Tóm tắt Luận án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị loại i vùng trung du, miền núi bắc bộ - Việt Nam (lấy thành phố Thái nguyên làm địa bàn nghiên cứu áp dụng)
Việt Nam đang bước vào quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sự
gia tăng dân số tại các đô thị đã làm tăng phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 1 trong
5 dịch vụ công trong lĩnh vực công ích được quy định trong
Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đang
đứng trước thực trạng thiếu và yếu về nguồn nhân lực, hạ tầng
kỹ thuật, phương tiện thu gom, công nghệ xử lý vận hành., không
theo kịp xu hướng chung của thế giới.
Vùng TDMNBB là một vùng mang tính đặc thù của vùng
đồi gò, núi cao, chậm phát triển so với các vùng khác trên cả
nước. Tính đến năm 2015, toàn vùng có 160 đô thị, trong đó
có 2 đô thị loại I (TP.Thái Nguyên và TP.Việt Trì). Theo Đồ
án Điều chỉnh quy hoạch chung vùng TDMNBB đã được Thủ
tướng chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, vùng có sẽ 4 đô thị
loại 1 trực thuộc tỉnh gồm: TP.Thái Nguyên, TP.Việt Trì,
TP.Lào Cai và TP.Lạng Sơn. Cũng như các đô thị khác trong
cả nước, các đô thị vùng TDMNBB đang gặp nhiều thách thức
trong công tác quản lý CTRSHĐT. Vì vậy, đề tài: “Quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị loại I Vùng trung du
miền núi Bắc Bộ Việt Nam. Lấy thành phố Thái Nguyên là địa
bàn nghiên cứu áp dụng” là rất cần thiết có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị loại i vùng trung du, miền núi bắc bộ - Việt Nam (lấy thành phố Thái nguyên làm địa bàn nghiên cứu áp dụng)
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC BỘ - VIỆT NAM (LẤY THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 2017 2 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Vinh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường tại: Đại học Kiến trúc Hà Nội Vào hồi: ..giờ..ngày..tháng..năm.. Có thể tìm luận án tại Thư viện quốc gia, Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 3 MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam đang bước vào quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sự gia tăng dân số tại các đô thị đã làm tăng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 1 trong 5 dịch vụ công trong lĩnh vực công ích được quy định trong Nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đang đứng trước thực trạng thiếu và yếu về nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện thu gom, công nghệ xử lý vận hành..., không theo kịp xu hướng chung của thế giới. Vùng TDMNBB là một vùng mang tính đặc thù của vùng đồi gò, núi cao, chậm phát triển so với các vùng khác trên cả nước. Tính đến năm 2015, toàn vùng có 160 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại I (TP.Thái Nguyên và TP.Việt Trì). Theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung vùng TDMNBB đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, vùng có sẽ 4 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh gồm: TP.Thái Nguyên, TP.Việt Trì, TP.Lào Cai và TP.Lạng Sơn. Cũng như các đô thị khác trong cả nước, các đô thị vùng TDMNBB đang gặp nhiều thách thức trong công tác quản lý CTRSHĐT. Vì vậy, đề tài: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị loại I Vùng trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam. Lấy thành phố Thái Nguyên là địa bàn nghiên cứu áp dụng” là rất cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp QLCTRSHĐT tại các đô thị loại I vùng TDMNBB nhằm đảm bảo môi trường sống của người dân được cải thiện tốt hơn. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đề tài nghiên cứu tổng quan tình hình QLCTRSHĐT của một số nước trên thế giới để thấy được xu hướng quản lý hiện nay mang tính toàn cầu như thế nào. 4 2. Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác QLCTRSHĐT tại một số đô thị loại I trên cả nước và vùng TDMNBB. 