Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám xác định lượng nước bốc hơi do bức xạ Mặt Trời tại Lưu vực Sông Cầu
Bốc thoát hơi nước bề mặt đất ETa (evapotranspiration) là quá
trình chuyển đổi khối lượng nước từ bề mặt (đất) thành hơi nước (bốc
hơi) và từ thảm thực vật (thoát hơi nước) vào bầu không khí. Bức xạ
Mặt Trời cung cấp năng lượng làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của mặt
nước và mặt đất tạo điều kiện chuyển hóa các phân tử nước từ thể
lỏng sang thể hơi. Thực tế, rất khó để đo lường ETa trực tiếp và trong
hầu hết các ứng dụng, ETa được tính toán bằng cách sử dụng các mô
hình lý thuyết, thực nghiệm. Độ tin cậy định lượng bốc thoát hơi nước
ETa không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng cho các nhà quản lý nguồn
tài nguyên nước, mà còn là một thách thức đối với các nhà khoa học.
Với sự phát triển của công nghệ viễn thám, trong những năm gần
đây các nhà nghiên cứu trên thế giới đang từng bước ứng dụng công
nghệ viễn thám ước tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất
ETa từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ ảnh viễn thám, giảm
đáng kể về chi phí và công sức cho công tác quan trắc ngoại nghiệp.
Trong khi đó ở Việt Nam, để xác định lượng bốc thoát hơi nước người
ta thường sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp tại các trạm quan trắc
khí tượng riêng biệt rải rác trên khu vực, đây là công việc hết sức khó
khăn và tốn kém. Trung bình mỗi tỉnh thành chỉ có một đến vài ba
trạm, từ đó nội suy ra các vùng lân cận. Số liệu đo từ nguồn này có
thuận lợi là có số liệu đo hàng ngày và dữ liệu được ghi chép trong
thời gian dài, nhưng số liệu thô do điểm đo ít và thưa thớt, không thể
cung cấp một cách chi tiết dữ liệu giữa các trạm quan trắc trong một
khu vực rộng lớn. Vì vậy, chúng không đảm bảo tính tổng quát, tính
khách quan cho toàn vùng. Một thực tế hiện nay là ở Việt Nam, có khá
đầy đủ các loại tư liệu ảnh viễn thám; từ loại ảnh vệ tinh có độ phân
giải thấp và trung bình như ảnh MODIS, LANDSAT đến các loại ảnh
vệ tinh ASTER, SPOT có độ phân giải cao phủ trùm lãnh thổ Việt
Nam chụp ở các thời kỳ khác nhau
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám xác định lượng nước bốc hơi do bức xạ Mặt Trời tại Lưu vực Sông Cầu
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Bốc thoát hơi nước bề mặt đất ETa (evapotranspiration) là quá trình chuyển đổi khối lượng nước từ bề mặt (đất) thành hơi nước (bốc hơi) và từ thảm thực vật (thoát hơi nước) vào bầu không khí. Bức xạ Mặt Trời cung cấp năng lượng làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của mặt nước và mặt đất tạo điều kiện chuyển hóa các phân tử nước từ thể lỏng sang thể hơi. Thực tế, rất khó để đo lường ETa trực tiếp và trong hầu hết các ứng dụng, ETa được tính toán bằng cách sử dụng các mô hình lý thuyết, thực nghiệm. Độ tin cậy định lượng bốc thoát hơi nước ETa không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng cho các nhà quản lý nguồn tài nguyên nước, mà còn là một thách thức đối với các nhà khoa học. Với sự phát triển của công nghệ viễn thám, trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu trên thế giới đang từng bước ứng dụng công nghệ viễn thám ước tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ ảnh viễn thám, giảm đáng kể về chi phí và công sức cho công tác quan trắc ngoại nghiệp. Trong khi đó ở Việt Nam, để xác định lượng bốc thoát hơi nước người ta thường sử dụng phương pháp đo đạc trực tiếp tại các trạm quan trắc khí tượng riêng biệt rải rác trên khu vực, đây là công việc hết sức khó khăn và tốn kém. Trung bình mỗi tỉnh thành chỉ có một đến vài ba trạm, từ đó nội suy ra các vùng lân cận. Số liệu đo từ nguồn này có thuận lợi là có số liệu đo hàng ngày và dữ liệu được ghi chép trong thời gian dài, nhưng số liệu thô do điểm đo ít và thưa thớt, không thể cung cấp một cách chi tiết dữ liệu giữa các trạm quan trắc trong một khu vực rộng lớn. Vì vậy, chúng không đảm bảo tính tổng