Luận án Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đồng bằng sông hồng theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống

Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố (hình 0.1): Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc

Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và

Ninh Bình - đó là nơi có nền văn hoá lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước của người

Việt. Tổ chức xã hội nông thôn của ĐBSH hình thành trên cơ sở làng, dòng tộc và gia đình,

là cộng đồng dân cư làm nông nghiệp, quần tụ gắn bó trong suốt quá trình phát triển của

lịch sử. Mối quan hệ xã hội gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau, hỗ trợ

giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tình cảm láng giềng

thân thiện được hình thành từ xa xưa đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng

nông thôn ĐBSH [75].

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, xã hội, sự gia tăng dân số, quá trình phát triển

kinh tế, VHXH, điều kiện địa lý, môi trường và vấn đề đô thị hoá đã và đang làm cho môi

trường ở nông thôn vùng ĐBSH thay đổi rất nhiều. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự

phát triển nhu cầu thực tế của xã hội, quá trình tác động ảnh hưởng của CNH, ĐTH, sự

quan tâm chưa nhiều trong vấn đề quy hoạch phát triển môi trường ở (trong đó có kiến trúc

ở, khuôn viên ở và các công trình công cộng nông thôn làng - xã .) đang làm mất đi hình

ảnh văn hoá kiến trúc ở truyền thống dân gian đầy bản sắc của nông thôn vùng ĐBSH nói

riêng và nông thôn Việt Nam nói chung

pdf 175 trang dienloan 5360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đồng bằng sông hồng theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đồng bằng sông hồng theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống

