết kiệm nước, chống thất thoát nguồn nước. Chính vì vậy, NCS 
thực hiện luận án: “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang 
mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp 
thích ứng” 
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận 
có xét đến biến đổi khí hậu 
- Đề xuất giải pháp thích ứng có tính định hướng sử dụng hợp lý tài 
nguyên nước nhằm ngăn chặn và phục hồi các vùng hoang mạc tỉnh 
Ninh Thuận 
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án 
Luận án được trình bày trong 4 chương: 
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước vùng 
hoang mạc có xét đến biến đổi khí hậu 
Chương 2: Đánh giá tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh Thuận 
Chương 3: Dự báo biến động tài nguyên nước vùng hoang mạc Ninh 
Thuận có xét đến biến đổi khí hậu 
Chương 4: Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng 
hoang mạc Ninh Thuận có xét đến biến đổi khí hậu. 
2 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ 
TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG HM CÓ XÉT ĐẾN BĐKH 
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa các thuật ngữ liên quan 
Các khái niệm liên quan đến đề tài như: Tài nguyên nước, hoang mạc 
hóa, biến đổi khí hậu, được dẫn ra làm cơ sở cho việc giải quyết các nội 
dung của luận án. 
1.2. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước vùng 
hoang mạc 
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu đánh giá TNN vùng HMH trên thế 
giới 
Trên thế giới TNN đã được tiến hành nghiên cứu kiểm kê và đánh 
giá cả về trữ lượng, chất lượng, đồng thời cũng hướng tới sử dụng TNN 
hợp lý với tiêu chí phát triển bền vững: quản lý theo nhu cầu dùng nước 
trên cơ sở cân bằng nước hệ thống nhằm tiết kiệm nước, chống thất thoát 
và giảm thiểu các tác hại do thiên tai liên quan đến TNN gây ra (hạn 
hán, lũ lụt, lũ quét). 
Nhiều quốc gia trên thế giới trên cơ sở nghiên cứu khoa học đã thực 
thi các giải pháp sử dụng hợp lý TNN: quản lý thiên tai hiệu quả bằng 
công cụ tổ chức và thể chế; tăng cường mạng lưới quan trắc KTTV và 
mạng lưới quan trắc NDĐ, đảm bảo tính đại diện, độ tin cậy của các 
đánh giá về TNN; tính toán định lượng TNN như xác định trạng thái 
nguồn nước tại các điểm quan trắc, dự báo tiềm năng nguồn nước ngắn, 
trung và dài hạn tại từng khu vực. Tiến tới QLTH TNN bằng các quy 
tắc giám sát, kiểm soát và chia sẻ nguồn nước nhằm đạt được sự phát 
triển hài hòa về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường giữa các 
vùng (từ thượng lưu đến hạ lưu). 
1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá TNN vùng khô hạn ở Việt Nam 
Ở Việt Nam đã triển khai các đề tài nghiên cứu và đạt được nhiều 
kết quả, cụ thể: đánh giá tài nguyên khí hậu, TNN trong các khu vực 
khô hạn; xác lập các chỉ tiêu khô hạn đặc thù cho miền khí hậu nhiệt đới 
Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp sử dụng nguồn nước có hiệu 
quả nhằm giảm thiểu các tác động của hạn hán, HMH... 
3 
1.2.3. Các nghiên cứu về TNN vùng HM Ninh Thuận 
Đã có một khối lượng lớn các nghiên cứu về vùng khô hạn Ninh 
Thuận như các kết quả nghiên cứu về địa chất, địa mạo, khí tượng, thuỷ 
văn, quy hoạch thuỷ lợi... Các tác giả đã ứng dụng các chỉ tiêu hạn hán, 
HMH – SMH để xác định các loại hình HM ở Ninh Thuận. Trên cơ sở 
đó đã đề xuất được các giải pháp phòng chống hạn ứng dụng công nghệ 
tiên tiến. 
Các đề tài nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, tình 
hình khô hạn, hoang mạc hóa diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong điều 
kiện BĐKH. Cần có những nghiên cứu nhằm định lượng TNN và đề 
xuất được hướng khai thác, sử dụng phù hợp với điều kiện thực trạng 
của vùng HM Ninh Thuận. 
1.3. Cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu tài nguyên nước vùng 
hoang mạc Ninh Thuận 
1.3.1. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu 
Ninh Thuận có tọa độ địa lý từ 11018’14” - 12009’15” vĩ độ Bắc và 
từ 109009’08” - 109014’25” kinh độ Đông thuộc cực Nam Trung Bộ. 
Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, Nam giáp tỉnh 
Bình Thuận và Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105km. Đây 
là tỉnh có vị trí địa chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh quan trọng 
trong dải ven biển miền Trung, là cửa ngõ giao thương với các tỉnh trong 
vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ra biển (với 3 cửa 
biển Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải). Là miền đất cổ với nền văn hóa 
Chăm Pa nổi tiếng và có truyền thống khai thác nguồn nước từ thế kỷ 
thứ 13 sau Công nguyên [74, 75] 
1.3.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán 
Số liệu KT-TV: Trên vùng nghiên cứu có 13 trạm khí tượng – thủy 
văn và điểm đo mưa. Tuy vậy, không có trạm thủy văn đo lưu lượng 
nước. Các số liệu quan trắc lưu lượng được đo đạc trong các thời kỳ 
ngắn, phục vụ công tác thiết kế, xây dựng các công trình thủy lợi. 
4 
 Số liệu chất lượng nước: quan trắc định kỳ chất lượng nước hàng 
tháng của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Thuận 
Ngoài ra, NCS còn sử dụng nguồn tài liệu từ các đề tài, dự án đã 
được nghiệm thu liên quan đến lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu Ninh 
Thuận 
1.3.3. Cách tiếp cận trong nghiên cứu 
Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có 
liên quan đến đề tài và tiếp thu công nghệ 
Kế thừa, ứng dụng có chọn lọc tối đa các kết quả nghiên cứu khoa 
học về TNN vùng khô hạn, HMH, tác động của BĐKH đến TNN. 
Tiếp cận toàn diện, hệ thống và tổng hợp 
Phân tích đánh giá tổng hợp điều kiện khí hậu, thủy văn, các yếu tố 
mặt đệm và tác động của con người nhằm đánh giá thực trạng, xác định 
nguyên nhân của hạn hán và HM ở Ninh Thuận 
Tiếp cận kinh tế - sinh thái - môi trường và PTBV 
Ứng phó với hạn hán, HMH có xét đến BĐKH và toàn cầu hóa là sự 
tổng hoà các mối quan hệ giữa yếu tố quản lý do con người điều khiển 
sao cho đạt hiệu quả tổng hợp đảm bảo PTBV, bảo vệ môi trường và 
giữ cân bằng sinh thái. 
1.3.4. Các phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp phân tích thống kê 
Phương pháp đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống 
Phương pháp ứng dụng mô hình toán 
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 
Phương pháp chuyên gia 
Tiểu kết chương 1 
Nguồn tài liệu, số liệu về TNN ở Ninh Thuận rất hạn chế từ các số 
liệu quan trắc, đo đạc trên sông đến các công trình khai thác nước. Vì 
vậy, để đánh giá chính xác tổng lượng nước cũng như diễn biến TNN 
5 
mặt theo không gian và thời gian rất khó khăn. 
Để kết quả đánh giá TNN đạt được mức độ cho phép, luận án đã sử 
dụng kết hợp nhiều phương pháp từ phương pháp phân tích xác suất, 
tổng hợp địa lý nhằm xác định đầu vào cho mô hình Mike (Mike Nam, 
Mike Basin). Các kết quả tính toán được biểu diễn trên bản đồ thông 
qua sử dụng các phần mềm GIS. 
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC 
VÙNG HOANG MẠC NINH THUẬN 
2.1. Phân tích tác động của các điều kiện tự nhiên đến hình thành 
vùng khô hạn, hoang mạc Ninh Thuận 
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Ninh Thuận 
Ninh Thuận có 3 dạng địa hình gồm: núi, đồi gò bán sơn địa và đồng 
bằng ven biển. 
Địa hình vùng núi: Vùng đồi núi chiếm khoảng 63% diện tích toàn tỉnh 
bao bọc 3 mặt Bắc, Tây và Nam của tỉnh. 
Địa hình vùng đồi: Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm khoảng 15% diện 
tích toàn tỉnh, phân bố ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn 
Địa hình vùng đồng bằng: Vùng đồng bằng ven biển chiếm khoảng 22% 
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thuộc địa phận các huyện Thuận Bắc, Ninh 
Hải, Ninh Phước, Thuận Nam và TP. Phan Rang - Tháp Chàm. 
Đặc điểm khí hậu: Nằm hoàn toàn trong miền khí hậu nhiệt đới, gió mùa 
nhưng do tác động của điều kiện địa hình mà đặc biệt địa hình đường 
bờ biển đã tạo ra một kiểu chế độ khí hậu đặc thù của Ninh Thuận. Nền 
nhiệt độ cao nhất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Độ ẩm tương đối trung bình 
năm thấp, trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi thường vượt đến vài 
chục và hàng trăm lần so với lượng mưa. 
