Tóm tắt Luận án Nghiên cứu mô hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh
Chiến lược kinh doanh (CLKD) là công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả của các doanh
nghiệp thương mại (DNTM) trong nền kinh tế thị trường. Với vai trò định hướng dẫn dắt hoạt
động kinh doanh, CLKD giúp các DNTM tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Khi
nền kinh tế thị trường hiện đại phát triển, xu hướng cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh về giá
sang cạnh tranh về chất lượng và khả năng doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện kinh doanh đó, việc xây dựng CLKD của các DNTM hàng TLSX là tất yếu
khách quan, là đòi hỏi cấp thiết giúp doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội từ thị
trường và biến những lợi thế của mình thành sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Song, với mỗi nhóm/loại DNTM hàng TLSX ở nước ta hiện nay, do mục tiêu kinh doanh
khác nhau, hoạt động trong môi trường, địa bàn kinh doanh với mức độ biến động và cạnh
tranh khác nhau, với những điều kiện giới hạn về nguồn lực, quy mô và ngành nghề kinh
doanh khác nhau, những nội dung cơ bản và các giải pháp CLKD sẽ có sự khác biệt và hình
thành nên những mô hình CLKD tương ứng. Việc lựa chọn một mô hình CLKD phù hợp sẽ
giúp các DNTM hàng TLSX nói chung có các giải pháp và biện pháp chiến lược hiệu quả để
có thể tận dụng được các cơ hội tốt nhất do thị trường mang lại, chủ động với sự biến động
của môi trường kinh doanh (MTKD), duy trì và phát triển thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu
của khách hàng, từ đó, đạt được mục tiêu, phát triển ổn định, bền vững và sử dụng hiệu quả
nhất nguồn lực của mình. Thực tiễn đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về lý luận mô hình
CLKD của các DNTM hàng TLSX, nhất là các DNTM hàng TLSX quy mô nhỏ và vừa.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong quá trình phát triển, kinh tế Quảng Ninh đang dịch
chuyển theo hướng công nghiệp sản xuất hàng hóa với tốc độ tăng trưởng ổn định và bền
vững, các chính sách của Tỉnh hướng tới thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Do
đó, Quảng Ninh là môi trường vừa tạo ra cơ hội thuận lợi, vừa có những thách thức cạnh tranh
gay gắt đối với hoạt động kinh doanh của các DNTM hàng TLSX trên địa bàn Tỉnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu mô hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI HÀNG TƯ LIỆU SẢN XUẤT TẠI QUẢNG NINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Huy Thái PGS. TS. Ngô Thế Bính Phản biện 1: TS Nguyễn Duy Lạc Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại . vào hồi ..giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược kinh doanh (CLKD) là công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại (DNTM) trong nền kinh tế thị trường. Với vai trò định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh, CLKD giúp các DNTM tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Khi nền kinh tế thị trường hiện đại phát triển, xu hướng cạnh tranh chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng và khả năng doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện kinh doanh đó, việc xây dựng CLKD của các DNTM hàng TLSX là tất yếu khách quan, là đòi hỏi cấp thiết giúp doanh nghiệp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội từ thị trường và biến những lợi thế của mình thành sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Song, với mỗi nhóm/loại DNTM hàng TLSX ở nước ta hiện nay, do mục tiêu kinh doanh khác nhau, hoạt động trong môi trường, địa bàn kinh doanh với mức độ biến động và cạnh tranh khác nhau, với những điều kiện giới hạn về nguồn lực, quy mô và ngành nghề kinh doanh khác nhau, những nội dung cơ bản và các giải pháp CLKD sẽ có sự khác biệt và hình thành nên những mô hình CLKD tương ứng. Việc lựa chọn một mô hình CLKD phù hợp sẽ giúp các DNTM hàng TLSX nói chung có các giải pháp và biện pháp chiến lược hiệu quả để có thể tận dụng được các cơ hội tốt nhất do thị trường mang lại, chủ động với sự biến động của môi trường kinh doanh (MTKD), duy trì và phát triển thị phần, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, từ đó, đạt được mục tiêu, phát triển ổn định, bền vững và sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực của mình. Thực tiễn đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về lý luận mô hình CLKD của các DNTM hàng TLSX, nhất là các DNTM hàng TLSX quy mô nhỏ và vừa. