Luận án Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Như chúng ta đã thấy, mỗi một đất nước, quốc gia trên thế giới đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Do đó, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp nặng là điều tất yếu [26].Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các nước phát triển và đang phát triển đều đang đứng trước một thực trạng chung là khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả là thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lụt, hạn hán diễn ra ngày càng phức tạp và dữ dội.

 Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức môi trường thế giới như UNCEP, IUCN, WWF,UNEP đã vào cuộc để nghiên cứu làm giảm thiểu sự suy thoái môi trường, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Đồng thời tổ chức các cuộc hội nghị lớn trên thế giới về vấn đề môi trường toàn cầu và phát triển bền vững nhằm kêu gọi các nước cùng cam kết thực hiện quy ước chung về sự phát triển bền vững [14].

 Để đánh giá sự phát triển bền vững của một vùng hay một quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả về lĩnh vực môi trường, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau thì hệ thống chỉ tiêu này cũng khác nhau và mức độ quan trọng cũng khác nhau [20].

Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với sự thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía Nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú tài nguyên [45]. Vì vậy, để đánh giá một vùng, một khu vực hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có phát triển bền vững hay không là rất khó khăn và phức tạp.

Mặt khác, việc đánh giá sự phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang là vấn đề rất mới. Có thể khẳng định rằng, hiện nay ở Việt Nam, trong khu vực và thế giới chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,12,13,23,24,30,32,33,34,42,45, 46,50]. Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hiện nay, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam”.

 

doc 121 trang dienloan 6600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam

Luận án Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, nội dung nghiên cứu xuất phát từ yêu cầu thực tế trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. 
Kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trước đây./.
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
 Lê Văn HữuLỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. 
	Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. Nguyễn Danh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tổng Cục thống kê và Văn phòng Phát triển bền vững thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án tiến sỹ.
Tôi xin trân trọng cám ơn Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nơi tôi đã và đang công tác tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa đào tạo tiến sỹ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cơ quan, thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người luôn bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới sự giúp đỡ quý báu đó./.
 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013
NGHIÊN CỨU SINH
 Lê Văn Hữu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
1
LỜI CẢM ƠN
2
CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
7
MỞ ĐẦU
9
Chương I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.
Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững
11
1.1.
Khái niệm phát triển bền vững
11
1.2.
Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực
11
1.3.
Bối cảnh thực tiễn phát triển bền vững trên thế giới
12
1.4.
Một số nguyên tắc phát triển bền vững cơ bản
21
1.5.
Khái niệm về ngưỡng phát triển trên con đường tiến tới phát triển bền vững
22
1.6.
Khái niệm về các thông số, chỉ tiêu/chỉ thị và chỉ số phát triển bền vững
22
2.
Kết quả nghiên cứu về phân loại các chỉ tiêu phát triển bền vững
24
3.
Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững trong đó có lĩnh vực về sinh thái và tài nguyên sinh vật
24
3.1.
Thế giới
24
3.2.
Các nước trong khu vực
26
4.
Tổng quan về phương pháp tổng hợp, phân tích và kinh nghiệm xây dựng các chỉ tiêu, chi số phát triển bền vững, trong đó có liên quan đến lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật
30
4.1.
Thế giới
30
4.2.
Nhóm các nước phát triển
32
4.3.
Nhóm các nước đang phát triển lân cận
34
5.
Tổng quan nghiên cứu về phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
34
Chương II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
Đối tượng nghiên cứu
36
2.
Nội dung nghiên cứu
36
3.
Phương pháp nghiên cứu
36
3.1.
Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu đã có liên quan đến PTBV ở Việt Nam
36
3.2.
Phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu và số liệu thực địa tại tỉnh Bình Thuận
38
3.3.
Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật
38
3.4.
Phương pháp tính toán các chỉ tiêu PTBV về sinh thái và tài nguyên sinh vật
38
3.5.
Phương pháp chuyên gia
38
Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam và tỉnh Bình Thuận
40
1.1.
Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam
40
1.1.1.
Đặc điểm kiện tự nhiên
40
1.1.2.
Đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam
43
1.2.
Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận
46
1.2.1.
Đặc điểm tự nhiên
46
1.2.2.
Đặc điểm kinh tế
50
1.2.3.
Đặc điểm văn hóa - xã hội
55
2.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
57
2.1.
