Bài giảng Chủ nghĩa Mac-Lenin - Chương 8: Những vấn đề chính trị, xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng XHCN

NỘI DUNG:

 

1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

2. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

ppt 68 trang Bích Ngọc 03/01/2024 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chủ nghĩa Mac-Lenin - Chương 8: Những vấn đề chính trị, xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng XHCN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chủ nghĩa Mac-Lenin - Chương 8: Những vấn đề chính trị, xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng XHCN

Bài giảng Chủ nghĩa Mac-Lenin - Chương 8: Những vấn đề chính trị, xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng XHCN
Chương 8 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUI LUẬT 
TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
1 
NỘI DUNG: 
1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
2. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO 
2 
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
3 
1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 
a. Nhà nước xã hội chủ nghĩa 
 - Là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; 
 - Là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH; 
 - Là một kiểu nhà nước mới, thay thế cho nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng XHCN; 
 - Là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 
4 
b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa 
- Đặc trưng: 
 Bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản: 
 + Quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định 
 + Có một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội 
 + Hình thành hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước. 
5 
+ Nhà nước XHCN thực hiện một chính sách giai cấp vì lợi ích của tất cả những người lao động nhưng đồng thời vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn được duy trì. 
Tuy nhiên, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có những đặc trưng riêng, đó là: 
6 
 + Nhà nước XHCN có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản. Vì lợi ích của tất cả những người lao động, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện sự trấn áp những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng XHCN. 
7 
 + Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn xem mặt tổ chức, xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước XHCN, của chuyên chính vô sản. 
8 
 + Nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 
9 
 + Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà nước”. 
 Sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản. 
10 
 - Chức năng: 
 + Tổ chức có hiệu quả việc xây dựng toàn diện xã hội mới 
 + Xây dựng những công cụ bạo lực để đập tan sự phản kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội. 
11 
 - Nhiệm vụ nhà nước xã hội chủ nghĩa là: 
 + Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế; 
 + Cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; 
 + Quản lý văn hóa – xã hội, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện giáo dục – đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân 
 + Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước trên thế giới. 
12 
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa 
 Xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ còn tồn tại các giai cấp bóc lột, chúng hoạt động chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH. 
 Điều đó khiến cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp bằng bạo lực khi cần thiết. 
13 
 - Xây dựng CNXH là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. 
 Với ý nghĩa đó, nhà nước XHCN là phương thức, phương tiện; là một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
14 
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 
a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ 
 - Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. 
+ Xã hội CSNT, đã biết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên công xã đều bình đẳng tham gia vào mọi công việc của xã hội. 
15 
+ Sau hàng ngàn năm lịch sử, các giai cấp chúa đất phong kiến và giai cấp tư sản đã bằng mọi cách tiếp tục chiếm đoạt quyền lực của nhân dân lao động. 
+ Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã lập ra cơ quan quyền lực nhằm trước hết bảo vệ lợi ích của mình và sau nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định trật tự xã hội. 
16 
+ Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công và mở ra một thời đại mới: Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó đã trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân. 
17 
 - Từ thực tiễn lịch sử xuất hiện, tồn tại và phát triển của dân chủ, chủ nghĩa Mác-Lênin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về dân chủ như sau: 
 + Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. 
 + Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền. Không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”. 
18 
 + Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng. 
19 
b. Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 
+ Đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. 
+ Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. 
20 
 + Trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. 
21 
 + Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp. 
22 
c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 
 - Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thì động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá trình xây dựng CNXH là dân chủ. 
 - Dân chủ phải được mở rộng để phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, để nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý và phát triển xã hội. 
23 
 - Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu diễn ra nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện dân chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 
- Xây dựng nền dân chủ XHCN cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. 
24 
II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
25 
1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 
a. Khái niệm văn hóa và nền văn hóa 
 - Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. 
 - Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế -chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử. 
26 
 Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền. 
 Văn hóa luôn có tính kế thừa, sự kế thừa trong văn hóa luôn mang tính giai cấp và được biểu hiện ở nền văn hóa của mỗi thời kỳ lịch sử trên cơ sở kinh tế-chính trị của nó. 
27 
 Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hóa thì chính trị là yếu tố qui định khuynh hướng phát triển của một nền văn hóa, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hóa. 
28 
 b. Khái niệm nền văn hóa XHCN 
 Là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. 
29 
c. Đặc trưng của nền văn hóa XHCN 
 - Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. 
30 
 - Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. 
 - Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 
31 
2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 
