Luận án Đánh giá chất lượng và hiệu quả của bùn đáy trên năng suất lúa trong hệ thống canh tác lúa - Tôm tại tỉnh Cà Mau
Bùn đáy trong các hệ thống canh tác thủy sản được xem là nguồn gây ô
nhiễm khi xả thải ra môi trường, tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy
trong bùn đáy có chứa lượng chất dinh dưỡng có thể tái sử dụng cho cây trồng.
Các nghiên cứu này chỉ tập trung cho bùn đáy ao nuôi cá da trơn và cá nước
ngọt do đó cần phải có những nghiên cứu thực tế về bùn đáy trong điều kiện
nước ngọt-mặn luân phiên điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ
một số hệ thống canh tác đặc trưng của vùng, trong đó hệ thống lúa-tôm được
xem là hệ thống sản xuất nông nghiệp phù hợp vì có thể trồng lúa vào mùa mưa
khi độ mặn xuống thấp nhưng vẫn có thể nuôi tôm vào mùa khô khi độ mặn
tăng cao. Vì vậy đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá đặc tính bùn đáy
trong hệ thống canh tác đặc thù này về khối lượng và hàm lượng các dưỡng chất
thiết yếu, đồng thời nghiên cứu ứng dụng bùn để cung cấp dinh dưỡng cho canh
tác vụ lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá chất lượng và hiệu quả của bùn đáy trên năng suất lúa trong hệ thống canh tác lúa - Tôm tại tỉnh Cà Mau
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ---o0o--- HUỲNH VĂN QUỐC HUỲNH VĂN QUỐC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BÙN ĐÁY TRÊN NĂNG SUẤT LÚA TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT Mã số: 62620103 NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT MÃ NGÀNH: 62.62.01.03 CẦN THƠ - 2020 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ---o0o--- HUỲNH VĂN QUỐC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BÙN ĐÁY TRÊN NĂNG SUẤT LÚA TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT Mã số: 62620103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. CHÂU MINH KHÔI HỌC PGS. TS. CHÂU MINH KHÔI CẦN THƠ - 2020 3 TÓM LƯỢC Bùn đáy trong các hệ thống canh tác thủy sản được xem là nguồn gây ô nhiễm khi xả thải ra môi trường, tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy trong bùn đáy có chứa lượng chất dinh dưỡng có thể tái sử dụng cho cây trồng. Các nghiên cứu này chỉ tập trung cho bùn đáy ao nuôi cá da trơn và cá nước ngọt do đó cần phải có những nghiên cứu thực tế về bùn đáy trong điều kiện nước ngọt-mặn luân phiên điển hình ở Đồng bằng sông Cửu Long để phục vụ một số hệ thống canh tác đặc trưng của vùng, trong đó hệ thống lúa-tôm được xem là hệ thống sản xuất nông nghiệp phù hợp vì có thể trồng lúa vào mùa mưa khi độ mặn xuống thấp nhưng vẫn có thể nuôi tôm vào mùa khô khi độ mặn tăng cao. Vì vậy đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá đặc tính bùn đáy trong hệ thống canh tác đặc thù này về khối lượng và hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu, đồng thời nghiên cứu ứng dụng bùn để cung cấp dinh dưỡng cho canh tác vụ lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. Trong nội dung nghiên cứu thứ nhất, đề tài tiến hành khảo sát phỏng vấn, điều tra kỹ thuật canh tác và xử lý bùn đáy của người dân khi thực hiện hệ thống lúa-tôm; Khảo sát, phân tích đặc tính hóa học ba nhóm mẫu đất: (1) mẫu bùn đáy; (2) mẫu đất tầng canh tác (từ 0 đến 3 cm); (3) mẫu đất tầng canh tác (từ 3 đến 10 cm). Kết quả nghiên cứu cho thấy bùn đáy tích lũy trong hệ thống lúa- tôm có thể được xử lý rửa mặn và tận dụng hàm lượng dinh dưỡng trong bùn để thay thế một phần phân hóa học cung cấp dưỡng chất cho vụ lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. Để thực hiện nội dung nghiên cứu thứ hai, đề tài xác định khối lượng bùn đáy tích lũy sau vụ tôm và hàm lượng dưỡng chất, khả năng khoáng hóa N của bùn đáy nhằm đánh giá tổng lượng bùn đáy và khả năng cung cấp N khoáng của bùn đáy trong