Đặc điểm thổ nhưỡng: Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam, Ninh 
Thuận có 8 nhóm thuộc đất vùng đồi núi (đất xám, đất đỏ vàng, đất vàng 
đỏ trên đá mắcma acid, đất thung lũng dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá) và 
đồng bằng ven biển (đất cát, đất mặn, đất phù sa). 
Đặc điểm thảm phủ thực vật: Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là rừng lá 
6 
kim (thông 2 lá, thông 3 lá) phân bố trên độ cao từ 600 - 700m trở lên 
và rừng rậm nhiệt đới rụng lá cây lá rộng phân bố ở các vùng đồi núi 
giáp đồng bằng Phan Rang. Xen giữa 2 loại rừng này là các loại rừng 
hỗn giao (rừng thông hỗn giao với cây lá rộng) và rừng tre nứa nhiệt đới 
thứ sinh. Ở đây, tồn tại các loại cây gỗ điển hình cho vùng có mùa khô 
sâu sắc như săng lẻ, săng lẻ lá bé, chò nhai, trắc, cây họ dầu... 
2.1.2. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên hình thành vùng HM 
Ninh Thuận 
Yếu tố khí hậu 
Dựa trên số liệu của các trạm khí tượng khu vực Ninh Thuận và lân 
cận cùng với các tiêu chí khí hậu trong đánh giá HMH [53], NCS xác 
định giá trị chỉ số khô hạn (K). Có thể thấy vùng ven biển Ninh Thuận 
luôn ở mức hạn nặng với chỉ số khô hạn (K) lớn hơn 4 và kéo dài trên 5 
tháng; vùng trung lưu (phần thềm pediment trước núi) ở mức hạn trung 
bình với chỉ só khô hạn dao động từ 2 - 4 và số tháng hạn từ 3 - 5 tháng. 
Vùng núi ở mức hạn nhẹ. 
Trừ chỉ tiêu về lượng mưa năm, còn lại các chỉ tiêu khác đều phản 
ánh vùng đồng bằng ven biển tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng khô hạn; 
trong đó có tới 8 tháng (1 - 8) có chế độ hạn và liên tiếp trong 3 tháng 
(từ tháng 1 - 3) có chế độ khí hậu từ bán sa mạc đến sa mạc. 
Điều kiện địa hình 
Sự sắp xếp địa hình núi vòng cung bao bọc khắp ba phía tỉnh Ninh 
Thuận và sự đổi hướng đường bờ biển từ Bắc - Nam sang ĐB - TN tại 
đây nên gió mùa ĐB cũng như TN thổi song song với bờ biển, trút mưa 
mang theo chúng trên các sườn trước gió. Bên cạnh đó với tính chất 
“bẫy” nên đây cũng là khu vực có cường độ gió rất mạnh, vì vậy khi vào 
khu vực này các luồng gió mang ẩm có đặc tính của hiện tượng “fơn” 
nên lượng mưa rất thấp. Và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tính 
khô hạn của TNN 
Các yếu tố mặt đệm khác 
Với các dạng địa hình - địa mạo khác nhau hình thành nên các loại 
thổ nhưỡng cùng với khí hậu khô hạn khác nhau tạo nên các loại hình 
thảm thực vật thể hiện sự khô hạn dẫn đến hoang mạc khác nhau. 
7 
2.2. Đánh giá tài nguyên nước vùng HM Ninh Thuận 
2.2.1. Đánh tài nguyên nước mưa 
Lượng mưa năm trung bình nhiều năm của tỉnh đạt 1310mm. So với 
lượng mưa trung bình toàn lãnh thổ Việt Nam (1950mm) thì Ninh Thuận 
chỉ đạt 67%. Đặc biệt vùng đồng bằng ven biển như huyện Thuận Bắc, 
Thuận Nam, Ninh Hải, Ninh Phước và TP Phan Rang – Tháp Chàm nằm 
ở vùng rất ít mưa (khô hạn) có lượng mưa năm dưới 1000mm; đặc biệt 
tồn tại ở dải ven biển thuộc Ninh Hải, Thuận Nam có lượng mưa năm 
dưới 700mm. 
2.2.2. Đánh giá tài nguyên nước mặt 
Phương pháp tổng hợp địa lý 
Sử dụng bản đồ đẳng trị chuẩn dòng chảy năm Y0 để xác định lượng 
dòng chảy các lưu vực sông tỉnh Ninh Thuận, kết quả chi tiết trong bảng 
2.6. 