quát, tính khách quan cho toàn vùng. Một thực tế hiện nay là ở Việt Nam, có khá đầy đủ các loại tư liệu ảnh viễn thám; từ loại ảnh vệ tinh có độ phân giải thấp và trung bình như ảnh MODIS, LANDSAT đến các loại ảnh vệ tinh ASTER, SPOT có độ phân giải cao phủ trùm lãnh thổ Việt Nam chụp ở các thời kỳ khác nhau. Với các loại ảnh này, kết hợp với một số dữ liệu về khí tượng thủy văn cho phép nghiên cứu xác định lượng bốc thoát hơi nước từ năng lượng bức xạ Mặt Trời trong một chu trình thời gian phục vụ công tác quy hoạch bảo vệ nguồn tài 2 nguyên nước một cách có hiệu quả. Với tính cấp thiết nêu trên, luận án tiến sĩ đã được đề xuất “Nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám xác định lượng nước bốc hơi do bức xạ Mặt Trời tại Lưu vực Sông Cầu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất từ năng lượng bức xạ Mặt Trời được chiết xuất từ tư liệu ảnh viễn thám phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu tại Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các khái niệm về bốc thoát hơi nước và các phương pháp xác định lượng bốc thoát hơi nước. - Nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ dữ liệu viễn thám, thí điểm cho Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam. - Đề xuất quy trình xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ tư liệu viễn thám. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để có được các đánh giá một cách tổng quan các nội dung liên quan đến lĩnh vực của đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp một số tài liệu, các kết quả nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ dữ liệu viễn thám đã được công bố trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất phương pháp phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu tại Lưu vực Sông Cầu ở Việt Nam. - Phương pháp viễn thám: Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng tư liệu ảnh viễn thám để nghiên cứu, chiết xuất năng lượng bức xạ Mặt Trời và tính toán lượng bốc thoát hơi nước bề mặt đất, lấy ví dụ cho khu vực nghiên cứu là Lưu vực Sông Cầu. - Phương pháp thực nghiệm: Tác giả tiến hành thực nghiệm chiết xuất năng lượng bức xạ Mặt Trời từ ảnh viễn thám và tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tại Lưu vực Sông Cầu ở các thời điểm khác nhau bằng phương pháp viễn thám. Đây là phương pháp ứng dụng công nghệ cao, đã và đang được nghiên cứu áp dụng trên thế giới. 3 - Phương pháp mô hình: Các nghiên cứu được thể hiện dưới dạng các mô hình lý thuyết, mô hình trực quan, các sơ đồ, biểu đồ nhằm nâng cao hiệu quả và thể hiện rõ ràng các kết quả nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu thí điểm là phạm vi Lưu vực Sông Cầu ở miền Bắc Việt Nam, với diện tích Lưu vực hơn 6030 km2, trải rộng trên địa phận của 5 tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang và Thành phố Hà Nội. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được cơ sở khoa học và minh chứng thực tiễn thành công khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám trong xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ ảnh viễn thám. Có thể nói đây là nghiên cứu đầu tiên về ứng dụng công nghệ viễn thám để xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất dựa vào bức xạ Mặt Trời được chiết xuất từ tư liệu viễn thám ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là tư liệu hỗ trợ về lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ viễn thám trong xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất từ năng lượng bức xạ mặt trời chiết xuất từ ảnh viễn thám. Từ các kết quả nghiên cứu của luận án, phương pháp thực hiện có tính khả thi cao và có thể ứng dụng cho các hệ thống Lưu vực sông của Việt Nam. 7. Luận điểm bảo vệ của luận án Luận điểm 1: Có thể thay thế tính toán bức xạ ròng của phương pháp FAO-56 PM (phương pháp truyền thống) bằng phương pháp viễn thám theo mô hình S-SEBI, sai số xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất có thể đạt được nhỏ hơn 20%. Luận điểm 2: Sử dụng mô hình số độ cao (DEM) để hiệu chỉnh nhiệt độ bề mặt chiết xuất từ kênh ảnh nhiệt LANDSAT, kết hợp với việc xác định hệ số “liên hệ c” sẽ nâng cao độ chính xác xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất lên trên 5%. 