Xây dựng các nguyên tắc đánh giá về phát triển bền vững sinh thái và tài nguyên sinh vật
58
2.2.
Đề xuất hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
64
2.3.
Phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
66
2.3.1.
Phương pháp tính toán hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
66
2.3.2.
Xây dựng phương pháp tính toán các chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật (ISDEBR)
68
2.4.
Ứng dụng phương pháp xử lý thống kê hiện đại để tính toán chỉ tiêu và chỉ số phát triển bền vững
76
2.5.
So sánh các ưu và nhược điểm giữa phương pháp xử lý thống kê cổ điển và phương pháp xử lý thống kê hiện đại trong việc tính toán chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tính bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật
78
3.
Kết quả thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại tỉnh Bình Thuận
80
4.
Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
91
4.1.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường
91
4.2.
Tăng cường đầu tư nguồn lực
91
4.3.
Hợp tác quốc tế
92
4.4.
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc đưa ra quyết định, quản lý và cung cấp tài chính
93
4.5.
Giải pháp thực hiện có hiệu quả phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật
93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
99
2.
Nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
99
3.
Nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở tỉnh Bình Thuận
99
4.
Đề xuất giải pháp thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
101
PHỤ LỤC
106
CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Tiếng Anh:
CSD
Hội đồng phát triển bền vững thế giới (thuộc Liên Hợp Quốc)
ESI
Chỉ số phát triển bền vững về môi trường
ESIVN
Chỉ số phát triển bền vững về môi trường của Việt Nam
ISDEBR
Chỉ số phát bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật - Indicator of Sustainable development in Ecology and Biological Resources
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc gia
HDI-UNDP
Chỉ số phát triển nguồn nhân lực của UNDP
NCSD
Hội đồng phát triển bền vững quốc gia (thuộc các nước)
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PPP
Sức mua tương đương (về tiền tệ)
RESI
Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên
RESIVN
Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên của Việt Nam
REESI
Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường 
REESIVN
Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường của Việt Nam
ISDEBRVN
Chỉ số phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam
SS
Chất rắn lơ lửng
UN
Liên Hợp Quốc (LHQ)
UNDP
Uỷ ban phát triển Liên Hợp Quốc 
UNEP
Uỷ ban môi trường Liên Hợp Quốc 
UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của thuộc Liên Hợp Quốc 
VOC	
Chất hữu cơ bay hơi
Tiếng Việt:
ANQP
An ninh quốc phòng
BOD5	
Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20 0C, trong 5 ngày
BVMT
Bảo vệ môi trường
CNH
Công nghiệp hóa
COD
Nhu cầu oxy hóa học
ĐTH
Đô thị hóa
GTVT
Giao thông vận tải
HĐH
Hiện đại hóa
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
KT-XH
Kinh tế - xã hội
LHQ
Liên Hợp Quốc
NPT
Nước phát triển
NĐPT
Nước đang phát triển
PTBV
Phát triển bền vững
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Như chúng ta đã thấy, mỗi một đất nước, quốc gia trên thế giới đều đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Do đó, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp nặng là điều tất yếu [26].Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các nước phát triển và đang phát triển đều đang đứng trước một thực trạng chung là khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả là thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lụt, hạn hán diễn ra ngày càng phức tạp và dữ dội.
	Đứng trước thực trạng đó, các nhà khoa học trên thế giới và các tổ chức môi trường thế giới như UNCEP, IUCN, WWF,UNEP đã vào cuộc để nghiên cứu làm giảm thiểu sự suy thoái môi trường, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Đồng thời tổ chức các cuộc hội nghị lớn trên thế giới về vấn đề môi trường toàn cầu và phát triển bền vững nhằm kêu gọi các nước cùng cam kết thực hiện quy ước chung về sự phát triển bền vững [14].
	Để đánh giá sự phát triển bền vững của một vùng hay một quốc gia, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm cả về lĩnh vực môi trường, kinh tế - xã hội, tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau thì hệ thống chỉ tiêu này cũng khác nhau và mức độ quan trọng cũng khác nhau [20]. 
Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với sự thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía Nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú tài nguyên [45]. Vì vậy, để đánh giá một vùng, một khu vực hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có phát triển bền vững hay không là rất khó khăn và phức tạp.