Bảng 2.6. Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên các 
LVS Ninh Thuận 
TT Tên sông Flưu vực 
km2 
X0 
mm 
Y0 
mm 
M0 
l/s.km2 
W0 
triệu m3 
1 Cái Phan 
Rang 
3.043 1310 500 15,9 1517,1 
2 Trâu 148 749 90,3 2,87 13,4 
3 Bà Râu 214 866 177,8 5,65 38,1 
4 Quán Thẻ 116 788 119,4 3,79 13,9 
5 Một số 
sông nhỏ 
392 3,86 47,7 
Phương pháp mô hình toán 
Luận án sử dụng mô hình mưa dòng chảy Mike Nam với bộ thông 
số đã được hiệu chỉnh và kiểm định cho hệ số Nash = 94%. Kết quả tính 
toán tài nguyên nước mặt cho Ninh Thuận là 1,99 tỷ m3/năm. 
So sánh kết quả giữa 2 phương pháp cho thấy kết quả tính toán theo 
8 
mô hình Mike Nam cao hơn 15% so với phương pháp tổng hợp địa lý. 
Tổng hợp kết quả xác định được TNN mặt tỉnh Ninh Thuận như sau: 
+ Lượng nước trên sông Cái Phan Rang: 1.722 triệu m3 
+ Lượng nước các sông suối nhỏ: 268 triệu m3 
Tương ứng với moduyn dòng chảy trung bình năm là 18,8l/s.km2. So 
với trung bình toàn lãnh thổ Việt Nam (30l/s.km2), Ninh Thuận được 
xếp vào tỉnh có nguồn nước mặt nhỏ nhất. Đặc biệt đối với vùng ven 
biển có moduyn dòng chảy trung bình năm dưới 10l/s.km2 là khu vực 
rất ít nước (khô hạn, HMH). 
Mùa lũ: Vùng thượng lưu, mùa lũ từ tháng 9 - 12 với lượng dòng 
chảy chiếm 65% cả năm, tháng 10 có lượng dòng chảy lớn nhất. Lũ tiểu 
mãn xuất hiện vào tháng 5, 6, có năm lũ tiểu mãn là lũ lớn nhất trong 
năm. Phần hạ du, mùa lũ từ tháng 9 – 11, lượng dòng chảy chiếm tới 
68% cả năm. Tháng 10 có dòng chảy lớn nhất (35% tổng lượng dòng 
chảy năm). Sự biến đổi dòng chảy lũ lớn nhất trong toàn quốc với hệ số 
biến động dòng chảy lũ đạt tới 1,00 - 2,00. 
Mùa kiệt: kéo dài 8 - 9 tháng (12, 1 – 8), lượng dòng chảy mùa kiệt 
trung bình là 26,7l/s.km2. Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất (1 - 3) chiếm 
7,5% lượng dòng chảy năm, moduyn trung bình 12,9l/s.km2 và tháng 2 
có dòng chảy nhỏ nhất chiếm 2,4% lượng dòng chảy năm, moduyn dòng 
chảy 12,5l/s.km2. 
2.2.3. Đánh giá tài nguyên nước dưới đất 
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất của vùng đồng bằng 
ven biển thuộc tỉnh Ninh Thuận đạt 338.543m3/ngày, trong đó bao gồm: 
+ Tầng chứa nước Holocen (qh) là 186.437m3/ngày, 
+ Tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 52.106m3/ngày. 
Trữ lượng cấp C1 - trữ ... ) và tiểu vùng 8 (Ninh 
Phước, Thuận Nam). 
Đối với tiểu vùng 5 (Ninh Hải) do nguồn nước cấp đã được cải thiện 
bởi hệ thống hồ chứa Hồ sông Cái - Tân Mỹ cung cấp nước bổ xung ổn 
định cho hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm nên lượng nước thiếu đã giảm 
và thời gian thiếu nước tập trung vào 3 tháng (3 - 5). 
 Đối với tiểu vùng 8, lượng nước thiếu đến 51,7.106 m3 và thời gian 
thiếu nước trong năm kéo dài tới 5 tháng (từ tháng 2 - 6). Tiểu vùng 8 
là khu vực khô hạn tập trung diện tích HM cát và HM đất cằn. 