8. Những điểm mới của luận án Đưa công nghệ viễn thám vào lĩnh vực chiết xuất bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất thông qua xác định các tham số phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu tại Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam bao gồm: 4 - Đề xuất xác định hệ số liên hệ c: Hệ số “liên hệ c” được định nghĩa là hệ số liên kết giữa ba đại lượng: (1) Tỷ phần bốc thoát hơi nước tức thời ETFi tính theo phương pháp S-SEBI, (2) bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tính theo phương pháp Priestley-Taylor, và (3) bốc thoát hơi nước tham chiếu tính theo phương pháp FAO-56 PM. Việc đề xuất hệ số “liên hệ c” nhằm nâng cao độ chính xác tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tại Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam. - Đề xuất hệ số a trong phương pháp Priestley-Taylor được khảo nghiệm trong điều kiện địa hình và khí hậu ở Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam nằm trong khoảng 0,95-1,05 sẽ cho phép tính toán bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất với sai số tuyệt đối trung bình có thể đạt được nhỏ hơn 20% so với kết quả đo ngoại nghiệp. - Dựa vào bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tính theo phương pháp viễn thám và bốc thoát hơi nước tham chiếu tính theo phương pháp FAO-56 PM đề xuất xác định hệ số cây trồng hỗn hợp Kc trên quy mô diện rộng, nhanh và hiệu quả. - Đề xuất xây dựng quy trình tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất theo mô hình S-SEBI (Mô hình chỉ số cân bằng năng lượng bức xạ bề mặt giản lược) phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu tại Lưu Sông Cầu của Việt Nam. 9. Khối lượng và kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về bốc thoát hơi nước do bức xạ Mặt Trời và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở khoa học xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất dựa vào năng lượng bức xạ Mặt Trời chiết xuất từ tư liệu ảnh viễn thám; Chương 3: Thực nghiệm xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tại Lưu vực Sông Cầu bằng sử dụng tư liệu ảnh LANDSAT-7. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỐC THOÁT HƠI NƯỚC DO BỨC XẠ MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm cơ bản về bốc thoát hơi nước và các yếu tố ảnh hưởng đến bốc thoát hơi nước 1.1.1. Khái niệm cơ bản về bốc thoát hơi nước (Lượng nước bốc hơi) 5 - Bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa (evapotranspiration) là quá trình chuyển đổi khối lượng nước từ bề mặt (đất) thành hơi nước (bốc hơi) và từ thảm thực vật (thoát hơi nước) vào bầu không khí. - Bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo là lượng nước dùng để tưới cho một cây trồng là cỏ chuẩn, trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, phủ đều trên toàn bộ mặt đất và được cung cấp nước đầy đủ theo một điều kiện tối ưu. - Hệ số cây trồng Kc (Crop coefficient) là tỉ số giữa lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng với lượng bốc thoát hơi nước tham chiếu (Kc= ETa /ETo). 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bốc thoát hơi nước Các yếu tố ảnh hưởng đến bốc thoát hơi nước gồm; bức xạ mặt trời, nhiệt độ, gió và độ ẩm không khí. Sự bốc thoát hơi nước từ bề mặt địa hình tăng lên khi bức xạ Mặt Trời lớn, nhiệt độ môi trường tăng cao, không khí trở nên khô, gió mạnh, độ ẩm thấp (Lê Anh Tuấn, 2009). 