Mặt khác, việc đánh giá sự phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang là vấn đề rất mới. Có thể khẳng định rằng, hiện nay ở Việt Nam, trong khu vực và thế giới chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật [9,10,12,13,23,24,30,32,33,34,42,45, 46,50]. Xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hiện nay, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng mới hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phát triển bền vững về sinh thái và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đây là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững về lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật. Kết quả của công trình là cơ sở khoa học, có tính thực tiễn cho việc đánh giá mức độ phát triển bền vững của các vùng, các tỉnh và toàn lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. 
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm, quan điểm liên quan đến phát triển bền vững và hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững
1.1. Khái niệm phát triển bền vững 
Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về khái niệm phát triển bền vững nhân loại trong Thiên niên kỷ thứ ba như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại, mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” [20].
Xét theo phạm trù triết học, thì khái niệm phát triển bền vững là tư tưởng nhận thức con người tự sinh (the human freely autogenous ideas), có nội dung tư tưởng và triển khai thực hiện thực tiễn có thể biến đổi rất sâu sắc theo các quy mô phạm trù, phạm vi tác động trực tiếp, gián tiếp và liên đới, phụ thuộc vào các điều kiện phát triển thực tiễn cụ thể hoá xem xét, đồng thời; có các tiêu chí định tính và định hượng hoá một cách rất cụ thể cho sự thành đạt các mục tiêu phát triển bền vững tự định đã đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế đây là loại tư tưởng khó hấp thụ và khó triển khai thực tiễn một cách hiệu quả do nó tự nhiên có những cản trở nội tại và khách quan, cũng như do các mẫu thuẫn cơ bản phát sinh tất yếu trong lịch sử phát triển nhân loại, mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản phát sinh giữa nhu cầu phát triển xã hội và khả năng đáp ứng, rồi đến các mâu thuẫn cơ bản giữa các lợi ích về thể chế - kinh tế - xã hội và môi trường theo cơ chế thị trường.
Một số nội dung phân tích cụ thể về vấn đề lý luận PTBV như được trình bày sau đây.
1.2. Quan điểm về con đường phát triển bền vững hiện thực
Tinh thần cốt lõi của Bản Tuyên ngôn Rio De Janeiro năm 1992 và Chương trình Nghị sự 21 là sự chung sức và đồng lòng ở quy mô toàn cầu để thực hiện một sự phát triển lâu bền, khi nhân loại phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái của các hệ sinh thái, vốn là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng của sự sống trên hành tinh chúng ta [19]. Trong đó, một thách thức to lớn cho tất cả các quốc gia là làm sao giải quyết một cách cân đối hài hoà giữa phát triển và môi trường, tức là vừa phải khai thác tài nguyên, thải ra chất thải, vừa phải bảo vệ và quản lý tốt các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường.
Trong khi đã nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao tại Hội nghị LHQ Rio De Janeiro năm 1992 về Môi trường và Phát triển, thì triết lý tư tưởng “Phát triển bền vững” vẫn còn đang gây tranh cãi, vì còn có những nhận định cho rằng tư tưởng ấy rất hay nhưng trong thực tế khó thực hiện, thậm chí chỉ là một ảo tưởng. Cách nhìn bi quan về ngưỡng phát triển và PTBV này phần nào được củng cố thêm, bởi những kết quả không mấy khả quan trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 tính cho đến thời điểm hiện nay [46]. Trong thực tế của nhiều quốc gia cái vòng luẩn quẩn “nghèo khó - suy thoái môi trường” vẫn còn là một hạn chế rất lớn trên con đường phát triển. 
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất, gọi tắt là Rio - 92 tại Rio de Janeiro đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển và Chương trình nghị sự 21, đây là một kế hoạch chi tiết về tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ môi trường [45]. 
Năm 2012, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất, gọi tắt là Rio + 20 cũng tổ chức tại Rio de Janeiro, Tổng thư lý LHQ Ban ki - moon đã tuyên bố “đặt thế giới vào con đường phát triển bền vững và phổ quát, trong đó các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phúc lợi được cân bằng” [46].   
