Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên

Môi trường sống trên trái đất đang đối mặt với những vấn đề khủng hoảng lớn có

thể dẫn tới diệt vong từng phần. Sự xuống cấp của hệ sinh thái dẫn tới suy giảm sức

khỏe của con người do nhu cầu thực phẩm, hàng hóa và việc sử dụng các nguồn tài

nguyên không bền vững và việc xả các chất độc hại ra môi trường.

Theo Jon Kristinsson hệ thống môi trường trên trái đất có thể quy về bốn thành phần

chính: thứ nhất là thành phần phi sinh, thứ hai là thành phần sinh vật bao gồm cả con người,

thứ ba là yếu tố kỹ thuật do con người tạo ra bao gồm các công trình xây dựng, đường phố,

đường ống, kênh đào và các loại sản phẩm, thứ tư là lớp vỏ vật chất không nhìn thấy được

của trái đất bao gồm không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, bức xạ, tầng ozon

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của lớp vật chất thứ tư mà nguyên nhân

chính là do con người gây ra, thể hiện ở sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, đây là

một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH làm gia tăng

các thiên tai, hiện tượng khí hậu cực đoan ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ở Việt Nam,

trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến 0,7ºC, mực

nước biển đã dâng khoảng 20cm, hiện tượng EL-Nino, La-Nina ngày càng tác động

mạnh mẽ

pdf 27 trang dienloan 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên

Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 
Nguyễn Tiến Đức 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÓM NHÀ Ở 
 CHUNG CƯ TRONG ĐƠN VỊ Ở THEO HƯỚNG XANH 
TẠI CÁC ĐÔ THỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Chuyên ngành: Kiến trúc 
Mã số: 62.58.01.02 
Hà nội – Năm 2018 
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đức Nguyên 
Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Hữu Dũng 
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Vinh 
Phản biện 3: PGS. TS. Ngô Thám 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường 
Đại học Xây Dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
Vào hồi.. giờ  ngày . tháng . năm 2018 
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia 
 Thư viện Trường Đại học Xây dựng 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do lựa chọn đề tài 
Môi trƣờng sống trên trái đất đang đối mặt với những vấn đề khủng hoảng lớn có 
thể dẫn tới diệt vong từng phần. Sự xuống cấp của hệ sinh thái dẫn tới suy giảm sức 
khỏe của con ngƣời do nhu cầu thực phẩm, hàng hóa và việc sử dụng các nguồn tài 
nguyên không bền vững và việc xả các chất độc hại ra môi trƣờng. 
 Theo Jon Kristinsson hệ thống môi trƣờng trên trái đất có thể quy về bốn thành phần 
chính: thứ nhất là thành phần phi sinh, thứ hai là thành phần sinh vật bao gồm cả con ngƣời, 
thứ ba là yếu tố kỹ thuật do con ngƣời tạo ra bao gồm các công trình xây dựng, đƣờng phố, 
đƣờng ống, kênh đào và các loại sản phẩm, thứ tƣ là lớp vỏ vật chất không nhìn thấy đƣợc 
của trái đất bao gồm không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, bức xạ, tầng ozon 
 Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của lớp vật chất thứ tƣ mà nguyên nhân 
chính là do con ngƣời gây ra, thể hiện ở sự nóng lên toàn cầu và mực nƣớc biển dâng, đây là 
một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH làm gia tăng 
các thiên tai, hiện tƣợng khí hậu cực đoan ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, 
trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 đến 0,7ºC, mực 
nƣớc biển đã dâng khoảng 20cm, hiện tƣợng EL-Nino, La-Nina ngày càng tác động 
mạnh mẽ. 
Trong tổng thể các giải pháp về môi trƣờng thì những biện pháp quy hoạch và thiết kế 
kiến trúc cũng đóng góp một vai trò không nhỏ. Quy hoạch, kiến trúc có nhiệm vụ chính là 
tổ chức không gian đô thị, khu nhà ở, tổ chức sản xuất, xây dựng các công trình, đặc biệt là 
các nhóm nhà ở trong đô thị nhằm tạo lập và bảo vệ môi trƣờng sống. 
Đối với ngành xây dựng đã có nhiều chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trƣờng, đặc 
