Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 5: Hành chính Nhà nước giai đoạn từ 1802 đến 1858

I. Đôi nét về bối cảnh lịch sử - Nguyễn Ánh lên ngôi, xác lập triều đại nhà Nguyễn

 

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính ở Trung ương

 

III. Phương thức (cách thức) điều hành triều chính của nhà Nguyễn

 

IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính địa phương các cấp thời Nguyễn

 

V. Cơ cấu tổ chức hành chính cấp cơ sở thời Nguyễn

 

VI. Các chính sách quản lý hành chính của nhà Nguyễn

ppt 267 trang Bích Ngọc 03/01/2024 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 5: Hành chính Nhà nước giai đoạn từ 1802 đến 1858", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 5: Hành chính Nhà nước giai đoạn từ 1802 đến 1858

Bài giảng Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam - Chương 5: Hành chính Nhà nước giai đoạn từ 1802 đến 1858
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH 
Môn học: 
Lịch sử hành chính 
Nhà nước Việt Nam 
ThS. Nguyễn Xuân Tiến 
Tel: 0913 968 965 
Email:	xtiennapa@yahoo.com 
Chương 5 
Hành chính Nhà nước giai đoạn từ 1802 đến 1858 
I. Đôi nét về bối cảnh lịch sử - Nguyễn Ánh lên ngôi, xác lập triều đại nhà Nguyễn 
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính ở Trung ương 
III. Phương thức (cách thức) điều hành triều chính của nhà Nguyễn 
IV. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính địa phương các cấp thời Nguyễn 
V. Cơ cấu tổ chức hành chính cấp cơ sở thời Nguyễn 
VI. Các chính sách quản lý hành chính của nhà Nguyễn 
Chỉ có tính chân thực và sự công bằng mới 
tạo nên sự hấp dẫn của sử học. 
Không có nó, những tri thức lịch sử sẽ trở 
thành một thứ khổ sai trí nhớ. 
Dương Trung Quốc 
Sự hiểu biết và thông tuệ lịch sử giúp ích 
mạnh mẽ cho hành động chính trị. 
Francois Mitterrand 
Cựu Tổng thống Pháp 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
Cách phân chia và sắp xếp các đơn vị hành chính ở Trung ương và địa phương. 
- Tổ chức bộ máy hành chính 
Chế độ quan chức 
- Chế độ công vụ, công chức 
Sự phân vùng lãnh thổ , dân số học 
(phân giới, địa giới hành chính) 
Các chính sách cai trị của Nhà nước qua từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt là các diễn biến cải cách, thay đổi hành chính trong từng thời đại. 
Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị nói chung 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị (QLNN) nói chung 
Tổ chức bộ máy hành chính (các cấp) 
Cách phân chia và sắp xếp các đơn vị hành chính ở Trung ương và địa phương 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
Sự phân vùng lãnh thổ , dân số học 
(Cương vực,phân giới, địa giới hành chính) 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
Chế độ quan chức 
- Chế độ công vụ, công chức 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
Các chính sách cai trị của Nhà nước qua từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt là các diễn biến cải cách, thay đổi hành chính trong từng thời đại. 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
 Chương V  Hành chính nhà nước giai đoạn từ 1802 đến 1858 
Từ năm 1802 
Đến năm 1858 
Triều đình 
nhà Nguyễn 
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ 1802 ĐẾN 1858 
CN 
I. Đôi nét về bối cảnh lịch sử - Nguyễn Ánh lên ngôi, xác lập triều đại nhà Nguyễn 
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính ở Trung ương 
III. Phương thức (cách thức) điều hành triều chính của nhà Nguyễn 
Gia Long 
(1762 - 1820) 
 Fondateur de la Dynastie des Nguyên  Fondateur de la ville de Huê  Huê: Patrimoine Culturel de l'Humanité. 
Le Prince Nguyên Phuc Anh 
L'Empereur Gia Long 
Tombeau del'Empereur Gia Long 
Interior of the ancestral temple 
II.Cơ cấu tổ chức bộ máy ở Trung ương 
“Tứ bất" 
Ngay từ ngày đầu thiết triều, Hoàng đế 
Gia Long đã chủ trương không ghi 
thành văn nhưng duy trì "tứ bất" đó là: 
Không phong lập Hoàng Hậu , chỉ lập Hoàng Phi và các cung tần. Sau khi vua mất, Tự Quân lên ngôi mới phong mẹ làm Hoàng Thái Hậu. 
Không đặt chức Tể tướng , bỏ chức Tham tụng và Bồi tụng thời Lê (quyền hành như Tể tướng). 	 
Mọi việc hành chính đều do Lục bộ đảm trách trông coi. 
	 Từ thời Minh Mạng mới đặt Nội các để đứng đầu các bộ , giúp vua trông coi triều chính. Người có công trạng lớn được ban chức tước cũng chỉ đến chức tước Công, không phong đến tước Hầu. Không ai được phong Vương khi còn đang sống. 
Thi cử không lấy ngôi vị Trạng nguyên. Trạng nguyên là học vị cao nhất trong trường thi thời phong kiến Việt Nam. Người thi đỗ Trạng nguyên sẽ trở thành bậc thầy của thiên hạ, được quyền bất khả xâm phạm. Với đặc quyền đó, Trạng nguyên sẽ chi phối xã hội bằng giáo dục, văn hoá, tư tưởng và quan niệm chính trị. 
