Vai trò của phật giáo đối với tinh thần độc lập tự chủ thời đinh - Tiền lê

Bài viết phân tích vai trò của Phật giáo đối với tinh thần

độc lập tự chủ thời Đinh - Tiền Lê, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như

chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, đặc biệt là thông qua vai trò

quan trọng của những vị cao tăng tiêu biểu như Khuông Việt, Pháp

Thuận, Vạn Hạnh.

pdf 8 trang dienloan 6480
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của phật giáo đối với tinh thần độc lập tự chủ thời đinh - Tiền lê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của phật giáo đối với tinh thần độc lập tự chủ thời đinh - Tiền lê

Vai trò của phật giáo đối với tinh thần độc lập tự chủ thời đinh - Tiền lê
88 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 
NGÔ THỊ BÍCH* 
VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI 
TINH THẦN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ THỜI ĐINH - TIỀN LÊ 
Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của Phật giáo đối với tinh thần 
độc lập tự chủ thời Đinh - Tiền Lê, thể hiện trên nhiều lĩnh vực như 
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, đặc biệt là thông qua vai trò 
quan trọng của những vị cao tăng tiêu biểu như Khuông Việt, Pháp 
Thuận, Vạn Hạnh. 
Từ khóa: Phật giáo, tinh thần, độc lập, tự chủ, ý thức, dân tộc, 
Đinh - Tiền Lê. 
1. Đặt vấn đề 
Trong suốt chiều dài lịch sử, tinh thần độc lập tự chủ hình thành gắn 
liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam; là 
ngọn đuốc soi đường giúp người dân nước Việt vượt qua mọi khó khăn, 
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thời đại mở đầu cho tinh thần ấy là các 
triều Đinh - Tiền Lê (968 - 1009). Những yếu tố quan trọng góp phần 
hình thành tinh thần độc lập tự chủ trong các triều Đinh - Tiền Lê ngoài 
truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa..., còn có sự đóng góp của 
Phật giáo với tư cách là một thực thể xã hội. Điều này thể hiện rõ qua vai 
trò quan trọng của các cao tăng như Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn 
Hạnh trên cương vị là cố vấn chính trị, quân sự, ngoại giao. 
2. Phật giáo với ý thức dân tộc thời Đinh và Tiền Lê 
Trong thế kỷ X, nhà nước độc lập mới được xây dựng đang dần tự 
củng cố. Trong bối cảnh đó, bạo lực và quân sự là ứng xử trội của các 
ông vua và bộ máy nhà nước. Song đáng ngạc nhiên là, chính những ông 
vua từng “đặt vạc dầu giữa sân, nuôi hổ báo trong cũi” để trấn áp mọi 
chống đối, lại ủng hộ Phật giáo. Phật giáo khi ấy đã lan rộng hầu như 
khắp mọi miền của cả nước. Một lớp cao tăng người Việt là trí thức 
đương thời đã xuất hiện. Lực lượng Phật giáo thực sự tham gia vào cuộc 
*
 ThS., nghiên cứu sinh, Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn 
lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Ngô Thị Bích. Vai trò của Phật giáo 89 
vận động giải phóng dân tộc, đứng vào hàng ngũ nhân dân chống áp bức, 
giành lại nền độc lập cho đất nước1. 
Sự phát triển của Phật giáo trong lòng xã hội Việt Nam ở thế kỷ X một 
mặt do hệ thống tư tưởng của tôn giáo này có nhiều nét tương đồng với 
văn hóa Việt Nam, mặt khác do sự đóng góp lớn lao của nhiều cao tăng 
trong việc thống nhất và phát triển các hệ phái Phật giáo. Nhờ sự phát 
triển mạnh mẽ ấy mà Phật giáo trở thành một công cụ tinh thần để xây 
dựng và quản lý đất nước: “Khi đất nước được độc lập cũng là lúc uy tín 
và vai trò xã hội của lực lượng Phật giáo được khẳng định. Nhà nước độc 
lập non trẻ lại đang cần một điểm tựa về ý thức, một công cụ tinh thần để 
xây dựng và quản lý đấy nước. Trong khi đó, các dường mối của Nho 
giáo lại chưa phát triển đầy đủ. Trong tình hình đó, Phật giáo tất nhiên 
chiếm được một địa vị ưu thắng”2. 
Thời Đinh - Tiền Lê, nhiều vị cao tăng tham gia cố vấn chính trị cho 
vua, được gọi là Quốc sư như Vạn Hạnh, Thông Biện, Viên Chiếu Họ 
góp phần xây dựng đất nước thông qua quan điểm chính trị về vận nước. 