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong quá trình phát triển, kinh tế Quảng Ninh đang dịch chuyển theo hướng công nghiệp sản xuất hàng hóa với tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững, các chính sách của Tỉnh hướng tới thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Do đó, Quảng Ninh là môi trường vừa tạo ra cơ hội thuận lợi, vừa có những thách thức cạnh tranh gay gắt đối với hoạt động kinh doanh của các DNTM hàng TLSX trên địa bàn Tỉnh. Những năm vừa qua (2011 - 2015), hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt và đầy biến động, các DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh đã nhận thức được vai trò của CLKD, đã chú trọng đến công tác hoạch định và thực thi CLKD. Thực trạng hoạch định và thực thi CLKD của DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh cho thấy, hầu hết các DNTM bước đầu đã có CLKD, tuy nhiên CLKD còn chưa đầy đủ về nội dung. Các giải pháp chiến lược chủ yếu là phản ứng lại với các diễn biến của thị trường, mang tính ngắn hạn trong khoảng thời gian từ một đến ba năm và mang tính định hướng, độc lập tương đối với các quyết định tác nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là các DNTM hàng TLSX, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn lúng túng trong việc vận dụng các lý thuyết về CLKD vào thực tiễn của từng doanh nghiệp, như: xác định các nội dung cơ bản của một CLKD, các công cụ được sử dụng để phân tích và lựa chọn CLKD.v.v. Thực tế đó đòi hỏi cần có một số mô hình CLKD làm khung tham chiếu cho các DNTM hàng TLSX, đặc biệt là các DNTM hàng TLSX có qui mô nhỏ và vừa có thể vận dụng các lý luận về quản trị chiến lược vào hoạch định, thực thi CLKD của riêng mình, đảm bảo tính đầy đủ về nội dung, phù hợp về các công cụ được sử dụng và phù hợp với điều kiện 2 kinh doanh của từng doanh nghiệp, giúp các DNTM hàng TLSX đạt hiệu quả trong quản trị chiến lược và hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu mô hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh” là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn mô hình CLKD của các DNTM hàng TLSX, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình CLKD của DNTM hàng TLSX nhỏ và vừa tại Quảng Ninh, giúp các doanh nghiệp có được công cụ hữu hiệu trong việc hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh khoa học, phù hợp và khả thi, đem lại hiệu quả kinh doanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình CLKD của các DNTM hàng TLSX. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn mô hình CLKD của các DNTM hàng TLSX nhỏ và vừa tại Quảng Ninh. - Phạm vi về không gian và thời gian Về không gian: Tiến hành nghiên cứu thực tiễn khảo sát, điều tra, thu thập thông tin tại các DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh, chủ yếu ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng doanh thu từ hàng TLSX từ 75% trở lên. Về thời gian: Các tư liệu thu thập, số liệu điều tra phục vụ nghiên cứu đề tài luận án được thu thập trong giai đoạn 2011 - 2015. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Luận án có những đóng góp mới về lý luận chiến lược kinh doanh: (1) Làm rõ được những căn cứ khoa học mang tính ứng dụng của mô hình chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung và thương mại hàng tư liệu sản xuất nói riêng. (2) Hệ thống hóa được các loại mô hình chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của DNTM hàng TLSX. - Về thực tiễn: (1) Xác định các căn cứ cho đề xuất mô hình CLKD gắn với các nhóm DNTM hàng TLSX quy mô nhỏ và vừa tại Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 - 2020. (2) Đề xuất được một số mô hình CLKD phù hợp nhất với điều kiện kinh doanh thực tế của một nhóm DNTM hàng TLSX quy mô nhỏ và vừa tại Quảng Ninh. 5. Điểm mới của đề tài luận án - Phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận mô hình CLKD mang tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu là DNTM hàng TLSX, trong đó nhấn mạnh vào những khác biệt về mục tiêu, phương pháp lựa chọn và các giải pháp, biện pháp chiến lược của các DNTM hàng TLSX nhỏ và vừa. - Đề xuất được một phân loại có tính hệ thống về các mô hình CLKD theo các tiêu thức phù hợp với đặc điểm của DNTM hàng TLSX và từ đó xây dựng cụ thể một số mô hình CLKD phù hợp với những điều kiện xác định của một số nhóm DNTM hàng TLSX nhỏ và vừa tại Quảng Ninh, làm căn cứ cho các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng. 6. Phương pháp nghiên cứu - Để khái quát được cơ sở lý luận về mô hình CLKD của DNTM hàng TLSX, tác giả sử 3 dụng phương pháp tổng hợp lý luận về CLKD, mô hình CLKD. - Để rút ra những đánh giá khái quát về đặc điểm của thị trường hàng TLSX tại Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015, tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp tại Sở Công thương Quảng Ninh, Cục Thuế Quảng Ninh. - Để rút ra những đánh giá khái quát theo các khía cạnh về thực trạng hoạch định và thực thi CLKD, tác giả sử dụng phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp trên cơ sở ý kiến ban giám đốc của 62 DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh. - Để sáng tỏ nguyên nhân của thực trạng hoạch định và thực thi CLKD hàng TLSX của các DNTM tại Quảng Ninh, tác giả đã trao đổi trực tiếp với các chuyên gia. - Để xác định các yếu tố của mô hình CLKD, các phương pháp lựa chọn mô hình CLKD đề xuất một số mô hình CLKD của các DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh, tác giả sử dụng phương pháp mô hình hóa, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp chuyên gia. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận về mô hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất Chương 3. Thực trạng hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh Chương 4. Đề xuất mô hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan những nghiên cứu lý luận về mô hình CLKD của DNTM 1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu về CLKD của DNTM a. Tổng quan những nghiên cứu về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ CLKD được tiếp cận từ các góc độ khác nhau như: * Tiếp cận CLKD theo quan điểm truyền thống: quan điểm truyền thống về CLKD được đưa ra trong giai đoạn 1960 – 1990, điển hình là Kenneth Andrews, Charles Hill, Gareth, Bruce Henderson,... Theo quan điểm này, CLKD được coi là một bản kế hoạch thống nhất, toàn diện, dựa vào những lợi thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện. Như vậy, CLKD không chỉ được coi là một bản kế hoạch đơn thuần và dựa vào những lợi thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp mà nó là một bản kế hoạch dài hạn, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn, phát triển các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp. Từ cách tiếp cận này, CLKD của một doanh nghiệp bao gồm: (1) Các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp; (2) Phân tích, dự báo về MTKD; (3) Các chương trình hành động/các phương án kinh doanh để đạt được mục tiêu. * Tiếp cận chiến lược kinh doanh theo quan điểm hệ thống Trong giai đoạn sau năm 1990, nhận thức về mức độ phức tạp và đầy biến động, rủi ro của MTKD, khái niệm CLKD đã được mở rộng theo hướng hệ thống, theo đó, CLKD là sự kết hợp các nguồn lực, môi trường và các giá trị cần đạt được của doanh