Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà móng tiên phong

Gà Móng Tiên Phong là giống gà bản địa gắn liền với lịch sử làng Móng, xã

Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là giống gà hướng thịt, thả vườn; khả

năng chống chịu bệnh tật tốt; chân to, thịt chắc, thơm, da giòn. Giống gà này được đưa

vào chương trình “bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia” từ năm 2001. Mặc dù là giống

gà quý, nhưng hiện nay, các tài liệu khoa học về giống gà này còn rất hạn chế. Đến

nay, một số tài liệu công bố các kết quả nghiên cứu về giống gà này như của Đỗ Văn

Diện (2005); Hồ Xuân Tùng và cs. (2009), (2011); , các nghiên cứu này hoặc nghiên

cứu bảo tồn hoặc tiến hành trong các trang trại chăn nuôi tập trung . do vậy, các

chương trình giống áp dụng trong các nông hộ chưa hợp lý. Trên đối tượng gà Móng

Tiên Phong, đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng sinh trưởng, chất

lượng thịt khi nuôi thương phẩm cũng như khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản một

cách bài bản theo mô hình bán chăn thả tại nơi nguồn gốc của giống gà này.

FAO (2004) đã chỉ ra rằng, để xây dựng một chương trình bảo tồn và khai thác có

hiệu quả các giống vật nuôi thì việc kết hợp nghiên cứu kiểu gen và kiểu hình đóng vai

trò quan trọng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật di truyền phân tử, một vài

nghiên cứu gần đây như của Nie và cs. (2005a, 2005b); Li và cs. (2007); Muhammad và

cs. (2013); Mehdi và cs. (2014); Lưu Quang Minh và cs. (2016); đã chỉ ra rằng một

số gen như cGH, cGHR liên quan đến năng suất sinh trưởng, gen Mx đã được chứng

minh là có liên quan đến khả năng miễn dịch của các giống gà bản địa. Do vậy, nghiên

cứu nhằm xác định các đa hình của các gen này trên giống gà Móng Tiên Phong và bước

đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen với các tính trạng năng suất sinh

trưởng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chọn giống là cần thiết.

Xuất phát từ các thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát

triển nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong ”.

Nghiên cứu này dựa trên nền tảng đề tài cấp nhà nước:“Khai thác và phát triển

nguồn gen giống gà Mía và gà Móng " giai đoạn 2011 - 2016.

pdf 27 trang dienloan 13800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà móng tiên phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà móng tiên phong