Luận án Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đồng bằng sông hồng theo hướng hiện đại và phát huy giá trị truyền thống
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 
ĐỖ TRỌNG CHUNG 
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG Ở 
NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT HUY 
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC 
HÀ NỘI - 2016 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 
ĐỖ TRỌNG CHUNG 
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG Ở 
NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT HUY 
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC 
MÃ SỐ: 62.58.01.02 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS.TSKH. NGUYỄN VĂN ĐỈNH 
Hà Nội - 2016 
LỜI CẢM ƠN 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, khoa Đào Tạo Sau 
Đại Học, khoa Kiến Trúc và Quy Hoạch, bộ môn Lý Thuyết và Lịch Sử Kiến Trúc, bộ môn 
Kiến Trúc Dân Dụng - Trường Đại Học Xây Dựng đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi hoàn 
thành luận án này. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận sâu sắc sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình 
của PGS.TSKH. Nguyễn Văn Đỉnh trong suốt quá trình thực hiện luận án. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đã góp ý kiến rất nhiều cho luận án; Các cơ 
quan, tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi được khảo sát, lấy số liệu phục vụ luận 
án; Và tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp trong khoa Kiến 
Trúc và Quy Hoạch - trường Đại Học Xây Dựng, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Đình Thi đã ủng 
hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. 
 Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. 
 i 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cảm ơn 
Lời cam đoan 
Trang 
MỤC LỤC ....i 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG ...vii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ...viii 
MỞ ĐẦU .....1 
1. Lý do lựa chọn đề tài ..1 
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................................4 
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu .....................................................4 
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................................4 
5. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................................6 
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của luận án ............................................................................6 
7. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................................7 
8. Cấu trúc luận án .....................................................................................................................7 
9. Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu ....8 
NỘI DUNG ........................10 
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG Ở NÔNG THÔN MỘT SỐ 
NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .................................10 
1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................................10 
 1.1.1. Khái niệm về nông thôn ........................................................................................10 
 1.1.2. Khái niệm về làng - xã ......................................................................................10 
 1.1.3. Khái niệm về môi trƣờng ở nông thôn ..................................................................13 
 1.1.4. Khái niệm về tổ chức môi trƣờng ở nông thôn .....................................................13 
 1.1.5. Khái niệm về nhà ở nông thôn ..13 
1.2. Tình hình tổ chức môi trƣờng ở nông thôn trên thế giới ..............................................13
 1.2.1. Một số nƣớc phát triển châu Âu và Bắc Mỹ .........14 
 1.2.2. Một số nƣớc phát triển châu Á ..................16 
 1.2.3. Nhận xét, đánh giá.........20 
 ii 
1.3. Tình hình tổ chức môi trƣờng ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng .....................20 
 1.3.1. Thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc (trƣớc năm 1954)...........................................20 
 1.3.2. Thời kỳ kinh tế bao cấp (đất nƣớc độc lập và thống nhất 1954 - 1986) ...............28 
 1.3.3. Thời kỳ kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN (1986 đến nay) ....................35 
 1.3.4. Nhận xét, đánh giá.................................................................................................40 