1.2. Tổng quan các phương pháp truyền thống xác định lượng bốc thoát hơi nước 1.2.1. Nhóm phương pháp trực tiếp xác định lượng bốc thoát hơi nước ngoài thực địa Nhóm phương pháp dựa trên nền tảng khí tượng học để xác định tổng lượng bốc thoát hơi nước thông qua các thiết bị đo đạc trực tiếp ngoài ngoại nghiệp, một số phương pháp tiêu biểu gồm: Phương pháp Thủy tiêu kế (Lysimeter); tương quan gió cuốn (Eddy Covariance); sử dụng thiết bị cảm biến (Bowen ratio) và Phương pháp chậu Pan A. 1.2.2. Nhóm phương pháp thực nghiệm sử dụng số liệu quan trắc khí tượng Nhóm phương pháp thực nghiệm sử dụng số liệu quan trắc khí tượng dựa trên số liệu đo đạc khí tượng tại các trạm quan trắc khí tượng để ước tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất. Một số nhóm phương pháp thực nghiệm sử dụng số liệu quan trắc khí tượng tính bốc thoát hơi nước thực tế gồm: Nhóm phương pháp sử dụng năng lượng bức xạ Mặt Trời; sử dụng lý thuyết về ngân sách nước; sử dụng lý thuyết ngân sách năng lượng và Nhóm phương pháp kết hợp. Phương pháp Penman-Monteith (FAO-56 PM) nằm trong nhóm phương pháp kết hợp được coi là phương pháp đáng tin cậy nhất để ước tính bốc 6 thoát hơi nước tham chiếu cho các thời điểm khác nhau. Công thức FAO-56 PM tính lượng bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo như sau: ET0 = 0.48∆(𝑅𝑛 − 𝐺) + 𝛾 900 𝑇 + 273 𝑢2(𝑒𝑠 − 𝑒𝑎) ∆ + 𝛾(1 + 0,3𝑢2) (1.2) Trong đó: ETo - Lượng bốc thoát hơi tham chiếu chung đối với cây trồng (mm/ngày); Rn - Bức xạ ròng trên bề mặt cây trồng (MJ/m2/ngày); G - Thông lượng nhiệt trong đất (MJ/ m2/ngày); T - Nhiệt độ trung bình ngày bề mặt đất (°C); u2 - Tốc độ gió tại chiều cao 2 m từ mặt đất (m/s); es - Áp suất hơi nước bão hòa (kPa); ea - Áp suất hơi nước thực tế (kPa); ∆ - Độ dốc của áp suất hơi nước trên đường cong quan hệ nhiệt độ (kPa/ °C); γ - Hằng số ẩm (kPa/ °C). Hiện nay, trong thực tế người ta hay sử dụng phương pháp Priestley-Taylor để tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất. Do đây là phương pháp đơn giản, sử dụng ít số liệu ngoại nghiệp nhưng có độ chính xác xấp xỉ với độ chính xác của phương pháp chặt chẽ FAO-56 PM. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám xác định lượng bốc thoát hơi nước từ năng lượng bức xạ Mặt Trời 1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Việc ứng dụng ảnh viễn thám trong tính toán lượng bốc thoát hơi nước từ năng lượng bức xạ Mặt Trời trên thế giới hiện nay chủ yếu tập trung vào giải pháp cân bằng năng lượng bề mặt đất EB (energy balance), đây là giải pháp sử dụng phản xạ bề mặt đất trên ảnh viễn thám ở dải phổ nhìn thấy, phần cận hồng ngoại của quang phổ điện từ và nhiệt độ bề mặt, bức xạ ròng từ kênh ảnh nhiệt hồng ngoại của ảnh viễn thám. Cách tiếp cận này dựa trên cơ sở khoa học cho rằng lượng bốc thoát hơi nước là sự thay đổi trạng thái của nước sử dụng năng lượng có sẵn trong môi trường để bốc hơi. Các phương pháp cân bằng năng lượng bề mặt đất dựa trên sự biến đổi bức xạ ảnh vệ tinh về đặc trưng bề mặt đất, suất phân sai bề mặt đất Albedo, chỉ số thực vật, phát xạ bề mặt và nhiệt độ bề mặt để tính toán bốc thoát hơi nước như là số hiệu chỉnh trong phương pháp cân bằng bề mặt đất. Theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí trên thế giới thì hiện nay có một số phương pháp viễn thám tiêu biểu để xác định lượng bốc thoát hơi nước như sau: Phương pháp cân bằng năng lượng bề mặt cho đất (SEBAL); Phương pháp lập Bản đồ bốc thoát hơi nước bằng kiểm định nội hóa (METRIC); Mô hình hai nguồn (TSM); Hệ thống cân 7 bằng năng lượng bề mặt (SEBS); Chỉ số cân bằng năng lượng bề mặt (SEBI) và Phương pháp chỉ số cân bằng năng lượng bức xạ bề mặt giản lược (S-SEBI). 1.3.2. Tổng quan về những kết quả nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám xác định lượng bốc thoát hơi nước từ năng lượng bức xạ Mặt Trời chưa có nhiều. Theo các tài liệu đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước từ trước đến nay có một số công trình nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh Modis xác định bức xạ Mặt Trời và áp dụng một số phương pháp thực nghiệm để tính toán lượng bốc thoát hơi nước cho khu vực phía Bắc Việt Nam của nhóm tác giả Lương Chính Kế và các cộng sự. 1.4. Những vấn đề được phát triển trong luận án Qua các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam những vấn đề được phát triển trong luận án bao gồm: (1) Nghiên cứu chiết xuất năng lượng bức xạ ròng từ tư liệu ảnh viễn thám; (2) Nghiên cứu xây dựng quy trình tính toán bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất theo phương pháp S-SEBI; (3) Nghiên cứu, khảo sát kết hợp tư liệu ảnh LANDSAT với mô hình số độ cao (DEM) và hệ số “liên hệ c” nhằm nâng cao độ chính xác trong tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tại Lưu vực Sông Cầu; (4) Nghiên cứu, khảo sát xác định hệ số a trong phương pháp Priestley-Taylor phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu ở Lưu vực Sông Cầu; (5) Xác định hệ số cây trồng Kc từ ảnh viễn thám phục vụ công tác xác định nhu cầu nước của cây trồng để có thể áp dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH LƯỢNG BỐC THOÁT HƠI NƯỚC THỰC TẾ BỀ MẶT ĐẤT DỰA VÀO NĂNG LƯỢNG BỨC XẠ MẶT TRỜI CHIẾT XUẤT TỪ TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM 2.1. Đặc tính phản xạ phổ của các ... ệ tinh LANDSAT-7 để tính toán nhiệt độ bề mặt Ts cho hai thời điểm ngày 04/11/2000, và ngày 23/11/2001. Nhiệt độ bề mặt Ts trước và sau khi hiệu chỉnh chênh cao địa hình bằng DEM trong bảng 3.10a. Bảng 3.10a: Nhiệt độ bề mặt Ts trước và sau khi hiệu chỉnh chênh cao địa hình tại 06 điểm quan trắc Trạm quan trắc Ngày 04/11/2000 Ngày 23/11/2001 Ts ( o K) Ts_DEM ( o K) ΔT(oK) Ts ( o K) Ts_DEM ( o K) ΔT(oK) 1.Bắc Ninh 300.04 300.05 0.019 296.47 296.49 0.021 2.Bắc Giang 303.70 303.75 0.046 297.20 297.24 0.051 3.Vĩnh Yên 301.12 301.23 0.111 296.00 296.11 0.110 4.Tam Đảo 292.80 297.26 4.452 289.08 293.61 4.530 5.Thái Nguyên 299.43 299.66 0.234 295.79 296.02 0.231 6.Bắc Kạn 302.70 303.60 0.897 295.96 296.85 0.891 - Trong nội dung của Luận án, nghiên cứu sinh xác định nhiệt độ không khí gần mặt đất Ta thông qua mối quan hệ tuyến tính giữa nhiệt độ bề mặt đất Ts_DEM (sau khi đã hiệu chỉnh ảnh hưởng chênh cao địa hình) và số liệu nhiệt độ bề mặt đo đạc ngoài thực địa. 3.2.3.6. Tạo ảnh bức xạ ròng hấp thụ bởi bề mặt đất trung bình ngày Sau khi tính được các tham số trung gian thay vào công thức (2.9) tính được ảnh bức xạ ròng trung bình giờ Rni(W/m2/giờ). Bảng 3.10c: Bức xạ ròng trung bình giờ trước và sau khi hiệu chỉnh chênh cao địa hình bởi DEM tại vị trí 06 điểm quan trắc Trạm quan trắc Ngày 04/11/2000 Ngày 23/11/2001 Rni (W/m 2 / giờ) Rni _DEM (W/m 2 /giờ) Δrni (W/m 2 / giờ) Rni (W/m 2 / giờ) Rni _DEM (W/m 2 /giờ) Δrni (W/m 2 / giờ) 1 2 3 4=2-3 5 6 7=5-6 1.Bắc Ninh 438,60 443,40 -4,80 423,67 418,74 4,93 2.Bắc Giang 470,40 445,50 24,90 441,93 397,08 44,85 3.Vĩnh Yên 434,60 462,00 -27,40 431,39 427,17 4,22 4.Tam Đảo 590,90 564,30 26,60 548,84 493,57 55,27 5.Thái Nguyên 450,10 487,70 -37,60 453,11 442,42 10,69 6.Bắc Kạn 409,10 430,80 -21,70 415,17 431,38 -16,21 - Ảnh và biểu đồ phân bố bức xạ ròng hấp thụ bởi bề mặt đất trung bình ngày chiết xuất từ ảnh vệ tinh LANDSAT-7 cho hai thời điểm ngày 04/11/2000 và ngày 23/11/2001 tại Lưu vực Sông Cầu trên hình 3.14a và hình 3.14b. 17 0.0 (MJ/m2/ngày) 23.13 0.0 (MJ/m2/ngày) 17.38 Hình 3.14a: Bức xạ ròng trung bình ngày chiết xuất từ ảnh LANDSAT-7 thời điểm ngày (04/11/2000) Hình 3.14b: Bức xạ ròng trung bình ngày chiết xuất từ ảnh LANDSAT-7 thời điểm ngày (23/11/2001) 3.2.4. Xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa tại Lưu vực Sông Cầu dựa vào năng lượng bức xạ ròng trung bình ngày chiết xuất từ ảnh viễn thám theo phương pháp S-SEBI 3.2.4.1. Tỷ phần bốc thoát hơi nước tức thời ETFi Đồ hình chọn đường biên xác định hệ số lý thuyết tỷ phần bốc thoát hơi nước tức thời được mô tả trên hình 3.15a và hình 3.15b. Hình 3.15a: Biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa nhiệt độ Ts và Suất phân sai bề mặt đất α ngày 04/11/2000 Hình 3.15b: Biểu đồ mô tả mối quan hệ giữa nhiệt độ Ts và Suất phân sai bề mặt đất α ngày 23/11/2001 18 - Các hệ số a, b được xác định thông qua mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt Ts và suất phân sai bề mặt đất α (albedo) cho hai thời điểm ngày 04/11/2000 và ngày 23/11/2001 được thể hiện ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Hệ số a, b xác định tỷ phần bốc thoát hơi nước tức thời ETFi của 2 thời điểm theo phương pháp S-SEBI 3.2.4.2. Bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất trung bình ngày ETa (mm/ngày) Trong luận án trình bày bốc thoát hơi nước thực tế ETa được tính với ba trường hợp gồm: trước và sau khi nhiệt độ Ts đã được hiệu chỉnh chênh cao địa hình bởi DEM và sau khi hiệu chỉnh hệ số liên hệ c (kí hiệu lần lượt ETa_VT1, ETa_VT2 và ETa_VT3). 