3. Nghiên cứu cơ sở khoa học trong công tác QLCTRSHĐT đối với các đô thị loại I vùng TDMNBB. 4. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp đổi mới mô hình QLCTRSHĐT đối với các đô thị loại I vùng TDMNBB và áp dụng nghiên cứu cho TP.Thái Nguyên. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị. * Phạm vi nghiên cứu: Đô thị loại I vùng TDMNBB. * Giai đoạn nghiên cứu: Đến năm 2030 (Theo Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030) 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống hoá và kế thừa; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu và số liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp thực chứng, ứng dụng 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU * Ý nghĩa khoa học - Đề tài hệ thống hoá lý luận về QLCTRSH đối với các đô thị loại I vùng TDMNBB; các xu hướng mới trong quản lý mang tính toàn cầu. - Cung cấp nội dung cơ bản về QLCTRSHĐT áp dụng với các đô thị loại I vùng TDMNBB. - Đề tài dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu cho giáo viên và học sinh thuộc lĩnh vực quản lý đô thị. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về QLCTRSHĐT tại các đô thị loại I vùng TDMNBB. 5 - Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả cho đô thị vùng TDMNBB. - Áp dụng kết quả nghiên cứu vào thành phố Thái Nguyên 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Những điểm mới cụ thể là: - Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc phân khu vực quản lý; Các đô thị loại I vùng TDMNBB được đề xuất quản lý theo 3 khu vực gồm: khu vực nội thành, khu vực ven đô và khu vực phát triển. - Nghiên cứu đề xuất 4 mô hình quản lý CTRSHĐT - Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý CTRSHĐT gắn với 3 khu vực của đô thị. - Nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp cho các cơ sở thu gom chất thải dân lập trên địa bàn đô thị. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp 3R trong quản lý CTRSHĐT trong các đô thị loại I vùng TDMNBB. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách trong QLCTRSH gồm: cải tiến phí dịch vụ thu gom chất thải, chế tài xử phạt trong phân loại rác tại nguồn, chính sách khuyến khích xử lý CTRSHĐT theo phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, quản lý chất thải rắn sinh hoạt liên vùng. 8. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN Luận án gồm: Phần mở đầu; phần kết luận, kiến nghị; chương 1: Tổng quan về quản lý chất thải rắn trong các thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam; Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị các đô thị loại I vùng trung du, miền núi Bắc Bộ; Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong các đô thị loại I vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ.; danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của luận án; danh mục tài liệu tham khảo; 17 bảng; 51 hình; 24 sơ đồ. 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CTRSHĐT TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1.Quản lý CTRSH ĐT ở các nước phát triển. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có 34 nước thành viên tạo ra 572 triệu tấn/năm; bình quân đầu người từ 1,1 - 3,7 kg/ngày, trung bình 2,2 kg/người/ngày. Đối với các nước phát triển, CTRSHĐT là một nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất có giá trị. a. Giới thiệu quản lý CTRSH ĐT tại thủ đô Stockhom - Thụy Điển. b. Giới thiệu quản lý CTRSH ĐT tại thủ đô Copenhagen và thành phố Horsholm (Đan Mạch). 1.1.2.Quản lý CTRSH ĐT ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, khối lượng phát sinh CTRSHĐT ở các nước đang phát triển đạt từ 0,4 - 1,1 kg/ng/ngày. Dịch vụ tập trung nhiều vào khâu thu gom, khâu xử lý đang bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây. Tỷ lệ thu gom đạt từ 10% → 41% → 85% → 100% tùy vào mỗi đô thị và nền kinh tế của các quốc gia. Công tác tái chế chất thải do khu vực phi chính thức thực hiện và thống kê về tái chế chất thải tại các đô thị thường không chính xác. a. Giới thiệu quản lý CTRSH ĐT tại thành phố Pune Ấn Độ. b. Giới thiệu quản lý CTRSHĐT tại thành phố Bogor và Surabaya, Indonesia. c. Giới thiệu quản lý CTRSHĐT tại thành phố Nonthaburi, Thái Lan. 