Tiểu kết chương 3 
Quá trình phát triển KT-XH đã gia tăng mức độ khai thác tài 
nguyên trong đó có TNN cùng với tác động của BĐKH làm thay đổi 
những hiện tượng tự nhiên theo chiều hướng cực đoan hơn, các thiên tai 
như lũ lụt, hạn hán xảy ra xen kẽ với tần suất xuất hiện ngày càng lớn 
đã dẫn đến hiện tượng thiếu nước sử dụng ngày càng trầm trọng. Kết 
quả tính CBN theo các tiểu vùng cho thấy nguồn nước hiện tại không 
đủ đáp ứng nhu cầu dùng nước và theo quy hoạch phát triển KT – XH 
của Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nguy cơ thiếu nước có 
mức độ tiềm ẩn rất cao, mặc dù sẽ được đầu tư xây dựng rất nhiều các 
công trình khai thác nước. Vấn đề thiếu nước là nguyên nhân gây đất bị 
khô hạn, thoái hóa dẫn đến quá trình HMH điển hình của Việt Nam với 
xu hướng tăng nhanh. Dự tính đến giai đoạn 2020 – 2039, diện tích HM 
ở Ninh Thuận tăng 46,6% (từ 65.464ha lên tới 95.964ha) nhưng tập 
trung ở 2 loại hình HM đất cằn (tăng 19.111ha), tiếp sau là HM cát (tăng 
6390ha) và HM đất mặn (tăng 5.000ha). 
19 
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG HM NINH 
THUẬN 
4.1. Mục tiêu 
Quản lý tổng hợp TNN là việc xây dựng và thực hiện các quy tắc 
giám sát, kiểm soát và chia sẻ nguồn nước nhằm đạt được sự phát triển 
hài hòa về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường giữa các vùng 
(từ thượng lưu đến hạ du) lưu vực sông. 
Tiến tới quản lý tổng hợp TNN bằng phương pháp quản lý nhu cầu. 
4.2. Giải pháp chung quản lý TNN theo nhu cầu 
- Sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, xã hội 
- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây trồng, mùa vụ 
- Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm 
- Giảm thiểu thất thoát nguồn nước 
- Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng 
- Giá nước & hình thành thị trường nước 
- Chia sẻ nguồn nước trong năm hạn hán. 
4.3. Giải pháp công trình 
Dựa trên các đánh giá về TNN, cân bằng nước hệ thống và các loại 
hình hoang mạc theo các tiểu vùng, NCS đưa ra các giải pháp công trình 
nhằm tăng cường khả năng sử dụng nguồn nước để giảm diện tích hoang 
mạc trong từng tiểu lưu vực với các tiêu chí: 
+ Đối với các khu vực bậc thềm pediment trước núi, nơi phát triển 
các loại hình hoang mạc đất cằn cần tăng cường các giải pháp phát triển 
và bảo vệ nguồn nước nhằm sử dụng hợp lý TNN và tài nguyên đất sẽ 
làm thu hẹp được diện tích hoang mạc ở khu vực này 
+ Đối với khu vực ven biển, nơi phát triển mạnh dạng hoang mạc 
cát, hoang mạc muối và hoang mạc đá rất cần có các giải pháp như thu 
gom, bổ cập nguồn nước và các hình thức sử dụng nước tiết kiệm với 
mục tiêu giảm được diện tích hoang mạc cát và hoang mạc muối và cải 
tạo được 1 phần hoang mạc đá. 
20 
4.3.1. Giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn nước 
Hiện nay, tổng diện tích tưới thiết kế bằng các biện pháp công trình 
(khai thác TNN mặt) của tỉnh là 37.253ha, trong đó các công trình hồ 
chứa đạt 16.722ha; các công trình đập dâng là 18.425ha và các biện 
pháp khác là 2.106ha. Tuy nhiên tổng diện tích được tưới thực tế bằng 
các biện pháp công trình chỉ đạt 63% thiết kế và tưới chủ động chiếm 
38% diện tích đất canh tác 
+ Tu bổ hoàn thiện và xây dựng các công trình khai thác nguồn nước 
tại chỗ đa mục tiêu (cấp nước, chống lũ, phát điện...). Thực hiện theo 
quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi đến năm 2020 [76, 79] nhằm 
đảm bảo cung cấp nước cho các ngành khác với tổng lượng nước 1,123 
tỷ m3, tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước (các hồ chứa Trà Van, 
Lanh Ra) và huyện Ninh Hải (tăng cường thêm hồ chứa Đông Nha và 
các trạm bơm). 
+ Mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim trên sông Đồng Nai tăng 
cường cấp nước cho tỉnh Ninh Thuận. Theo thiết kế, khi mở rộng nhà 
máy thủy điện Đa Nhim lượng nước cấp xuống sông Cái Phan Rang sẽ 
tăng 2,78m3/s đạt lưu lượng trung bình năm là 19,62m3/s (tương ứng với 
618 triệu m3). Trong các tháng mùa kiệt lưu lượng trung bình tháng sẽ 
tăng từ 2 – 3m3/s. Đây là nguồn nước bổ sung quan trọng làm giảm mức 
độ khô hạn của vùng hạ du trong mùa kiệt. 