3.2.5. Thành lập phương trình xác định hệ số “liên hệ c” Phương pháp chỉ số cân bằng năng lượng bức xạ bề mặt giản lược S-SEBI để xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa là phương pháp đồ giải. Trong khi đó hai phương pháp Priestley-Taylo và phương pháp FAO-56 PM là hai phương pháp sử dụng số liệu thực nghiệm. Do vậy, để phương pháp S-SEBI có thể ứng dụng trong điều kiện địa hình và khí hậu tại Lưu vực Sông Cầu có tính chặt chẽ về lý thuyết và thực tiễn, thì hệ số “liên hệ c” cần phải xác định. Công thức xác định hệ số “liên hệ c” được đề xuất trong luận án như sau: 𝑐 =(ETa_PT)/(ETFi × ETo_Rnd_VT ) (3.1) - Ảnh bôc thoát hơi nước sau khi hiệu chỉnh các tham số được thể hiện tại hình 3.20a và hình 3.20b. Kết quả đánh giá các sai số được thể hiện ở bảng 3.15a và bảng 3.15b. Bảng 3.15a: Độ chính xác xác định ETa_VT3 (mm/ngày) theo phương pháp S-SEBI sau khi đã hiệu chỉnh hệ số c, ngày 04/11/2000 Giá trị Các hệ số (ngày 04/11/2000) Các hệ số ngày (23/11/2001) a b a b 𝐓𝑯 46.45 -42.20 36.52 -31.10 𝐓𝑳𝑬 16.39 36.33 12.84 28.95 Trạm quan trắc ETa-VT1 (mm/ngày) ETa-VT2 (mm/ngày) ETa-VT3 (mm/ngày) ETa-TĐ (mm/ngày) Sai số thực (mm/ngày) 1 2 3 4 5 6=5-4 1.Bắc Ninh 3.83 3.82 3.84 4.9 1.06 2,Bắc Giang 2.28 2.28 2.40 3.9 1.50 3.Vĩnh Yên 4.01 3.02 3.02 3.1 0.08 4.Tam Đảo 4.86 4.67 4.68 4.3 -0.38 19 0.00 6.34 0.0 4.57 Hình 3.20a: Ảnh ETa_VT3 (mm/ngày) ngày 04/11/2000 Hình 3.20b: Ảnh ETa_VT3 (mm/ngày) ngày 23/11/2001 Bảng 3.15b: Độ chính xác xác định ETa_VT3 (mm/ngày) theo phương pháp S -SEBI sau khi đã hiệu chỉnh hệ số c, ngày 23/11/2001 5.Thái Nguyên 3.03 3.39 3.39 4.4 1.01 6.Bắc Kạn 3.18 3.15 2.65 2.8 0.15 Trung bình 3.53 3.39 3.33 3.9 SSTP (mm/ngày) 1.07 0.92 0.87 SSTĐTB theo % 25.26 19.27 17.86 Trạm quan trắc ETa-VT1 (mm/ngày) ETa-VT2 (mm/ngày) ETa-VT3 (mm/ngày) ETa-TĐ (mm/ngày) Sai số thực (mm/ngày) 1 2 3 4 5 6=5-4 1.Bắc Ninh 2.67 2.62 2.60 3.4 0.80 2,Bắc Giang 2.37 1.86 2.29 2.9 0.61 3.Vĩnh Yên 2.89 2.40 2.40 2.4 0.00 4.Tam Đảo 4.11 3.67 3.71 3.5 -0.21 5.Thái Nguyên 2.97 3.05 3.05 3.1 0.05 6.Bắc Kạn 2.59 2.71 2.75 2.4 -0.35 Trung bình 2.93 2.72 2.80 2.95 SSTP (mm/ngày) 0.50 0.55 0.44 SSTĐTB theo % 15.14 13.28 11.41 20 3.2.6. Khảo sát xác định tham số a sử dụng trong phương pháp Priestley-Taylor phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu của Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam Kết quả khảo sát tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế theo phương pháp Priestley-Taylor dựa vào bức xạ ròng trung bình ngày chiết xuất từ ảnh LANDSAT cho 07 trường hợp sử dụng tham số a khác nhau gồm: a = 1.26, a = 0.90, a = 1.00, a = 0.95, a = 1.05, a theo tham số nhiệt độ Ts và theo các tham số Ts, albedo và NDVI, với ký hiệu tương ứng là ETa-PT1, ETa-PT2, ETa-PT3, ETa-PT4, ETa-PT5, ETa-PT6 và ETa-PT7 (mm/ngày) được trình bày ở bảng 3.18 và bảng 3.19. Kết quả cho thấy hệ số a trong khoảng 0,95-1,05 sẽ cho phép tính toán bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất với sai số tuyệt đối trung bình có thể đạt được nhỏ hơn 20% so với kết quả đo ngoại nghiệp. Bảng 3.18: Khảo sát tính ETa_PT trung bình ngày theo phương pháp Priestley-Taylor với hệ số a khác nhau của ngày 04/11/2000 Bảng 3.19: Khảo sát tính ETa_PT trung bình ngày theo phương pháp Priestley-Taylor với hệ số a khác nhau của ngày 23/11/2001 Trạm quan trắc ETa- TĐ ETa- PT1 ETa- PT2 ETa- PT3 ETa- PT4 ETa- PT5 ETa- PT6 