Do vậy thời Nguyễn không công nhận học vị Trạng nguyên. 
Quan Thái giám trong nội cung không được can dự việc triều chính, nhất là các quan thừa bút thái giám giúp vua viết các lời vua ban, giúp vua xem xét biểu tấu, giấy tờ... . 
	 Đội ngũ quan thái giám là trung gian giữa vua và các quan đại thần cho nên họ có thể quyền biến vạn hoá, có khi tạo nên sự hỗn loạn, phe phái bè cánh trong cung đình. 
	Triều Nguyễn thấy rõ nguy cơ của các giám quan nên đã cấm thái giám sử dụng văn bút lợi dụng lời lẽ của Hoàng đế. 
Vua Gia Long 
Cho tham khảo luật Hồng Đức đặt ra 15 điều khoản để xét các vụ kiện rồi cử Nguyễn Văn Thành làm tổng tài trông coi việc biên soạn bộ luật Hoàng Triều luật lệ còn gọi là luật Gia Long gồm 398 điều và ban hành vào năm 1815. 
Hoàng đế nắm quyền tối cao về Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. 
Triều Nguyễn đã thực sự xây dựng được một chế độ quân chủ Trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao. 
Đặc biệt dưới thời Minh Mạng với sự cải cách nền hành chính, đế quyền nhà Nguyễn đã đạt đến sự tuyệt đối của quyền lực, trở thành một chính thể quân chủ chuyên chế cực đoan có một năng lực thực tiễn mạnh mẽ bao trùm xã hội. 
ở triều đình, dưới thời Gia Long đến đầu thời Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan của các triều đại trước, vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. 
Giúp vua việc giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Thị thư viện (thời Gia Long), sang thời Minh Mạng đổi gọi là Văn thư phòng và năm 1829 thì chuyển thành Nội các. 
Tứ trụ đại thần 
Về việc quân quốc trọng sự thì có Tứ trụ đại thần (4 vị Điện đại học sĩ) sau chính thức hóa thành Viện Cơ mật (1834). 
Ngoài ra đặt thêm Tôn nhân phủ - phụ trách các việc của Hoàng gia. 
Tứ trụ đại thần 
Bên dưới 6 Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước và Ngũ quân đô thống phụ trách quân đội. (xem thêm 222). 
II.1.Tam nội viện và Cơ mật viện 
Tam nội viện có 3 cơ quan: Thị Thư Viện, Thị Hàn Viện, Nội Hàn Viện là các cơ quan trông coi và đảm trách việc soạn thảo, bảo quản các văn thư, chiếu dụ, các thư từ và ngự chế của Hoàng đế. 
Năm 1820 thời Minh Mạng Tam nội viện đổi thành Văn Thư Phòng là cơ quan độc lập quan trọng cơ mật của nhà nước, có con dấu riêng gọi là Ấn quan phòng, “Văn Thư Phòng là nơi khu mật của nhà nước nước, không phải người có nhiệm vụ, cấm không được vào”. 
II.1.Tam nội viện và Cơ mật viện 
Năm 1822 vua Minh Mạng lập thêm Hàn Lâm Viện trong Văn Thư Phòng để giúp Văn Thư Phòng chuyên trách việc soạn thảo văn bản. 
Đến năm 1829 vua Minh Mạng đã cải tổ Văn Thư Phòng đổi thành Nội Các để củng cố và nâng cao chức năng quản lý điều hành của cơ quan đầu não Trung ương đối với nền hành chính quốc gia. 
II.1.Tam nội viện và Cơ mật viện 
Tam nội viện = Nội Các có vai trò rất quan trọng nhưng chức phận của các quan về cấp bậc thấp hơn so với lục Bộ. 
Nhiệm vụ Nội Các đảm trách công việc nghiệp vụ hành chính của triều đình, giám sát và khống chế công việc của các Bộ và các cơ quan của triều đình. 
Quan chức cao nhất của Nội Các chỉ ở hàm Tam phẩm, thấp hơn hàm của Thượng thư đứng đầu các Bộ. 
Tam nội viện = Nội Các 
Tam nội viện = Nội Các: là tập hợp công vụ của 4 cơ quan gồm: Thượng Bửu Tào, Ký Chú Tào, Đồ Thư Tào, Biểu Bộ Tào. (về nhiệm vụ xem GT 224-225). 
II.1.Tam nội viện và Cơ mật viện 
Cơ mật viện: Để đảm trách giải quyết những công việc quan trọng trong tình hình mới, tháng 12 năm 1834, vua Minh Mạng thành lập Viện Cơ Mật. 
Viện Cơ Mật 
Có nhiệm vụ dự bàn những việc cơ mưu trọng yếu của quốc gia với Hoàng đế. 
Viện Cơ Mật là cơ quan tham mưu, là hội đồng tư vấn tối cao cho hoàng đế, hoạch định chiến lược, quân cơ, nội an, bang giao và cả phát triển kinh tế, dân sinh, chịu trách nhiệm trước hoàng đế về tình hình an ninh chính trị ở trong nước. 
Viện Cơ Mật 
Viện Cơ Mật cũng là cơ quan giám sát công việc của triều đình, bảo quản các tài liệu tối mật, quốc bảo và quốc cấm. Vì vậy, Cơ Mật Viện được coi là cơ quan có quyền thế cao nhất, giữ vai trò trọng trách trong bộ máy nhà nước triều Nguyễn. 