biệt trong thiết kế quy hoạch, kiến trúc nhà ở đô thị. Tuy nhiên các hoạt động này vẫn chƣa 
đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng trong đô thị nói chung và trong các 
nhóm nhà ở nói riêng. 
Việc nghiên cứu “Tổ chức không gian Nhóm nhà ở chung cƣ trong Đơn vị ở theo 
hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên” sẽ đóng góp thêm những kiến thức lý luận, 
các giải pháp về bảo vệ môi trƣờng là hết sức có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn để 
giải quyết các vấn đề còn tồn tại của địa phƣơng. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra quan điểm, tiêu chí, yêu cầu, nguyên tắc, mô 
hình và một số giải pháp tổ chức không gian Nhóm nhà ở chung cƣ (NNƠCC) trong Đơn vị 
ở (ĐVƠ) theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên. 
2 
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu 
- Đối tƣợng nghiên cứu là tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên 
- Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở việc đề xuất những quan điểm, chiến lƣợc, 
tiêu chí, yêu cầu, nguyên tắc, mô hình và các giải pháp theo hƣớng xanh cho tổ chức không 
gian NNƠCC trong ĐVƠ xây mới trên địa bàn các đô thị tỉnh Thái Nguyên. 
- Thời gian nghiên cứu từ nay đến năm 2035 và tầm nhìn 2050 
4. Nội dung nghiên cứu 
- Tổng quan tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh trên thế giới và 
Việt Nam 
- Cơ sở khoa học tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các đô 
thị tỉnh Thái Nguyên 
- Đề xuất quan điểm tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các 
đô thị tỉnh Thái Nguyên 
- Đề xuất các tiêu chí đánh giá ĐVƠ xanh và yêu cầu của NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh 
- Đề xuất chiến lƣợc tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ phù hợp với khí hậu Thái Nguyên 
- Đề xuất nguyên tắc, mô hình và một số giải pháp tổ chức không gian kiến trúc 
NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh 
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 
- Phƣơng pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu 
- Phƣơng pháp khảo sát, đánh giá thực địa 
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học 
- Phƣơng pháp tổng hợp xây dựng mô hình giải pháp 
- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia 
6. Những đóng góp mới của luận án 
- Đề xuất 3 quan điểm tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các 
đô thị tỉnh Thái Nguyên 
- Đề xuất 6 nhóm tiêu chí đánh giá Đơn vị ở xanh, 7 nhóm yêu cầu NNƠCC trong 
ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên 
- Xác định thứ tự ƣu tiên của 17 chiến lƣợc tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ 
phù hợp với khí hậu Thái Nguyên 
- Đề xuất 8 nguyên tắc, 5 mô hình tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng 
xanh 
- Đề xuất một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc NNƠCC theo hƣớng xanh cho các đô 
thị tỉnh Thái Nguyên 
3 
PHẦN NỘI DUNG 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NHÓM NHÀ Ở CHUNG CƢ 
TRONG ĐƠN VỊ Ở THEO HƢỚNG XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 
1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận án 
1.1.1. Nhà ở chung cư; 1.1.2. Nhóm nhà ở chung cư; 1.1.3. Đơn vị ở 
1.1.4. Nhóm nhà ở chung cư trong đơn vị ở theo hướng xanh 
NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh là nhóm nhà ở theo quy định QCXDVN 
01:2008 bao gồm: các khối nhà chung cƣ, diện tích sân đƣờng và sân chơi nội bộ nhóm nhà 
ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vƣờn trong nhóm nhà ở đảm bảo các “tiêu chí xanh” đặt ra về 
sinh thái, năng lƣợng, sử dụng nƣớc, vật liệu và môi trƣờng bên trong nhà. 
 1.2. Tổng quan tổ chức không gian ĐVƠ trên thế giới và Việt Nam theo hƣớng xanh 
1.2.1. Tổng quan tổ chức không gian ĐVƠ theo hướng xanh trên thế giới 
1.2.1.1. Đơn vị ở láng giềng của Clarence A. Perry; 1.2.1.2. Lý luận về ĐVƠ của Clarence 
Stein; 1.2.1.3. Thành phố thôn dã của Frank Lloyd Wright; 1.2.1.4. Đơn vị ở lớn của KTS Le 