Quan niệm vận nước ra đời trong bối cảnh lịch sử dân tộc cuối thế kỷ X, 
trong nước thì nạn bè phái tranh giành, nhân dân thống khổ; bên ngoài thì 
nhà Tống lăm le xâm lược, quân Chiêm Thành gây sự. Trong bối cảnh 
như thế, Lê Đại Hành tham vấn Thiền sư Pháp Thuận. Quan điểm chính 
trị của vị thiền sư này thể hiện rõ qua bài thơ Vận nước của ông3. 
Việc các cao tăng đóng vai trò quan trọng trong giải quyết chính sự 
chứng tỏ ảnh hưởng to lớn của họ với hai triều Đinh - Tiền Lê. Họ đem 
tài năng và trí tuệ giúp vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành giữ gìn 
nền độc lập tự chủ của dân tộc. Sở dĩ các cao tăng xác định được vị thế, 
tạo được niềm tin và sự trọng dụng của các vua Đinh - Tiền Lê bởi vì họ 
quan tâm thực sự đối với vận mệnh đất nước. Họ là những người rất có ý 
thức về quốc gia dân tộc. Nhà vua luôn cần tới tri thức của họ để trị quốc 
bình thiên hạ. Sự phát triển của Phật giáo với vai trò là ý thức dân tộc 
định hình rõ rệt trong mọi tầng lớp nhân dân: 
“Phật giáo nhà Đinh, Tiền Lê được truyền bá rộng rãi trong nhân dân. 
Các tầng lớp quần chúng dân gian thì tìm thấy ở đạo Phật một niềm an ủi 
cho đời sống khổ cực của mình, sau hơn 1.000 năm sống dưới ách thống 
trị hà khắc của phong kiến Phương Bắc và sau những năm trong nước bị 
loạn lạc do các lực lượng phong kiến chia rẽ, gây bè phái đánh nhau tranh 
giành quyền thế (). Lúc này, tăng sĩ giữ một vai trò quan trọng. Họ là 
90 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 
một lực lượng chính trị và kinh tế vững vàng, nắm độc quyền về văn hóa 
nghệ thuật. Cùng với các vua Đinh, Tiền Lê sử dụng các thiền sư, trí thức 
của dân tộc lúc bấy giờ vào việc trị vì đất nước tất sẽ chịu ảnh hưởng của 
hệ tư tưởng Phật giáo. Và thực tế nhà Đinh, tiếp theo nhà Tiền Lê đã lấy 
tư tưởng Phật giáo làm hệ tư tưởng chủ đạo để trị nước, tức Phật giáo giữ 
địa vị độc tôn dưới triều Đinh và Tiền Lê”4. 
Nhiều cao tăng thể hiện được vai trò cố vấn quân sự, trở thành lực 
lượng hỗ trợ đắc lực cho triều đình. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến 
tranh đi đến thắng lợi, Lê Đại Hành đã tiến hành một cuộc vận động sức 
mạnh toàn dân, trong đó có cả người tài tham gia vào cuộc chiến tranh 
này. Các nhân tài trí thức, nhất là các nhà sư, đã tham gia cuộc vận động 
này một cách tích cực. Thiền sư Vạn Hạnh giúp vua tính toán về tương 
quan lực lượng giữa ta và giặc để có sự chuẩn bị chu tất. Đại sư Khuông 
Việt đến cầu nguyện tại núi Vệ Linh để cuộc chiến chóng thành công. 
Thiền sư Pháp Thuận soạn thư trì hoãn cuộc tấn công của quân Tống để 
quân ta có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng. 
Một số cao tăng còn tham gia tích cực vào mặt trận đấu tranh ngoại 
giao, đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân 
tộc. Họ đã dùng tài năng của mình, nhất là sử dụng văn chương như một 
công cụ đắc lực. Các tác phẩm văn chương của họ thể hiện rõ quan điểm 
chính trị, như phát biểu của Thiền sư Pháp Thuận trong bài Vận nước. 
Các tác phẩm văn chương này đạt đến một mức độ rất cao mới có thể thể 
hiện được khuynh hướng nổi bật của dòng văn học thời sự, tập trung cao 
độ vào vấn đề nóng bỏng nhất của dân tộc thời bấy giờ là chủ quyền dân 
tộc và làm chủ đất nước. 