Viện Cơ Mật 
Nhân viên Viện Cơ Mật được chia làm hai cấp: Cơ mật đại thần và Cơ mật hành tẩu 
Viện Cơ Mật chia làm hai kinh: Nam Chương Kinh và Bắc Chương Kinh đến năm 1837 đổi thành Nam Ty và Bắc ty giữ nguyên về sau này. (tham khảo GT. 228-229). 
Nhà nước TW 
Nội Các – Viện Cơ Mật 
BỘ 
HÌNH 
BỘ 
HỘ 
BỘ 
LẠI 
BỘ 
BINH 
BỘ 
LỄ 
BỘ 
CÔNG 
II.2. Các Bộ ở triều đình 
Các Bộ ở triều đình 
Năm 1804, vua cho đúc ấn triện của 6 Bộ, ấn của Bộ đường có khắc tên của Bộ với 4 chữ Bộ đường chi ấn; (Lại Bộ đường chi ấn, Hộ Bộ đường chi ấn) 
Năm 1809 mới chính thức đặt Thượng thư đứng đầu 6 Bộ. 
Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ được quy định như sau: 
 
II.2. Các Bộ ở triều đình 
Bộ Binh: Trông coi việc tuyển mộ binh lính, huấn luyện binh sĩ, thuyên bổ quan võ, điều quân, lập đồn tra xét công tội, lập sổ quân bạ; 
Bộ Hình: phụ trách về pháp luật, hình án, xét xử các trọng tội, phúc thẩm nghi án, chế độ lao tù; 
BỘ BINH 
Vũ 
Tuyển 
Ty 
Trực 
Tỉnh 
Ty 
Kinh 
Kỳ 
Ty 
Khảo 
Công 
Ty 
Trong các Bộ thành lập từ 4-6 Thanh Lại Ty chuyên trách để theo dõi công việc của Bộ 
Kiểm 
Duyệt 
Ty 
BỘ HÌNH 
Nam 
Hiến 
Ty 
Trực 
Cơ 
Ty 
Kinh 
Chương 
Ty 
Bắc 
Hiến 
Ty 
Trong các Bộ thành lập từ 4-6 Thanh Lại Ty chuyên trách để theo dõi công việc của Bộ 
II.2. Các Bộ ở triều đình 
Bộ Công: Trông coi việc kiến thiết, xây dựng công sở, thành trì, lâu đâì, cầu cống, tàu thuyền, công xưởng thủ công; 
Bộ Lại: Trông coi việc bổ dụng thuyên chuyển các quan văn, kỷ lục công tranh, thăng thưởng phẩm trật và quan hàm, thăng quan tước, trao ấn và phong tặng, thảo những chiếu, sắc, cáo, mệnh để tuyên bố ngọc âm (lời của vua) làm sổ ghi rõ các ngạch của quan chức; 
Tranh vẽ Bộ Công thời nhà Nguyễn 
Tranh vẽ Bộ Lại thời nhà Nguyễn 
BỘ CÔNG 
Tu Tạo 
 Ty 
Doanh 
Thiện Ty 
Quy Chế 
 Ty 
Trong các Bộ thành lập từ 4-6 Thanh Lại Ty chuyên trách để theo dõi công việc của Bộ 
BỘ LẠI 
Trừng 
Tự Ty 
Văn 
Tuyển Ty 
Kiểm 
Biên Ty 
Phong 
Điển ty 
Trong các Bộ thành lập từ 4-6 Thanh Lại Ty chuyên trách để theo dõi công việc của Bộ 
II.2. Các Bộ ở triều đình 
Bộ Lễ: phụ trách về triều hội, tế lễ, khánh hạ, tôn phong, việc tuần được của vua, bang giao, phủ dụ các nước nhỏ, giáo dục và khoa cử 
Bộ Hộ: Trông coi đình đền, thuế khóa, giá cả, tiền tệ, hàng hóa, kho tàng, cấp phát, điều tiết kinh tế 
Tranh vẽ Bộ Lễ thời nhà Nguyễn 
Tranh vẽ Bộ Hộ thời nhà Nguyễn 
BỘ LỄ 
Tân Hưng 
Ty 
Nhân Tự 
Ty 
Nghi Văn 
Ty 
Thù ứng 
Ty 
Trong các Bộ thành lập từ 4-6 Thanh Lại Ty chuyên trách để theo dõi công việc của Bộ 
BỘ HỘ 
Lưỡng 
Cơ 
Ty 
Thưởng 
Lộc 
Ty 
Nam 
Kỳ 
Ty 
Kinh 
Trực 
Ty 
Bắc 
Kỳ 
Ty 
Thuế 
Hạng 
Ty 
II.3. Các cơ quan chuyên trách của triều đình (các Nha) 
Triều đình nguyễn còn lập các Nha gồm: 
Phủ, Tự, Viện, Giám, Ty, Cục là những cơ quan chuyên trách các hoạt động thuộc về hành pháp, tư pháp, giám sát ở triều đình hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: 
II.3. Các cơ quan chuyên trách của triều đình (các Nha) 
Tôn phủ nhân 
Thái y viện; 
Xứ thị vệ, ty cẩn tín; 
Thái bộc tự; 
Nội vụ phủ; 
Thương trường; 
II.3. Các cơ quan chuyên trách của triều đình (các Nha) 
Nội vụ phủ; 
Thương trường; 
Vũ khố; 
Mộc thương; 