1.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan .....................................................................45 
 1.4.1. Một số công trình nghiên cứu có liên quan .......45 
 1.4.2. Nhận xét ....49 
1.5. Các nội dung cần giải quyết trong nghiên cứu .......49 
 1.5.1. Chỉnh trang, hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan làng - xã .......................49 
 1.5.2. Kế thừa và hoàn thiện không gian văn hóa cộng đồng cho làng - xã ...................50 
 1.5.3. Cải tạo, hoàn thiện không gian khuôn viên và ngôi nhà ở ....................................50 
 1.5.4. Cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ........................................................52 
 1.5.5. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng .................................................................................53 
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG Ở NÔNG 
THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT HUY 
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ..................................................................................................54 
2.1. Điều kiện tự nhiên - khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng .............................................54 
 2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên ................................................................................54 
 2.1.2. Vị trí địa lý, địa chất, thủy văn ..............................................................................55 
 2.1.3. Điều kiện về khí hậu .............................................................................................56 
 2.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng ....56 
2.2. Quá trình biến đổi về cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp ảnh hƣởng đến tổ chức 
môi trƣờng ở .............................................................................................................................58 
 2.2.1. Những biến đổi về cơ cấu kinh tế, nghề nghiệp và lao động trong xã hội nông thôn 
vùng ĐBSH hiện nay ......................................................................................................58 
 2.2.2. Các mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp trong tƣơng lai và ảnh hƣởng của nó 
đến tổ chức môi trƣờng ở ................................................................................................63 
2.3. Một số yếu tố nội tại ảnh hƣởng đến môi trƣờng ở ....64 
 2.3.1. Dân số và cấu trúc gia đình ...................................................................................64 
 2.3.2. Mức thu nhập của ngƣời dân nông thôn ...............................................................67 
 2.3.3. Nhu cầu của ngƣời dân nông thôn về vấn đề ở, sinh hoạt và lao động .................68 
 iii 
2.4. Tác động của quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH nông thôn ......68 
 2.4.1. Tác động của quá trình đô thị hóa .........................................................................68 
 2.4.2. Mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn...................................................................75 
 2.4.3. Tác động của quá trình CNH, HĐH nông thôn .....................................................78 
2.5. Yếu tố văn hóa truyền thống có tác động tới việc gìn giữ bản sắc trong tổ chức môi 
trƣờng ở nông thôn ..81 
 2.5.1. Những nét riêng trong văn hóa lao động sản xuất truyền thống ...........................81 
 2.5.2. Quan hệ xã hội đề cao lối sống cộng đồng làng - xã ............................................82 
 2.5.3. Tín ngƣỡng, phong tục và lễ hội ...........................................................................84 
2.6. Một số giá trị trong tổ chức môi trƣờng ở nông thôn truyền thống .85 
 2.6.1. Khuôn viên và ngôi NONT truyền thống nhƣ một đơn vị cân bằng sinh thái ......85 
 2.6.2. Kiến trúc ở truyền thống mang những nét riêng biệt ............................................85 
 2.6.3. Kiến trúc ở truyền thống vùng ĐBSH rất có giá trị về nhân văn .........................87 
 2.6.4. Kiến trúc, MTƠ truyền thống thích ứng và phù hợp với tự nhiên và xã hội ........88 
 2.6.5. Giá trị khoa học và nghệ thuật trong kỹ thuật xây dựng truyền thống ..................90 
2.7. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nông thôn ...........................................................92 