Corbusier; 1.2.1.5. Tiểu khu nhà ở tại Liên Xô cũ 
Hình 1.1. Sơ đồ quy hoạch 
đơn vị ở của C.Perry 
Hình 1.2. Đơn vị ở Radburm, 
Mỹ 
Hình 1.3. Tiểu khu nhà ở 
Nôvaia Trêrêmưshka số 9 
1.2.2. Tổng quan tổ chức không gian ĐVƠ theo hướng xanh tại Việt Nam 
1.2.2.1. Đơn vị ở bền vững; 1.2.2.2. Đơn vị ở sinh thái; 1.2.2.3. Khu đô thị mới kiểu mẫu 
1.2.2.4. Hiện trạng tổ chức không gian ĐVƠ theo hướng xanh tại Việt Nam 
Hình 1.4. Đơn vị ở Linh Đàm Hình 1.5. Đơn vị ở Ecopark Hình 1.6. Đơn vị ở Phú Mỹ Hưng 
4 
1.3. Tình hình tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh trên thế giới 
và Việt Nam 
1.3.1. Tình hình tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh một số nước 
trên thế giới 
Đánh giá chung về giải pháp tổ chức không gian NNƠCC theo hƣớng xanh trên thế 
giới: 
- Bảo vệ hệ sinh thái đƣợc thực hiện bằng giải pháp trồng cây trong khuôn viên khu 
nhà, tổ chức vƣờn cho từng căn hộ, thảm cỏ trên mái, sử dụng các hồ nƣớc làm mát, tạo đa 
dạng sinh học. 
- Sử dụng năng lƣợng tự nhiên và tái tạo đƣợc thực hiện bằng giải pháp các khối nhà 
dẫn gió tự nhiên, nhà có hành lang nhiều lớp, giếng trời thông gió, chiếu sáng tự nhiên, sử 
dụng năng lƣợng Biogas, pin quang điện, năng lƣợng địa nhiệt. 
- Sử dụng nƣớc hiệu quả đƣợc thực hiện bằng giải pháp thu nƣớc mƣa từ mái, sân, 
mặt đất, sử dụng trang thiết bị tiết kiệm nƣớc và tái chế nƣớc thải để sử dụng. 
- Sử dụng vật liệu thân thiện môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng giải pháp sử dụng gạch 
sinh thái, vách thạch cao, vách gỗ, vật liệu tái chế và tái sử dụng vật liệu. 
- Chất lƣợng môi trƣờng trong nhà đƣợc thực hiện thông qua giải pháp tƣờng, mái 
cách nhiệt, ánh sáng, thông gió tự nhiên và sử dụng các quạt điện, điều hòa để đảm bảo tiện 
nghi nhiệt trong công trình. 
- Giải pháp xả thải sử dụng các biện pháp phân loại rác, sử dụng trang thiết bị tái sử 
dụng nƣớc, tái chế nƣớc, sử dụng phƣơng pháp xây tại chỗ kết hợp lắp ghép để không ảnh 
hƣởng đến môi trƣờng. 
1.3.2. Tình hình tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hướng xanh tại Việt nam 
 Các nhóm nhà ở nói chung đã cơ bản đáp ứng về các công năng sử dụng nhƣng còn 
chƣa chú ý đến một số vấn đề: 
 - Chƣa sử dụng cây xanh, mặt nƣớc để tạo đa dạng sinh thái 
 - Cấu trúc nhà chƣa chú ý đến tổ chức không gian nhiều lớp, có giếng trời để thông 
gió, chiếu sáng tự nhiên 
 - Chống nóng hƣớng Tây và chống ồn cho các căn hộ chƣa đƣợc quan tâm 
 - Vỏ nhà chƣa có các giải pháp thu nƣớc từ sân, mái để tái sử dụng. 
 - Chƣa quan tâm đến phân loại rác, tái chế nƣớc thải, sử dụng vật liệu tái chế và sử 
dụng các năng lƣợng sạch nhƣ Biogas, pin quang điện, năng lƣợng địa nhiệt. 
1.4. Thực trạng tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại tỉnh Thái 
Nguyên 
 Các nhóm nhà ở tại tỉnh Thái Nguyên nói chung đã cơ bản đáp ứng về công năng sử 
dụng nhƣng vẫn còn một số vấn đề chƣa đƣợc quan tâm: 
5 
 - Các giải pháp trồng cây xanh để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, sử dụng hồ nƣớc 
để làm mát và tạo đa dạng sinh học chƣa đƣợc sử dụng. 
 - Cấu trúc nhà chƣa chú ý đến tổ chức không gian nhiều lớp, có giếng trời để thông 
gió, chiếu sáng tự nhiên 
 - Về vỏ nhà chƣa có giải pháp thu nƣớc từ sân, mái để tái sử dụng. 
 - Về công nghệ chƣa quan tâm đến phân loại rác, tái chế nƣớc thải, sử dụng vật liệu 
sinh thái, vật liệu tái chế và sử dụng các năng lƣợng sạch nhƣ Biogas, pin quang điện, năng 
lƣợng địa nhiệt. 
Hình 1.7. Khu chung cư Tiến Bộ Hình 1.8. Khu nhà ở Hồ xương rồng 
1.5. Các công trình nghiên cứu về tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng 
xanh liên quan đến đề tài 
1.6. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết của luận án 
- Xây dựng quan điểm tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại các 
đô thị tỉnh Thái Nguyên 
- Xây dựng tiêu chí đánh giá ĐVƠ và yêu cầu của NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh 
- Xác định chiến lƣợc tổ chức không gian kiến trúc NNƠCC phù hợp với khí hậu Thái Nguyên. 