nghiệp. Đại diện cho nhóm quan điểm này là G. Johnson, K. Scholes, R. Whittington, Michael Porter với quan 4 điểm: Chiến lược kinh doanh là sự tạo ra vị thế độc đáo và có giá trị bao gồm sự khác biệt hóa, sự lựa chọn mang tính đánh đổi nhằm tập trung nhất các nguồn lực để tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp. Như vậy, CLKD của doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực (tài nguyên) để đạt được những mục tiêu và những chính sách chủ yếu cần được tuân theo (cách thức hoặc tiến trình hành động) trong khi sử dụng những nguồn lực này. Do đó, CLKD được hiểu là một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát, hướng doanh nghiệp đi đến mục tiêu mong muốn. CLKD của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động được hoạch định và các phản ứng cần thiết đối với các điều kiện không dự báo trước của MTKD Ở Việt Nam, từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, thuật ngữ CLKD và quản trị/quản lý chiến lược của doanh nghiệp bắt đầu được nghiên cứu rộng rãi trong các sách lý luận và thực tiễn QTKD. Theo các tác giả Nguyễn Khoa Khôi, Đồng Thị Thanh Phương, Đặng Huy Thái, Đoàn Thị Hồng Vân, Phan Thị Ngọc Thuận, Nguyễn Mạnh Hùng, với quan điểm hệ thống, CLKD của doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm các mục tiêu dài hạn, các kết quả phân tích chiến lược, các chính sách, giải pháp liên quan đến phân bổ nguồn lực để đạt được mục tiêu dài hạn đó. Như vậy, CLKD được hình thành từ các phân tích môi trường kinh doanh với các cơ hội kinh doanh hấp dẫn và các phân tích về nguồn lực và năng lực bên trong của doanh nghiệp. Để triển khai CLKD, cần thiết kết hợp tối ưu các nguồn lực này cho các hoạt động kinh doanh tiềm năng nhất. * Tiếp cận chiến lược kinh doanh từ quy trình hoạch định CLKD của doanh nghiệp Do các tiếp cận khác nhau về thuật ngữ CLKD do đó, quy trình hoạch định CLKD cũng được các tác giả trình bày với các giai đoạn/các bước khác nhau, từ đó nội dung của CLKD cũng có sự khác biệt nhất định. - Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh theo 3 giai đoạn với tác giả đại diện là David, F.R., CLKD của doanh nghiệp bao gồm hệ thống mục tiêu dài hạn, các phân tích và các GPCL để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Về phạm vi thời gian, CLKD của doanh nghiệp chỉ liên quan đến giai đoạn hoạch định chiến lược trong quá trình quản trị chiến lược. - Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh theo 5 bước với đại diện cho quan điểm này là Nguyễn Ngọc Sơn, theo đó, CLKD được phản ánh trong 2 giai đoạn hoạch định chiến lược và tổ chức thực hiện chiến lược. Như vậy, nội dung của CLKD không chỉ dừng lại ở các mục tiêu dài hạn, các kết quả phân tích và các GPCL mà doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu chiến lược, các triết lý kinh doanh, các phương án huy động và phân bổ nguồn lực, các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn để triển khai thực hiện chiến lược đã được xây dựng. - Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh theo 9 bước với đại diện là Nguyễn Khoa Khôi. Theo quan điểm này, CLKD là một quá trình liên quan đến giai đoạn hoạch định chiến lược, triển khai thực thi chiến lược và đánh giá, điều chỉnh chiến lược, theo đó, nội dung của CLKD cũng được mở rộng ra bao gồm triết lý kinh doanh, mục tiêu chiến lược, các kết quả phân tích MTKD và nội bộ doanh nghiệp, các phương án chiến lược, các biện pháp và chính sách phân bổ nguồn lực, các nội dung đánh giá và điều chỉnh CLKD. Như vậy, nếu tiếp cận từ khía cạnh qui trình hoạch định chiến lược cho thấy đang tồn tại các quan điểm khác nhau về khái niệm và nội dung của CLKD. Mặc dù các tác giả đều thống nhất cho rằng, CLKD của doanh nghiệp là tổng thể các vấn đề như triết lý kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai; mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, các chính sách kinh 5 doanh