Ty doanh thiện; 
Kho thuốc nỗ và diêm tiêu; 
Ty tào chính; 
Ty bưu chính; 
II.3. Các cơ quan chuyên trách của triều đình (các Nha) 
Ty thông chính sứ; 
Quốc tử giasm; 
Viện tập hiền; 
Hàn lâm viện; 
Khâm thiên giám; 
Quốc sử quán; 
II.3. Các cơ quan chuyên trách của triều đình (các Nha) 
Thái thường tự; 
Quang lộc tự; 
Thượng bảo tự; 
Hồng lô tự; 
Các cơ quan có chức năng tư pháp và giám sát khác như đô sát viện, đại lý tự 
Tổ chức hành chính ĐP nhà Nguyễn – Gia Long 
Triều đình 
Huyện 
Châu 
Phủ 
Xã 
Trấn dinh 
Gia định thành 
Bắc thành 
Tổng 
Huyện 
Châu 
Phủ 
Xã 
Tổng 
Trung ương 
Gia Định thành 
Bắc thành 
Trấn - Dinh 
- Thanh Hoá 
- Nghệ An 
- Quảng Bình 
- Quảng Trị 
- Quảng Nam 
- Quảng Ngãi 
- Bình Định 
- Phú Yên 
- Bình Hoà 
- Bình Thuận 
Trấn 
- Phiên An 
- Biên Hoà 
- Định Tường 
- Vĩnh Thanh 
- Hà Tiên 
5 Nội Trấn 
Sơn Nam thượng 
 Sơn Nam Hạ 
 Kinh Bắc 
 Hải Dương 
 Sơn Tây 
6 Ngoại Trấn 
- Cao Bằng 
- Tuyên Quang 
- Thái Nguyên 
- Quảng Yên 
- Lạng Sơn 
- Hưng Hoá và 
 - một phủ Phụng Thiên. 
Trấn 
Tổ chức CQĐP nhà Nguyễn 1802-1832 [GT,251] 
Hộ tào 
(Kiêm Công) 
Binh tào 
(Kiêm Lại) 
Hình tào 
(Kiêm Lễ) 
Tả thừa ty 
Lương y ty 
Hữu thừa ty 
Tổng trấn 
Tham hiệp 
Hiệp trấn 
Tổ chức BMHC cấp Thành [GT, 252] 
Trấn thủ 
Hàm nhị phẩm (võ ban) 
Hiệp Trấn Tham Hiệp 
Chánh Tam Phẩm-Chánh tứ Phẩm 
(văn ban) (văn ban) 
Câu kê 
(Chánh Thất Phẩm) 
Lại phòng 
Binh phòng 
Hình phòng 
Hộphòng 
Lễ phòng 
Công phòng 
Tả thừa ty 
Thông phán kinh lịch 
(Lục phẩm)(Thất phẩm) 
Hữu thừa ty 
Thông phán kinh lịch 
(Lục phẩm)(Thất phẩm) 
Tổ chức BMHC cấp Trấn, Dinh đến năm 1830 [GT, 354] 
Trấn 
Phủ 
Phủ 
Phủ 
Huyện 
Huyện 
Cấp hành chính Phủ, Huyện, Châu ở Bắc Hà [Gt, 257] 
Huyện 
Huyện 
Châu 
Châu 
Trấn - Dinh 
Phủ 
Phủ 
Cấp hành chính Phủ, Huyện, Châu ở Nam Hà (Quảng bình trở vào)[Gt, 258] 
Huyện 
Châu 
Huyện 
Huyện 
Huyện 
Châu 
Vua Minh Mạng (1820-1840) 
Minh Mạng (1791 - 1840) 
Niên hiệu Minh Mạng 
Năm sanh, năm mất 1791-1840 
Giai đoạn trị vì 1820-1840 
Miếu hiệu Thánh Tổ Nhân Hoàng Ðế 
Tên Húy Nguyễn Phúc Kiểu, Nguyễn Phúc Ðảm 
Minh Mạng (1791 - 1840) 
Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Ðảm, sanh năm Tân Hợi (1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Ðịnh, con thứ tư của vua Gia Long và bà Thuận Thiên Trần Hoàng hậu. Khi Hoàng tử Cảnh mất thì Ngài được lập làm Thái tử, khi vua Gia Long băng hà, theo di chiếu Ngài lên nối ngôi, lúc nầy đã 30 tuổi và đổi niên hiệu là Minh Mạng. 
Minh Mạng (1791 - 1840) 
Ngài tiếp tục việc tu sửa lại kinh thành Huế, công trình kiến trúc quan trọng nhất dưới thời Minh Mạng là cửa Ngọ Môn. Các sách đều khen ông là một nhà vua văn võ kiêm toàn (!). Minh Mạng bắt đầu một cuộc cải cách từ nội trị đến ngoại giao. 
Về mặt nội trị, nhà vua bỏ hầu hết các dinh, các trấn mà thành lập các tỉnh (31 tỉnh), thành lập Nội các và Cơ mật viện để cùng với vua bàn chuyện nước (tới thời Bảo Ðại mới bị giải tán). 
Lập Quốc Tử Giám. Bắt đầu mở các khóa thi Hội, thi Ðình để lấy tiến sĩ (tới thời Khải Ðịnh mới bị giải tán). Lập Quốc sử quán để góp nhặt những chuyện làm quốc sử. Phát thưởng cho những ai tìm được sách củ hay làm ra sách mới v.v... 