- Xây dựng nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh 
- Xây dựng mô hình tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh 
- Đề xuất một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh 
cho các đô thị tỉnh Thái Nguyên. 
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 
NHÓM NHÀ Ở CHUNG CƢ TRONG ĐƠN VỊ Ở THEO HƢỚNG XANH TẠI CÁC 
ĐÔ THỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 
2.1. Các cơ sở pháp lý 
2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan 
2.1.2. Một số văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn cần chú ý 
2.1.3. Quy hoạch tỉnh Thái nguyên và định hướng phát triển nhà ở 
2.1.3.1. Định hướng phát triển các đô thị 
6 
Hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên bao gồm: 04 đô thị trung tâm vùng, 06 đô thị trung 
tâm huyện, các đô thị mới gắn với các điểm công nghiệp, dịch vụ, khai thác khoáng sản, 
trục giao thống chính dự kiến hình thành 05 đô thị. 
2.1.3.2. Định hướng phát triển nhà ở 
- Đến năm 2025 dân số toàn tỉnh dự kiến là 1.328.000 ngƣời, chỉ tiêu bình quân diện 
tích nhà ở là 25m²/ngƣời. 
- Đến năm 2035, dân số toàn tỉnh dự kiến là 1.451.050 ngƣời, chỉ tiêu bình quân diện 
tích nhà ở là 30m²/ngƣời (đạt mức chỉ tiêu của quốc gia), trong đó tại khu vực đô thị là 31 
m²/ngƣời, khu vực nông thôn là 29 m²/ngƣời. 
2.2. Các yếu tố cơ bản tác động đến NNƠCC trong ĐVƠ tại các đô thị tỉnh Thái 
Nguyên 
2.2.1. Các yếu tố tự nhiên 
2.2.1.1. Vị trí địa lý; 2.2.1.2. Các đặc điểm địa hình tại Thái Nguyên; 2.2.1.3. Đặc điểm 
nhiệt độ tại Thái Nguyên; 2.2.1.5. Chế độ mưa tại Thái Nguyên; 2.2.1.6. Độ ẩm tại Thái 
Nguyên; 2.2.1.7. Đặc điểm hoạt động của mặt trời; 2.2.1.8. Bức xạ mặt trời trực tiếp trên 
mặt ngang tại Thái Nguyên 
2.2.1.9. Phân tích sinh khí hậu Thái Nguyên 
Một số đặc điểm về sinh khí hậu tại Thái Nguyên: 
- Thời tiết Thái Nguyên hàng năm có 44,19% thời gian nằm trong vùng dễ chịu, và 
18,88% thời tiết mát nhƣng ẩm ƣớt (nhiệt độ 20 – 28 oC, độ ẩm 90 – 100%), tổng cộng hai 
loại thời tiết này chiếm 63,07% thời gian. 
- Thời tiết lạnh vừa ở Thái Nguyên chiếm 18,64% và thời tiết nóng chiếm 6,2%. 
- Tổng cộng bốn loại thời tiết từ “lạnh vừa” đến “nóng” ở Thái Nguyên chiếm tới 
87,91% thời gian trong năm. Khi xuất hiện các dạng thời tiết này có thể mở rộng cửa thông 
thoáng tự nhiên, hoặc có thể sử dụng các giải pháp kiến trúc sử dụng năng lƣợng thấp. 
- Thời tiết Thái Nguyên chỉ có 9,87% thời gian là lạnh, trong đó thời tiết “rất lạnh” 
nhiệt độ ≤ 10 oC, cần phải sƣởi ấm chiếm 1,35% thời gian trong năm. Trong đó, thời tiết 
“lạnh” chƣa cần sƣởi ấm, chỉ cần đóng bớt cửa giữ ấm phòng nhất là về đêm. 
- Ở Thái Nguyên chỉ có 0,65% thời gian là thời tiết nóng ẩm với nhiệt độ trên ≥ 31 – 
34
oC tƣơng ứng với độ ẩm 70 - 100 %. Thời tiết này cần phải chạy điều hoà nhiệt độ để cải 
thiện vi khí hậu (VKH). 
- Các loại thời tiết mát khô, nhiệt độ 20 – 34 oC, độ ẩm < 20% và nóng khô không 
xuất hiện ở Thái Nguyên. 
- Các tháng 12 và tháng 1 là những tháng lạnh nhất ở Thái Nguyên, nhiệt độ thấp đến 
6
 oC, cần phải sƣởi ấm để cải thiện VKH. 
- Tháng 5,6,7,8 là các tháng nóng nhất trong năm, nhƣng phần lớn nhiệt độ nằm trong 
giới hạn của vùng “hơi nóng”, có thể cải thiện VKH bằng quạt gió. 
7 
- Từ phân tích sinh khí hậu Thái Nguyên có thể kết luận rằng, nhà chung cƣ Thái 
Nguyên có thể lợi dụng khí hậu tự nhiên tới ~88% thời gian mỗi năm chỉ với quạt điện thông 
thƣờng không cần sử dụng điều hòa không khí (ĐHKK), có chỉ ~0,7% số giờ/ năm là cần sử 
dụng ĐHKK mới cải thiện đƣợc VKH. 
2.2.2. Các yếu tố kinh tế 
Cơ cấu kinh tế theo ngành của Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch, với sự gia tăng 
nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp hàng hóa (công nghệ khai thác, 
chế biến, thƣơng mại, du lịch – khách sạn – nhà hàng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp). 
2.2.3. Các yếu tố văn hóa 
Đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hoá Thái Nguyên là tính hội tụ, giao lƣu giữa 