hệ thống canh tác lúa-tôm. Đánh giá tổng lượng bùn được thực hiện bằng cách đặt những bẫy bùn dưới đáy mương chính trong hệ thống lúa- tôm. Sau vụ nuôi tôm, lượng bùn lắng trên bẫy bùn được ghi nhận khối lượng khô để tính tổng lượng bùn. Khả năng cung cấp N khoáng của bùn đáy được đánh giá dựa vào phân tích N khoáng tích lũy và tốc độ khoáng hóa N theo thời gian của ba nhóm mẫu thu ở ba vị trí khác nhau trong hệ thống lúa-tôm: (1) mẫu bùn mương chính, (2) mẫu bùn mương xả phèn, (3) mẫu đất tầng canh tác (0-3 cm). Kết quả cho thấy tổng lượng bùn tích lũy ở mương chính đạt từ 377,3 đến 430,6 (m3/ha/vụ) tương ứng từ 83 đến 94,7 (tấn/ha/vụ) bùn khô. Kết quả phân tích khả năng cung cấp N khoáng cho thấy bùn đáy của hệ thống lúa-tôm sau 4 khi rửa mặn có khả năng cung cấp bổ sung N khoáng cho vụ canh tác lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu thứ nhất và nghiên cứu thứ hai, đề tài tiếp tục thực hiện nghiên cứu dài hạn từ năm 2014 đến năm 2017 về cung cấp bùn đáy thay thế phân hóa học cho canh tác lúa dựa vào đánh giá hiệu quả của bón bùn đáy đối với một số đặc tính hóa học liên quan đến độ phì nhiêu đất và năng suất lúa trong hệ thống canh tác lúa-tôm. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức (NT). Các NT gồm: NT1 - không bón phân (đối chứng); NT2 - bón 5 cm bùn đáy; NT3 - bón phân NPK (60 N-40 P2O5-30 K2O kg/ha); NT4 - bón phân NPK với lượng bằng 2/3 của NT3 (40 N-27 P2O5-20 K2O kg/ha); NT5 - bón bùn 5 cm kết hợp phân NPK với lượng như NT4. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng N khoáng hóa tích lũy theo thời gian của các NT có bón bùn cao hơn khác biệt so với các NT còn lại; Bên cạnh đó, hàm lượng N và P hữu dụng trong đất được ghi nhận cao hơn khác biệt có ý nghĩa giữa NT2, NT5 so với 3 NT. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy bón bùn đáy có thể thay thế một phần phân hóa học trong vụ canh tác lúa, điều này được chứng minh bởi số chồi và chiều cao cây của các NT được bón bùn cao khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các NT không bón bùn. Đặc biệt năng suất lúa của NT có bón bùn kết hợp với một lượng giảm phân vô cơ (NT5) cao khác biệt so với các NT còn lại. Từ khóa: Ảnh hưởng mặn, bùn đáy, hệ thống lúa-tôm, năng suất lúa, phì nhiêu đất. 5 6 ABSTRACT Sludge in aquacultural cropping systems is considered as a source of pollution when it is discharged into the environment. However, recent studies showed that the sludge contains nutrients that can be reused for plants. These studies only focused on sludge from the cat-fish and fresh-water-fish pond- systems, so there is a need for further studies on the sludge particularly in alternating fresh-saline water condition in the Mekong Delta. This aims to serve a number of typical cropping systems existing in the region, of which the rice- shrimp cropping system is considered as “a smart agricultural production system”. In this cropping system, rice can be planted in the rainy season when salinity level is low and a shrimp crop can be grown in the dry season when salinity is higher. Therefore, this study was conducted to evaluate the characteristics of sludge in this typical cropping system with particular focus on the amount and content of essential nutrients and to study the application of sludge to provide nutrition for the rice crop in the rice-shrimp cropping system. As for the first study, a survey was conducted to interview farmers on farming techniques, crops and information that related to rice-shrimp system; Surveying and analyzing chemical properties of three groups of soil samples collected at three different locations in the rice-shrimp farms: (1) sludge; (2) the rice platform (0 – 3 cm) and (3) the rice platform (3 – 10 cm). The results