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CTRSHĐT TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM 7 1.2.1. Quản lý CTRSHĐT tại các đô thị loại I trực thuộc Trung ương: Tại các thành phố trực thuộc Trung ương, có mô hình quản lý cơ bản giống nhau, công tác xã hội hóa đang được đẩy mạnh ở nhiều khâu như thu gom, vận chuyển, xử lý. 1.2.2. Quản lý CTRSHĐT tại các đô thị loại I trực thuộc tỉnh: Nước ta có 15 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, công tác quản lý CTRSHĐT chủ yếu tập trung nhiều cho khâu thu gom, công tác xử lý vẫn lựa chọn phương pháp chôn lấp là chủ yếu, do chưa có phân loại rác tại nguồn nên chất thải rắn nguy hại vẫn còn bị đổ lẫn lộn với CTRSHĐT. Trong thời gian qua, công nghệ tái chế được đầu tư ở nhiều địa phương. 1.3. QUẢN LÝ CTRSHĐT CÁC THÀNH PHỐ VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ 1.3.1. Giới thiệu về vùng Trung du miền núi Bắc bộ a. Điều kiện tự nhiên: Vùng TDMNBB gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, TuyênQuang, PhúThọ, Yên Bái, Hòa Bình. Tổng diện tích là 95.264,8 km², dân số năm 2014 là 11.667,5 người. Địa hình vùng đồi núi đa dạng phức tạp. b. Điều kiện kinh tế - xã hội: Vùng TDMNBB là vùng có 6/10 tỉnh thuộc vùng cao; 7/9 tỉnh thuộc miền núi của cả nước; dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, dân số toàn vùng; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước chiếm 21,14%. c. Đặc điểm cơ bản của các đô thị loại I vùng TDMNBB: Là vùng có quá trình đô thị hóa phát triển từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Số lượng đô thị loại III là chủ yếu; số lượng đô thị nhiều nhưng tỷ lệ dân cư đô thị thấp. 1.3.2. Tổng quan về công tác quản lý CTRSH trong các đô thị loại I vùng TDMNBB. a.Tình hình phát sinh CTRSHĐT: Vùng có lượng phát sinh chất thải đứng thứ 3 cả nước tính theo đầu người. Có hai thành phố Việt Trì và Thái Nguyên có khối lượng phát sinh cao nhất vùng. Chỉ tiêu phát sinh chất thải tính theo đầu người ở 4 đô thị 8 lớn trong vùng cao nhất là TP.Việt Trì → TP.Lào Cai → TP.Lạng Sơn → TP.Thái Nguyên. Lượng phát sinh CTRSHĐT được dự đoán sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2030. b. Thành phần CTRSHĐT: Thành phần chất thải hữu cơ cao nhất, từ 50-75%. Túi nilon đang gây nhiều bất cập trong thu gom và xử lý. Do chưa có phân loại rác tại nguồn nên các thông tin về thành phần chất thải đều thiếu chính xác. c.Tình hình thu gom: Chất thải từ hộ gia đình được thu gom theo tuyến phố; các khu vực công cộng được thu gom bằng tay; các cơ sở hộ kinh doanh, công sở, trường học, trung tâm thương mại... được thu gom và vận chuyển theo hợp đồng. Tỷ lệ thu gom tại các đô thị trong vùng trung bình đạt 85%, thành phố phố Sơn La có tỷ lệ thu gom thấp nhất (60%), thành phố TP Lạng Sơn có tỷ lệ thu gom cáo nhất, sau đó đến TP Việt Trì, TP.Thái Nguyên. Công tác tái chế: Do chưa có phân loại rác tại nguồn nên chất thải thu gom lẫn lộn và được đổ ngoài bãi đổ thải. Chất thải dùng để tái chế đều do các đối tượng phi chính thức thực hiện nên tỷ lệ thấp và chỉ thành phần bán được mới được thu gom tái chế. d.Tình hình quy hoạch: Trong vùng TDMNBB, công tác lập quy hoạch QLCTRSHĐT đều đã được tiến hành, tính đến năm 2015 có 12/14 thành phố đã có quy hoạch chất thải rắn được phê duyệt. Tuy nhiên, trong nội dung quy hoạch còn bộc lộ những bất cập sau: nội dung quy hoạch tập trung vào hệ thống thu gom vận chuyển, tính toán quy mô và phân bố, bố trí khu xử lý là chính; đặt mục tiêu thu gom cao (95%), xử lý cao (85%) nhưng các giải pháp đề xuất lại chưa cụ thể; Trong quy hoạch chưa đề cập tới việc quản lý các bãi chôn lấp đã và sắp đóng cửa. e. Công tác xử lý CTRSHĐT * Phương pháp xử lý chôn lấp: chủ yếu vẫn rất thô sơ, thủ công và chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Một số bãi chôn lấp chất thải trong vùng đã không còn tiếp nhận chất thải nhưng cũng không được thực hiện đóng cửa đang gây ÔNMT (Bãi 9 Khuổi Mật - TP. Bắc Cạn, bãi Khuổi Kép - TP. Cao Bằng). Một số bãi rác đang hoạt động cũng gây ô nhiễm do quá tải (bãi Noong Bua -TP. Điện Biên, bãi Dốc Búng -Tp. Hòa Bình). Một số bãi rác do lựa chọn địa hình trên cao nên đang gây ÔNMT nguồn nước và đất (bãi rác TP. Lai Châu). Các bãi chôn lấp phun thuốc khử trùng bằng chế phẩm vi sinh E.M (Effective Microoganisms) là chính. Những thành phố đã có nhà máy xử lý rác thải vẫn kết hợp chôn lấp, khối lượng chôn lấp còn cao và chưa hướng đến tầm nhìn phục hồi bãi rác trong tương lai. Có 1 thành phố có bãi chôn lấp được đánh giá hợp vệ sinh (TP. Yên Bái). * Phương pháp xử lý chất thải hữu cơ bằng biện pháp ủ: Toàn vùng có 5 nhà máy (1 nhà máy xử lý chất thải thải thành phân vi sinh TP.Việt Trì và 4 nhà máy mới được xây dựng tại các thành phố Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn). * Phương pháp xử lý bằng dây chuyền công nghệ hiện đại: Hiện nay, trong vùng có 5 thành phố đã đầu tư các công nghệ tiên tiến trên thế giới: Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì, Nhà máy xử lý rác thải thành phố Lào Cai, Nhà máy xử lý chất thải rắn bản Pát xã Chiềng Ngần, (TP. Sơn La), Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thành phố Yên Bái, Nhà máy đốt rác thải Thái Nguyên. - Chưa có dự án xử lý rác thải quy mô cấp vùng; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư để triển khai loại dự án này. g. Mô hình quản lý CTRSHĐT tại các đô thị loại I vùng TDMNBB. * Trong vùng có 3 mô hình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường sau: - Mô hình Công ty môi trường đô thị thuộc UBND tỉnh (TP. Sơn La, TP.Điện Biên, TP.Bắc Kạn, TX.Lai Châu, TP.Hòa Bình, TP.Hà Giang, TP.Tuyên Quang, TP.Cao Bằng, TP.Lào Cai). 10 - Mô hình Công ty Môi trường đô thị thuộc UBNDTP (TP.Bắc Giang, TP.Thái Nguyên, TP.Việt Trì). - Mô hình xã hội hóa hoàn toàn (TP.Lạng Sơn, TP.Yên Bái). * Về quản lý chuyên môn, trong vùng có 2 mô hình sau: - Chuyên môn do Sở Xây dựng quản lý gồm các thành phố: Thái Nguyên, Việt Trì, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, Bắc Kạn. - Chuyên môn do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý gồm các thành phố: Yên Bái, Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn. Mô hình hoạt động công ty VSMT: Mỗi địa phương lại có mô hình khác nhau: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty dịch vụ công hay dịch vụ công ích công lập, ngoài công lập. Hoạt động của các đơn vị này trong địa giới hành chính thành phố. h. Công tác xã hội hóa đang được các địa phương thực hiện: Cổ phần hóa các công ty TNHHNNMTV. Ngoài URENCO, còn có các đơn vị là công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã tham gai thu gom, vận chuyển, xử lý. Bên cạnh đó công tác XHH dựa vào cộng đồng được các đô thị tuyên truyền và thực hiện tốt. i. Về phí dịch vụ VSMT. Việc ban hành văn bản về phí VSMT thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở đề nghị của Sở Tài chính địa phương. Phí Ngân sách dành cho việc thu gom và xử lý CTRSHĐT được nhà nước chi trả. Phí môi trường chỉ giải quyết một phần cho dịch vụ thu gom. Chi phí cho công tác thu gom và xử lý chất thải của các URENCO dựa trên loại đô thị. 1.4. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 1.4.1.Tổng quan chung về thành phố Thái Nguyên TP.Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng TDMNBB, diện tích tự nhiên là 17.069,76 ha và 306.842 nhân khẩu, có 27 đơn vị hành chính 11 gồm 19 phường, 08 xã. TP Thái Nguyên thuộc vùng đồi gò trung du, có 8 dân tộc sinh sống. (năm 2014), 1.4.2. Tổng quan về quản lý CTRSH thành phố Thái Nguyên a. Phát sinh và thành phần chất thải. Phát sinh chất thải năm 2012 là 0,4 (kg/ng/ngày); 2013 là 0,46 (kg/ng/ngày); năm 2014 là 0,5 (kg/ng/ngày), vì vậy phát thải TP.Thái Nguyên thấp hơn nhiều so với các đô thị loại I khác trên cả nước. b.Thành phần CTRSHĐT: TP.Thái Nguyên chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn nên thành phần chất thải được thống kê bằng cách khảo sát tại bãi rác ... ác thiết bị lựa chọn có thể được cung cấp. Duy trì hoạt động và năng lực bảo trì cho các hệ thống quản lý CTRSHĐT hoạt động ổn định. b. Ứng dụng công nghệ GIS trong thu gom rác thải: Ứng dụng GIS sẽ sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải giúp đánh giá được chi tiết hiện trạng hệ thống thu gom và cho hiệu quả cao khi thành lập bản đồ, đặc biệt khi yêu cầu nhanh chóng, chính xác. 2.4. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QLCTRSHĐT 2.4.1. Hệ thống quản lý CTRSHĐT 2.4.2.Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm QLCTRSHĐT a. Cấp Trung ương b. Cấp địa phương 2.5. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QLCTRSHĐT 2.5.1.Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSHĐT a.Vai trò của cộng đồng dân cư b. Vai trò của khu vực thu gom không chính thức 2.5.2. Vai trò của chính quyền địa phương 2.5.3. Vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân 17 2.5.4. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức hỗ trợ bên ngoài 2.6. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG QLCTRSH TRONG CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TDMNBB. 2.6.1. Các văn bản của nhà nước về quản lý CTRSHĐT. 2.6.2. Một số quy định về QLCTRSHcác tỉnh vùng TDMNBB. - Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 - Quyết định 2211- QĐ -TTg ngày 14/11/2013 về Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2020. 2.7. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐÔ THỊ NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ 2.7.1. Kinh nghiệm của thành phố Yokkaite - Nhật Bản. 2.7.2. Kinh nghiệm TP Quy Nhơn trong phân CTRSH tại nguồn. 2.7.3. Tổng hợp các kinh nghiệm trong và ngoài nước trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ (áp dụng cho TP. Thái Nguyên) 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC 3.1.1. Quan điểm - Phân loại chất thải rắn tại nguồn là khâu then chốt. - Giảm phát thải, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. - Quản lý không khép kín theo địa giới hành chính. - Đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật; an toàn xã hội và môi trường. 18 - Gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các thành phố, các tỉnh trong vùng. - Quản lý CTRSHĐT hướng đến tiêu chí "không rác thải" xây dựng môi trường "chia sẻ trách nhiệm" và theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền". 3.1.2. Mục tiêu - Cụ thể hóa công tác quản lý CTRSHĐT vùng TDMNBB. - Quản lý theo Chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn. - Xây dựng hệ thống phân loại CTR tại nguồn đồng bộ. - Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách về CTR. - Xây dựng mô hình quản lý phù hợp, đầu tư công nghệ hợp lý cho các khu vực đô thị. Hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp, công nhận vai trò của những người thu gom tái chế không chính thức. 3.1.3. Nguyên tắc - Hạn chế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. - Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. - Các công cụ quản lý phải được xây dựng trên cơ sở thực tế của vùng TDMNBB. - Mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về sinh môi trường. - UBND các cấp khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. 