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà móng tiên phong
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
------------------------- 
NGUYỄN TRỌNG TUYỂN 
NGHIÊN CỨU 
CÁC ĐẶC ĐIỂM KIỂU HÌNH, KIỂU GEN 
PHỤC VỤ CHO KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN 
NGUỒN GEN GIỐNG GÀ MÓNG TIÊN PHONG 
Chuyên ngành : Công nghệ sinh học 
Mã số : 62.42.02.01 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
Hà Nội, năm 2017
Công trình được hoàn thành tại: 
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. TS. Phùng Đức Tiến 
2. TS. Ngô Thị Kim Cúc 
Phản biện 1: ............................................................. 
 .................................................................................. 
Phản biện 2 .............................................................. 
 .................................................................................. 
Phản biện 3: ............................................................. 
 .................................................................................. 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện 
họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 
- Thư viện Quốc gia 
- Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
- Thư viện Viện Chăn nuôi Quốc gia 
- Thư viện cơ quan của nghiên cứu sinh 
1
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Gà Móng Tiên Phong là giống gà bản địa gắn liền với lịch sử làng Móng, xã 
Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là giống gà hướng thịt, thả vườn; khả 
năng chống chịu bệnh tật tốt; chân to, thịt chắc, thơm, da giòn. Giống gà này được đưa 
vào chương trình “bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia” từ năm 2001. Mặc dù là giống 
gà quý, nhưng hiện nay, các tài liệu khoa học về giống gà này còn rất hạn chế. Đến 
nay, một số tài liệu công bố các kết quả nghiên cứu về giống gà này như của Đỗ Văn 
Diện (2005); Hồ Xuân Tùng và cs. (2009), (2011);, các nghiên cứu này hoặc nghiên 
cứu bảo tồn hoặc tiến hành trong các trang trại chăn nuôi tập trung. do vậy, các 
chương trình giống áp dụng trong các nông hộ chưa hợp lý. Trên đối tượng gà Móng 
Tiên Phong, đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng sinh trưởng, chất 
lượng thịt khi nuôi thương phẩm cũng như khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản một 
cách bài bản theo mô hình bán chăn thả tại nơi nguồn gốc của giống gà này. 
 FAO (2004) đã chỉ ra rằng, để xây dựng một chương trình bảo tồn và khai thác có 
hiệu quả các giống vật nuôi thì việc kết hợp nghiên cứu kiểu gen và kiểu hình đóng vai 
trò quan trọng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật di truyền phân tử, một vài 
nghiên cứu gần đây như của Nie và cs. (2005a, 2005b); Li và cs. (2007); Muhammad và 
cs. (2013); Mehdi và cs. (2014); Lưu Quang Minh và cs. (2016);  đã chỉ ra rằng một 
số gen như cGH, cGHR liên quan đến năng suất sinh trưởng, gen Mx đã được chứng 
minh là có liên quan đến khả năng miễn dịch của các giống gà bản địa. Do vậy, nghiên 
cứu nhằm xác định các đa hình của các gen này trên giống gà Móng Tiên Phong và bước 
đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen với các tính trạng năng suất sinh 
trưởng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chọn giống là cần thiết. 
Xuất phát từ các thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: 
 “Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát 
triển nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong ”. 
 Nghiên cứu này dựa trên nền tảng đề tài cấp nhà nước:“Khai thác và phát triển 
nguồn gen giống gà Mía và gà Móng " giai đoạn 2011 - 2016. 
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 
2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của 
gà Móng Tiên Phong khi nuôi sinh sản và thương phẩm qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân 
2
thuần. Đánh giá đa hình gen Mx, cGH và cGHR và mối quan hệ giữa một số điểm đa 
hình này với tính trạng tăng khối lượng gà; nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả 
nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong. 