of study showed that accumulated sludge in the rice-shrimp system can be treated for saline washing and can take advantage of the nutrient content of its to replace a part of chemical fertilizer to supply nutrients for the rice crop in the rice- shrimp farming system. In the second study, the thesis determined the quantity of sludge accumulated after a shrimp crop and its nutrient amounts and nitrogen mineralization from the sludge to evaluate the total amount of sludge and ability of mineral nitrogen supply in the cropping system. Quantification of sludge was done by setting up the sludge-collecting traps on the bottom of the main ditches in the rice-shrimp system. At the end of the shrimp crop, sludge settled down on the traps was collected and recorded on dry-weight basis. Sludge’s capacity to supply available nitrogen was evaluated by incubating the sludge samples in aerobic condition for 21 days. There were three groups of samples collected at three different locations in the rice-shrimp farms: (1) the main ditches, (2) the acidity-draining ditches and (3) the rice platform (0 – 10 cm). The results 7 showed that the quantity of sludge was in an average of 377.3 – 430,3 (m3/ha/crop) the same as 83 – 94,7 (tonnes/ha/crop). The results from The amounts of available nitrogen released and accumulated in sludge from this study highlighted that the salinity-leached sludge in rice-shrimp cropping system has the capacity to supply a significant amount of available nitrogen for rice crop in the system. Based on the results of the first and the second studies, the thesis continued to conduct field researches from 2014 to 2017 to study the supply of sludge to replace chemical fertilizers for rice cultivation. The experiment was set up in a randomized complete block design with five treatments (NT), including: NT1 - without fertilizers; NT2 - applied with 5-cm depth of sludge; NT3 - applied with NPK fertilizers at 60 N-40 P2O5-30 K2O kg/ha; NT4 - applied with NPK fertilizers at 2/3 rate of NT3 (40 N-27 P2O5-20 K2O kg/ha); and NT5 - a combination of NT2 and NT4. There were 4 replications for each treatment. The results showed that the amount of available nitrogen mineralized in the treatments with sludge application was significantly higher than that of no sludge application (p<0.05). In the soil, the available nitrogen and phosphorus contents analyzed in NT2 and NT5 were significantly higher than those in other treatments (p<0.05). The results revealed that applying sludge could replace partially chemical fertilizers for rice crop in rice-shrimp cropping system, showed by significantly higher shoot numbers, plant heigh and yield in the treatments applied with sludge. Key words: Saline effect, sludge, rice-shrimp system, rice yield, fertile soil. 8 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận án này đây là công trình nghiên cứu cua bản thân. Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Cần Thơ, ngày 25 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận án Huỳnh Văn Quốc Người hướng dẫn Châu Minh Khôi 9 MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ i Lý lịch khoa học ii Tóm lược iii Abstracts v Lời cam kết vii Mục lục viii Danh sách Bảng xii Danh sách Hình xiii Các thuật ngữ xiv Danh mục các từ viết tắt xv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 3 1.3.1 Mục tiêu chung 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5 Những điểm mới của luận án 4 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5 1.6.1 Ý nghĩa khoa học 5 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 5 1.7 Nội dung luận án 6 1.8 Hạn chế của luận án 9 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về đất mặn 10 2.1.1 Một số đặc tính nổi bật