Các nước láng giềng xa gần đều gởi sứ thần đến thông hiếu và vua cũng cử nhiều phái đoàn đến các nước đó để ban giao. Năm Mậu Tuất (1838) vua Minh Mạng đổi tên nước là Ðại Nam . 
Ngài không thích đạo Thiên Chúa nên không cho người ngoại quốc vào giảng đạo ở trong nước, Ngài có ra dụ (sắc lệnh) nói rằng : "Ðạo phương Tây là tả đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo". Lúc bấy giờ không phải là một mình vua ghét đạo Thiên Chúa mà thôi, phần nhiều những quan lại cũng đều một ý cả, cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt thêm. 
Nhưng mà dẫu cấm thế nào mặc lòng, vẫn có người đi giảng đạo Thiên Chúa, nhà vua lấy điều đó làm trái phép nên ra dụ lần nữa nói rằng ai bắt được giáo sĩ đem nộp thì được thưởng. Năm ấy ở Huế có một người giáo sĩ phải xử giảo, và các  ... chế khoa là khoa đặc biệt do vua tổ chức để kén chọ nhân tài, kỳ thi này tổ chức bất thường, gọi là kỳ thi bác học Hoành tài, cũng gọi là khoa cát sĩ. Nhã sĩ. 
Thi chế khoa 
Thí sinh trong khoa thi này có thể là cử nhân; giám sinh ở quốc tử giám đã qua được khảo hạch,; giáo thụ, huấn đạo ở các hạt; những tiến sĩ hay phó bảng còn ở quê chưa bổ làm quan, cho đến những tú tài hoặc kẻ sĩ học rông được đề cử. 
Quan võ 
Các kỳ thi võ cũng có thi Hương, thi Hội, thi Đình, nhưng chủ yếu là các môn võ nghệ. 
Chế độ quan chức 
- Chế độ công vụ, công chức 
LỊCH SỬ 
HÀNH CHÍNH 
NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM 
Chế độ tuyển dụng bổ nhiệm quan lại 
Những người thi đình đỗ tiến sĩ đệ nhất giáp sẽ được nhập ngạch hàn lâm viện hàm trước tác, thuộc chánh lục phẩm. 
Nếu đỗ tiến sĩ đệ nhị hoặc đệ tam giáp sẽ được nhập ngạch hàn lâm hàm tư tưởng soạn, thuộc tòng lục phẩm hoặc hàm lâm viện hàm biên tu thuộc chánh thất phẩm. 
Chế độ tuyển dụng bổ nhiệm quan lại 
Người đỗ phó bảng được nhập ngạch hàn lâm viện hàm kierm thảo thuộc tòng thất phẩm. 
Từ phẩm hàm đó sẽ được bổ dụng vào các chức vụ tương ứng như tri phủ, đồng tri phủ, thư tri phủ 
Chế độ tuyển dụng bổ nhiệm quan lại 
Những ấm sinh dự thi nếu đỗ cử nhân, phó bảng, tiến sĩ đều được ưu tiên bổ nhiệm. Nếu đỗ tú tài thì phải tiếp tục học tập ở quốc tử giám để thi kỳ sau. 
Chế độ tuyển dụng bổ nhiệm quan lại 
Đối với các kỳ thi võ: bao người đỗ cao đầu bảng đều được bổ làm quan võ có phẩm trật cao. 
Chế độ đối với quan lại 
Dưới thời nhà nguyễn quan lại trong bộ máy hành chính ở triều đình và các tỉnh thành phủ huyện đều được hưởng lương và bổng. Bổng lộc là các khoản ưu đãi do có công lao hoặc thành tích đặc biệt. 
Chế độ đối với quan lại 
Làm quan lớn ở triều đình thì vợ con ở quê được cấp ruộng cho phát cánh thu tô hoạc được hưởng các khoản khác do vua ban thưởng, lương bổng chủ yếu là lương thực hoặc tiền. 
Chế độ đối với quan lại 
Mặc dù luật triều nguyễn khắt khe, các chính sách ưu đãi như chu cấp tiền “dưỡng liêm”nhưng quan lại dưới triều nguyễn vẫn nhũng nhiễu, tham ô, hối lộ, bòn rút đục khoét nhẫn tâm. 
Chế độ đối với quan lại 
Bốn không: không lập tể tướng, không tôn phò mã, không phong trạng nguyên, không phong ngôi hoàng hậu, chế độ bốn không này là nát nỗi bật về chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế trong chế độ quan chức nhà nguyễn. 
Chế độ đối với quan lại 
Chế độ này thường xuyên được cũng cố bằng hàm tước phẩm, phẩm trật, thi cử, học vấn cứng nhắc trong một nền kinh tế - văn hóa lạc hậu, khép kín. Từ tính chất chuyên chế các vua triều nguyễn khó nghe lời thỉnh cầu đầy tâm huyết của nhiều trí thức, sĩ phu, triều thần, nhất là vào thời điểm thực dân pháp xâm lược nước ta. 