các vùng miền, các dân tộc, mang đậm nét văn hoá miền núi trung du Bắc Bộ với đặc trƣng 
tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài đồng thời phát huy các giá trị văn hoá 
truyền thống của địa phƣơng góp phần xây dựng nền văn hoá Thái Nguyên. 
2.2.4. Các yếu tố xã hội 
Dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.155.991 ngƣời, chiếm 9,45% dân số của vùng 
Trung du và miền núi phía Bắc và 1,33% dân số cả nƣớc. Trong đó dân số thành thị là 
344.210 ngƣời (chiếm 29,78% tổng dân số toàn tỉnh) và dân cƣ nông thôn là 811.781 ngƣời, 
tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,34%. 
2.3. Các cơ sở lý thuyết 
2.3.1. Thành phần chức năng của NNƠCC 
2.3.2. Cơ sở thiết kế kiến trúc khí hậu 
2.3.3.1. Cơ sở thiết kế thông gió tự nhiên -Thông gió nhờ áp lực nhiệt; 2.3.3.2. Cơ sở thiết 
kế chiếu sáng tự nhiên; 2.3.3.3. Cơ sở thiết kế vỏ nhà 
2.3.3. Các chiến lược thiết kế kiến trúc khí hậ ... ng trình dạng sân trong 
c. Công trình hình dáng tự do 
Đối với khu vực KV1: Chú ý hƣớng Đông Nam luôn có khoảng mở để đón gió cho 
toàn bộ công trình, với hƣớng Đông, Tây bố trí các không gian phụ, khối kỹ thuật, thang 
máy, thang bộ. 
Đối với khu vực KV2: Chú ý bố trí khoảng mở đón gió mát thay đổi do địa hình gò 
đồi gây nên. 
Đối với khu vực KV3: Chú ý bố trí khoảng mở đón gió mát thay đổi do chế độ gió 
núi gây ra có hƣớng gió mát vào ban ngày thổi từ dƣới núi lên và gió lạnh thổi vào ban đêm 
thổi từ trên núi xuống. 
19 
3.6.2.2. Giải pháp tổ chức căn hộ 
Đối với khu vực KV1: Các căn hộ phía Đông Nam cần mở tối đa cửa sổ để đón gió 
mát chú ý che nắng bằng các tấm che nắng ngang. Đối với các căn hộ hƣớng Đông Bắc chú 
ý thiết kế che chắn gió lạnh để không thổi trực tiếp vào trong căn hộ. Sử dụng các tấm che 
hƣớng Đông Bắc hoặc có giải pháp quay hƣớng cửa sổ để tránh hƣớng Đông Bắc. 
Đối với khu vực KV2: Có gió mát hƣớng Đông Nam, gió lạnh hƣớng Đông Bắc bị 
ảnh hƣởng bởi gò đồi thấp. Các căn hộ chịu ảnh hƣởng bởi gió lạnh cần phải có các giải 
pháp che chắn hoặc xoay hƣớng cửa sổ để không bị ảnh hƣởng bởi gió lạnh. Đối với các 
hƣớng có gió mát cần mở tối đa để đón gió tự nhiên. 
Đối với khu vực KV3: Có chế độ gió mát ban ngày thổi từ chân núi lên đỉnh núi, gió 
lạnh thổi ban đêm từ đỉnh núi xuống chân núi. Các căn hộ phía gió mát cần mở cửa sổ tối đa 
để đón gió, các căn hộ phía giáp núi cần thiết kế cửa sổ nhỏ hoặc xoay hƣớng cửa sổ để 
tránh gió lạnh. 
3.6.2.3. Giải pháp vỏ công trình 
a. Giải pháp mái xanh: Mái xanh có cấu tạo nhƣ sau: cây trồng (mọi loại cây trồng), 
đất trồng cây, lớp ngăn đất (vải địa kỹ thuật), lớp thoát nƣớc (sỏi, đá, gạch vụn giữ các chất 
dinh dƣỡng không bị rửa trôi), cách ly (vải địa kỹ thuật), sàn đỡ cây (vỉ nhựa kết hợp thoát 
nƣớc), cách ly (vải địa kỹ thuật), lớp ngăn rễ cây (không cho rễ cây ăn vào lớp chống thấm), 
chống thấm, tạo dốc (bê tông gạch vỡ), sàn chịu lực. 
 b. Giải pháp tƣờng bao che: Các loại tƣờng bao có thể sử dụng: 
- Tƣờng ngoài tòa nhà: dùng gạch 220mm thông thƣờng hoặc gạch không nung. 
- Tƣờng ngoài, hƣớng chịu nhiều BXMT: tƣờng hai lớp (có lớp không khí lƣu 
thông), hoặc có cây leo che nắng. 
- Tƣờng giữa hai căn hộ: gạch 220mm hoặc thêm lớp thạch cao để tăng khả năng 
cách âm. 
- Tƣờng trong một căn hộ: gạch 150 mm. 
- Sàn: Bê tông cốt thép có lớp trải mặt sàn chế tạo từ mây, tre, cói, rơm, rạ ép để tăng 
khả năng cách âm va chạm. 
c. Giải pháp sử dụng cây xanh: Một số loại cây phù hợp với công trình tại Thái 
Nguyên: 
- Các cây trồng ở tầng cao là các loại cây chịu đƣợc cả lạnh và nóng nhƣ hoa Giấy, 
Hồng Anh, Tigon, Thiên lý, Đăng tiêu, Thƣờng xuân, Cúc tần Ấn độ, Hoa Mộc, Hoa Nhài, 
Hoa Ngây, Xƣơng rồng 
- Các cây trồng ở tầng thấp là các loại cây chịu bóng dâm nhƣ Hồng leo, Tầm xuân, 
dây Cúc tần, Cúc khuy, Tơ hồng, Rạng đông, Bìm bìm, Hoa Lan, Đỗ quyên, Măng bàn tay, 
Nhiện, Hoa Trà  
20 
3.6.3. Giải pháp tổ chức không gian cộng đồng, cây xanh, mặt nước, giao thông và đỗ xe 
trong NNƠCC theo hướng xanh 
3.6.3.1. Tổ chức không gian cộng đồng 