của đất mặn 10 2.1.2 Những bất lợi của đất mặn khi sử dụng cho nông nghiệp 10 10 2.2 Thực trạng hệ thống canh tác lúa-tôm ở ĐBSCL 12 2.2.1 Thuận lợi của hệ thống canh tác lúa-tôm 12 2.2.2 Những trở ngại chính của hệ thống canh tác lúa-tôm 13 2.3 Tổng quan về bùn đáy 15 2.3.1 Bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh 15 2.3.2 Bùn đáy ao của các hệ thống nuôi tôm 15 2.3.3 Những trở ngại chính của bùn đáy trong các hệ thống canh tác tôm 17 2.3.4 Tận dụng dinh dưỡng cho cây trồng từ bùn đáy ao 17 2.4 Tổng quan về Cà Mau và hệ thống lúa-tôm ở Cà Mau 19 2.4.1 Tổng quan về Cà Mau 19 2.4.1.1 Vị trí địa lý 19 2.4.1.2 Các nhóm đất chính 21 2.4.2 Hiện trạng hệ thống lúa-tôm ở Cà Mau 22 2.4.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc canh tác hệ thống lúa-tôm 23 2.4.3.1 Thuận lợi 23 2.4.3.2 Khó khăn 24 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25 3.1.1 Thời gian nghiên cứu 25 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 25 3.2 Phương pháp nghiên cứu 26 3.2.1 Nghiên cứu 1: Nghiên cứu thực trạng hệ thống lúa-tôm; đặc tính hóa học đất ảnh hưởng hệ thống 26 3.2.1.1 Nghiên cứu thực trạng hệ thống lúa-tôm 26 3.2.1.2 Khảo sát đặc tính hóa học đất ảnh hưởng hệ thống 26 3.2.2 Nghiên cứu 2: Nghiên cứu đánh giá khối lượng bùn đáy từ vụ tôm, hàm lượng một số dưỡng chất chính và khả năng khoáng hóa N của bùn đáy 28 3.2.2.1 Xác định khối lượng bùn đáy từ vụ tôm 28 3.2.2.2 Phương pháp thu mẫu 30 a. Thu mẫu xác định khối lượng bùn đáy 30 b. Thu mẫu xác định hàm lượng dưỡng chất trong bùn và đánh giá khả năng, tốc độ khoáng hóa N 30 3.2.3 Nghiên cứu 3: Nghiên cứu áp dụng bón bùn đáy thay thế phân hóa học cho canh tác lúa trong hệ thống lúa-tôm. 30 3.2.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 11 3.2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng 31 3.2.3.3 Phương pháp rửa mặn 33 3.2.3.4 Phương pháp thu mẫu 34 a. Thu mẫu đánh giá khả năng khoáng hóa đạm 34 b. Thu mẫu phân tích hàm lượng P hữu dụng 34 c. Thu mẫu phân tích các chỉ tiêu nông học 35 3.2.3.5 Phương pháp xác định tổng hấp thu N 35 3.2.3.6 Phương pháp xác định khả năng đáp ứng năng suất bùn đáy 35 3.2.4 Phương pháp ủ khoáng hóa N 35 3.2.5 Phương pháp phân tích mẫu 36 3.2.6 Phương pháp phân tích số liệu 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng canh tác “lúa”, “tôm” trong hệ thống canh tác lúa- tôm tại vùng nghiên cứu 38 4.1.1 Thông tin chung 38 4.1.2 Lịch thời vụ 38 4.1.3 Kỹ thuật canh tác lúa 38 4.1.4 Kỹ thuật canh tác tôm 40 4.1.5 Xử lý bùn đáy 41 4.1.6 Thích ứng của người dân đối với hệ thống canh tác lúa-tôm 42 4.1.6.1 Mức độ đồng thuận của người dân 42 4.1.6.2 Mối quan hệ tích cực giữa hai yếu tố “lúa” và “tôm” trong hệ thống canh tác 42 4.1.6.3 Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của vùng 43 4.1.6.4 Nhận định chung của người dân về kinh tế xã hội của địa phương so với thời điểm trước khi chuyển đổi hệ thống 44 4.2 Đặc tính hóa học các nhóm mẫu đất tại các vị trí khác nhau trong hệ thống lúa-tôm 45 4.2.1 Tại vùng nghiên cứu huyện Cái Nước 45 4.2.2 Tại vùng nghiên cứu huyện Thới Bình 51 4.3 Khối lượng bùn đáy từ vụ tôm, hàm lượng dưỡng chất và khả năng khoáng hóa N của bùn đáy 55 4.3.1 Khối lượng bùn đáy từ vụ tôm 55 4.3.1.1 Khối lượng bùn đáy 55 4.3.1.2 Khối lượng riêng và ẩm độ bùn đáy 56 12 4.3.1.3 Mức độ khả thi về hàm lượng bùn đáy tích lũy có thể bón cho ruộng lúa 59 4.3.2 Hàm lượng dưỡng chất thiết yếu của bùn đáy 4.3.2.1 Hàm lượng C hữu cơ, N tổng số của bùn đáy 59 4.3.2.2 Hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu có trong bùn đáy khi đem bón với các mức độ khác nhau 61 4.3.3 Khả năng cung cấp N khoáng của bùn đáy 62 4.3.3.1 Hàm lượng N khoáng hóa theo thời gian 62 4.3.3.2 Tốc độ khoáng hóa N 63 4.4 Hiệu quả sử dụng