Thành Bắc-Ninh (1884) 
Bắc-Ninh ngày hôm sau, sau khi thất thủ (13-03-1884) 
Cửa thành Bắc-Ninh mà quân đội Pháp đã tràn vào 
Kho gạo và chòi canh của thành Bắc-Ninh 
Thành Bắc-Ninh 
Thành Bắc-Ninh bị pháo binh Pháp oanh tạc 
Ðiện thờ chánh (?) của thành Bắc-Ninh 
Voi của Tổng Ðốc Bắc-Ninh 
Súng ống của Giặc Cờ Ðen mà Pháp tịch thu được 
Vũ khí của Giặc Cờ Ðen (GCÐ) bị Pháp tịch thu 
Ðồn nhỏ do Giặc Cờ Ðen (GCÐ) dựng lên ở Bắc-Ninh 
Ðồn nhỏ do GCÐ dựng lên ở gần Bắc-Ninh 
Chiến hào do GCÐ dựng lên ở gần Bắc-Ninh 
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TRIỀU NGUYỄN VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG VĂN BẢN  
 Bảo vệ bí mật quốc gia là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của mọi nhà nước. Trong hoạt động tổ chức, điều hành của nhà nước, nhiều thông tin bí mật được thể hiện qua nội dung của các văn bản. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản quy định về vấn đề bảo mật nói chung , bảo mật các thông tin trong văn bản nói riêng. 
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TRIỀU NGUYỄN VỀ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG VĂN BẢN  
 Hiện nay, các phương tiện kỹ thuật hiện đại mặc dù đang hỗ trợ rất nhiều việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nhưng cũng đặt ra cho các cơ quan, tổ chức những thách thức mới trong vấn đề bảo mật thông tin trong văn bản . 
 1. Những thông tin trong văn bản cần bảo mật 
Để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, Triều Nguyễn đã đặt ra và sử dụng rất nhiều loại văn bản như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc, Tấu...Nội dung của các văn bản đó phản ánh hầu hết các vấn đề của đời sống xã hội, phản ánh hoạt động quản lý, điều hành đất nước của nhà vua và các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Qua các tư liệu còn để lại, chúng tôi thấy nhà Nguyễn quan tâm bảo mật những vấn đề chủ yếu sau: 
Trước hết là tất cả các văn bản truyền đạt những mệnh lệnh của nhà vua. Là một nhà nước quân chủ nên nhà vua Triều Nguyễn có quyền lực rất lớn như: Quyền ban hành pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia; quyền bổ nhiệm và bãi miễn quan lại từ trung ương đến cấp huyện; quyền xét xử những vụ án trọng tội ... 
Tất cả các thần dân đều phải tuân thủ mệnh lệnh và các quyết định của nhà vua. Vì thế các mệnh lệnh của nhà vua phải được bảo mật tuyệt đối. Theo quy định của Triều Nguyễn, những người có trách nhiệm chuyển giao văn bản trong đó có mệnh lệnh của nhà vua phải có trách nhiệm bảo vệ, không được tiết lộ ra ngoài, cũng như không được làm rơi, làm hỏng hay đánh mất văn bản. 
Hoàng Việt luật lệ - một bộ luật lớn nhất của Triều Nguyễn đã quy định rõ: “Chế thư và sách của nhà vua, của các nha môn là những mệnh lệnh quan trọng ban xuống cho toàn dân, quan hệ rất lớn tới việc công, nếu để hư, thêm bớt hay có kẻ ăn trộm đều bị trị tội theo pháp luật” 
Thứ hai, là những văn bản có nội dung liên quan đến việc quân cơ (bí mật quân sự). Nhà Nguyễn cũng như tất cả các triều đại khác, luôn luôn phải lo bảo vệ đất nước, đối phó với nạn ngoại xâm, nên vấn đề quân sự luôn được coi là một trong những vấn đề cốt tử 
Bởi vậy, nếu việc quân cơ nói chung và những thông tin về quân sự trong các văn bản nói riêng bị tiết lộ ra bên ngoài mà kẻ địch biết được, đó là điều hết sức nguy hiểm. Chính vì vậy nhà Nguyễn đã có những quy định rất rõ ràng và nghiêm ngặt việc bảo vệ bí mật quân sự. 
Trong Hoàng Việt luật lệ, triều Nguyễn đã khẳng định: “Phàm triều đình cùng thảo luận kế hoạch với Tổng binh và các tướng quân về việc tấn công giặc ngoại phiên và bắt sống đồ đảng phản nghịch, đó là đại sự tối mật” 
Thứ ba, những văn bản của các cơ quan trung ương và địa phương có nội dung đề cập đến những vấn đề quan trọng về việc quân, việc nước đều được xếp vào loại cần được bảo mật. Hoàng Việt luật lệ nhấn mạnh rằng “... những văn thư đó nghiêm trọng hơn văn thư thường một bậc”. 
Bởi vì trong văn bản có những tin tức, số liệu phản ánh nội tình của từng địa phương cũng như của cả nước cần tâu trình và xin ý kiến của nhà vua. Cũng như ngày nay, những vấn đề đó chỉ có những người có trách nhiệm được biết, nếu không bảo mật sẽ gây hậu quả khó lường. 
 2. Những biện pháp của Triều Nguyễn nhằm bảo vệ bí mật thông tin trong văn bản 
Thứ nhất , để bảo vệ bí mật nhà nước, nhà Nguyễn đã đặt ra các cơ quan có nhiệm vụ soạn thảo, quản lý những văn bản, giấy tờ quan trọng. 
Việc soạn thảo và ban hành các văn bản dưới triều Nguyễn rất được coi trọng, bởi thông tin trong văn bản có đảm bảo được an toàn bí mật hay không cũng phụ thuộc vào những viên quan trực tiếp được giao việc soạn thảo. 