3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QLCTRSH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TDMNBB 3.2.1. Phân khu vực để quản lý. a. Cơ sở phân khu vực quản lý: Căn cứ vào những khác biệt giữa các khu vực trong một thành phố bao gồm các yếu tố: xã hội, kinh tế, khí hậu, không gian, phát triển đô thị, kỹ thuật; đặc điểm chất thải. b. Các nguyên tắc phân khu vực quản lý. - Phân khu vực căn cứ vào đối tượng phát thải. 19 - Phân khu vực căn cứ vào vị trí địa lý, mô hình sử dụng đất. - Phân khu vực căn cứ vào điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Phân loại theo đặc điểm văn hóa và điều kiện kinh tế, lối sống. c. Đề xuất 3 khu vực quản lý - Khu vực 1: Khu vực trung tâm thành phố. - Khu vực 2: Khu vực quanh trung tâm thành phố. - Khu vực 3: Các điểm dân cư ngoại thành mới phát triển. Hình: 3 khu vực của TP Lào Cai và TP Việt Trì c. Thu gom theo khu vực: khu vực 1, cần tính toán việc thu gom vận chuyển rác thải hợp lý nhất. Khu vực 2, tùy vào khoảng cách vận chuyển, quy mô và mật độ dân cư để xây dựng các bãi tập kết lớn hoặc nhỏ. Phương tiện thu gom cũng thay đổi tùy theo độ dốc. Khu vực 3, mỗi thôn xây dựng điểm tập kết, đội VSMT thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó đơn vị VSMT thu gom đến KXL bằng xe chuyên dụng. 3.2.2. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại I vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. a. Khu vực 1, đề xuất 2 mô hình Mô hình 1: Công ty MTĐT kết hợp với UBND phường (ở nơi không có điểm tập kết) Mô hình 2: Công - Tư kết hợp b. Khu vực 2, đề xuất mô hình 3 20 Mô hình Công ty môi trường kết hợp với phường/xã (ở nơi dân cư thưa có điểm tập kết rác). c . Đối với Khu vực 3 đề xuất mô hình 4 Mô hình XHH hoàn toàn 3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QLCTRSH CÁC ĐÔ THỊ LOẠI I VÙNG TDMNBB. 3.3.1. Tổ chức mới và hợp nhất lại các tổ thu gom dân lập. a. Hoàn thiện tổ chức thu gom chất thải dân lập hiệu quả. b. Thành lập mới tổ thu gom dân lập, xây dựng cơ chế hoạt động. 3.3.2. Đề xuất giải pháp 3R trong công tác quản lý CTRSHĐT a. PLCTRTN theo điều kiện khu vực và thời gian. b. PLCTR tại các điểm tập kết và khu vực xử lý. c. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTRSHĐT. d. Xây dựng mô hình HTX tái chế. e. Xây dựng tổ chức và quy chế làm việc cho "đội quân" nhặt rác. g. Xây dựng bảng đường đi của rác trong PLRTN tương ứng với đầu tư công nghệ xử lý tại địa phương. h. Xây dựng chế tài xử phạt trong PLRTN. 3.3.3. Đề xuất giải pháp xử lý CTRSH phù hợp với các thành phố loại I vùng TDMNBB. a. Đối với khu vực 1, đầu tư nhà máy chế biến rác thải thành phân vi sinh . b. Đối với khu vực 2, đầu tư công nghệ xử lý CTRSHĐT kết hợp các loại chất thải trong nông nghiệp quy mô lớn như nhà máy chế biến phân vi sinh, nhà máy sản xuất điện và nhiệt - Xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ. d. Giải pháp xử lý CTRSH đối với khu vực 3, tăng cường xử lý chất thải hữu cơ thành phân vi sinh ở những khu vực sản xuất nông nghiệp 21 Lò đốt rác nhỏ khu vực 2 Xử lý rác thành phân vi sinh hộ gia đình khu vực 3 3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TRONG QLCTRSHĐT VÙNG TDMNBB 3.4.1.Cải tiến phí dịch vụ thu gom chất thải - Giao quyền chủ động cho thành phố tính toán phí thu gom. - Khung phí thu gom cần phân biệt giữa các khu vực, các hộ thuộc khu vực 1 thu theo quy định chung thì khu vực 2 giảm còn là 0,8, khu vực 3 là 0,7. Đối với các điểm phát thải tập trung dựa vào khối lượng hoặc theo cân nặng. 3.4.2. Chính sách chế tài trong PLCTRTN a. Cần chuẩn hóa và đồng bộ chương trình PLRTN b. Khuyến khich thành phần tư nhân tham gia vào QLCTRSHĐT 3.4.3.Chính sách khuyến khích xử lý CTR phương pháp hiện đại 3.4.4. Chính sách quản lý CTR liên vùng. Các thành phố cần thống nhất chỉ tiêu và yêu cầu cam kết giảm khối lượng chôn lấp. Một số thành phố phối hợp với nhau để xây dựng nhà máy xử lý chất thải độc hại. 3.5.