và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã xác định trong điều kiện MTKD biến động. Tuy nhiên, theo mỗi quan điểm, khái niệm và nội dung của CLKD sẽ rộng hơn hoặc hẹp hơn, có thể chỉ là các phương án chiến lược được lựa chọn hay rộng hơn thêm các giải pháp kinh doanh và chính sách phân bổ nguồn lực để thực thi các phương án đã được lựa chọn, hay rộng hơn nữa là các kết quả phân tích và các giải pháp điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với những thay đổi của MTKD và đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược. b.Tổng quan những nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Ở Việt Nam, trong giáo trình “chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại”, tác giả Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão đưa ra khái niệm: “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là định hướng hoạt động kinh doanh có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gia ... hết việc quản lý chiến lược kinh doanh còn sơ sài, chưa đồng bộ và chưa thực hiện hoạt động đánh giá CLKD. Để khắc phục những khó khăn của DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh trong hoạch định và thực thi, đánh giá CLKD, luận án đã tiến hành xây dựng khung lý luận về mô hình CLKD, đặc biệt là xác định cụ thể các yếu tố của mô hình. Luận án cũng thực hiện phân tích thực trạng xây dựng và thực thi CLKD của các DNTM hàng TLSX tại Quảng Ninh làm căn cứ đề xuất mô hình, đồng thời đề xuất mô hình CLKD cho các DNTM hàng TLSX tại QN theo các tham số khác nhau giúp các DNTM khác nhau về chủng loại hàng hóa kinh doanh, về vị thế cạnh tranh, về mục tiêu có thể vận dụng khi hoạch định và triển khai thực thi CLKD. 20 Hình 4.1. Bản đồ chiến lược tăng trưởng, khác biệt hóa của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh Tầm nhìn, sứ mạng và CLKD Chiến lược năng suất Chiến lược tăng doanh thu Mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng lợi nhuận Tăng giá bán sản phẩm Tăng giá trị gia tăng ngoại sinh Tăng doanh thu từ khách hàng mới Tận dụng tín dụng thương mại Sản phẩm + dịch vụ độc quyền Sản phẩm + dịch vụ mới Sản phẩm + dịch vụ hoàn hảo Quy trình bán hàng khoa học Uy tín, đúng thời điểm Cung cấp hàng hóa độc đáo, kịp thời và đáp ứng tối đa nhu cầu Quy trình quản lý kinh doanh - Kết nối các nhà cung cấp; ký HĐ trả chậm; - NCTT và phát hiện nhu cầu mới; - Quy trình kinh doanh linh hoạt; - Quản lý rủi ro Quy trình quản lý khách hàng - Tăng cường mối quan hệ, hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách hàng chính; - Phát triển các thị trường mới. Quy trình đổi mới - Phát triển các dịch vụ mới và khác biệt - Đa dạng hóa dịch vụ - Hoàn thiện kỹ năng chốt đơn hàng Quy trình xã hội và QLNN - Đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên; - Tăng cường các hoạt động xã hội; Nguồn nhân lực Nguồn vốn thông tin Nguồn vốn tổ chức Yếu tố tài chính Yếu tố khách hàng Yếu tố quy trình nội bộ Yếu tố đào tạo và phát triển Đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật Cải tiến quy trình bán hàng và thanh toán Đội ngũ bán hàng sáng tạo, năng động Kỹ năng quản lý đồng bộ thông tin và KH 21 Bảng 4.4. Mô hình BSC của doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh với chiến lược kinh doanh tăng trưởng, khác biệt hóa sản phẩm Viễn cảnh BSC Giải pháp chiến lược Ký hiệu Chỉ số Trọng số Thước đo KPI Tần suất Mục tiêu chiến lược Tham chiếu Chỉ tiêu Tài chính (20%) Tăng doanh thu F1 Mức độ tăng giá bán sản phẩm % Hàng tháng Tăng doanh thu F2 Tỷ lệ tăng doanh thu từ khách hàng hiện tại % Hàng tháng HQ hoạt động Giảm chi phí F3 Tỷ lệ giảm chi phí bán hàng % Hàng tháng F4 Tăng tỷ lệ tín dụng thương mại so với doanh thu % Hàng quý F5 Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh % Hàng tháng Tăng giá trị gia tăng ngoại sinh F6 Tỷ lệ lợi nhuận/giá vốn % Hàng tháng Khách hàng (30%) Tăng lợi ích từ sự khác biệt C1 Số lượng dịch vụ độc quyền DV 6 tháng Tăng