 2.7.1. Những chính sách về nông thôn ............................................................................92 
 2.7.2. Các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ ......................................95 
 2.7.3. Các định hƣớng về quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH ....97 
 2.7.4. Các định hƣớng về phát triển hạ tầng vùng ĐBSH ...............................................98 
2.8. Phân loại làng - xã nông thôn vùng ĐBSH .......100 
 2.8.1. Phân loại theo đặc điểm chức năng và sản xuất ..................................................100
 2.8.2. Phân loại theo quá trình hình thành và đặc điểm địa hình ..................................100 
 2.8.3. Phân loại theo mức độ không gian ..................101 
2.9. Nhận xét chung ................................................................................................................102 
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG Ở NÔNG THÔN 
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT HUY GIÁ 
TRỊ TRUYỀN THỐNG .........................................................................................................104 
3.1. Quan điểm và nguyên tắc ...............................................................................................104 
 3.1.1. Quan điểm ...........................................................................................................104 
 3.1.2. Nguyên tắc ..........................................................................................................104 
 iv 
3.2. Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá môi trƣờng ở làng - xã nông thôn theo hƣớng hiện 
đại và phát huy giá trị truyền thống .....................................................................................105 
 3.2.1. Mục tiêu của hệ thống tiêu chí đánh giá..............................................................105 
 3.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá môi trƣờng ở làng - xã nông thôn theo hƣớng hiện đại 
và phát huy giá trị truyền thống ....................................................................................106 
3.3. Các giải pháp chung ........................................................................................................110 
 3.3.1. Chỉnh trang, nâng cấp không gian chức năng cho làng - xã ..............................110 
 3.3.2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trƣờng ...................112 
3.4. Giải pháp cho làng - xã có đặc trƣng làng cổ, di tích văn hóa cảnh quan .................114 
 3.4.1. Chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan làng - xã ............114 
 3.4.2. Giải pháp không gian văn hóa cộng đồng cho làng - xã .115 
 3.4.3. Cải tạo và hoàn thiện không gian khuôn viên ngôi nhà ở ...........116 
 3.4.4. Cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ...116 
 3.4.5. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng ...............................................................................117 
3.5. Giải pháp cho làng - xã thuần nông ...............................................................................118 
 3.5.1. Chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan làng - xã ....118 
 3.5.2. Giải pháp không gian văn hóa cộng đồng cho làng - xã .119 
 3.5.3. Cải tạo và hoàn thiện không gian khuôn viên ngôi nhà ở ...........119 
 3.5.4. Cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ...120 
 3.5.5. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng ...............................................................................121 
3.6. Giải pháp cho làng - xã có nghề truyền thống ..............................................................122 
 3.6.1. Chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan làng - xã ....122 
 3.6.2. Giải pháp không gian văn hóa cộng đồng cho làng - xã .124 
 3.6.3. Cải tạo và hoàn thiện không gian khuôn viên ngôi nhà ở ...........124 
 3.6.4. Cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ...125 
 3.6.5. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng ...............................................................................126 
3.7. Giải pháp cho làng - xã nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ven biển ..........................126 
 3.7.1. Các đặc điểm đặc thù ..........126 
 3.7.2. Chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan làng - xã ....127 