Văn chương được nhiều tăng sĩ sử dụng làm vũ khí trong cuộc đấu 
tranh bảo vệ và xây dựng nền độc lập tự chủ của Đại Cồ Việt. Đây là 
điểm chung của các cao tăng như Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn 
Hạnh. “Dòng thơ thời sự Việt Nam bắt đầu với Định Không bây giờ đến 
Pháp Thuận và Khuông Việt rồi Vạn Hạnh đã trở thành dòng thơ chủ lưu 
của nền văn học Việt Nam”5. Điều đó chứng tỏ mọi sinh lực của dân tộc 
đều tập trung vào sự nghiệp xây dựng chủ quyền quốc gia và kiến thiết 
một nền thái bình cho đất nước. Sự kiện ngoại giao đi đón Lý Giác năm 
986 thể hiện sự trưởng thành của ý thức độc lập tự chủ của dân tộc trong 
mọi tầng lớp nhân dân. Vua Lê Đại Hành nhận thấy tầm quan trọng của 
thể diện quốc gia nên đã chọn và cử người tài giỏi để giao thiệp với sứ 
Ngô Thị Bích. Vai trò của Phật giáo 91 
thần nhà Tống. Thiền sư Pháp Thuận, người được vua lựa chọn cho sự 
kiện này đại diện cho một tầng lớp trí thức rất đặc biệt, trí thức Phật giáo. 
Như vậy, việc nâng thể diện quốc gia trước sứ thần của nhà Tống 
trong bối cảnh họ vẫn lăm le thôn tính nước mình chứng tỏ vua Lê thực 
sự ý thức được nền độc lập tự chủ của dân tộc. Góp phần công sức rất lớn 
trong sự nghiệp đó là những nhân vật Phật giáo nổi tiếng như Khuông 
Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh. 
Để khẳng định ý thức dân tộc được gây dựng từ tư tưởng Phật giáo, 
các vua Đinh - Tiền Lê quan tâm đến việc định phẩm trật cho đội ngũ 
Tăng thống: “Khi Đinh Tiên Hoàng quy định thứ bậc cấp văn võ, thì 
cũng triệu tập tăng sĩ. Các tăng sĩ tài giỏi được vào hoàng thái miếu. Đinh 
Tiên Hoàng còn ấn định phẩm trật cho các tăng sĩ, đạo sĩ cho Pháp sư 
Trương Ma Ni, chức Sùng Chân uy nghi, cho Pháp sư Đặng Huyền 
Quang. Phật giáo nước ta được triều đình công nhận từ đó và tăng sĩ có 
định giai phẩm khi ấy cũng là lần đầu tiên”6. Việc quy định các chức 
quan tăng đạo đồng thời với việc xây dựng bộ máy nhà nước chứng tỏ 
vua Đinh chú trọng đến vị trí của tôn giáo, nhất là Phật giáo. Nhà Lê tiếp 
theo cũng theo đường lối đó của nhà Đinh. 
Trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động, nhân tài được trọng 
dụng đa phần thuộc về trí thức Phật giáo. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, 
việc mở mang dân trí và bảo vệ độc lập dân tộc đều dựa vào Phật giáo. 
Điều này dễ hiểu, vì lực lượng trí thức Phật giáo lúc đó, tiêu biểu như 
Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh, là những người nổi trội trong 
triều đình về mặt tri thức, đạo đức và lễ nghĩa. Phật giáo đã khẳng định 
vai trò của mình trong đời sống chính trị xã hội đất nước thời Đinh - 
Tiền Lê, là nền tảng quan trọng cho sự hưng thịnh của tôn giáo này 
trong các triều đại về sau7. 
Ý thức dân tộc định hình trên cơ sở tư tưởng Phật giáo cũng tác động 
trở lại, tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Thời Đinh - Tiền Lê, bên 
cạnh các trung tâm Phật giáo hình thành từ trước, tiêu biểu như trung tâm 
Đại La với chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc ngày nay), xuất hiện thêm 
những trung tâm Phật giáo mới, tiêu biểu như trung tâm Hoa Lư với 
nhiều ngôi chùa tháp và các cột kinh của Mật tông. 