ETa- PT7 1.Bắc Ninh 4.9 4.08 2.92 3.15 3.08 3.40 3.28 1.81 2.Bắc Giang 3.9 4.04 2.88 3.38 3.05 3.37 2.07 1.74 3.Vĩnh Yên 3.1 4.07 2.90 3.32 3.07 3.39 3.73 1.81 4.Tam Đảo 4.3 5.00 3.57 4.10 3.77 4.17 5.66 4.53 5.Thái Nguyên 4.4 4.20 3.00 3.51 3.17 3.50 2.65 2.69 6.Bắc Kạn 2.8 3.76 2.69 2.91 2.84 3.13 2.39 1.01 SSTP 0.72 1.12 0.84 0.98 0.77 1.38 1.91 SSTĐTB % 16.2 23.23 15.82 19.26 15.76 32.5 43.87 Trạm quan trắc ETa- TĐ ETa- PT1 ETa- PT2 ETa- PT3 ETa- PT4 ETa- PT5 ETa- PT6 ETa- PT7 1.Bắc Ninh 3.4 3.57 2.55 2.83 2.69 2.97 2.93 1.48 2.Bắc Giang 2.9 3.55 2.54 2.82 2.68 2.96 2.37 1.25 3.Vĩnh Yên 2.4 3.60 2.57 2.86 2.72 3.00 2.99 1.56 4.Tam Đảo 3.5 4.26 3.04 3.38 3.21 3.55 5.76 2.94 5.Thái Nguyên 3.1 3.73 2.66 2.96 2.81 3.11 3.33 1.83 6.Bắc Kạn 2.4 3.34 2.39 2.65 2.52 2.79 3.03 0.92 SSTP 0.79 0.46 0.33 0.37 0.34 1.03 1.36 SSTĐTB % 24.6 12.95 9.16 10.99 8.65 26.64 43.41 21 3.2.7. Khảo sát bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo theo phương pháp FAO-56 PM từ năng lượng bức xạ ròng chiết xuất từ các phương pháp khác nhau Tính ET0 theo phương pháp FAO-56 PM, với 03 trường hợp: (1) Rnd_VT chiết xuất từ ảnh LANDSAT; (2) Rnd_FAO1 (trong đó bức xạ Mặt Trời đi tới Rs được xác định theo công thức Ăngstrom); (3) Rnd_FAO2 (trong đó bức xạ Mặt Trời đi tới Rs được xác định theo công thức thực nghiệm của Việt Nam do Trung tâm Khí tượng thuỷ văn đề xuất với Rs=n*0.25+6, với n là số giờ nắng thực). 3.2.8. Khảo sát mối quan hệ giữa bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo với các tham số Albedo, NDVI, Ts và Rnd_VT tính toán từ ảnh viễn thám Bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo_Rnd_VT có mối tương quan mạnh với chỉ số thực vật NDVI (với hệ số tương quan R2 lần lượt là 0.92 thời điểm ngày 04/11/2000 và 0.81 thời điểm ngày 23/11/2001). 3.2.9. Tính ảnh bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo dựa vào chỉ số thực vật NDVI Tính toán ảnh bốc thoát hơi nước tham chiếu dựa vào hàm tương quan giữa bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo_Rnd_VT và NDVI với hàm số về hệ số tương quan lần lượt như sau (với hàm tương quan y=1.9989*x+3.7475, hệ số Hệ số tương quan R2=0.92 cho thời điểm ngày 04/11/2000 và hàm tương quan y=2.0511*x+2.1793, hệ số Hệ số tương quan R2=0.81 cho thời điểm ngày 23/11/2001. 3.2.10. Xác định hệ số cây trồng Kc Cho tới nay ở Việt Nam hệ số cây trồng Kc chủ yếu xác định cho hệ số cây trồng đơn cho từng loại cây trồng khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu, nghiên cứu sinh tính toán hệ số cây trồng hỗn hợp Kc trung bình tương ứng với từng pixel ảnh theo công thức Kc=ETa/ETo thể hiện tại hình 3.25a và hình 3.25b. Ngoài ra trong Luận án đã phân ra ba khu vực đặc trưng Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Kạn, cho thấy hệ số cây trồng Kc tính toán từ ảnh phù hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong khu vực. 22 Hình 3.25a: Ảnh hệ số cây trồng Kc ngày 04/11/2000 Hình 3.25b: Ảnh hệ số cây trồng Kc ngày 23/11/2001 3.2.11. Khảo sát bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 theo phương pháp S-SEBI với các tham số ETo_Rnd_VT, Rnd, Ts, NDVI, và Albedo chiết xuất từ ảnh viễn thám Bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 theo phương pháp S-SEBI có mối tương quan mạnh với nhiệt độ Ts chiết xuất từ viễn thám (với hệ số tương quan R2 lần lượt là 0.99 và 0.97). 3.2.12. Khảo sát mối quan hệ giữa bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 theo phương pháp S-SEBI với các tham số khí tượng đo đạc ngoài thực địa Kết quả tính hệ số tương quan và hàm tương quan giữa bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 theo phương pháp S_SEBI với các tham số khí tượng đo đạc ngoài thực địa được thể hiện ở bảng 3.32. 