Đối với khu vực KV1: bố trí không gian cộng đồng ở trung tâm nhóm nhà theo dạng 
MH1, hoặc ở điểm cây xanh của nhóm nhà theo dạng MH3, hoặc khu vực cây xanh phía 
không gian mở của nhóm nhà theo dạng MH4. 
Đối với khu vực KV2: bố trí không gian cộng đồng thuộc tuyến cây xanh trong nhóm 
nhà theo dạng MH2 hoặc khu vực cây xanh phía không gian mở của nhóm nhà theo dạng 
MH4, hoặc bố trí không gian cộng đồng ở giữa các cụm nhà theo dạng MH5. 
Đối với khu vực KV3: bố trí không gian cộng đồng ở điểm cây xanh của nhóm nhà theo 
dạng MH3 hoặc khu vực cây xanh phía khu vực mở của nhóm nhà theo dạng MH4, hoặc bố 
trí không gian cộng đồng ở giữa các cụm nhà theo dạng MH5. 
3.6.3.2. Cây xanh, mặt nước 
Đối với khu vực KV1: Cây xanh đƣợc trồng theo hàng dọc theo hƣớng Đông Nam để 
dẫn gió mát và ngăn gió lạnh Đông Bắc. Mặt nƣớc cần kết hợp với cây xanh bố trí đầu 
hƣớng gió mát, hình vuông, tròn, tự do. 
Đối với khu vực KV2: với đặc điểm địa hình dạng gò đồi thấp, vì vậy cần bố trí cây 
xanh tại các vị trí sƣờn đồi phía Tây, Tây Bắc, trên khu vực đỉnh đồi. Kết hợp cây xanh 
với mặt nƣớc bố trí tại khu vực trũng của địa hình với hình dạng tự do theo đƣờng đồng 
mức. 
Đối với khu vực KV3: đặc điểm địa hình chạy dài dọc theo hình thế của núi, cây 
xanh có nhiệm vụ giảm bớt dòng chảy của lũ, bố trí thành các hình dạng vuông, chữ nhật 
phía chiều cao của khu đất, mặt nƣớc bố trí ở phía trƣớc của các công trình. 
 Một số loại cây xanh phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Thái Nguyên: 
- Các cây cho bóng mát: Thông, Lát hoa, Bàng, Tếch  đây là những cây có dạng lá 
kim, hoặc lá rộng, cho bóng dâm tốt, dáng đẹp. 
- Các cây có bóng mát, hoa đẹp: Lim xẹt, Phƣợng, Móng bò tím, Vàng anh đây là 
những cây có thân gỗ lớn và vừa có hoa rất đẹp. 
- Cây bóng mát ăn quả: Muỗm, Hồng xiêm, Khế, Nhãn, Vải có thân nhỡ cho bóng 
mát đồng thời cho quả. 
- Cây bóng mát có hoa thơm: Bƣởi, Sữa, Ngọc lan, Hoàng lan  là những cây bóng 
mát cho hoa thơm dễ chịu. 
3.6.3.3. Tổ chức giao thông 
Đối với khu vực KV1: địa hình bằng phẳng bố trí giao thông cho ôtô dạng thòng 
lọng chạy bao quanh nhóm ở. Đƣờng xe đạp và đi bộ có dạng tia phân nhánh xuyên cắt 
21 
qua NNƠCC, cần phối hợp với cảnh quan cây xanh, mặt nƣớc để làm tăng giá trị sinh 
thái cũng nhƣ thẩm mỹ của khu vực. 
 Đối với khu vực KV2: địa hình dạng gò đồi giao thông ôtô bố trí chạy theo đƣờng 
đƣờng đồng mức. Hình thức tổ chức giao thông ôtô, xe đạp và đi bộ có thể kết hợp giữa 
dạng thòng lọng và dạng tia, chú ý hạn chế tối đa các giao cắt với đƣờng đi xe đạp và đƣờng 
đi bộ. 
Đối với khu vực KV3: địa hình dạng núi thấp bố trí giao thông ôtô có thể kết hợp 
giữa dạng vòng và dạng tia phân nhánh. Giao thông xe đạp và đi bộ lựa chọn hình thức dạng 
tia phân nhánh. Đƣờng đi xe đạp và đƣờng đi bộ bố trí kết hợp với khu vực cây xanh của 
nhóm ở. 
 a. Khu vực KV1 b. Khu vực KV2 c .Khu vực KV3 
Hình 3.9. Giải pháp tổ chức giao thông 
3.6.3.4. Gara ôtô, xe máy, xe đạp 
Trong NNƠCC bố trí gara dƣới tầng hầm của các khối nhà để dành mặt đất cho các 
không gian công cộng và cây xanh. Với trƣờng hợp không có kinh phí đầu tƣ thì có thể sử 
dụng phƣơng án gara ôtô nhiều tầng bố trí ở cuối hƣớng gió. Khu vực để xe máy và xe đạp 
có thể kết hợp với gara ôtô hoặc xây dựng ở vị trí riêng với mái che nhẹ. 
3.6.4. Giải pháp công nghệ 
3.6.4.1. Giải pháp khai thác năng lượng tái tạo 
a. Pin mặt trời: Dàn năng lƣợng mặt trời công suất đạt tối đa khi vuông góc với ánh 
sáng mặt trời, vị trí tối ƣu để lắp đặt các tấm pin mặt trời tại Thái Nguyên là nghiên một góc 
10°-12° quay về hƣớng Nam hoặc hƣớng Tây. 
b. Năng lƣợng sinh khối: Hầm biogas đƣợc bố trí dƣới tầng hầm công trình hoặc khu 
vực sân, vƣờn của nhóm nhà. 
c. Năng lƣợng gió: Trong nhóm nhà ở lắp đặt tuabin gió trên vị trí cao nhất của mái 
nhà với độ cao lớn hơn 30 mét so với mặt đất để hoạt động thuận lợi bởi vì ở độ cao này gió 
có tốc độ cao và ổn định. Hoặc có thể kết hợp sử dụng tuabin gió với thông gió tự nhiên 
bằng cách gắn tuabin gió ở phía trên giếng trời. 
22 
3.6.4.2. Giải pháp tiết kiệm nước 