Nhìn chung, quan điểm chủ đạo của các quốc gia thành viên LHQ là bất chấp những hạn chế, cản trở và trở ngại còn tồn tại hoặc mức độ thành công còn khá khiêm tốn trong việc triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự 21, thì các quốc gia vẫn lựa chọn con đường phát triển bền vững, bởi đó là con đường có tính nguyên tắc duy nhất nếu các quốc gia thực sự muốn phát triển lâu bền để đạt tới các ngưỡng phát triển tiến bộ và văn minh nhân loại mới. Vấn đề còn lại là tìm kiếm được các phương tiện và công cụ thật hiệu quả cho việc tổ chức thực hiện nó.
1.3. Bối cảnh thực tiễn phát triển bền vững trên thế giớ ... 
Biến số
Ô nhiễm nước
1
Chỉ số ô nhiễm các sông chính
2
Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ ở thành phố
3
Mức xả nước thải công nghiệp/mỗi đơn vị lãnh thổ
Đất
4
Tỷ lệ sa mạc hóa
5
Tỷ lệ đất nhiễm mặn
6
Tỷ lệ đất ngập nước
7
Tỷ lệ đất bị xói mòn
Không khí
8
Chỉ số chất lượng không khí trong các thành phố
9
Mức rác thải/đơn vị lãnh thổ
Chất thải rắn
10
Chất thải rắn/đơn vị lãnh thổ
11
Xử lý rác thải
12
Sử dụng phân bón hóa học/đơn vị lãnh thổ
Bệnh tật
13
Số người mắc bệnh/tống số dân
Đa dạng sinh học
14
Tỷ lệ các loài bị đe dọa
Bảo vệ môi trường
15
Tỷ lệ diện tích đất bảo tồn thiên nhiên/tổng diện tích đất
16
Diện tích cây xanh thành phố/đầu người
Nước
17
Tài nguyên nước/đầu người
18
Lượng nước sử dụng khi tạo ra 100 triệu NDT GDP
19
Tái sử dụng nước
20
Xử lý nước thải công nghiệp
Đất
21
Đất trồng trọt/đầu người
22
Mức tích tụ đất phi nông nghiệp/đầu người
Rừng
23
Độ che phủ của rừng
24
Tỷ lệ khai thác/trữ lượng gỗ
Biển
25
Sử dụng thủy sản nuôi trồng
26
Sử dụng đất ngập mặn
27
Tỷ lệ đánh bắt/trữ lượng
Thảo nguyên
28
Diện tích đồng cỏ/đầu người
29
Mức khai thác đồng cỏ
Khoáng sản
30
Tỷ lệ khai thác khoảng sản chủ yếu/trữ lượng
Năng lượng
31
Tiêu dùng năng lượng để tạo ra 100 triệu NDT GDP
32
Mức năng lượng sử dụng/trữ lượng các dạng năng lượng chính
33
Mức năng lượng sạch/tổng năng lượng sử dụng
34
Mức tái chế chất thải công nghiệp
Phụ lục 2. Chỉ số giám sát đa dạng sinh học và số quốc gia áp dụng
TT
Những chỉ tiêu tổng quan
Số nước áp dụng
(trên 52 nước)
1
Tổng số diện tích thuộc khu vực được bảo vệ (sử dụng định nghĩa IUCN về khu vực được bảo vệ).