 Căn cứ: 
 - Tính triệt để, toàn diện của cách mạng XHCN đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho phương thức sản xuất tinh thần phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội XHCN. 
32 
 - Xây dựng nền văn hóa XHCN là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ. 
 - Xây dựng nền văn hóa XHCN là một yêu cầu cần thiết trong việc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần. 
33 
 - Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động, khắc phục tình trạng thiếu hụt văn hóa. 
- Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
34 
3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 
a. Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 
 - Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới. 
 - Xây dựng con người mới phát triển toàn diện. 
 - Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa 
 - Xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa. 
35 
b. Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 
 - Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. 
 - Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa. 
36 
 - Xây dựng nền văn hóa XHCN phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. 
 - Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa 
37 
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO 
38 
1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc 
a. Khái niệm dân tộc 
 Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành trong lịch sử; là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội. 
39 
 Lịch sử xã hội đã cho thấy, trước khi cộng đồng dân tộc ra đời, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng: thị tộc, bộ lạc và bộ tộc. Những hình thức cộng đồng này có sự phát triển từ thấp đến cao theo sự biến đổi của phương thức sản xuất. 
40 
 Sự hình thành cộng đồng dân tộc trên thế giới diễn ra không đều nhau. 
 Ở các nước phương Tây, sự hình thành dân tộc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 
 Các nước phương Đông, sự hình thành cộng đồng dân tộc chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử có tính đặc thù, trong đó, các yếu tố cố kết tự nhiên-xã hội, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nướcđã hình thành nên dân tộc. 
41 
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa: 
 - Một là, Dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung, có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó. 
42 
 - Hai là, Dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước. 
43 
 Như vậy, về khái niệm dân tộc, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, 
 Nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia-dân tộc. 
44 
b. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội 
 Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. 
45 
 Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. 
 Sự phát triển của LLSX, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong CNTB đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. 
46 
 Dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự vận động mới theo xu hướng ngày càng tiến bộ văn minh. 
 Trong đó, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, quốc gia. 
47 
 Tiến trình xây dựng CNXH đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. 
 Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng sẽ là nhân tố quan trọng cho từng dân tộc nhanh chóng đi tới phồn vinh, hạnh phúc. 
48 
c. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc 
 - Khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó có nghĩa là phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản lâu dài của dân tộc. 
 - Giải quyết vấn đề dân tộc, thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ. 
49 
- Thứ nhất, Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. 
 + Tất cả các dân tộc, dù đông hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào. 
Cương lĩnh dân tộc Lênin: 
50 
 + Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và trong thực tế phải được thực hiện, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản. 
 THÁI 
TÀY 
KINH 
CHĂM 
51 
+ Trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sôvanh nước lớn, chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế. 
52 
- Thứ 2, Các dân tộc được quyền tự quyết. 
 Về thực chất, quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. 
HỘI NHẬP QuỐC TẾ 
53 
 Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần ủng hộ các phong trào tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc. 
54 
- Thứ 3, Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. 
 Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. 
LIÊN HIỆP 
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ 
55 
2. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo 
a. Khái niệm tôn giáo 
 Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. 
CHÚA JÊ SU 
56 
Ăngghen đã cho rằng: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức của lực lượng siêu trần thế”. 
AĐAM VÀ ÊVA 
57 
 Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. 
 Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. 
THICH CA MÂU NI 
58 
b. Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 
 - Nguyên nhân nhận thức. 
 Trong tiến trình xây dựng CNXH và trong xã hội XHCN vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại vẫn chưa thực sự được nâng cao. 
 Do đó, đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh. 
59 
- Nguyên nhân kinh tế. 
 Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. 
 Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. 
60 
- Nguyên nhân tâm lý. 
 Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục, tập quán, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. 
 Bởi vậy, cho dù trong tiến trình xây dựng CNXH và trong XH XHCN đã có những biến đổi mạnh mẽ, thì tôn giáo vẫn không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh. 
61 
- Nguyên nhân chính trị - xã hội 
 Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo là phù hợp với CNXH, với chủ trương đường lối, chính sách của nhà nước XHCN. 
 Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. 
 Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân. 
62 
- Nguyên nhân văn hóa. 
 Trong thực tế tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. 
 Về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo. 
63 
c. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo 
 - Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. 
CHÚA JÊSU CHỊU NẠN 
64 
 - Khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước XHCN phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân. 
 Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. 
65 
 - Thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
66 
 - Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. 
 Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH. 
 Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế. 
67 
 - Phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. 
 Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. 
 Do đó, Nhà nước XHCN cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo. 
68 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chu_nghia_mac_lenin_chuong_8_nhung_van_de_chinh_tr.ppt