 3.7.3. Giải pháp không gian văn hóa cộng đồng cho làng - xã .128 
 3.7.4. Không gian khuôn viên và ngôi nhà ở ....128 
 3.7.5. Cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ..129 
 v 
 3.7.6. Cải thiện vệ sinh môi trƣờng ...............................................................................130 
3.8. Giải pháp cho khu dãn dân ....130 
 3.8.1. Các yêu cầu về quy hoạch ...................................................................................130 
 3.8.2. Cấu trúc trong khu dãn dân .................................................................................132 
 3.8.3. Mối quan hệ giữa khu dãn dân và làng cũ ..........................................................133 
 3.8.4. Các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho khu dãn dân ..............................................134 
3.9. Giải pháp cải tạo nâng cấp không gian những ngôi nhà ở còn nguyên các giá trị (lịch 
sử, sinh thái và kết cấu) trong những giai đoạn trƣớc đây .....................................139 
 3.9.1. Không gian ngôi nhà trƣớc 1954 ........................................................................139 
 3.9.2. Không gian ngôi nhà từ 1975 đến 1986 ..............................................................140 
 3.9.3. Giải pháp kỹ thuật chung cho cải tạo và nâng cấp cho 2 loại nhà ......................141 
3.10. Đề xuất bổ sung cho các chính sách có liên quan đến môi trƣờng ở ........................142 
 3.10.1. Chính sách xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật .............................................142 
 3.10.2. Chính sách về quản lý và quy hoạch đất đai .....................................................142 
 3.10.3. Chính sách về quy hoạch không gian ................................................................144 
 3.10.4. Chính sách quản lý, xây dựng, phát triển nhà ở ................................................144 
 3.10.5. Chính sách về phát triển nhà ở cho hộ chính sách, hộ dân nghèo .....................145 
 3.10.6. Chính sách về bảo tồn, phát triển làng - xã truyền thống ..................................145 
3.11. Đề xuất các giải pháp tổ chức quản lý .........146 
 3.11.1. Trách nhiệm của các cấp địa phƣơng ....146 
 3.11.2. Vài trò ...  hạ tầng và các công trình 
phúc lợi bằng cách “đổi đất lấy hạ tầng”. Nhưng nguồn đất này phải xem xét rất kỹ, những 
khu vực đất xấu, canh tác nông nghiệp khó thì có thể dành cho việc xây dựng công trình, 
không nên cắm ở khu vực đất màu mỡ để tiết kiệm nguồn tài nguyên đất. Nguồn đất bán 
cho nhà đầu tư xây dựng công trình hoặc đất dãn dân để ở nhất thiết phải dựa trên quy 
hoạch đã được các cấp, ngành có chuyên môn phê duyệt. Có thể kết hợp vạch tuyến đường 
bao xung quanh thôn làng (để tạo điều kiện cho xe cơ giới tiếp cận làng - xã giúp cho dân 
sinh và phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp) với việc chuyển đổi chức năng sử dụng 
đất nông nghiệp xen kẹt trong hoặc ven thôn xóm làm đất ở đấu giá, lấy kinh phí xây dựng 
hạ tầng. Một số diện tích đất nông nghiệp nằm bên trong đường bao kiến nghị được sử 
dụng cho các chức năng: Chuyển đổi thành đất ở (thông qua đấu giá) để lấy kinh phí bù vào 
việc xây dựng hạ tầng. Theo chính sách chuyển đổi đất xen kẹt (thành phố Hà Nội đã áp 
dụng). Diện tích này nằm kề đường giao thông cơ giới mới nên thuận tiện cho hoạt động 
dịch vụ, đấu giá có hiệu quả. Đồng thời trồng cây xanh, làm đất dữ trữ cho xây dựng công 
trình công cộng. 
 - Nhà nước cần nghiên cứu thêm về chủ trương “dồn điền - đổi thửa” để có thể đạt 
kết quả tốt hơn, hiện nay chủ trương này chưa mấy thành công. Chỉ có dồn điền đổi thửa thì 
mới có cánh đồng rộng hơn, tạo điều kiện cho khả năng cơ giới hóa nông nghiệp. Đồng 
thời, Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp dám vào cuộc cùng 
với người nông dân đầu tư công nghệ, cơ giới hóa, lúc đó thì mới hy vọng kinh tế nông 
 144 
nghiệp phát triển và người nông dân yên tâm làm giàu được trên chính quê hương mình 
được. 
3.10.3. Chính sách về quy hoạch không gian 
 Việc quy hoạch không gian phát triển làng - xã hiện nay, đáng chú ý là chương trình 
xây dựng nông thôn mới đang diễn ra (tại cấp xã) phần lớn chỉ quan tâm đến xây dựng khu 
trung tâm làng - xã và bê tông hóa các con đường cũ của thôn làng. Chính vì vậy, chính 
sách về quy hoạch không gian cần phải bổ sung: 
 - Đối với quy hoạch chung không gian của làng - xã phải có định hướng tầm nhìn từ 