38
2
Tỷ lệ diện tích được bảo vệ trong tổng số diện tích
38
3
Kích cỡ và sự phân bố của các khu vực được bảo vệ
37
4
Tỷ lệ diện tích trong tình trạng được bảo vệ nghiêm ngặt
33
5
Số lượng loài đặc hữu/loài bị đe dọa/loài nguy hiểm/loài nhậy cảm
32
6
Chất lượng đất
31
7
Sự tồn tại của khả năng và khung điều chỉnh chính sách và quy định để lập kế hoạch, quản lý và bảo tồn tính đa dạng sinh học
28
8
Những loài bị đe dọa tuyệt chủng
28
9
Loài đặc hữu bị đe dọa tuyệt chủng
28
10
Loài đặc hữu trong những khu vực được bảo vệ
28
11
Những loài bị đe dọa trong khu vực được bảo vệ
27
12
Sự đa dạng của hệ động vật bản địa
27
13
Những loài bị giảm sút số lượng
25
14
Những loài có giá trị cao (số lượng, số lượng trên một đơn vị diện tích, số lượng trên diện tích cư trú)
25
15
Mật độ đường xá
23
16
Những loài đã được ghi lại bởi nhóm nghiên cứu
23
17
Những loài được sử dụng bởi cư dân địa phương
23
18
Sự tăng trưởng số lượng và khuynh hướng dao động của loài lợi ích đặc biệt
23
19
Những loài bị đe dọa trong tập hợp loài quý hiếm (ex – situ)
22
20
Nhóm loài: tổng số, loài bị đe dọa
21
21
Biến động số lượng loài theo thời gian (tăng/giảm)
21
22
Các loài với số lượng ổn định hay tăng lên
20
23
Các loài bị đe dọa tuyệt chủng
20
24
Tỷ lệ giới tính, sự phân bố theo tuổi hay các khía cạnh khác của cơ cấu số lượng của các loài nhạy cảm, loài quan trọng và những loài có lợi ích đặc biệt khác
19
25
Hiện trạng loài địa phương
19
26
Thay đổi về số lượng và sự phân bố của các loài quan trọng và đặc biệt
18
27
Loài bị đe dọa với số lượng có thể tồn tại được
18
28
Thay đổi ranh giới nơi cư trú
17
29
Số lượng loài và kiểu gen được công bố
17
30
Thay đổi tổ thành loài qua thời gian
16
31
Hiện trạng của loài không thuộc địa phương
14
32
Sự thay đổi cỡ trung bình của kiểu cư trú đặc biệt
14
33
Sự thay đổi hiện trạng, vị trí, diện tích, số lượng loài thực vật và động vật
14
34
Số lượng các mẫu hay các loài có lợi ích kinh tế và khoa học được chuyển từ môi trường
13
35
Sự thay đổi các điều kiện tối thiểu giành cho các loài quan trọng (như tổ cho vẹt, nơi trú ngụ của dơi)
13
36
Sự suy giảm của đa dạng sinh học (HST, loài, di truyền)
12
37
Sự đa dạng diện tích của một kiểu cư trú đặc biệt
12
38
Sự khác biệt về không gian, số lượng các loài quý hiếm và các loài thông thường
11
39
Sự thay đổi về không gian lớn nhất của một kiểu cư trú đặc biệt
10
40
Chỉ thị các loài nguy hiểm
9
41
Các loài có số lượng cá thể nhỏ hoặc lớn
9
42
Sự khác biệt về không gian của các loài bị hạn chế hay có vùng cư trú trải rộng
8
43
Tỷ lệ diện tích bị chiếm ưu thế bởi các loài chưa được thuần hóa
8
44
Đại diện các loài quan trọng về kinh tế và bị đe dọa trọng quy trình thay đổi đặc biệt (intra – specific)
7
45
Các núi lửa chưa ngừng hoạt động
6
46
Thể hiện của các thành phần trong sự toàn vẹn của môi trường
6
47
Hoạt động của các vùng đá vôi
6
48
Chỉ thị hoang dã tương đối
6
49
Sự thay đổi khoảng cách gần nhất giữa các nhóm kiểu cư trú đặc biệt
4
50
Mức độ liên kết của mạng lưới thức ăn
4
51
Sự thay đổi độ rộng trung bình của sự cách ly trong khu vực cư trú được xác định
2
52
Tỷ lệ diện tích chiếm ưu thế bởi các loài được thuần hóa thể hiện trong miếng đất có diện tích 1000km2
2
53
Hoạt động của đất cứng
1
Phụ lục 3. Một số chỉ số giám sát ĐDSH cho hệ sinh thái rừng 
được Ban thư ký Công ước ĐDSH đề xuất
TT
Chỉ số
Số nước áp dụng (trên 52 nước)
1