2. 2. Mục tiêu cụ thể 
2.2.1. Đánh giá được đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản; 
khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt khi nuôi thương phẩm giống gà Móng Tiên 
Phong qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần nuôi theo phương thức bán chăn thả. 
2.2.2. Đánh giá đa hình các gen Mx, gen cGH và cGHR trên quần thể gà Móng Tiên 
Phong ở thế hệ thứ hai: Xác định tần số kiểu gen và tần số các alen tại vị trí đa hình 
A2032G gen Mx/Hpy8I liên kết với tính trạng kháng virus của gà. Đánh giá được đa 
hình kiểu gen và tần số alen tại các vị trí đa hình G1705A gen cGH-intron3/EcoRV, 
G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I và đa hình tại vị trí cắt 561-PCR gen cGHR-
intron2/HindIII. Tìm hiểu mối liên kết giữa các điểm đa hình G1705A, G3037T với 
tính trạng tăng khối lượng cơ thể gà giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
3.1. Ý nghĩa khoa học: Xây dựng tài liệu khoa học cơ bản và tương đối đầy đủ, trên quy 
mô số liệu lớn, qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần, trong điều kiện bán chăn thả, về các 
đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản; cung cấp thông tin đầu tiên về 
khả năng sinh trưởng khi nuôi thương phẩm trên giống gà Móng Tiên Phong. Tài liệu 
khoa học đầu tiên nghiên cứu tính đa hình G1705A gen cGH-intron3, G3037T gen cGH-
intron4 và gen cGHR-intron2 trên đối tượng gà Móng Tiên Phong; bước đầu nhận định 
mối liên quan giữa đa hình G1705A gen cGH-intron3, G3037T gen cGH-intron4 với 
tính trạng tăng khối lượng cơ thể giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. Bổ sung 
tính đa hình gen Mx liên quan đến khả năng kháng virus của gà. Kết quả nghiên cứu về 
đa hình gen Mx, gen cGH là cơ sở khoa học để bổ sung vào nguồn marker hỗ trợ chọn 
lọc gà Móng Tiên Phong có năng suất sản xuất cao, kháng bệnh tốt trong thời gian ngắn. 
Đề tài cung cấp thông tin về gà Móng Tiên Phong cho các giáo trình, tài liệu tham khảo 
cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên và những người quan tâm về gia cầm. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc 
nuôi dưỡng trong điều kiện bán chăn thả. Chọn lọc đàn hạt nhân ở mỗi thế hệ góp 
phần cung cấp nhu cầu con giống chất lượng cho người chăn nuôi. Cung cấp thông 
tin làm căn cứ khoa học để quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản 
phẩm đặc sản giống Móng Tiên Phong này. 
3
4. Những đóng góp mới của đề tài 
1. Đề tài đã đánh giá một cách hệ thống các đặc điểm ngoại hình ở các giai đoạn, kích 
thước các chiều đo; khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản trong điều kiện bán chăn thả 
giống gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần tại địa phương. 
2. Nghiên cứu đầu tiên về khả năng sinh trưởng qua 3 thế hệ và khả năng cho thịt ở 
thế hệ thứ 2 khi nuôi thương phẩm của giống gà Móng Tiên Phong. 
3. Nghiên cứu bổ sung tính đa hình gen Mx tại vị trí đa hình A2032G gen Mx/Hpy8I 
liên kết với tính trạng kháng virus của gà Móng Tiên Phong. 
4. Nghiên cứu đầu tiên về tính đa hình tại vị trí G1705A gen cGH-intron3/EcoRV, 
G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I và vị trí cắt 561-PCR gen cGHR-intron2/HindIII 
trên đối tượng gà Móng Tiên Phong. 
5. Nghiên cứu đầu tiên, trên giống gà nội ở Việt Nam, đánh giá ảnh hưởng của tính 
đa hình tại vị trí G1705A gen cGH-intron3, G3037T gen cGH-intron4 lên tính trạng 
tăng khối lượng gà giai đoạn 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. 
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Giống gà Móng Tiên Phong nuôi sinh sản và nuôi thịt 
thương phẩm, qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần. Phân tích tính đa hình tại một số 
điểm trên gen Mx, cGH và cGHR của đàn phân tích gen ở thế thệ thứ hai. 
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các chỉ tiêu về ngoại hình, khả năng sản xuất 
của đàn sinh sản và khả năng sinh trưởng và cho thịt của đàn nuôi thương phẩm, nuôi 
trong điều kiện bán chăn thả tại trang trại bảo tồn nguồn gen giống gà Móng Tiên 
Phong - xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trên đàn nuôi phân tích gen, 