sự khác biệt C2 Số lượng dịch vụ mới được bổ sung DV 6 tháng C3 Tỷ lệ giá trị hàng hóa đã được gia công so với doanh thu % Hàng tháng Hoàn thiện quy trình bán hàng C4 Số lượng khách hàng mới được phát hiện và tiếp cận Khách 6 tháng Mở rộng thị trường C5 Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng được giải quyết ngay % 6 tháng Tăng sự hài lòng của khách hàng C6 Tỷ lệ khách hàng đánh giá tốt về mức độ linh hoạt của quy trình bán hàng % 6 tháng Quy trình nội bộ (30%) Hoàn thiện quy trình quản lý kinh doanh I1 Số lượng nhà cung cấp cho ký hợp đồng trả chậm DN 6 tháng HQ hoạt động I2 Thời gian bán hàng trung bình cho một đơn hàng Ngày Hàng quý Hoàn thiện quy trình quản lý khách hàng I3 Mức độ hoàn chỉnh của hồ sơ khách hàng Theo tiêu chuẩn Hàng quý Tăng sự hài lòng của khách hàng I4 Phát hiện nhu cầu của khách hàng mới Ý kiến 6 tháng Tăng cường đổi mới quy trình kinh doanh I5 Số lượng dich vụ độc quyền cần bổ sung DV Hàng quý Tăng sự khác biệt I6 Số lượng dịch vụ khác biệt DV Hàng quý Quy trình xã hội và QLNN I7 Số lần tham gia hoạt động xã hội so với tổng số lần phát động Lần Hàng quý Cải thiệu uy tín I8 Mức thu nhập bình quân của CBCNV Trđ/ng- th Hàng tháng Học hỏi và phát triển (20%) Tăng cường chất lượng của nguồn nhân lực L1 Tỷ lệ lao động có bậc thợ cao % 6 tháng Nâng cao chất lượng NNL, tạo sự khác biệt L2 Tỷ lệ lao động cần được đào tạo kỹ năng chuyên môn. % 6 tháng L3 Tỷ lệ xử lý thành công những khiếu nại của khách hàng % Hàng quý Sử dụng hiệu quả nguồn vốn thông tin L4 Khả năng thu thập thông tin và xử lý thông tin về khách hàng Theo đánh giá Hàng quý HQ hoạt động L5 Khả năng nắm bắt những thay đổi về thể chế chính sách Theo đánh giá Hàng quý Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tổ chức L6 Khả năng phát triển mối quan hệ với các tổ chức liên quan Theo đánh giá 6 tháng Bảng 4.5. Nội dung cơ bản của mô hình chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại Asia 22 YẾU TỐ NỘI DUNG Giới thiệu về công ty Cổ phần thương mại Asia: Công ty CP TM Asia là một công ty cổ phần thương mại được thành lập ngày 15.04.2003 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: kinh doanh thương mại vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, xăng dầu; cung cấp dịch vụ vận tải, bốc xúc đất đá; kinh doanh thương mại phụ tùng ô tô, thiết bị khai thác mỏ; xuất nhập khẩu hàng hóa công nghiệp; Sản phẩm của Công ty bao gồm hai phần: (1) sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: bao gồm vật tư kim khí; phụ tùng thiết bị cơ điện, máy mỏ, ô tô; thiết bị hầm lò; Thiết bị điện; cáp thép; cáp điện(2) dịch vụ được cung cấp bởi DN: Dịch vụ vận chuyển, tín dụng thương mại, tư vấn; thanh toán, chăm sóc sau bán, bảo dưỡng thiết bị, gia công cơ khí Sản phẩm của Công ty có các đặc điểm sau: (1) sản phẩm được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước, vì vậy, điều kiện cạnh tranh tương đối khắc nghiệt; (2) các dịch cụ do Công ty cung cấp rất dễ ràng được bắt chước, vì vậy, điều kiện cạnh tranh lại càng gay gắt hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích MTKD và đổi mới sản phẩm. SỨ MỆNH Địa chỉ trong tiềm thức của khách hàng – Khi xuất hiện nhu cầu là nhớ tới DN TẦM NHÌN Trở thành DNTM cung ứng hàng hóa với dịch vụ hoàn thiện; Tạo sự khác biệt thông qua cung ứng dịch vụ với lao động chuyên môn cao. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC Tối đa hóa lợi nhuận từ các ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận/DT cao; Đa dạng hóa khách hàng và sản phẩm cung ứng; Tăng lợi nhuận từ ngành hàng phụ tùng thay thế và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng giá trị gia tăng ngoại sinh. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH O T - Môi trường chính trị luật pháp ổn định, chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng cường phát triển ngành công nghiệp tạo điều kiện cho DNTM hàng TLSX phát triển. - Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các DNTM hàng TLSX trong tìm kiếm thông tin, ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hóa. - Tỉnh có cửa khẩu, cảng biển... vận tải đường thủy và đường bộ thuận lợi và giảm chi phí cho các DNTM hàng TLSX nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa - Tỉnh đã thực hiện một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tài chính, thị trường, đào tạo - Sự thay đổi về cơ chế điều hành của các Tập đoàn, TCT tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá và chất lượng dịch vụ. - Sự thay đổi về quy trình mua vật tư của Tập đoàn làm tăng đối thủ cạnh tranh của DN; - Giá bán và nhu cầu vật tư cho ngành Than đang giảm; - Sự thay đổi về cơ chế quản lý, người quản lý, khó tiếp cận và phát triển mối quan hệ với khách hàng. - Áp lực giảm giá thành của các DNCN dẫn đến phải giảm giá vật tư; - Khách hàng của doanh nghiệp là các doanh nghiệp công nghiệp với thủ tục mua sắm chặt chẽ, có kế hoạch dẫn đến khó xâm nhập/tiếp cận thị trường mới, yêu cầu về chất lượng hàng hóa và dịch vụ theo các tiêu chí rất khác nhau. - Nhu cầu của khách hàng bao gồm một danh mục những sản phẩm có nhiều sản phẩm thay thế nhưng lại mang tính chất tương đối đặc thù theo điều kiện công nghệ và đòi hỏi tính đồng bộ cao; S W - Khả năng nâng cao CLSP, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường - Khả năng thu hồi công nợ và thanh toán tốt - Mối quan hệ tốt với khách hàng và tổ chức tín dụng, có khả năng xâm nhập sâu vào thị trường; - Nhân viên có trình độ chưa cao về tin học và ngoại ngữ, cản trở việc mở rộng nguồn cung ứng từ nước ngoài, giảm hiệu quả quản lý thông tin và khách hàng; 23 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NỘI BỘ DN - Khả năng đàm phán và ký hợp đồng, tận dụng tín dụng thương mại cao; - Ban lãnh đạo linh hoạt, có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt thị trường tốt, nhạy bén với những thay đổi của thị trường; -Tính đoàn kết và lòng tin giữa nhân viên và lãnh đạo giúp cho việc thu thập và xử lý thông tin về thị trường thuận lợi, kịp thời. - Chưa chủ động và năng động trong sắp xếp và sử lý công việc làm giảm hiệu quả và tăng chi phí; - Mô hình quản lý chưa thực sự hiệu quả, tính chuyên môn chưa cao, giám đốc chỉ đạo mọi mặt làm giảm hiệu quả quản lý, gây áp lực cho người lãnh đạo; - Hoạt động đào tạo chưa mở rộng, chủ yếu là tự đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu. LỰA CHỌN MÔ HÌNH CLKD Mô hình CLKD của công ty được lựa chọn theo chủng loại hàng hóa kinh doanh chủ yếu là vật tư, phụ tùng, kết hợp với kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty theo 5 tiêu thức: Năng lực marketing: Cao; Định hướng kinh doanh: Trung bình; Kỹ năng và quy trình bán hàng: Trung bình; Năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng: Cao; Năng lực sáng tạo trong kinh doanh: cao (Nguồn: Công ty Cổ phần thương mại Asia),mô hình CLKD của Công ty được lựa chọn là mô hình CLKD tăng trưởng khác biệt hóa sản phẩm. GIẢI PHÁP CLKD (Hình 4.2) Mục tiêu chung: Tăng lợi nhuận. Tăng doanh thu và tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Tài chính(F) - F1. Tăng doanh thu thông qua tăng giá sản phẩm khác biệt. - F2. theo ma trận - F3. Tăng hiệu quả sử dụng vốn thông qua giảm chi phí kinh doanh. - F4.Tăng hiệu quả sử dụng vốn thông qua tăng tín dụng thương mại. Khách hàng (C) - C1. Cung ứng đúng thời điểm và linh hoạt về thủ tục bán hàng, thanh toán. - C2. Bổ sung dịch vụ cá biệt vào sản phẩm trên thị trường ngách - C3. Đa dạng hóa sản phẩm - C4. Tăng cường uy tín và chất lượng hàng hóa Quy trình nội bộ (I) - I1. Tăng khả năng cung ứng dịch vụ cá biệt thông qua sử dụng lao động chuyên môn cao. - I2. Kiểm soát chi phí kinh doanh theo chuỗi cung ứng - I3. Ký kết các hợp đồng trả chậm - I4. Phát hiện nhu cầu tiềm năng trên thị trường mới. Đào tạo và phát triển (L) - L1. Đào tạo năng lực nhận diện và đánh giá thị