20-30 năm là phù hợp. 
 - Đối với quy hoạch chi tiết cần định hướng rõ ràng cho các khu vực xây dựng trung 
tâm hành chính, giáo dục, y tế, khu vực xây dựng nhà ở cũ và mới, khu vực cây xanh, mặt 
nước, khu vực nghỉ ngơi, giải trí, khu vực nghĩa trang, nghĩa địa, hạ tầng giao thông và hạ 
tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh và sản xuất, khu vực sản xuất nông nghiệp...đồng thời phải 
có tính đồng bộ nhất, có suy nghĩ thấu đáo của các nhà chuyên môn sau khi có ý kiến đóng 
góp của cộng đồng (các quy hoạch mới thiết lập gần đây có thời gian rất ngắn và khối 
lượng các xã rất lớn, không có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân hoặc chưa mời 
đúng những người có đủ trình độ để góp ý kiến). 
 - Sau khi có quy hoạch cần phải phổ biến công khai quy hoạch, tập huấn cho cán bộ 
quản lý cũng như người dân hiểu được bản vẽ quy hoạch, đồng thời đưa ra ngay công tác 
cắm mốc chỉ giới để không thực hiện sai quy hoạch. 
3.10.4. Chính sách về quản lý xây dựng, phát triển công trình nhà ở 
 - Về quản lý xây dựng nhà ở nhất thiết phải có cấp phép trong xây dựng NONT 
trong giai đoạn tới. Việc cấp phép này cần rộng khắp và quản lý xuống đến thôn, xóm. Nhà 
nước nên xem xét nghiên cứu và đưa ra Luật Xây Dựng ở Nông Thôn trong giai đoạn tới. 
 - Cần đưa ra một số mẫu nhà ở thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế, nhu cầu của 
người dân trước mắt cũng như lâu dài để tham khảo và áp dụng sau đó có thể nhân rộng. 
 - Diện tích tối thiểu dành cho khuôn viên nhà ở phải tuân theo tiêu chuẩn Bộ Xây 
dựng ban hành, nhưng các tiêu chuẩn ban hành đó phải có nghiên cứu cập nhật phù hợp với 
cơ cấu sản xuất kinh tế xã hội và nhu cầu mới của người dân đáp ứng được các trang thiết 
bị hiện đại. 
 - Nhà nước có nên tiếp tục chính sách sử dụng 10% quỹ đất nông nghiệp mà các khu 
đô thị mới sử dụng của người dân làm đất “dịch vụ”. Diện tích đất này dành cho xây dựng 
 145 
nhà ở kết hợp với kinh doanh phát triển dịch vụ công nghiệp cho người dân cũng là tốt, tuy 
nhiên các khu đất này nên bố trí ở vị trí thuận lợi cho kinh doanh. 
3.10.5. Chính sách về phát triển nhà ở cho hộ chính sách, hộ nông dân nghèo 
 - Những gia đình thuộc chính sách, hộ nghèo Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để 
người dân có thể xây dựng được nhà ở cho khang trang hơn, đáp ứng tiêu chí đã đề ra. 
 - Muốn giải quyết nhà ở cho người nghèo nông thôn, cần có chính sách kêu gọi các 
tổ chức kinh tế - xã hội, kết hợp với các đoàn thể chính trị mà nòng cốt là Hội nông dân, 
Hội phụ nữ cùng với người dân chăm lo xây dựng nhà ở. 
 - Giai đoạn tới Nhà nước cũng nên xem xét nghiên cứu chính sách về gói tín dụng 
cho người dân nông thôn nghèo vay giống như thành phố đã làm để người dân có nhà ở 
khang trang hơn. 
3.10.6. Chính sách về bảo tồn, phát triển làng - xã truyền thống 
Đi đôi với CNH, HĐH nông thôn thì việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển các làng - xã 
truyền thống là cần thiết. Có thể phân ra một số loại như sau: 
3.10.6.1. Loại làng - xã có giá trị lịch sử và kiến trúc đặc biệt 
 Các làng cổ truyền thống có giá trị đặc biệt về quy hoạch, kiến trúc cần bảo tồn 
nguyên gốc, tránh mọi tác động xấu ảnh hưởng đến quy hoạch và kiến trúc của làng, nhất là 
các tác động từ CNH, HĐH và quá trình đô thị hóa. 
3.10.6.2. Làng - xã có kiến trúc giá trị rất cao 
 Các làng có giá trị cao về quy hoạch và kiến trúc công trình, có các làng nghề thủ 
công cần thiết phải giữ lại để bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, đặc biệt là các ngôi nhà 
kiến trúc kết cấu gỗ truyền thống được xây dựng trước những năm 1930. 
3.10.6.3. Làng - xã có kiến trúc giá trị cao 
 Làng xóm có kiến trúc và quy hoạch mang bản sắc văn hoá truyền thống, có các làng 
nghề cần phải bảo tồn. Các ngôi nhà dân gian được xây dựng từ năm 1930 đến 1945. Lưu ý 
các làng nghề cần phải quy hoạch khu dãn dân và cụm công nghiệp nhỏ để đưa các làng 
nghề ra khỏi làng truyền thống nhằm tránh ảnh hưởng xấu của môi trường tác động đến đời 
sống dân cư của làng. 
3.10.6.4. Làng - xã có kiến trúc giá trị trung bình 
 Đó là các làng mới và nhà cửa được quy hoạch xây dựng từ năm 1945 đến 1986. 
Các làng này nên giữ lại quy hoạch, không cho cơi nới và phá vỡ cấu trúc hình thái không 
 146 
gian của làng và khuôn viên ngôi nhà. Tuy nhiên có thể cải tạo chức năng của ngôi nhà như 
bếp, khu vệ sinh, khu vực chuồng trại... cho phù hợp với các nhu cầu và trang thiết bị mới. 