Với sự phát triển như vậy, đóng góp của Phật giáo đối với việc xây 
dựng ý thức dân tộc thời Đinh - Tiền Lê là rất lớn. Phật giáo tỏa rộng và 
92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 
thấm sâu vào đời sống của dân chúng và triều đình. Đây là tiền đề cho sự 
phát triển của các thiền phái thời kỳ này, góp phần làm phong phú ý thức 
dân tộc. Hai thiền phái lớn tiêu biểu cho ý thức hệ Phật giáo dân tộc là Tỳ 
Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông vẫn tiếp tục phát triển trong thời Đinh 
- Tiền Lê: “Trong khoảng thời gian đó, theo Thiền uyển tập anh, thuộc 
dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi có các nhà sư thế hệ mười như Pháp 
Thuận, Ma Ha, thế hệ mười một như Thiền Ông, Sùng Phạm, thế hệ thứ 
mười hai như Vạn Hạnh Còn trong dòng thiền Vô Ngôn Thông có 
những nhà sư thế hệ thứ ba như Vân Phong, thế hệ thứ tư như Khuông 
Việt, thế hệ thứ năm như Đa Bảo”8. 
Từ một nền Phật giáo quyền năng, do yêu cầu của lịch sử, vào đầu kỷ 
nguyên độc lập, Phật giáo Việt Nam đã biến thành một nền Phật giáo 
chống ngoại xâm. Đây là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất 
trong giai đoạn Phật giáo Việt Nam thịnh đạt. Giới Phật giáo đã tích cực 
tham gia vào phong trào vận động độc lập với một lý luận vận động hết 
sức rõ nét. Những người con Phật, không phân biệt tại gia hay xuất gia, 
cùng nhau đoàn kết, qua nhiều lần diễn tập, cuối cùng thành công, giành 
lại được độc lập cho Tổ quốc và thống nhất đất nước về một mối, đặt nền 
móng cho kỷ nguyên văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ huy hoàng 
trong gần 1.000 năm9. 
Nét đặc trưng của Phật giáo thời kỳ này là việc gắn bó giữa Phật giáo 
với chính quyền độc lập. Giới Phật giáo luôn có quan hệ chặt chẽ với 
nhiều vấn đề trọng đại của đất nước, nhất là vấn đề đấu tranh chống giặc 
ngoại xâm. Điều này có thể thấy rõ qua cuộc đời của một số cao tăng như 
Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh. Họ đã đóng góp nhiều công sức 
trong việc giành lại nền độc lập dân tộc. Theo Nguyễn Lang, có bốn lý do 
các nhà sư tham dự chính sự: Thứ nhất, họ là những người có học, có ý 
thức quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau 
của người dân bị đô hộ và bóc lột hà khắc. Thứ hai, họ không muốn tranh 
ngôi vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời nên được vua tin 
tưởng. Thứ ba, họ không cố chấp vào thuyết trung quân, nên họ có thể 
cộng tác với bất cứ ông vua nào đem lại hạnh phúc cho dân. Thứ tư, các 
vua cần sức học của họ, nhất là trong thời Đinh - Tiền Lê, các vua đều 
không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ cũng không có mấy người, lại chỉ 
trung thành được với một triều đại10. 
Ngô Thị Bích. Vai trò của Phật giáo 93 
Với bốn lý do đó, Phật giáo đã tham gia tích cực vào các vấn đề dân 
tộc, nhất là độc lập dân tộc. Hệ tư tưởng Phật giáo đã đáp ứng nhu cầu 
lịch sử và thể hiện được mong ước thái bình ngàn đời của dân tộc ta. Dân 
tộc Việt Nam tìm được ở Phật giáo một tư tưởng tiến bộ: “Các vua Đinh, 
Tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, sử dụng Phật giáo. Đức trị là đường lối trị 
nước của Phật giáo”11. 
Từ thời Tiền Lê, lần đầu tiên Phật giáo có một tổ chức thống nhất 
đứng đầu là Tăng thống. Khi có một tổ chức thống nhất, Phật giáo đóng 
góp tích cực và hiệu quả hơn cho dân tộc. Ngôi chùa là trường học bán 
chính quy dạy đủ các môn học, không chỉ giới hạn trong kinh điển Phật 
giáo. Các nhà sư thường là người hiểu biết rộng, có thể đảm đương và 
hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà lịch sử giao phó, trong đó nổi 
bật nhất là nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và phát triển đất 
nước. Có thể nói, ngôi chùa là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước. Nền 
giáo dục nhà chùa này sau hơn 1.000 năm tồn tại đã hoàn thành xuất sắc 
nhiệm vụ của nó và sẽ chuyển giao lại cho một nước Đại Việt độc lập 
đảm trách. Như thế, nền giáo dục do Phật giáo thực hiện trong hơn một 
thiên niên kỷ là một nền giáo dục của dân tộc đối kháng lại với nền giáo 
dục nô dịch do các chính quyền Phương Bắc tìm mọi cách áp đặt với mục 
đích đồng hóa và cuối cùng thủ tiêu mọi ý chí đấu tranh cho độc lập. Nền 
giáo dục này thực hiện thành công chức trách của mình đào tạo, củng cố 
và xây dựng ý thức dân tộc thời kỳ độc lập tự chủ. 