4.3.2. Giải pháp thu gom, bổ cập nước dưới đất 
+ Thu gom (bao gồm cả nước mưa, nước mặt trong thời kỳ mùa lũ, 
nước dưới đất) vừa sử dụng trực tiếp vừa có tác dụng bổ cập nước dưới 
đất. 
+ Bổ sung nhân tạo nước dưới đất là các hoạt động của con người 
làm nước mặt từ sông, suối, hồ thấm vào lòng đất nhằm gia tăng trữ 
lượng an toàn khi khai thác nước dưới đất. 
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước: Nhằm hạn chế sự 
phát triển của các loại hình hoang mạc. 
Sử dụng hệ thống tưới bằng các biện pháp giảm thiểu rò rỉ thấm 
ngang, biện pháp giảm tổn thất trên hệ thống kênh tưới, công nghệ tưới 
tiết kiệm nước (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới ngầm), nâng cao khả 
năng trữ nước của các hồ chứa 
21 
Công nghệ mới tưới tiết kiệm nước: phun mưa, nhỏ giọt, tưới thấm, 
phun sương: Nguồn nước, cụm công trình đầu mối, hệ thống đường ống 
và phân phối, vòi tưới (vòi phun mưa, vòi nhỏ giọt) 
Tưới rãnh: Tưới theo hình thức này nước được trữ vào các rãnh và 
dưới tác dụng của mao quản nước ngấm vào thân luống để cung cấp 
nước cho cây trồng 
Ngoài ra đối với vùng Ninh Thuận có chế độ nhiệt, bức xạ cao vì vậy 
cần áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho đất: Che phủ đất bằng rơm rạ, cỏ 
khô, và bèo đối với cây trồng lâu năm như cà phê, chè, cây ăn quả ... có 
tác dụng chống hạn lại còn bổ sung lượng mùn làm xốp đất, tốt cây. 
Sử dụng nước hồi quy: Để sử dụng nước hồi quy cần quy hoạch thiết 
kế hệ thống thủy lợi (chủ yếu là hệ thống kênh tiêu) sao cho có thể giữ 
được nước thừa từ kênh tưới hoặc ruộng, bố trí các công trình điều tiết 
trên hệ thống kênh tiêu. 
Áp dụng các biện pháp thu trữ nước: Thu trữ nước tiểu vùng, Thu 
trữ nước đồi cát, Thu trữ nước lũ 
4.4. Các giải pháp phi công trình 
Dựa trên cơ sở số liệu được cập nhật về các đặc trưng khí tượng, 
thủy văn và địa chất thủy văn, lượng trữ nước của các hồ chưa  tính 
toán, phân tích để xác định được diễn biến TNN, nhằm đưa ra được thực 
trạng và dự báo, cảnh báo hạn 
Quy định thứ tự ưu tiên và chia sẻ nguồn nước khi hạn hán: 
- Ưu tiên cấp nước theo mức bảo đảm cấp nước (hay tần suất thiết 
kế): Lượng nước sẽ được phân bổ theo mức bảo đảm cấp nước thiết kế 
của các ngành dùng nước trên cơ sở của tần suất lượng nước đến. 
- Ưu tiên cấp nước theo đối tượng dùng nước: Thứ tự ưu tiên theo 
đối tượng dùng nước không cố định mà phụ thuộc vào sự phát triển KT-
XH. 
- Ưu tiên cấp nước theo cấp hạn hán (nhẹ - vừa - nặng - đặc biệt): 
Thứ tự ưu tiên và chia sẻ nguồn nước phải xem xét theo cấp hạn hán 
 Nước cho sinh hoạt: nước phải được ưu tiên số 1. 
 Nước cho chăn nuôi: sẽ là ưu tiên thứ 2. 
 Nước cho nông nghiệp: phải được xếp ưu tiên thứ 3. Trong cấp 
22 
nước tưới lại phân thành các ưu tiên như: ưu tiên cho cây trồng sắp thu 
hoạch, cho cây trồng đang vào giai đoạn cần nước (quyết định đến năng 
suất), cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây trồng lâu năm 
 Nước cho công nghiệp phải được xem xét từng ngành sản xuất để 
có thể xếp thứ tự ưu tiên, ví dụ nước cho chế biến nông sản, thủy sản, 
nước cho thủy điện cũng cần được ưu tiên... 
 Nước cho dịch vụ: là ngành sản xuất phải chịu thiệt thòi nếu nguồn 
nước thiếu hụt mặc dù ngành sản xuất này mang lại thu nhập cao cho nền 
kinh tế. 