3.11. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ 
3.11.1. Trách nhiệm của các cấp địa phƣơng (hình 3.21) 
 - Cấp tỉnh, thành: Chỉ đạo chung và đề ra chương trình chỉ thị tổng thể, đồng thời 
là nơi thường trực tổng kết rút kinh nghiệm. 
 - Cấp huyện: Trực tiếp quản lý thực hiện và chịu trách nhiệm kiểm tra thường 
xuyên. 
 - Cấp xã: Cấp thực hành và kiểm soát bằng các biện pháp cụ thể chi tiết. 
 - Ngƣời dân: Trực tiếp chủ động thực hiện chính, nhưng chịu sự hướng dẫn và giám 
sát của cấp trên. 
3.11.2. Vài trò của các tổ chức, cá nhân (hình 3.21) 
- Công tác quy hoạch môi trƣờng ở 
 Do các chuyên gia, nhà khoa học đúng chuyên ngành thực hiện theo chính sách của 
Đảng, Nhà nước dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ từ các điều kiện tự nhiên - khí hậu, những 
thay đổi về KT-XH, phong tục tập quán, bản sắc, môi trường sản xuất, sinh sống của mỗi 
địa phương sao cho hài hòa hợp lý. 
- Công tác đào tạo, thực hiện 
 Các cán bộ chuyên trách theo mỗi lĩnh vực chuyên môn để hướng dẫn, phối hợp với 
người dân thực hiện. Đồng hành việc thực hiện là công tác đào tạo có hệ thống bài bản 
chính tắc và chất lượng. 
- Quá trình thực hiện 
 Phải kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các tổ chức và cộng đồng dân cư. 
3.11.3. Vai trò của cấp chính quyền làng - xã (hình 3.21) 
 Người dân làng - xã nông thôn vùng ĐBSH tuy đã thay đổi nhiều so với trước đây 
(thời phong kiến) về các thủ tục, tục lệ, hương ước dòng họ,... nhưng vai trò của dòng họ, 
của lề lối xưa vẫn phát huy được rất nhiều (nếu như có dòng họ bảo ban) trong việc tuân 
thủ các quy định do chính quyền địa phương, đồng thời tính cộng đồng tốt hơn nhiều so với 
khu vực thành phố. Chính vì vậy, vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng, có 
thể nói là quyết định cho sự thành công của việc tổ chức thực hiện. 
3.11.3.1. Nhiệm vụ 
 - Lập các kế hoạch, biện pháp và có thể huy động tạo nguồn vốn xã hội để tiến hành. 
 147 
 - Tổ chức đào tạo kiến thức khoa học kỹ thuật cần thiết cho người dân và hỗ trợ 
nhân lực khoa học kỹ thuật thông qua các tổ chức (hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh 
niên, tổ chức khuyến nông,...). 
 - Vận động, thuyết phục, có các quyết định đúng để người dân thực hiện. 
3.11.3.2. Giải pháp hỗ trợ 
 - Giải pháp về đất đai: Sau khi có quy hoạch được duyệt, chính quyền thực hiện triệt 
để việc giao đất, mốc giới cho dân kịp thời. Giao đất xây dựng và thực hiện hiệu quả đất 
sản xuất, ứng dụng kịp thời các hỗ trợ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ người dân. 
 - Giải pháp về vốn: Thực hiện quyết liệt chính sách hỗ trợ vốn đúng cách hiệu quả, 
không để người dân nhận đền bù xong (đối với các khu vực có các dự án xây dựng) sử 
dụng đồng vốn lãng phí vô ích. Tạo nguồn vốn tối đa để xây dựng môi trường ở đảm bảo 
vệ sinh, hài hòa thuận tiện với khu vực sản xuất. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng 
chuyên canh có giá trị và năng xuất cao. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp và đảm bảo vệ 
sinh môi trường. 
 - Giải pháp về khoa học kỹ thuật: Hướng dẫn bà con nông dân đầy đủ về mọi mặt 
xây dựng, sử dụng, duy tu bảo trì thường xuyên các cơ sở vật chất trong môi trường ở. 
 - Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng: Việc xây dựng hệ thống hạ tầng cho nông thôn 
hiện nay phải có hai nội dung quan trọng: Một là chỉnh trang, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống 
giao thông cũ; Hai là: xây dựng mới hệ thống giao thông và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật 
mới. Hai nội dung này phải gắn kết được với yếu tố sản xuất tạo ra sự thông thương thuận 
tiện để phát triển kinh tế (ví dụ: giao thông nội đồng gắn kết được giao thông nội làng và 
với ngoại làng đáp ứng được xe cơ giới tiếp cận để thông thương hàng hóa nông nghiệp,...) 
và với đời sống môi trường dân sinh tốt (khôi phục hệ thống ao hồ chung để cân bằng hệ 
sinh thái, xây dựng hệ thống xử lý rác thải, cấp nước sạch, ...). Chú trọng đến vấn đề điện 
nước, thông tin liên lạc cho người dân. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ để có nơi trao đổi 
hàng hóa phát triển sản xuất, hoàn thiện điện, đường, trường, trạm để chăm sóc sức khỏe 
người dân, phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn. 
3.11.4. Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ (hình 3.21) 
 Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc tạo lập môi trường ở là hết sức cần 