bùn đáy thay thế phân hóa học cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa trong hệ thống lúa-tôm 65 4.4.1 Ảnh hưởng của bón bùn đến EC và pH 65 4.4.1.1 Ảnh hưởng của bón bùn đáy đến EC 65 4.4.1.2 Ảnh hưởng của bón bùn đáy đến pH 66 4.4.2 Ảnh hưởng của bón bùn đáy đến độ phì nhiêu đất 67 4.4.2.1 Khả năng cung cấp N khoáng khi bón bùn đáy 67 4.4.2.2 Khả năng cung cấp P hữu dụng của đất khi bón bùn đáy 71 4.4.3 Hiệu quả của bón bùn đáy trong canh tác lúa đối với chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất và khả năng hấp thu dưỡng chất N 73 4.4.3.1 Hiệu quả bón bùn đáy đối với các chỉ tiêu nông học 73 a. Số chồi 73 b. Chiều cao cây 75 4.4.3.2 Hiệu quả của bón bùn đáy đối với năng suất lúa 78 4.4.3.3 Hiệu quả của bón bùn đáy đối với hệ số hấp thu N trong tổng sinh khối lúa 89 4.4.3.4 Hiệu quả của bón bùn đáy ... 51,635 37,909 16,28 0,000 Sai số 12 27,941 2,328 Tổng sai số 19 208,110 2016 15 NSC Lặp lại 3 58,714 19,571 17,51 0,000 Nghiệm Thức 4 228,208 57,052 51,03 0,000 Sai số 12 13,416 1,118 Tổng sai số 19 300,338 25 NSC Lặp lại 3 51,362 17,121 4,34 0,027 Nghiệm Thức 4 91,613 22,903 5,80 0,008 Sai số 12 47,371 3,948 Tổng sai số 19 190,346 35 NSC Lặp lại 3 11,234 3,745 1,15 0,368 Nghiệm Thức 4 160,793 40,198 12,36 0,000 Sai số 12 39,031 3,253 Tổng sai số 19 211,058 45 NSC Lặp lại 3 48,206 16,069 7,43 0,004 Nghiệm Thức 4 581,642 145,410 67,26 0,000 Sai số 12 25,942 2,162 Tổng sai số 19 655,790 60 NSC Lặp lại 3 15,76 5,25 0,65 0,596 Nghiệm Thức 4 924,86 231,22 28,76 0,000 Sai số 12 96,48 8,04 Tổng sai số 19 1037,10 2017 15 NSC Lặp lại 3 5,732 1,911 1,72 0,215 Nghiệm Thức 4 24,335 6,084 5,48 0,010 Sai số 12 13,313 1,109 120 Tổng sai số 19 43,380 25 NSC Lặp lại 3 16,381 5,460 4,86 0,019 Nghiệm Thức 4 207,303 51,826 46,13 0,000 Sai số 12 13,481 1,123 Tổng sai số 19 237,166 35 NSC Lặp lại 3 35,941 11,980 3,55 0,048 Nghiệm Thức 4 311,760 77,940 23,09 0,000 Sai số 12 40,510 3,376 Tổng sai số 19 388,211 45 NSC Lặp lại 3 7,765 2,588 1,83 0,196 Nghiệm Thức 4 85,738 21,435 15,15 0,000 Sai số 12 16,982 1,415 Tổng sai số 19 110,486 60 NSC Lặp lại 3 6,538 2,179 0,65 0,599 Nghiệm Thức 4 84,237 21,059 6,26 0,006 Sai số 12 40,347 40,347 Tổng sai số 19 131,122 Bảng phân tích ANOVA Bảng 4.16 Năng suất thực tế (tấn/ha) qua vụ mùa các năm Năm thực hiện Nguồn Độ tự do Tổng phương sai Trung bình phương sai F P 2014 Lặp lại 3 0,004020 0,001340 0,21 0,888 Nghiệm Thức 4 0,378370 0,094593 14,77 0,000 Sai số 12 0,076830 0,006403 Tổng sai số 19 0,459220 2016 Lặp lại 3 1,4815 0,4938 3,77 0,041 Nghiệm Thức 4 8,6130 2,1533 16,45 0,000 Sai số 12 1,5710 0,1309 Tổng sai số 19 11,6655 2017 Lặp lại 3 0,7299 0,2433 3,17 0,064 Nghiệm Thức 4 6,3527 1,5882 20,69 0,000 Sai số 12 0,9212 0,0768 Tổng sai số 19 8,0039 Bảng phân tích ANOVA Bảng 4.17 Hàm lượng N (kg/ha) hấp thu trong hạt và thân lúa 121 Năm thực hiện Nguồn Độ tự do Tổng phương sai Trung bình phương sai F P 2014 N trong hạt Lặp lại 3 5,960 1,478 1,01 0,426 Nghiệm Thức 4 95,544 23,886 16,28 0,000 Sai số 11 16,141 1,467 Tổng sai số 18 117,644 N trong thân Lặp lại 3 2,408 0,803 0,32 0,814 Nghiệm Thức 4 156,478 39,120 15,40 0,000 Sai số 12 30,473 2,539 Tổng sai số 19 189,359 Tổng N hấp thu Lặp lại 3 6,251 2,084 0,41 0,747 Nghiệm Thức 4 525,811 131,453 26,02 0,000 Sai số 12 60,613 5,051 Tổng sai số 19 592,674 2016 N trong hạt Lặp lại 3 182,21 60,74 5,29 0,015 Nghiệm Thức 4 1653,31 413,33 35,98 0,000 Sai số 12 137,84 11,49 Tổng sai số 19 1973,35 N trong thân Lặp lại 3 26,70 8,90 2,39 0,120 Nghiệm Thức 4 4826,63 1206,66 323,93 0,000 Sai số 12 44,70 3,73 Tổng sai số 19 4898,03 Tổng N hấp thu Lặp lại 3 141,2 47,1 47,1 0,037 Nghiệm Thức 4 11729,0 2932,3 242,56 0,000 Sai số 12 145,1 12,1 Tổng sai số 19 12015,3 2017 N trong hạt Lặp lại 3 