 Nước cho các hoạt động vui chơi giải trí được ưu tiên cuối cùng. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
(1) Tỉnh Ninh Thuận là khu vực có chế độ khí hậu dị thường so 
với lãnh thổ nhiệt đới gió mùa Việt Nam mà nguyên nhân chính là do 
tác động của điều kiện địa hình. Địa hình núi cao từ 1.200 - 2.000m bao 
bọc xung quanh ba mặt của tỉnh Bắc - Tây - Nam tạo nên một vòng cung 
chắn gió từ phía Bắc qua Tây và TN. Địa hình bờ biển phía Đông của 
tỉnh Ninh Thuận khúc khuỷu, chuyển hướng từ Bắc - Nam sang ĐB - 
TN là hướng song song với các gió mùa mang ẩm đến, ngăn trở sự hình 
thành lượng mưa ở tỉnh, đặc biệt là khu vực đồng bằng ven biển. Nhiệt 
độ cao, gió mạnh và lượng mưa thấp đã tạo nên khu vực đồng bằng ven 
biển thuộc khu vực khô hạn nặng với chỉ số khô hạn (K) từ 4 đến trên 
200 và số tháng hạn vượt trên 5 tháng. Đây là nguyên nhân của chế độ 
dòng chảy thấp và thúc đẩy quá trình thoái hóa đất và HMH điển hình 
của tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy, phương pháp đánh giá TNN tỉnh Ninh 
Thuận có những điểm khác biệt với các phương pháp khác: (i) Sử dụng 
phương pháp tổng hợp địa lý kết hợp với thực trạng sử dụng xác định 
cân bằng TNN trong các tiểu vùng và (ii) Đánh giá TNN cần quan tâm 
đến HMH của các tiểu vùng 
(2) Ninh Thuận là tỉnh nghèo nước cả nguồn nước mưa, nước mặt 
và NDĐ. 
- Về mặt trữ lượng: Tổng lượng nước mặt trên toàn tỉnh Ninh 
Thuận đạt 2.515 triệu m3, trong đó trên sông Cái Phan Rang là 1.722 
23 
triệu m3; lượng nước các sông suối nhỏ 268 triệu m3 và lượng nước xả 
trung bình năm của nhà máy thủy điện Đa Nhim là 525 triệu m3. TNN 
dưới đất của tỉnh thuộc dạng nghèo với trữ lượng tĩnh đạt 
338.543m3/ngày; So với các tiêu chuẩn quy định, tỉnh Ninh Thuận luôn 
không đủ nước và đặc biệt vùng ven biển ở mức khan hiếm nước.. 
- Về mặt CLN: chất lượng các nguồn nước tỉnh Ninh Thuận còn 
tương đối đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước, tuy nhiên phần hạ 
du ven biển đã xuất hiện hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ, dinh 
dưỡng và nhiễm mặn. 
Qua cân bằng nước hệ thống cho các tiểu vùng thể hiện nguồn 
nước hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu dùng nước, lượng nước thiếu 
lên tới 130 triệu m3/năm. Mặc dù đã xây dựng rất nhiều các công trình 
khai thác nước nhưng trong tương lai vẫn chưa đảm bảo cấp nước và 
các công trình có hiệu ích khai thác thấp 
(3) Các thiên tai liên quan đến TNN tỉnh Ninh Thuận mạnh nhất 
là hạn hán, lũ lụt và lũ quét. Các dạng thiên tai ở mức độ rủi ro cấp 2 
đối vùng ven biển và đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động 
hình thành HM ở đây 
(4) Điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác của cư dân trong 
tỉnh Ninh Thuận đã tồn tại đủ 4 loại hình HMH: HM cát, HM muối, HM 
đất cằn và HM đá. Trên cơ sở bộ tiêu chí đã được bộ Tài nguyên môi 
trường quy định, NCS xây dựng bản đồ Hiện trạng phân bố các dạng 
HM: (i) ở vùng ven biển khô hạn nặng nề thường xuất hiện dạng hình 
HM đá, HM cát - đây là dạng HM tự nhiên và (ii) đối với các khu vực 
bề mặt thềm trước núi ở vùng có điều kiện khí hậu hạn trung bình xuất 
hiện chủ yếu là HM đất cằn - đây là dạng HM nhân tác. 
 (5) Xác định được tương quan tỷ lệ nghịch giữa TNN và diện tích 
HM ở Ninh Thuận. Đây sẽ là cơ sở để NCS đề xuất các giải pháp sử 
dụng hợp lý TNN nhằm hạn chế sự phát triển của HMH trong tương lai 
dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng và sự phát triển KT - XH của 
tỉnh. 
(6) Với cách tiếp cận tổng hợp địa lý và phương thức quản lý nhu 
cầu nước, các giải pháp cụ thể được NCS đề xuất: 
+ Đối với khu vực hạn trung bình và HM đất cằn cần phát triển và 
24 
bảo vệ nguồn nước nhằm đảm bảo đủ nguồn nước cấp, gồm có hoàn 
thiện hệ thống khai thác nguồn nước và tăng cường nước bổ sung từ 
ngoài lưu vực. 