trường - L2. Tăng cường năng lực đàm phán và ký kết hợp đồng -L3. Tăng khả năng ngoại ngữ và tin học ứng dụng - L4. Tăng cường năng lực kiểm soát chi phí của bộ phận và toàn Công ty. THỰC THI CLKD - Xác định mục tiêu ngắn hạn - Xác định các chỉ tiêu hiệu quả cơ bản (KPI) - Xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC) Kết quả phân tích và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh, các biện pháp thực thiện kế hoach kinh doanh của Công ty được xác định theo bảng 4.4 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CLKD Đánh giá theo mục tiêu và kết quả thực hiện theo thẻ điểm cân bằng được xác định theo bảng 4.4 24 Tầm nhìn, sứ mạng và CLKD Tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực Tăng doanh thu Mục tiêu tổng quát: Tăng lợi nhuận Tăng giá bán sản phẩm khác biệt Tăng số lượng sản phẩm trên thị trường ngách Giảm chi phí sản xuất Tận dụng tín dụng thương mại Sản phẩm + dịch vụ cá biệt Đa dạng hóa sản phẩm Sản phẩm + dịch vụ hoàn hảo Quy trình bán hàng khoa học Uy tín, đúng thời điểm Quy trình quản lý kinh doanh - Kết nối các nhà cung cấp; ký HĐ trả chậm; - NCTT và phát hiện nhu cầu mới; - Quy trình kinh doanh linh hoạt; - Quản lý rủi ro Quy trình quản lý khách hàng - Tăng cường mối quan hệ, hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng của khách hàng chính; - Phát triển các thị trường mới. Quy trình đổi mới - Phát triển các dịch vụ mới và khác biệt - Đa dạng hóa dịch vụ - Hoàn thiện kỹ năng chốt đơn hàng Quy trình xã hội và QLNN - Đảm bảo an toàn và sức khỏe của nhân viên; - Tăng cường các hoạt động xã hội; Nguồn nhân lực Nguồn vốn thông tin Nguồn vốn tổ chức Yếu tố tài chính Yếu tố khách hàng Yếu tố nội bộ Yếu tố đào tạo và phát triển Đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật Cải tiến quy trình bán hàng và thanh toán Đội ngũ bán hàng sáng tạo, năng động Kỹ năng quản lý đồng bộ thông tin và KH Hình 4.2. Giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh tăng trưởng khác biệt hóa của công ty cổ phần thương mại Asia DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐĂ CÔNG BỐ Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Hồng Loan (2011), “Vai trò của chiến lược sản phẩm đối với giá trị gia tăng của doanh nghiệp công nghiệp Mỏ”, Tạp chí Công nghiệp Mỏ (4), Tr. 56 - 58 2. Nguyễn Thị Hồng Loan; Trần Anh Dũng (2012), “Nhận xét về thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc vinacomin”, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học Đại học Mỏ- Địa chất lần thứ 20, Tr. 31-37 3. Nguyễn Thị Hồng Loan, Phạm Thị Thu Trang (2014), “Sử dụng mã số mã vạch đối với các doanh nghiệp thương mại hàng tư liệu sản xuất tại Quảng Ninh - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam (674), Tr. 24 - 27 4. Nguyễn Thị Hồng Loan; (2017), “Sử dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tr. 59 – 64 Tiếng Anh 5. Nguyen Thi Hong Loan (2012), The roles of business strategy in mining enterprises, International Conference on Advances in mining and tunneling, 2, pp. 187 - 189 6. Nguyen Thi Hong Loan; Isabel Lausberg (2013), “Orientations for developing business strategies in mining enterprises of Vietnam Coal, minerals industries Holding Corporation Limited (Vinacomin)”, International Conference on Economic Management in Mineral Activities 1, pp 445 - 447 7. Nguyen Thi Hong Loan (2014), “Orientations in developing the business strategy of Vietnam Coal, minerals industries Holding Corporation Limited (Vinacomin) after restructuring”, International Conference on Advances in Mining and Tunnelling 3, pp. 505 - 508 8. Nguyen Thi Hong Loan, Pham Thu Trang, Duong Van Tinh (2016), “Using Balanced Scorecard in assessing businessper formance in coal mining enterprises”, International Conference on Economic Management in Mineral Activities 3, pp. 125-129
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_mo_hinh_chien_luoc_kinh_doanh_cua.pdf