98,08 32,69 2,14 0,148 Nghiệm Thức 4 1619,99 405,00 26,54 0,000 Sai số 12 183,11 15,26 Tổng sai số 19 1901,17 N trong thân Lặp lại 3 25,91 0,273 1,47 0,273 Nghiệm Thức 4 2519,79 629,95 629,95 0,000 Sai số 12 70,60 5,88 Tổng sai số 19 2616,30 Tổng N hấp thu Lặp lại 3 135,8 45,3 1,49 0,268 Nghiệm Thức 4 8120,4 2030,1 0,000 66,72 Sai số 12 365,1 30,4 Tổng sai số 19 8621,3 Bảng phân tích ANOVA Bảng 4.18 Hệ số hấp thu N trong tổng sinh khối của lúa 122 Năm thực hiện Nguồn Độ tự do Tổng phương sai Trung bình phương sai F P 2014 Lặp lại 3 0,0006396 0,0002731 0,84 0,509 Nghiệm Thức 3 0,0011012 0,0003671 1,13 0,394 Sai số 8 0,0026036 0,0003255 Tổng sai số 14 0,0043444 2016 Lặp lại 3 0,160 0,005546 2,33 0,160 Nghiệm Thức 3 0,008619 0,002873 1,21 0,375 Sai số 7 0,016628 0,002375 Tổng sai số 13 0,043264 2017 Lặp lại 3 0,021577 0,007192 5,55 0,020 Nghiệm Thức 4 0,000794 0,000265 0,20 0,891 Sai số 9 0,011655 0,001295 Tổng sai số 15 0,034027 Bảng phân tích ANOVA Bảng 4.19 Mức tăng năng suất và tổng sinh khối lúa (tấn/ha) trong trường hợp có bón bùn Năm thực hiện Nguồn Độ tự do Tổng phương sai Trung bình phương sai F P 2014 Năng suất Lặp lại 3 0,004150 0,001383 0,25 0,857 Nghiệm Thức 3 0,262850 0,087617 16,03 0,001 Sai số 9 0,049200 0,005467 Tổng sai số 15 0,316200 Tổng sinh khối Lặp lại 3 0,25003 0,08334 1,90 0,199 Nghiệm Thức 3 5,10372 1,70124 38,88 0,000 Sai số 9 0,39383 0,04376 Tổng sai số 15 5,74757 2016 Năng suất Lặp lại 3 1,2019 0,4006 2,82 0,100 Nghiệm Thức 3 3,2569 1,0856 7,63 0,008 Sai số 9 1,2806 0,1423 Tổng sai số 15 5,7394 Tổng sinh khối Lặp lại 3 1,868 0,622 2,02 0,182 Nghiệm Thức 3 59,665 19,888 64,44 0,000 Sai số 9 2,777 0,309 Tổng sai số 15 64,310 2017 Năng suất Lặp lại 3 0,45187 0,15062 4,66 0,031 Nghiệm Thức 3 2,47187 0,82396 25,52 0,000 Sai số 9 0,29062 0,03229 Tổng sai số 15 3,21437 Tổng sinh khối Lặp lại 3 0,8219 0,2740 2,12 0,168 Nghiệm Thức 3 40,2019 13,4006 103,47 0,000 Sai số 9 1,1656 0,1295 Tổng sai số 15 42,1894 PHỤ CHƯƠNG III TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Phiếu số: 123 KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT PHIẾU ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA-TÔM 1. THÔNG TIN CHUNG: - Tên người điều tra:. . . . . . . . . . . . . . . .Ngày điều tra: . . . . /../2013 - Tên nông dân: . . . . . . . . . . . . . . . Nam , Nữ , Tuổi:. . . . . - Địa chỉ: Ấp: . . . . . . . . . . .Xã: . . . . . Huyện: Cái Nước, Tỉnh: Cà Mau - Trình độ học vấn: ../12. - Có tham gia các lớp khuyến nông hay tập huấn kỹ thuật không?................... + Nội dung: + Thời gian: + Số lần:. - Diện tích tổng:....m2. Diện tích ao dưỡng (vèo): Diện tích trồng lúa:.. Diện tích ao nuôi tôm:......................... - Thời gian canh tác lúa- tôm: năm. - Trước đây đất dùng để làm gì? .. . 2. LỊCH THỜI VỤ 124 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lúa Tô m Ghi chú: 3. KỸ THUẬT CANH TÁC 3.1 Lúa 3.1.1 Kỹ thuật làm đất Chuẩn bị đất: Có cày, xới không. Phơi đất: Có Không Bao lâu:......................ngày Xử lý đất: Vôi: Có Không Liều lượng..................kg/1000m2 Khác: ................................................................................................... 3.1.2 Kỹ thuật trồng: Giống lúa:.Thời gian sinh trưởng:. Mật độ sạ: .kg/công, Kiểu sạ: lang hàng 3.1.3. Nước tưới: - Thời gian cấp nước và rút nước: .. 3.1.4 Phân bón và kỹ thuật bón phân - Có sử dụng phân hữu cơ không. 