Vào đầu kỷ nguyên độc lập, Phật giáo Việt Nam đã thực sự hòa mình 
vào dân tộc, vào nhiệm vụ đấu tranh giành độc lập, chủ quyền và phát 
triển đất nước. Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách trị nước của các 
vị vua Đinh - Tiền Lê. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Khuông Việt, vị 
Tăng thống đầu tiên của lịch sử Phật giáo Việt Nam là một minh chứng 
rõ nét12. 
3. Kết luận 
Phật giáo thời Đinh và Tiền Lê là nền tảng cho sự thống nhất Phật 
giáo, tinh thần đoàn kết hòa hợp, củng cố hòa bình, xây dựng đất nước 
phồn vinh, văn minh tiến bộ trong thời đại độc lập tự chủ. Ngoài sự phát 
huy đạo pháp, Phật giáo không quên nỗ lực hộ quốc an dân, làm cho cuộc 
sống thêm tốt đẹp, Phật pháp thêm hoàn bị, ủng hộ những nhà lãnh đạo 
biết lo cho dân và vì dân. Phật giáo đã phát huy được tiếng nói của mình 
trong nhiều lĩnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, góp phần 
94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2014 
mang lại hòa bình, độc lập thống nhất đất nước. Tinh thần đoàn kết là sức 
mạnh tổng hợp của dân tộc, mà Phật giáo là chất keo gắn kết các thành 
phần tộc người và tôn giáo khác nhau tạo thành một xã hội đa tộc người 
và đa tôn giáo, nhưng đoàn kết vững mạnh. Sự hiện diện của Phật giáo 
trong bộ máy chính quyền thời Đinh và Tiền Lê là tinh thần nhập thế 
trách nhiệm của tôn giáo này đối với vận mệnh dân tộc./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học 
xã hội, Hà Nội: 122 - 123. 
2 Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, sđd: 123. 
3 Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2: Từ Lý Nam Đế (544) 
đến Lý Thái Tông (1054), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh: 466. 
4 Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981), Nxb. 
Văn học, Hà Nội: 80. 
5 Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2: Từ Lý Nam Đế (544) 
đến Lý Thái Tông (1054), sđd: 510. 
6 Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981), sđd: 80. 
7 Lê Thị Kim Dung (2011), “Vai trò của các thiền sư đối với sự nghiệp bảo vệ nền 
đọc lập dân tộc thời Đinh - Tiền Lê”, trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, 
Kỷ yếu Hội thảo Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc 
lập, Hà Nội: 413 - 415. 
8 Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, sđd: 131. 
9 Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2: Từ Lý Nam Đế (544) 
đến Lý Thái Tông (1054), sđd: 676. 
10 Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I-II-III, Nxb. Văn học, Hà 
Nội: 185 - 186. 
11 Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, 
Hà Nội: 107 - 108. 
12 Nguyễn Thị Thùy Nhung (2011), “Từ vai trò của Đại sư Khuông Việt nhìn lại 
ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập”, trong 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - Học 
viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Quốc sư Khuông Việt và 
Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập, Hà Nội: 172 - 178. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Minh Chi (2003), Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, 
Hà Nội. 
2. Nguyễn Hồng Dương - Thích Thọ Lạc đồng chủ biên (2010), Phật giáo thời Đinh 
và Tiền Lê trong công cuộc dựng nước và giữ nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà 
Nội. 
Ngô Thị Bích. Vai trò của Phật giáo 95 
3. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. 
4. Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến 1981), Nxb. 
Văn học, Hà Nội. 
5. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
6. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I-II-III, Nxb. Văn học, Hà 
Nội. 
7. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2: Từ Lý Nam Đế (544) 
đến Lý Thái Tông (1054), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Nguyễn Tài Thư chủ biên (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
9. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - Học 
viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (2011), Kỷ yếu Hội thảo Quốc sư Khuông 
Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập, Hà Nội. 
Abstract 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_phat_giao_doi_voi_tinh_than_doc_lap_tu_chu_thoi.pdf