a. Sử dụng trang thiết bị tiết kiệm nƣớc; b. Thu hồi và sử dụng nƣớc mƣa ; c. Tái chế 
nƣớc thải để sử dụng 
3.7. Áp dụng kết quả nghiên cứu tổ chức không gian NNƠCC Tân Phú tại huyện Phổ 
Yên tỉnh Thái Nguyên 
Hình 3.9. Quy hoạch tổng mặt bằng NNƠCC 
Hình 3.10. Phối cảnh tổng thể NNƠCC 
Hình 3.11. Mặt đứng NNƠCC 
Hình 3.12. Mặt bằng và mặt cắt công trình 
điển hình 
3.8. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
 1 – Tình trạng BĐKH hiện tại dẫn đến nhu cầu xây dựng các công trình theo hƣớng 
kiến trúc xanh để nhằm làm giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Trong đó, các 
vấn đề về thực trạng xây dựng NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại Việt Nam cũng nhƣ 
ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập và chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu giải quyết. Vì vậy 
23 
nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại Thái 
Nguyên là hết sức cần thiết. 
2 – Luận án đã đề xuất tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo hƣớng xanh với 3 
quan điểm nhƣ sau: 
- NNƠCC là một thành phần của ĐVƠ, để tổ chức ĐVƠ theo hƣớng xanh cần phải 
phối hợp giữa các thành phần khác nhau trong ĐVƠ để hƣớng tới sự bền vững của môi 
trƣờng sống, đảm bảo điều kiện tiện nghi nhất cho ngƣời dân. Luận án đề xuất tiêu chí 
chung cho đơn vị ở xanh từ đó đề xuất các yêu cầu cho nhóm nhà ở chung cƣ sau đó tiến 
hành đề xuất các mô hình và giải pháp tổ chức NNƠCC theo hƣớng xanh tại các đô thị tỉnh 
Thái Nguyên. 
- Tổ chức không gian NNƠCC theo hƣớng xanh cần phải đạt đƣợc các mục tiêu tiết 
kiệm năng lƣợng, sử dụng nƣớc hiệu quả, tạo đa dạng sinh thái, giảm hiện tƣợng đảo nhiệt 
đô thị, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng trong nhà, tiện ích cộng đồng, có các diện tích đủ 
lớn để lắp đặt các trạng thiết bị sản xuất năng lƣợng sạch nhƣ pin mặt trời, biogas, phong 
điện, có cơ sở hạ tầng để tái chế nƣớc. 
- Để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra các giải pháp tổ chức không gian NNƠCC theo 
hƣớng xanh cần thực hiện theo thứ tự ƣu tiên sau: Sử dụng các giải pháp tổ chức không gian 
kiến trúc, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trƣờng, các trang thiết bị công trình có 
hiệu năng cao, sử dụng năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng 
lƣợng sinh học thay thế năng lƣợng hóa thạch, sử dụng công nghệ tái chế nƣớc để cung cấp 
thêm nguồn nƣớc cho công trình. 
3 - Luận án đã nghiên cứu đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá ĐVƠ xanh bao gồm 6 
lĩnh vực: địa điểm xây dựng và hệ sinh thái, tiện ích đơn vị ở, chung cƣ xanh, hạ tầng xanh, 
quản lý đơn vị ở và sáng tạo có tổng cộng 45 tiêu chí. 
4 – Luận án đã đề xuất 7 nhóm yêu cầu của NNƠCT trong ĐVƠ theo hƣớng xanh tại 
các đô thị tỉnh Thái Nguyên bao gồm: tiện ích nhóm nhà ở chung cƣ, bảo tồn sinh thái, hiệu 
quả năng lƣợng, hiệu quả sử dụng nƣớc, vật liệu xây dựng, chất lƣợng môi trƣờng trong 
nhà, thích ứng với BĐKH. 
5 – Luận án đã đề xuất mức độ ƣu tiên cho 17 chiến lƣợc tổ chức không gian NNƠCC 
trong ĐVƠ phù hợp với khí hậu tại Thái Nguyên bao gồm: 
- Các chiến lƣợc luôn luôn áp dụng: thông gió vệ sinh môi trƣờng, lợi dụng môi trƣờng 
tự nhiên, giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và sử dụng năng lƣợng tự nhiên, 
- Các chiến lƣợc ƣu tiên lựa chọn: giảm trực xạ mặt trời vào phòng, thông gió tự nhiên 
xuyên phòng, cách nhiệt tốt – thải nhiệt nhanh, giảm nhận nhiệt BXMT trên mặt kết cấu, 
thông gió cơ khí. 
- Các chiến lƣợc cần xem xét áp dụng: điều kiển độ chễ dòng nhiệt qua kết cấu, bức xạ 
mát, làm mát bằng bay hơi, tránh gió lạnh và mất nhiệt trong nhà, cách nhiệt khối nhiệt, thu 
nhiệt BXMT. 
- Các chiến lƣợc hạn chế sử dụng bao gồm: điều hòa khí hậu nhân tạo và bức xạ nóng. 
24 
6 – Luận án đã đề xuất 8 nguyên tắc tổ chức không gian NNƠCC trong ĐVƠ theo 
hƣớng xanh bao gồm: Thiết kế phù hợp với khí hậu địa phƣơng, Bảo tồn và tôn tạo hệ sinh 
thái, Tối đa tiện nghi trong công trình, Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trƣờng, Sử dụng 