125 Loại phân (PHC và phân hóa học) Liều lượng (kg/1000m2) Thời gian bón (Ngày sau sạ) Cách bón (vùi vào đất, rãi trên bề mặt) Ghi chú 3.1.5 Thuốc BVTV Có sử dụng IPM không?............................................................... Loại dịch hại Tên thuốc Liều lượng (tính theo 1000m2) Số lần/vụ Ghi chú 126 3.1.6 Thu hoạch: Sau thu hoạch xử lý gốc rạ như thế nào? ............................................................. ..................................................................................................................... ...................................... Năng suất: tấn/ha 3.2 Tôm Nguồn nước ao nuôi lấy từ đâu: . Nguồn nước ao nuôi xả ra đâu: Mật độ thả nuôi Giống tôm... Nuôi dưỡng trong vèo bao lâu thì thả vào ao nuôi.. 3.2.1 Cải tạo ao - Xử lý bùn đáy ao như thế nào? .............................................................................................................. ..................................................................................................................... .................. - Sử dụng hóa chất: CaO/CaCO3 (.kg/1000m2). Chlorine- (..ppm), Formaline (..ppm), KMnO4 (..ppm), BKC (.ppm). - Phơi ao bao lâu: - Sử dụng hóa chất sau khi cho nước vào: CaCO3 (.kg/1000m2). Chlorine- (..ppm), EDTA (..ppm), Formaline (..ppm), KMnO4 (..ppm), BKC (.ppm.). Chất gây màu:.. - Khác: 127 3.2.2 Gây màu Loại phân Liều lượng Số lần sử dụng Ghi chú 3.2.3 Thức ăn Giai đoạn Loại Lượng Ghi chú 3.2.4 Phòng trị bệnh Tên bệnh Tên thuốc Liều lượng Số lần/vụ Phương thức sử dụng 128 3.2.5 Thu hoạch: Năng suất: Thu hoạch như thế nào? (1 lần hay nhiều lần) Lợi nhuận kinh tế? 3.3. Cây màu trên bờ bao Trên bờ bao có trồng cây gì không?..................................................................... Thời vụ?................................................................................................. Có bón phân và thuốc BVTV không?(chú ý loại phân, thuốc, liều lượng và .số lần sử dụng) . IV. KHÓ KHĂN TRONG CANH TÁC Mức độ thành công của loài canh tác trong những năm gần đây Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lúa Tôm Các vấn đề gặp phải trong canh tác (ngoại trừ vốn) (VD: tôm thả nuôi thường bị chết phải thả lại hay thường bị bệnh không có năng suất, lúa bị thất mùa, năng suất thấp hay giá cả bấp bênh) 129 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN – MỨC ĐỘ ĐỒNG THUẬN VÀ SỰ THAY ĐỔI KINH TẾ XÃ HỘI KHI CHUYỂN HỆ THỐNG CHUYÊN LÚA SANG TÔM LÚA Kính thưa Quý bà con, Được biết từ năm 2002 bà con chuyển đổi hệ thống từ chuyên lúa sang tôm lúa, trong quá trình này bà con gặp những thuận lợi, khó khăn gì về tự nhiên cũng như có những thay đổi gì về kinh tế xã hội trong vùng chuyển đổi. Những người thực hiện Đề tài rất mong nhận được những thông tin từ bà con, những thông tin mà bà con cung cấp mang tính chất quan trọng và chỉ được phép sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Trân trọng. I. THÔNG TIN CHUNG - Tên cán bộ điều tra: ; Ngày điều tra: - Tên nông dân: .; Giới tính: ; Tuổi: . - Địa chỉ: - Trình độ học vấn: .. - Tổng diện tích thực hiện hệ thống tôm lúa: ..; Trong đó diện tích trồng lúa trên nền đất nuôi tôm là: . - Chuyển đổi hệ thống từ năm: . II. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG HỆ THỐNG VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1. Môi trường tự nhiên cho vụ lúa 1.1 Có chủ động được nguồn nước ngọt cho việc rữa mặn và cho cả vụ lúa hay không? a. Chủ động được, lý do: 130 b. Không chủ động được, lý do: .. 1.2 Nguồn nước ngọt để rữa mặn và phục vụ cho suốt vụ lúa từ đâu? a. Chủ yếu từ nước sông. b. Chủ yếu từ nước trời. c. Cả nước sông và nước trời. 1.3 Nguồn nước ngọt có đủ để rữa mặn và phục vụ cho suốt vụ lúa hay không? a. Đủ b. Không c. Tùy theo năm d. Hoàn toàn không đủ 1.4 Về điều kiện tự nhiên cho vụ lúa (chủ yếu là nước ngọt) bà con có khăn khăn gì và đề xuất: 2. Môi trường tự nhiên cho vụ tôm 2.1 Có chủ động được nguồn nước cho vụ tôm hay không? a. Chủ động được, lý do: b. Không chủ động được, lý do: 2.2 Có quản lý được dịch bệnh cho tôm do nguồn nước gây ra hay không? a. Có b. Không c. Tùy thời điểm 3. Nhận định của bà con về lợi thế hệ thống: a. Lợi ích của vụ lúa đối với vụ tôm (cải thiện môi trường, thức ăn, ): 131 b. Lợi ích của vụ tôm đối với vụ lúa (giá trị kinh tế, điều kiện môi trường nước, ): III. MỨC ĐỘ ĐỒNG THUẬN CỦA BÀ CON 1. Khi chuyển đổi hệ thống từ chuyên lúa sang tôm lúa thì bà con a. Đồng ý vì có lợi về kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên. b. Không đồng ý nhưng phải làm theo vì các hộ xung quanh đều thực hiện. c. Ý kiến khác: . 