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. 3.5.1. Phân khu vực quản lý Khu vực 1. gồm 19 phường trung tâm thành phố Khu vực 2: Gồm 8 xã ngoại thành 22 Khu vực 3 (là khu vực đô thị sẽ phát triển đến năm 2035), gồm xã Sơn Cẩm (H.Phú Lương); thị trấn Chùa Hang, x.Linh Sơn, x.Huống Thượng (h. Đồng Hỷ); x.Đồng Liên (h.Phú Bình). 3.5.2. Đề xuất mô hình thu gom và vận chuyển a. Công tác thu gom theo mô hình xã hội hóa: Có thể thực hiện từng khâu thu gom, vận chuyển. b. Công tác vận chuyển khu vực 1, tổ chức thu gom, vận chuyển và quản lý dựa vào công nghệ GIS để đạt tối ưu trong vận chuyển. + Đối với các tuyến đường giao thông, đường khu vực, đường khu phố, đường nhánh, lấy chất thải ở hai bên nhà đối diện và lần lượt qua các cặp nhà cùng tuyến đường. Sử dụng xe đẩy tay dọc tuyến và chở từng xe đến địa điểm tập kết. +Thu gom tại các điểm dân cư tập trung: xe thu gom cũng chính là xe vận chuyển. + Thu gom tại điểm tập kết và các điểm phát sinh tập trung: chính quyền thành phố phối hợp với UBND các phường/xã trên địa bàn lựa chọn phương pháp thu gom. - Khu vực 2, mỗi xã có một đội thu gom sẽ dùng xe đẩy tay để thu gom những chất thải vô cơ đến điểm tập kết. Những chất thải hữu cơ sẽ chuyển đến trạm chế biến phân vi sinh. - Khu vực 3: Các xã/thị trấn được mở rộng sẽ áp dụng theo mô hình thu gom của khu vực I - khu vực trung tâm thành phố, với các lý do sau: - Cự ly vận chuyển kết nối được với khu vực trung tâm do khoảng cách gần (3 - 6km). - Đây là các xã giáp ranh nên tốc đô đô thị hóa nhanh, hạ tầng xã hội và hạ tầng đô thị phát triển được theo quy hoạch đã điều chỉnh. - Trang thiết bị thu gom vận chuyển và xử lý của thành phố đến năm 2035 sẽ hiện đại hơn. 23 c. Đề xuất về Công nghệ xử lý CTRSH cho TP Thái Nguyên đến năm 2020: tái chế10-15%; chế biến phân vi sinh: 60-70%; đốt, chôn lấp 20-25%. d. Đề xuất giải pháp PLRTN cho TP.Thái Nguyên. Nhiệm vụ quản lý theo mô hình 3R Giải pháp giảm phát thải, xây dựng từ thói quen sinh hoạt và tiêu dùng. Ủng hộ bao bì tái chế, thành lập “Hiệp hội các doanh nghiệp không chất thải” Giải pháp tái sử dụng, thành lập một khu vực hiến tặng để người khác tiếp tục được dùng. Giải pháp tái chế, Thiết lập các cuộc thi sáng kiến tái chế; xây dựng trang thông tin điện tử; các chiến dịch quảng cáo truyền thông, chỉ dẫn cho người dân; xây dựng một đội ngũ tình nguyện viên tuyên truyền tái chế. Các giai đoạn thực hiện 3R giai đoạn 1: từ 2014 - 2016, khởi động, tuyên truyền và thực hiện bước đầu theo cụm dân cư, tuyến phố, chợ, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, cơ quan, trường học. Giai đoạn 2: Từ 2017 - 2020, quyết liệt thực hiện để đi vào nề nếp, tạo thành thói quen và ý thức trong mỗi người dân. Về trang thiết bị: URENCO có thể đặt thùng mẫu tại các đối tượng phát thải Ban hành các văn bản của thành phố trong thực hiện 3R e. Đề xuất giải pháp tài chính mang tính bền vững trong quản lý chất thải rắn đô thị cho TP.Thái Nguyên. Thời gian sau năm 2020 cần khai thác nguồn kinh phí từ tái chế và xử lý hiện đại. 3.5.3. Đề xuất cơ cấu tổ chức trong công tác QLCTRSHĐT a. Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công để giảm gánh nặng tài chính của nhà nước b. Xây dựng một bộ máy quản lý nhà nước đồng bộ tránh chồng chéo. c. Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan. d. Giao quyền nhiều hơn cho các cấp địa phương. 24 3.6. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.6.1. Bàn luận về phân khu vực QLCTRSH của các đô thị loại I 3.6.2. Bàn luận về mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại I vùng TDMNBB 3.6.3. Bàn luận giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các đô thị loại I vùng trung du miền núi Bắc Bộ. 3.6.4. Bàn luận về mô hình và các chính sách chế tài trong phân loại chất thải rắn tại nguồn. 3.6.5. Bàn luận khả năng áp dụng mô hình quản lý CTRSH cho TP Thái Nguyên. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1. Luận án Quản lý CTRSH cho các đô thị loại I vùng trung du miền núi Bắc Bộ (Lấy thành phố Thái Nguyên làm địa bàn nghiên cứu áp dụng) đã được nghiên cứu. Đây là một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm bởi vì CTRSHĐT có nhiều bên liên quan chi phối. Các đô thị loại I vùng TDMNBB có những đặc điểm riêng cần có những giải pháp khác so với các khu vực khác của đất nước. 2. Luận án đã đề xuất các giải pháp cho vùng TDMNBB tiếp cận theo xu hướng quản lý tổng hợp, trước hết cần thực hiện PLRTN, đầu tư công nghệ xử lý tương ứng với chiến lược quản lý theo hướng bền vững. 3. Từ việc phân tích các cơ sở khoa học về vùng TDMNBB cho thấy con đường thành công của QLCTR theo hướng bền vững nhất định phải được thực hiện từ việc PLRTN 4. Do đặc thù vùng TDMNBB nên phân khu vực quản lý theo điều kiện của từng vùng đô thị là hợp lý trong công tác quản lý và phát triển đô thị. 5. Công tác QLCTRSHĐT vùng TDMNBB cần được đổi mới quản lý và phát triển dịch vụ gắn với xây dựng nền kinh tế thị trường. 6. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vật chất, phương tiện thu gom vận chuyển, xây dựng khu xử lý theo công 25 nghệ phù hợp đang được các địa phương tích cực triển khai và tìm kiếm đối tác hợp tác theo hướng công - tư., XHH là xu hướng phổ biến tại các đô thị loại I vùng TDMNBB. 7. Quản lý CTRSHĐT trong vùng chưa thể tái sản xuất trở lại để biến rác trở thành nguyên liệu đầu vào . Mối quan hệ liên vùng, liên đô thị trong lĩnh CTRSHĐT 8. Do đặc điểm khác nhau giữa các khu vực trong cùng một đô thị nên việc thu gom và xử lý phân theo 3 vùng với các điều kiện kinh tế địa hình khác nhau, việc tính phí thu gom giữa các vùng nên đề xuất theo hướng giảm dần từ trung tâm đến các vành đai của thành phố. 9. Công tác PLCTRSH là việc làm vô cùng quan trọng, Chính phủ cần có chế tài xử phạt và khuyến khích các đối tượng gây phát thải tham gia PLRTN. 10. Các nội dung áp dụng cho TP.Thái Nguyên cũng có thể nghiên cứu thêm cho phù hợp với các thành phố khác áp dụng. 2. KIẾN NGHỊ Đây là đề tài nghiên cứu mới có nội dung liên quanmđến QLCTRSH cho các đô thị loại I vùng đồi núi, luận án có một số kiến nghị sau: 1. Các thành phố nên phân thành 3 khu vực quản lý với các điều kiện đặc thù riêng của các đô thị trong vùng. 2. Chính phủ cần đưa công tác phân loại CTRSH tại nguồn trở thành Pháp lệnh, khi đó sẽ huy động được toàn bộ hệ thống xã hội vào cuộc có trách nhiệm thực hiện. 3. Việc thu phí cũng cần phân theo 3 mức tương ứng với 3 khu vực khác nhau trong thực hiện dịch vụ. Đối với các hộ dân khu vực 1 thu theo quy định chung thì khu vực 2 giảm còn là 0,8; khu vực 3 là 0,7. 4. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xử lý CTR theo phương pháp hiện đại và quản lý theo hợp tác liên vùng. 26 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢI LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1- Nguyễn Huy Quang, 2012, Quản lý các dịch vụ cơ bản của đô thị và trách nhiệm của chính quyền, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 59, trang 91-93. 2- Nguyễn Huy Quang, 2014, Những yếu tố thành công trong việc phân loại rác thải tại nguồn trường hợp thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 71+72, trang 124-128. 3- Nguyễn Huy Quang, 2015, Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị vùng Trung du miền núi Bắc Bộ những thách thức và cơ hội trong tương lai, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 73, trang 87-91. 4- Nguyễn Huy Quang, 2015, Các yếu tố ảnh hưởng đến tái chế bền vững chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 23, trang 29 - 30. 5- Nguyễn Huy Quang, 2016, Phân vùng thu gom là giải pháp hợp lý trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 76, trang 98 - 100.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_chat_thai_ran_sinh_hoat_cua_cac_do_t.pdf