Tổng diện tích rừng
45
2
Tỷ lệ che phủ (Tổng S rừng/Tổng S lãnh thổ)
43
3
Danh lục các loài động, thực vật
38
4
Diện tích các KBT/Tổng diện tích rừng
36
5
Diện tích rừng phục hồi, diện tích rừng trồng
33
6
Biến động về diện tích các loại rừng (NS, TS, RT)
30
7
Số loài động, thực vật rừng bị đe dọa tuyệt chủng (các cấp), loài đặc hữu theo từng nhóm phân loại
30
8
Số lượng và diện tích các vụ cháy rừng
29
9
Diện tích rừng bị chuyển đổi mục đích
27
10
Đóng góp của ngành lâm nghiệp và GDP cả nước
27
11
Diện tích rừng và tỷ lệ diện tích bị tác động của con người (chặt hạ, khai thác vì sự sinh tồn,)
27
12
Độ phong phú tuyệt đối, tương đối, mật độ, tổng tiết diện ngang, độ che phủ của các loài,
27
13
Tỷ lệ diện tích rừng được điều chế để lấy gỗ
26
14
Có các quy định để xác định các loài quý hiếm, loài bị đe dọa
26
15
Số lượng cá thể của các loài bị đe dọa, loài chủ yếu, loài tiêu biểu
25
16
Có chiến lược bảo tồn toàn phần hoặc một phần các loài động thực vật có giá trị kinh tế, nguy cấp, quý hiếm
25
17
Tỷ lệ/diện tích các khu bảo tồn có ranh giới được xác định rõ
24
18
Số liệu hàng năm về tổng diện tích, trữ lượng gỗ được người dân khai thác và trồng hàng năm
24
19
Diện tích và tỷ lệ rừng bị ảnh hưởng bởi thiên tai (sâu bệnh, cháy rừng, lũ lụt,)
22
20
Số lượng và thiệt hại gây ra của các loài ngoại lai xâm hại
22
21
Tỷ lệ diện tích các loại rừng được bảo vệ (theo kiểu, trạng thái, tuổi)
21
22
Tỷ lệ sử dụng gỗ/đầu người
20
23
Mở rộng rừng tổng hợp
19
24
Ước tính lượng cacbon
18
25
Tỷ lệ đất rừng giành cho du lịch và các hoạt động nghỉ dưỡng trên tổng diện tích đất rừng
18
26
Số lượng loài phụ thuộc trong rừng đang bị giảm
17
27
Sự thay đổi của rừng
17
28
Các loài cây bị đe dọa trên tổng số 20 loài được sử dụng nhiều nhất vì mục đích thương mại
16
29
Diện tích và sự mở rộng của đất thoái hóa được cỉa tạo nhờ hoạt động về rừng
15
30
Diện tích và tỷ lệ rừng được bảo vệ nguồn cung cấp nước
14
31
Diện tích tự tái sinh/tổng diện tích
14
32
Số lượng các loài tiêu biểu trong môi trường sống đa dạng được kiểm soát theo vùng
13
33
Diện tích tự tái sinh trên kiểu cư trú
12
34
Tỷ lệ loài ngoại lai và nội địa trên diện tích canh tác
10
35
Sự chuyển đổi rừng ảnh hưởng đến hệ sinh thái quý hiếm
9
36
Diện tích, chiều dài và số lượng hành lang sinh học
8
37
Quan hệ giữa sự bao phủ của rừng và tần số lũ lụt
5
38
Tỷ lệ sử dụng gỗ trên đầu người
20
Phụ lục 4. Một số chỉ số giám sát Đa dạng sinh học
 đất ngập nước nội địa
TT
ĐDSH vùng đất ngập nước nội địa
Số nước áp dụng (trên 52 nước)
1
Chất lượng nước ở tầng mặt: Nito, oxi bị phân hủy, PH, thuốc trừ sâu, metan đặc, nhiệt độ
33
2
Chất lượng nước tầng đáy: nitrat, độ mặn, chất độc
30
3
Yêu cầu oxi sinh học (BOD) trong nước (dinh dưỡng)
29
4
Lượng phù sa được chuyển đi và lắng đọng
14
5
Việc mở rộng hệ thống cung cấp nước và thoát nước ở các vùng đất ẩm
13
6
Sự thay đổi kiểu thực vật dọc theo dòng nước
10
7
Chỉ thị ảnh hưởng xấu nguồn nước
7
8
Tỷ lệ giữa vùng được duy trì tối đa và mật độ trung bình hàng năm
7
9
Sự giao động của sông băng
2
10
Đa dạng nhóm cá
29
11
Vùng đất ngập nước
28
12
Mức độ nước bề sâu
27
13
Động vật không xương sống ở đáy: Quần thể
25
14
Dòng chảy
25
15
Số lượng loài cá sống ở bề sâu được công bố
24
16
Số lượng quần thể động, thực vật đặc hữu
23
17