23 Bảng 3.32: Hệ số tương quan R2 giữa ETa_VT3 theo phương pháp S- SEBI với các tham số khí tượng thực địa ngày 04/11/2000 và ngày 23/11/2001 Tốc độ gió U2 Giờ nắng thực n Độ ẩm không khí RH Nhiệt độ bề mặt Ts_TĐ ETa_TĐ ETa_VT3 (2000) 0.47 0.23 0.73 0.69 0.38 ETa_VT (2001) 0.84 0.07 0.61 0.77 0.34 3.2.13. So sánh đánh giá bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tính theo phương pháp S-SEBI từ bức xạ ròng trung bình ngày tính toán theo các phương pháp khác nhau Kết quả đánh giá bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tính theo phương pháp S-SEBI từ bức xạ ròng trung bình ngày với 03 trường hợp bức xạ ròng ở mục 3.2.7 đã làm sáng tỏ thêm luận điểm 1 của luận án. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu của luận án “Nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám xác định lượng nước bốc hơi do bức xạ Mặt Trời tại Lưu vực Sông Cầu” đã khẳng định Ứng dụng tư liệu viễn thám cho phép chúng ta chiết xuất được lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 trên quy mô diện rộng, nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của Luận án, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận như sau: 1. Có thể thay thế tính toán bức xạ ròng theo phương pháp truyền thống (phương pháp FAO-56 PM) bằng phương pháp viễn thám S- SEBI, sai số tuyệt đối trung bình xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 tại Lưu vực Sông Cầu (cho hai trường hợp sau khi hiệu chỉnh nhiệt độ Ts và hệ số “liên hệ c”) nhỏ hơn 20%. 2. Sử dụng mô hình số độ cao (DEM) để hiệu chỉnh nhiệt độ bề mặt Ts chiết xuất từ kênh ảnh nhiệt LANDSAT, kết hợp với việc xác định hệ số “liên hệ c” đã nâng cao độ chính xác xác định lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất trong điều kiện địa hình và khí hậu tại Lưu vực Sông Cầu lên trên 5%. 3. Sử dụng phương pháp Priestley-Taylor cho điều kiện địa hình và khí hậu ở Lưu vực Sông Cầu với ứng dụng ảnh LANDSAT, hệ số a 24 của phương pháp nhận tối ưu trong khoảng 0,95-1,05, sai số tuyệt đối trung bình tính toán bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất không lớn hơn 20%. 4. Dựa vào bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất tính theo phương pháp viễn thám và bốc thoát hơi nước tham chiếu tính theo phương pháp FAO-56 PM giúp cho việc xác định hệ số cây trồng hỗn hợp Kc trên quy mô diện rộng và nhanh. 5. Nghiên cứu sinh đã xây dựng và ứng dụng thành công quy trình tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất theo phương pháp S-SEBI cho điều kiện địa hình và khí hậu ở Lưu vực Sông Cầu của Việt Nam. Có thể áp dụng quy trình này tính toán bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất cho các Lưu vực Sông tại Việt Nam (với điều kiện xác định các tham số phù hợp với điều kiện của từng khu vực). 6. Bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 xác định theo phương pháp S-SEBI có mối tương quan mạnh với nhiệt độ Ts_TĐ và độ ẩm không khí RH đo ngoài thực địa, và nhiệt độ Ts_VT tính toán từ ảnh viễn thám. Đây là những chỉ dẫn hết sức quan trọng cho cán bộ khoa học khi đo đạc nhiệt độ Ts_TĐ và độ ẩm không khí RH ở ngoài thực địa và tính toán nhiệt độ Ts từ ảnh viễn thám phục vụ xác định bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất theo phương pháp viễn thám. 7. Bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo_Rnd_VT có mối tương quan mạnh với chỉ số thực vật NDVI. Do đó, có thể xây dựng hàm hồi quy giữa ETo_Rnd_VT và chỉ số thực vật NDVI phục vụ công tác tính toán bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo_Rnd_VT cho toàn bộ Lưu vực Sông Cầu. B. KIẾN NGHỊ 1. Cần có thêm các nghiên cứu ứng dụng phương pháp S-SEBI tính toán lượng bốc thoát hơi nước thực tế bề mặt đất ETa_VT3 cho các vùng có điều kiện địa hình và khí hậu khác nhau để kiểm chứng lại Mô hình và Quy trình nhằm ứng dụng phương pháp viễn thám trên quy mô lãnh thổ Việt Nam. 2. Bốc thoát hơi nước tham chiếu ETo có mối tương quan rất mạnh với chỉ số thực vật NDVI. Trong tương lai, nghiên cứu sinh tiêp tục nghiên cứu tính toán hệ số cây trồng Kc thông qua chỉ số thực vật NDVI trong điều kiện của Việt Nam.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_ung_dung_tu_lieu_vien_tham_xac_di.pdf