+ Đối với khu vực ven biển: hạn nặng và HM chủ yếu là cát, mặn 
cần có các biện pháp tăng cường nguồn nước từ phương pháp thu trữ 
nước mưa và bổ cập NDĐ tăng khả năng sử dụng nguồn nước; đồng 
thời thực hiện các phương pháp tưới tiết kiệm. 
Ngoài ra, cần các biện pháp như giáo dục cộng đồng, chia sẻ nguồn 
nước, tăng hệ số sử dụng kênh mương... nhằm nâng cao giá trị của nước 
ở khu vực khô hạn nhất Việt Nam 
KIẾN NGHỊ 
Ninh Thuận là vùng có điều kiện tự nhiên rất khác biệt với các khu 
vực khác của lãnh thổ Việt Nam (khí hậu, cảnh quan, đa dạng sinh 
học...) vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá các TNTN, trong đó có TNN 
vùng HM Ninh Thuận đã được triển khai từ rất lâu. Nhằm đánh giá định 
lượng TNN luận án đã sử dụng bộ công cụ mô hình toán thủy văn Mike 
Nam, Mike Basin. Tuy nhiên trước mắt việc áp dụng các mô hình mưa 
– dòng chảy đối với vùng khô hạn gặp nhiều hạn chế. Tương lai để phát 
triển, cần tiếp tục hoàn thiện bộ mô hình mô phỏng kết hợp với công cụ 
hiện đại khác như viễn thám, hệ thông tin địa lý, công nghệ thông tin. 
Bên cạnh đó là phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn phù 
hợp nhằm đánh giá TNN vùng HM Ninh Thuận và các vùng khác có 
điều kiện tương tự. Từ đó nâng cao nhận thức về TNN cho các nhà quản 
lý cũng như người dân để hướng đến nền kinh tế nước với TNN làm 
trọng tâm. 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 Đánh giá TNN theo các tiểu vùng tỉnh Ninh Thuận có xét đến BĐKH 
với độ tin cậy có thể chấp nhận. Trên cơ sở đó xây dựng được mối 
tương quan của TNN với các diện tích HMH - yếu tố tự nhiên đặc thù 
của khu vực nghiên cứu 
 Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý TNN cho các tiểu vùng khô hạn 
đặc thù nhằm hạn chế phát triển HMH do tác động của BĐKH đáp 
ứng yêu cầu phát triển KT - XH, xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh 
Thuận. 
25 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
(1) Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2007), Nguyên nhân và giải pháp 
hạn chế sự suy thoái TNN LVS Cái Phan Rang, Tạp chí Các khoa học về 
trái đất, 29 (2) 
(2) Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan, Bùi Hồng Hà (2013), Ứng dụng 
mô hình MIKE BASIN xác định cân bằng nước trên LVS Cái Phan Rang, 
Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, số 1 (35) 
(3) Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2013) Nghiên cứu biến động của 
thiên tai (lũ lụt và hạn hán) ở tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi 
khí hậu, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, số 1 (35) 
(4) Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn, Bùi Anh Tuấn, (2013), Thực trạng 
và nguyên nhân thiếu nước vùng Đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Các 
Khoa học về Trái đất, số 4 (35) 
(5) Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thị Thu Lan, Nguyễn Quang Chiến (2014), Đánh 
giá tác động của biến đổi khí hậu đến TNN mặt vùng khô hạn Ninh 
Thuận, Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 8, p.648-653 
(I) 
(6) Hoàng Thanh Sơn và nnk, (2014), Cân bằng nước LVS Srêpôk có xét 
đến biến đổi khí hậu, Kỷ yếu hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ 
8, p.648-653 (I) 
(7) Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn, Lương Hữu Dũng (2015), Xác định 
biến động mực nước hạ du sông Hồng dưới tác động của hệ thống các 
công trình thủy điện thượng du, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ISSN 
1859-4794 
(8) Vũ Thị Thu Lan, Lại Tiến Vinh, Hoàng Thanh Sơn (2015), Đánh giá 
chỉ số nhạy cảm hạn KT - XH vùng Đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Các 
Khoa Học về Trái Đất, ISSN 0886 – 7187 
(9) Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2015), Xây dựng tiêu chí xác định 
hạn KT - XH vùng hạ du sông Hồng, Tạp chí Khoa Học, ĐHQGHN, 
ISSN 0866-8612, p. 195-201 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_danh_gia_tai_nguyen_nuoc_vung_hoa.pdf