Số lượng loài sống trong nước bề sâu bị tuyệt chủng, đang nguy hiểm, bị xâm hại, đặc hữu như loài chim, động vật có vú dưới nước, động vật không xương sống, động vật lưỡng cư, thực vật, quần thể động vật dưới đáy
22
18
Thực vật vĩ mô (bậc cao): Kết cấu loài và phân loại độ sâu
21
19
Các loài cá nước ngọt bị đe dọa/tổng số các loài cá nước ngọt đã biết
20
20
Loài mục tiêu
19
21
Số lượng các quần thể động thực vật ngoại lai như cá, rong biển
18
22
Sự thay đổi phân bố và mật độ các loài động thực vật bản địa
17
23
Các loài có giá trị (số lượng trên một đơn vị diện tích, trên một đơn vị cư trú)
17
Phụ lục 5. Một số chỉ số giám sát Đa dạng sinh học biển
được Ban thư ký công ước Đa dạng sinh học đề xuất sử dụng
TT
Các chỉ số QT
Số nước áp dụng (trên 52 nước)
1
Sự thay đổi tỷ lệ đánh bắt cá trong mỗi mùa vụ cụ thể
22
2
Các loài cá bị đe doa/tổng các loài cá được biết
17
3
Cách tính E.Coli và lượng dinh dưỡng dựa vào mức cơ bản
17
4
Độ sâu và độ mặn
15
5
Biến động vị trí đường bờ biển
13
6
Tỷ lệ vùng bờ biển so với số lượng vượt trên 100 cá thể/km2
11
7
Thành phần san hô và mẫu phát triển
11
8
Tỷ lệ hàng năm của việc chuyển đổi rừng đước
9
9
Chỉ thị tảo
9
10
Số lượng tàu đánh cá loại lớn/1000km vùng bờ biển
6
11
Sự thay thế trên bề mặt
2
12
Hoạt động của nền băng
1
13
Tổng số hóa chất độc hại và phá hủy được sử dụng để khai thác san hô
1
Phụ lục 6. Các Bộ chỉ tiêu về Tài nguyên sinh vật/Đa dạng sinh học 
đã được đề xuất ở nước ta
Viện chiến lược và phát triển, 2005. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Agenda, 21 Việt Nam, 2002. Chỉ tiêu phát triển bền vững Việt Nam.
Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ, 2005. Xác định bộ tiêu chí phát triển bền vững Việt Nam.
Văn phòng phát triển bền vững, Trung tâm Công nghệ Môi trường, 2007. Bộ chỉ thị về Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
Cục Môi trường, 1998. Bộ chỉ thị phát triển bền vững Việt Nam.
Lê Thạc Cán và cộng tác viên, 2003. Hệ tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia và cấp địa phương ở Việt Nam.
Lê Thạc Cán và cộng tác viên, 2003. Hệ tiêu chí phát triển bền vững rút gọn phù hợp với Agenda 21 Việt Nam.
Phụ lục 7. Chỉ tiêu phát triển bền vững đề cập đến trong
Agenda 21 Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tỷ lệ hộ nghèo
Số xã nghèo
Tỷ lệ người sống trên đường nghèo
Tỷ lệ số hộ thoát nghèo so với tổng số hộ nghèo
Khoảng cách thu nhập giữa thành thị với nông thôn, miền núi với đồng bằng
Trợ cấp dân tộc thiểu số
Hỗ trợ người tàn tật
Hỗ trợ người bị thiệt hại do thiên tai
Số chỗ làm việc mới tạo cho người lao động
Số phụ nữ hoạt động kinh tế, hoặc giữ cương vị lãnh đạo so với nam
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng so với tổng số
Kỳ vọng sống của trẻ em mới sinh
Thực phẩm sạch và an toàn
Cung cấp nước sạch
Số người tiếp cận được các dịch vụ y tế
Tỷ lệ tiêm phòng
Số lần khám thai
Tỷ lệ trẻ em từ 36 tháng đến 6 tuổi được uống vitamin A
Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng
Số lần phá thai
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
Tỷ lệ phổ cập tiểu học
Số năm đi học trung bình của dân số
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ
HDI
Áp lực nhà ở và vệ sinh môi trường
Đấu tranh chống tội phạm
Tốc độ tăng dân số
Tỷ lệ sinh
Bụi, khí phát thải
Khí thải SO2, NO2, COx
Ô nhiễm không khí ở chỗ làm việc
Mưa Axit
Ô nhiễm không khí ở thành phố lớn, khu công nghiệp
Tỷ lệ đất (Land deterioration) bị thoái hóa