nƣớc hiệu quả, Sản xuất năng lƣợng sạch, Nâng cao chất lƣợng sống cộng đồng, Ứng phó 
với BĐKH. 
7 – Luận án đã đề xuất 5 mô hình tổ chức không gian NNƠCT trong ĐVƠ theo hƣớng 
xanh tại các đô thị tỉnh Thái Nguyên bao gồm: tổ chức công trình xung quanh cây xanh mặt 
nƣớc dạng điểm tại trung tâm nhóm nhà, tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nƣớc 
dạng tuyến, tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nƣớc dạng tuyến kết hợp với dạng 
điểm ở trung tâm nhóm nhà, tổ chức công trình tạo thành dạng mở bố trí cây xanh mặt nƣớc 
về một phía của nhóm nhà và tổ chức công trình kết hợp với cây xanh mặt nƣớc làm trung 
tâm cụm nhà. 
8 - Luận án đã đề xuất một số giải pháp quy hoạch, kiến trúc, tổ chức không gian 
ngoài nhà và công nghệ cho NNƠCC bao gồm: 
- Các giải pháp quy hoạch: lựa chọn vị trí, mật độ xây dựng, tầng cao trung bình, 
hƣớng công trình, hình dạng công trình và tổ hợp các khối nhà 
- Các giải pháp kiến trúc NƠCC: tổ chức không gian công trình, tổ chức căn hộ, vỏ 
công trình 
- Các giải pháp tổ chức không gian ngoài nhà: tổ chức không gian cộng đồng, cây 
xanh mặt nƣớc, tổ chức giao thông, gara ôtô, xe máy, xe đạp 
- Các giải pháp công nghệ: khai thác năng lƣợng tái tạo, tiết kiệm nƣớc. 
II. Kiến nghị 
1 - Nhà nƣớc cần tăng cƣờng chiến dịch tuyên truyền và tổ chức các hội nghị với sự 
cộng tác của các chuyên gia trong lĩnh vực công trình xanh, kiến trúc xanh để phổ biến rộng 
rãi cho mọi đối tƣợng, đặc biệt là các chủ đầu tƣ lớn, giúp mọi ngƣời có cái nhìn đúng đắn 
về lợi ích mà công trình xanh mang lại. 
2 - Từ đề xuất của Luận án về “Tiêu chí đơn vị ở xanh” cần có những nghiên cứu 
chuyên sâu để trở thành Hệ thống tiêu chí chính thức áp dụng tại Việt Nam. 
3 - Tỉnh Thái Nguyên cần thiết lập các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy để xây dựng công 
trình xanh, đơn vị ở xanh, NNƠCC theo hƣớng xanh nhƣ vốn đầu tƣ xây dựng, giảm thuế, 
quỹ đất xây dựng. Tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ tái định cƣ, sửa chữa khi tác động của 
các hiện tƣợng khí hậu cực đoan của BĐKH xẩy ra. 
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA 
TÁC GIẢ 
Đề tài nghiên cứu khoa học 
1. Nguyễn Tiến Đức (2011), Nghiên cứu thiết kế kiến trúc biệt thự xanh tại 
Thành phố Thái Nguyên, Đề tài NCKH cấp trường 
2. Nguyễn Tiến Đức (chủ nhiệm đề tài) và các cộng sự (2015), Mô hình tổ chức 
hệ thống công trình hạ tầng xã hội trong đơn vị ở tại khu đô thị mới thành phố 
Thái Nguyên theo hướng xanh, Đề tài NCKH Đại học Thái Nguyên 
Bài báo khoa học 
1. Nguyen Tien Duc (2012), “The basic solutions for green apartments in Hanoi”, 
International symposium on technology for sustainability – Bangkok, Thailand 
(ISTS 2012), Page 20 
2. Nguyễn Tiến Đức, Nguyễn Khánh Duy, Trịnh Việt Anh (2013), “Một số giải 
pháp thiết kế biệt thự xanh tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, Tập 113, Số 13, trang 73-76 
3. Nguyễn Tiến Đức,Phạm Đức Nguyên, Ngô Thị Thu Huyền (2015), “Phân tích 
số liệu khí hậu ngoài nhà tại Thái Nguyên theo vùng tiện nghi sinh khí hậu”, 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 135, số 5, trang 115-119 
4. Nguyễn Tiến Đức, Phạm Đức Nguyên (2015), “Kiến trúc truyền thống dân tộc 
Tày Thái Nguyên dưới góc nhìn phân tích Sinh khí hậu học”, Tạp chí Khoa 
học công nghệ Xây dựng – Trường Đại học Xây dựng, số 26/11-2015, trang 
13-18 
5. Phạm Đức Nguyên, Nguyễn Tiến Đức (2015), “Phân tích khí hậu sinh học 
thành phố Thái Nguyên và định hướng thiết kế nhà chung cư”, Hội nghị Các 
công trình hạ tầng kỹ thuật và phát triển bền vững đô thị, trang 197-206, NXB 
Xây dựng 
6. Nguyễn Tiến Đức (2017), “Tác động của biến đổi khí hậu đến nhóm nhà ở 
chung cư tại Thái Nguyên và các giải pháp thích ứng”, Hội thảo quốc tế về 
biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển bền vững – Đại học Hà Tĩnh, trang 15, 
NXB Bách Khoa 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_to_chuc_khong_gian_nhom_nha_o_chung_cu_trong.pdf