thiết, không thể thiếu trong cả khâu chuẩn bị và thực hiện. 
 - Khả năng tham gia của ngƣời dân: Người nông dân địa phương đa số hiện nay 
còn hạn chế về trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ cảm thụ thẩm mỹ ... cộng thêm 
 148 
một số hủ tục vẫn còn tồn tại, do đó khả năng tham gia của người dân phải được định 
hướng và hướng dẫn rõ ràng trên cơ sở nghiên cứu phong tục tập quán và mềm dẻo với 
từng địa phương. 
 - Các nội dung cụ thể về sự tham gia của ngƣời dân: 
 + Đối với quy hoạch và xây dựng môi trường ở cần thống nhất với người dân các 
bước tiến hành ngay từ đầu, theo nguyện vọng tối đa của họ. Các bước lựa chọn quy hoạch 
trước khi phê duyệt phải được giới thiệu cho người dân, để họ cùng xem xét, cùng khảo sát. 
Khi tiến hành phải từng bước thuyết trình để người dân nắm bắt được, có ý kiến tham gia 
đầy đủ để khai thác tối đa kinh nghiệm truyền thống từ cha ông họ như: Địa hình - nguồn 
nước - ruộng vườn. 
 + Khi thiết kế khuôn viên và ngôi nhà: Phải do kiến trúc sư và các kĩ sư có chuyên 
môn thực hiện, cùng với sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân thì mới có được 
phương án hài hòa và giữ được những bản sắc riêng. 
 149 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1/ Việc tạo lập môi trường ở cần phát huy các giá trị truyền thống như: Cách lựa 
chọn nơi cư trú; Tổ chức khuôn viên ngôi nhà ở; Các không gian chuyển tiếp từ ngoài vào 
ngôi nhà; Tính thống nhất của kiến trúc; Mặt nước, cây xanh; Vật liệu thân thiện,... 
2/ Khuôn viên ngôi và ngôi nhà ở truyền thống vùng ĐBSH rất có giá trị về văn hóa, 
lịch sử kiến trúc truyền thống. Trong quá trình phát triển, nó đã tương đối phù hợp với điều 
kiện sống và nhu cầu ăn ở đơn giản của người dân nông thôn, khá thích ứng điều kiện tự 
nhiên, phong tục tập quán, đã hình thành một kiến trúc có bản sắc. 
3/ Sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp, dưới tác động của CNH, 
HĐH và quá trình đô thị hóa và các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những yếu tố này 
đã làm biến đổi rất nhiều đến không gian kiến trúc và môi trường ở, từ không gian truyền 
thống đến các loại hình không gian khác mà tự thân nó thấy cần thiết. 
4/ Việc nghiên cứu môi trường ở hướng tới bền vững trên thế giới nói chung cũng 
như Việt Nam nói riêng được đặt ra thực sự cấp bách. Phát triển nông thôn hiện đại và bền 
vững là một việc làm quan trọng trong công cuộc CNH, HĐH nông thôn hiện nay và những 
giai đoạn tiếp theo. 
5/ Đề xuất 5 quan điểm, 5 nguyên tắc về tổ chức môi trường ở nông thôn theo hướng 
hiện đại và phát huy giá trị truyền thống; 10 nhóm tiêu chí môi trường ở nông thôn; Đề 
xuất mô hình và giải pháp môi trường ở nông thôn cho 4 loại làng - xã đặc trưng vùng 
ĐBSH; Bổ sung 6 nhóm chính sách và 4 nhóm giải pháp tổ chức môi trường ở nông thôn. 
2. Kiến nghị 
1/ Nhà nước và Chính phủ cần có chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc bảo tồn, 
giữ gìn các làng - xã truyền thống có giá trị về mặt nghệ thuật kiến trúc và môi trường sinh 
thái tốt; Việc xây dựng các điểm dân cư nông thôn mới hay dãn dân cần phải có quan hệ 
mật thiết, gắn bó hữu cơ với làng truyền thống cũ. Lồng ghép với vấn đề này thì các giá trị 
văn hóa truyền thống tốt đẹp như: văn hóa lao động sản xuất, các lễ hội, quan hệ xã hội đề 
cao lối sống cộng đồng làng xã, các tín ngưỡng, phong tục và lễ hội... cũng cần phải gìn giữ 
và khôi phục. 
2/ Bộ Xây dựng, các ngành chức năng cần phải đưa ra bộ tiêu chuẩn về môi trường ở 
theo hướng hiện đại, những chính sách thích hợp cho việc tổ chức môi trường ở và các 
 150 
dạng nhà ở phù hợp với các địa phương chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu và thiên 
tai, đặc biệt là các làng - xã vùng ven biển. 
3/ Đối với các nhà chuyên môn cần phải nghiên cứu tiêu chuẩn môi trường ở nông 
thôn vùng đồng bằng sông Hồng với các quy định hướng dẫn cần thiết. Kèm theo các mẫu 
đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và có tính thực tế làm cơ sở pháp lý thuyết phục người dân áp 
dụng. 
 4/ Đối với người dân cần thiết phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ tốt môi trường 
ở của chính mình. Đồng thời tôn trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp 
trong môi trường ở đã được cha ông họ chắt lọc qua nhiều thời gian. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_to_chuc_moi_truong_o_nong_thon_vung_dong_bang_song_h.pdf