2. Vụ lúa trong hệ thống tôm lúa luôn gặp những khó khăn nhất định về mặt tự nhiên, quản lý mùa vụ, có khi phải bù lỗ, vậy bà con có nên thực hiện vụ lúa trong hệ thống hay không? a. Có, vì: .. b. Không. 3. Trong điều kiện hiện nay, nếu bà con tự quyết định hệ thống canh tác thì ba con sẽ chọn hệ thống a. Chuyên lúa, vì: b. Chuyên tôm, vì: c. Tôm lúa, vì: .. 132 d. Hệ thống khác .. . IV. SỰ THAY ĐỔI VỀ KINH TẾ XÃ HỘI - Số lao động nông nghiệp của gia đình hiện tài là: . người. 1. Sử dụng lao động nhàn rỗi Sử dụng lao động nhàn rỗi vào việc Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Nghỉ ngơi/không làm việc b. Đi làm thuê nơi khác c. Không có lao động nhàn rỗi d. ý kiến khác . (đánh dấu vào thời điểm tương ứng) 2. Tận dụng điều kiện tự nhiên, lợi thế của vùng Mức độ tận dụng Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Không tận dụng được b. Tận dụng một phần lợi thế về tự nhiên c. Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên d. Ý kiến khác . (đánh dấu vào thời điểm tương ứng) 3. Thu nhập (bình quân/hộ/năm) Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại (ghi mức thu nhập vào từng thời điểm tương ứng) 4. Giáo dục 133 Trình độ đạt được Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Cấp 1 b. Cấp 2 c. Cấp 3 d. Trung cấp e. Cao đẳng trở lên (đánh dấu vào thời điểm tương ứng) 5. Y tế Mức độ phục vụ Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Tiếp cận khó khăn b. Tiếp cận dễ dàng c. Phục vụ tận gia đình d. Ý kiến khác .. (đánh dấu vào thời điểm tương ứng) 6. Giao thông Mức độ đầu tư – sử dụng Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Thông thoáng cả về đường bộ và thủy b. Thông thoáng về đường bộ c. Thông thoáng về đường thủy d. Ý kiến khác .. 134 (đánh dấu vào thời điểm tương ứng, đường bộ ở vùng là đường đanl nông thôn cho xe hai bánh) 7. Phương tiện đi lại (chủ yếu là gì?) Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại (ghi phương tiện đi lại vào từng thời điểm tương ứng) 8. Phương tiện nghe nhìn (chủ yếu là gì?) Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại (ghi phương tiện nghe nhìn vào từng thời điểm tương ứng) 9. Phương tiện liên lạc (chủ yếu là gì?) Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại (ghi phương tiện liên lạc vào từng thời điểm tương ứng) 10. Vai trò của các cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương Nhận định của bà con Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Tốt (có nhiều cuộc tập huấn, lịch mùa vụ, ) b. Chưa tốt (nông dân phải tự tìm hiểu hệ thống, không có lịch mùa vụ, ) c. Ý kiến khác (đánh dấu vào thời điểm tương ứng) 135 11. Các chính sách hỗ trợ cho hệ thống tôm lúa Mức độ hỗ trợ (vốn, kỹ thuật, ) Trước năm 2002 Từ năm 2002 2014 Thời điểm hiện tại a. Kịp thời, thuận lợi cho bà con b. Chưa kịp thời, nông hộ vẫn còn gặp khó khăn c. Không có chính sách. d. Ý kiến khác .. (đánh dấu vào thời điểm tương ứng) 12. Nhận định chung của bà con về kinh tế xã hội của địa phương so với thời điểm trước khi chuyển đổi hệ thống (năm 2002) như thế nào? a. Không thay đổi b. Tốt hơn, vì: c. Kém hơn, vì: Những người thực hiện Nghiên cứu xin chân thành cảm ơn. , ngày .. tháng .. năm Cán bộ điều tra
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_chat_luong_va_hieu_qua_cua_bun_day_tren_nan.pdf