Do đó, để đảm bảo chất lượng và bí mật thông tin trong các văn bản quan trọng, nhà Nguyễn đã giao việc soạn thảo những văn bản này cho những cơ quan có vị trí đặc biệt ở Trung ương, cụ thể là: 
Nội các là cơ quan được giao nhiệm vụ: soạn thảo, chuyển giao, lưu trữ các chỉ, dụ của nhà vua và coi giữ các văn bản (bản chính) có ý kiến phê duyệt của nhà vua (còn gọi là châu bản); tiếp nhận các tấu, sớ trong triều hoặc ngoài các nha môn đưa lên; ghi các ý kiến của vua đã quyết vào các sớ, tấu ấy và gửi cho các quan trong triều có liên quan thi hành. 
Về việc này, nhà vua có quy định rõ ràng: “Từ nay nếu tiếp nhận sớ, chương đưa đến, trừ ra loại có mật phong và việc có quan hệ đến quân cơ thì nên đem nguyên bản tiến trình không được mở ra”. Trong Nội các còn có riêng một bộ phận chuyên giữ văn thư, sổ sách của vua, bản đồ của nhà nước, công văn ngoại giao với nhà Thanh và các nước lệ thuộc. Bộ phận này được gọi là Đồ thư tào. 
Về việc này, nhà vua có quy định rõ ràng: “Từ nay nếu tiếp nhận sớ, chương đưa đến, trừ ra loại có mật phong và việc có quan hệ đến quân cơ thì nên đem nguyên bản tiến trình không được mở ra”. Trong Nội các còn có riêng một bộ phận chuyên giữ văn thư, sổ sách của vua, bản đồ của nhà nước, công văn ngoại giao với nhà Thanh và các nước lệ thuộc. Bộ phận này được gọi là Đồ thư tào. 
Ngoài Nội các, nhà Nguyễn còn đặt Hàn Lâm viện là cơ quan chuyên trách soạn thảo những văn bản quan trọng và cơ mật của nhà vua như: 
+ Các loại chiếu, sách, chế, cáo của nhà vua . 
+ Các văn bản ngoại giao của triều đình gửi cho các nước. 
Từ năm 1812, nhà Nguyễn bắt đầu giao cho Đông Các nhiệm vụ soạn thảo các văn bản quan trọng, có liên quan đến các vấn đề bí mật quốc gia, đặc biệt là bí mật quân sự. Minh Mạng có chỉ dụ: 
“Từ nay trở đi nếu có chỉ dụ, việc gì có quân cơ quan trọng thì chuẩn cho... đến toàn Đông Các để làm và viết ra thi hành. Người nào không phải là người làm việc trong Các thì không được lại gần nghe ngóng, để giữ cẩn thận bí mật, chuẩn làm định lệ”. 
Ngoài các cơ quan nói trên, trong cơ cấu tổ chức của các Bộ, nhà Nguyễn còn đặt một số bộ phận, gọi là xứ để tiếp nhận, phân phối, sao chép văn bản có ý kiến phê chuẩn của nhà vua như : Xứ Lại trực (Bộ Lại), Xứ Binh trực (Bộ Binh), Xứ Lễ trực (Bộ Lễ)... 
Thứ hai , để bảo vệ bí mật quốc gia nhà Nguyễn còn thiết lập các cơ quan chuyên lo việc chuyển đệ công văn, giấy tờ, đồng thời đặt ra những quy định chặt chẽ về vấn đề này. Ngay từ năm 1820, vua Minh Mạng đã cho thiết lập Ty Bưu chính trực thuộc Bộ Binh để phụ trách việc vận chuyển công văn trong toàn quốc. 
Năm 1834 lại đặt thêm Ty Thông chính sứ làm nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối công văn của các địa phương gửi về trung ương và kiểm xét văn bản giấy tờ của các cơ quan thuộc triều đình gửi đi các địa phương. 
Theo quy định của triều Nguyễn, việc chuyển công văn phải tuân thủ theo một quy chế khá chặt chẽ. Công văn giấy tờ gửi đi đều phải bỏ vào phong bì dán kín, sau đó buộc lại rồi cho vào một ống bằng tre gọi là ống trạm, dán phong kín miệng ống rồi dùng vải trắng thắt buộc lại; lấy cánh kiến đốt cháy, dán kín và đóng dấu vào chỗ cánh kiến để làm tin. Khi vận chuyển các ống trạm phải được bỏ vào trong túi vải. Đối với công văn mật thì phải đựng hai ống trạm, một ống ở bên trong và một ống ở bên ngoài. 
Đối với văn thư ngoại giao với ngước ngoài (Quốc thư), Triều Nguyễn quy định phải được soạn thảo bằng giấy tinh khiết, trong đó có đề quốc hiệu và niên hiệu của nước ấy. Ở trang thứ hai của tờ đầu và ở trang trên tờ cuối phải đóng một dấu ấn ở chỗ đề chữ niên hiệu và mặt trước, mặt sau đều có bìa bọc bằng gấm vàng. Thư đựng trong hai lần phong bì. 
Phong bì ở bên trong, mặt ngoài bọc bằng lĩnh vàng, mặt trong bọc bằng lụa vàng, mỗi chỗ giáp niên ở phía trên, phía dưới trong phong bì đều đóng một dấu Quốc ấn. Phong bì ngoài, mặt ngoài bọc gấm vàng, mặt trong lót bằng lĩnh vàng rồi đem hai cái dải niêm ngang lại”. Sau đó Quốc thư được đặt vào trong hai lần hộp. Hộp trong được bọc bằng gấm vàng, hộp ngoài được đựng vào cái túi vải vàng, ngoài cùng lại đựng bằng một cái hộp sơn son. 