Tỷ lệ che phủ của rừng
Tỷ lệ nước thải chưa được xử lý
Chất thải rắn và rác thải
Tỷ trọng dân số sống ở bờ biển so với tổng số dân
Mức độ khai thác san hô
Đa dạng các loài
Lượng mưa
Nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ
Khai thác nước ngầm
Diện tích hệ sinh thái lựa chọn bảo vệ
Diện tích được bảo vệ so với lựa chọn
Số loài được bảo vệ so với tổng số đã chọn
Nhịp độ tăng kinh tế
Khả năng cạnh tranh
Gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau
Cân đối ngân sách
Lạm phát
Đầu tư nước ngoài
Năng suất lao động
Sử dụng năng lượng nội địa
Sử dụng than hóa thạch
Sử dụng dầu
Năng lượng tái sinh
Công nghệ sử dụng ít năng lượng
Ô nhiễm công nghiệp
Cơ sở hạ tầng đường sắt
Cở sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường hàng không
Nhu cầu đi lại của người dân, nhu cầu vận tải cho sản xuất
Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam
Thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về Phát triển bền vững
Huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính để xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát triển bền vững
Khuyến khích trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững
Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai
Ghi chú: Các chỉ thị 36, 37, 41, 42, 46, 47, 48 trùng với các chỉ thị đề xuất của Dự án.
Phụ lục 8. Bộ chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học
 cho các hệ sinh thái rừng của Việt Nam
TT
Chỉ số
Đối tượng áp dụng
1
Diện tích và độ che phủ rừng (Tổng diện tích rừng/Tổng diện tích lãnh thổ)
Các hệ sinh thái rừng
2
Diện tích, tỷ lệ che phủ của các loại/kiểu rừng (RTN)
Các HST rừng
3
Diện tích rừng trồng
Rừng trồng
4
Diện tích rừng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên/tổng diện tích rừng
Rừng tự nhiên
5
Diện tích các khu rừng đặc dụng/Tổng diện tích rừng
Rừng tự nhiên
6
Diện tích rừng bị chuyển đổi mục đích
Các HST rừng
7
Diện tích rừng phòng hộ/Tổng diện tích rừng
Các HST rừng
8
Diện tích và tỷ lệ rừng bị ảnh hưởng bởi thiên tai (sâu bệnh, lũ lụt, cháy rừng,)
9
Lượng gỗ và diện tích rừng được khai thác hàng năm (từ RTN, RT)
Áp dụng cho từng kiểu/loại rừng, trên một khu rừng đặc dụng hoặc một đơn vị hành chính hay sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
10
Danh lục động, thực vật (theo nhóm phân loại)
Các HST rừng
11
Số loài động, thực vật quan tâm đặc biệt (loài bị đe dọa tuyệt chủng các cấp, loài đặc hữu, loài nhạy cảm, loài ngoại lai xâm hại) theo từng nhóm phân loại
Các loài động thực vật được quan tâm đặc biệt
12
Cấu trúc quần thể của một số loài động, thực vật quan tâm đặc biệt (loài bị đe dọa tuyệt chủng các cấp, loài đặc hữu, loài nhạy cảm, loài ngoại lai xâm hại) theo từng nhóm phân loại
Các loài động thực vật được quan tâm đặc biệt
13
Thành phần và biến động các loài cây LSNG
Thực vật rừng
14
Số loài cây bị đe dọa trong tổng số 20 loài được sử dụng nhiều nhất vì mục đích thương mại
20 loài cây sử dugj nhiều nhất vì mục đích thương mại
15
Cấu trúc tầng ưu thế sinh thái quần xã thực vật rừng đặc trưng
HST rừng tự nhiên
Phụ lục 9. Bản đồ 
Bản đồ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản đồ tỉnh Bình Thuận.

File đính kèm:

  • docluan_an_xay_dung_he_thong_chi_tieu_phat_trien_ben_vung_ve_si.doc
  • docBìa toàn văn.doc
  • docBìa và trang phụ tóm tắt.doc
  • pdfNCS_LVHuu_E.pdf
  • pdfNCS_LVHuu_V.pdf
  • docNội dung tóm tắt.doc