Thứ ba, Nhà Nguyễn đã đề ra những biện pháp xử phạt rất nặng đối với những hành vi làm tiết lộ bí mật,đánh mất văn thư, lấy trộm hoặc mở trộm văn thư ... 
Đối với những hành vi làm tiết lộ bí mật quốc gia, Hoàng Việt luật lệ đã có quy định: Nếu tướng ở biên cương báo về triều đình tình hình quân sự trọng đại, ai biết mà tiết lộ, thì bị phạt 100 trượng và lưu đày trong 3 năm; Nếu lén mở văn thư ty quan, ấn phong, sẽ bị phạt 60 trượng; 
Trong trường hợp triều đình có bàn kế hoạch đánh giặc hoặc dẹp loạn, nếu ai nghe được mà tiết lộ thì phải tội chém đầu; Nếu đem những việc thuộc về quân cơ trọng yếu mà bàn tán với người khác hoặc các quan hầu cận tiết lộ việc cơ mật có thể bị phạt từ bãi chức đến chém đầu tuỳ theo nặng nhẹ. 
Vào năm 1847, vua Thiệu Trị đã từng xử phạt tên Vũ Văn Điêm là cai đội ở thuyền, khi đi tuần ngoài biển đánh mất một bản ghi kỷ luật của việc tuần dương để bọn cướp biển nhặt được. Việc được tâu lên vua, vua dụ rằng : 
“Mới rồi tên can phạm ấy làm mất một bản ghi kỷ luật của việc tuần dương, để bọn dương di nhặt được ... nay cứ theo tờ tâu thì tên Vũ Văn Điêm bị bọn dương di kiêm xét, cúi đầu sợ hãi, tự đưa bản kỷ luật ấy ra làm tiết lộ việc quân cơ, vậy chuẩn cho đem tên Vũ Văn Điêm ra ngoài bờ biển chém ngay, lấy đầu bêu ra cho mọi người đều biết”. 
Đối với trường hợp đánh mất văn thư, thánh chỉ của nhà vua, thêm bớt tình tiết trong văn thư, sửa chữa văn thư mà những văn thư ấy có nội dung là những việc quân cơ, những việc cung cấp quân nhu, lương tiền cho quân lính ở biên giới đều bị xử phạt 90 trượng, lưu đày 2 năm rưỡi. Nếu việc gây hậu quả nghiêm trọng như vì thế mà bị thua trận hoặc “Làm bại quân nhục nước” thì xử tội chém ngay. 
Đối với những trường hợp ăn cắp chế thư, sách của nhà vua và sách của các quan ở nha môn, Hoàng Việt luật lệ có quy định: “lấy cắp sách của vua thì bị chặt cổ không phân biệt kẻ chủ mưu hay người tòng phạm; ăn trộm văn sách của quan ở các nha môn thì bị xử phạt 100 trượng, thích chữ vào mặt. Nếu có sự gian trá thay đổi hoặc xấc láo tiền lương hay liên quan đến quân cơ và lương tiền thì bị treo cổ giam chờ”. 
Đối với việc vận chuyển công văn, nếu làm mất hoặc làm hỏng mà việc có liên quan tới những vấn đề quan trọng thì tuỳ theo hậu quả của hành vi đó gây ra mà xử tội, có thể phạt từ 40 đến 100 trượng. 
Tóm lại, qua những quy định và các biện pháp cụ thể trên đây, chúng ta thấy trong các thời kỳ lịch sử, triều Nguyễn cũng như các triều đại khác đã quan tâm tới vấn đề bảo vệ bí mật những thông tin trong văn bản. Ngày nay nhà nước ta vẫn tiếp tục quan tâm đến vấn đề này, nhưng phạm vi rộng hơn và những quy định cũng chi tiết hơn. 
Công tác văn thư, lưu trữ là lĩnh vực hoạt động có liên quan rất nhiều đến việc bảo mật thông tin trong văn bản. Vì thế, những quy định của các triều đại trước đây về vấn đề này cần được nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc và phê phán để góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, đồng thời vận dụng vào công cuộc cải cách hành chính hiện nay. 
CHƯỞNG TẢ QUÂN QUẬN CÔNG LÊ VĂN DUYỆT (1764 – 1832) 
Xem thêm CĐ 37. LÊ VĂN DUYỆT 
Câu 21 : Anh (chị) hãy trình bày những nét khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương của triều đình nhà Nguyễn giai đoạn từ 1802 đến 1858? 
[GT, 220-241] 
Xem mô hình Mô hình Vua Minh Mạng 
Câu 22 : Anh (chị) hãy trình bày những nét chủ yếu về phương thức điều hành triều chính của Triều đình nhà Nguyễn? 
[GT, 241-247] 
Câu 23 : Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về cơ cấu tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương thời Nguyễn giai đoạn từ 1802 đến 1831? 
[GT, 250-259] 
Câu 24 : Anh (chị) hãy trình bày nội dung chủ yếu về những thay đổi cơ cấu tổ chức hành chính địa phương của triều Nguyễn của cải cách hành chính dưới Triều Vua Minh Mạng từ 1831 đến 1884? 
[GT, 259-267] 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_hanh_chinh_nha_nuoc_viet_nam_chuong_5_hanh.ppt