khi gà được 20 tuần tuổi, phân tích đa hình gen Mx, cGH-intron3, cGH-intron4, 
cGHR-intron2 và đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen cGH lên tính trạng tăng khối 
lượng cơ thể của gà giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. 
6. Bố cục của luận án 
Luận án được trình bày trong 133 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục): 
Mở đầu (5 trang); chương 1: Tổng quan tài liệu (38 trang); chương 2: Vật liệu, nội dung 
và phương pháp nghiên cứu (21 trang); chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (67 
trang); Kết luận và đề nghị (2 trang). Tài liệu tham khảo được sử dụng là 87, trong đó 
có 37 tài liệu tiếng Việt (gồm 1 trang web tiếng Việt) và 50 tài liệu tiếng Anh (gồm 1 
trang web tiếng Anh) . Luận án có 37 bảng, 20 hình, 12 phụ lục, 5 công trình đã công bố. 
4
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
 Trên cơ sở tài liệu tham khảo, luận án đã tổng quan và phân tích các nội dung 
liên quan bao gồm: 1. Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sản 
xuất của gà và phân tích đa hình gen Mx, gen cGH và cGHR, mối tương quan với một 
số tính trạng sản xuất của gà; 2. Tình hình nghiên cứu các giống gà bản địa trên thế giới 
và ở Việt Nam đối với công tác bảo tồn, khai thác và phát triển và các nghiên cứu về gen 
Mx, gen cGH, cGHR ở gà bản địa; 3. Giới thiệu về giống gà Móng Tiên Phong; 4. Đánh 
giá những công trình đã nghiên cứu về giống gà Móng Tiên Phong. 
 Với các tài liệu thu thập được đã khẳng định, giống gà Móng Tiên Phong là 
giống gà bản địa gắn với lịch sử làng Móng -Tiên Phong - Duy Tiên - Hà Nam. Đây 
là giống gà hướng thịt, thả vườn, đặc điểm nổi bật là chân to đặc trưng, thịt chắc, 
thơm, da giòn. Mặc dù trong những năm gần đây giống gà này đã phát triển và tăng 
đàn, tuy nhiên, giống gà này đang có nguy cơ bị suy thoái do việc nuôi thả tại địa bàn 
phân bố hẹp, quần thể nhỏ dẫn đến tăng cao khả năng cận huyết; hoặc do nguồn gen 
gà lai tạp với các giống gà khác nên nguy cơ mất giống rất lớn. Trong khi đó, một số 
nghiên cứu về giống gà này không phù hợp với chương trình giống áp dụng trong các 
trang trại nuôi bán chăn thả hoặc các nông hộ. 
Chương II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu: Đàn gà Móng Tiên Phong nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm qua 3 thế 
hệ trong điều kiện bán chăn thả. 144 cá thể gà ở thế hệ thứ 2, nuôi riêng từ 01 ngày 
tuổi đến 20 tuần tuổi và được phân tích đa hình các điểm A2032G gen Mx/Hpy8I; 
G1705A gen cGH-intron3/EcoRV; G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I và vị trí cắt 
561-PCR gen cGHR-intron2/HindIII ở thời điểm 20 tuần tuổi. 
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
- Địa điểm: Đề tài được triển khai tại trang trại bảo tồn nguồn gen giống gà Móng 
Tiên Phong, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chất lượng trứng, thịt và 
phân tích đa hình gen Mx, cGH, cGHR; giải trình tự đoạn cGH-intron3 và cGH-
intron4 được phân tích tại các phòng, các trung tâm nghiên cứu của Viện chăn nuôi. 
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2016. 
2.3. Nội dung nghiên cứu 
Nội dung 1. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Móng Tiên 
Phong qua 3 thế hệ nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm trong điều kiện bán chăn thả. 
5
Nội dung 2. Nghiên cứu tính đa hình gen Mx liên quan đến khả năng kháng virus; gen 
cGH, cGHR và mối tương quan giữa các điểm đa hình này với tính trạng tăng khối lượng 
cơ thể gà Móng Tiên Phong. 
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
2.4.1. Bố trí thí nghiệm: Gà được nuôi sinh sản qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần. Áp 
dụng phương pháp chọn lọc cá thể để lựa chọn những cá thể mang những tính trạng về 
ngoại hình đặc trưng của giống kết hợp với chọn lọc khối lượng cơ thể gà. Mỗi thế hệ 
chia thành 5 lô, các lô có sự đồng đều về tuổi, các chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quy 
trình thú y, phòng bệnh và theo dõi. Tiến hành chọn lọc nhân thuần mở rộng quần thể 
qua 3 thế hệ bằng phương pháp ngẫu giao theo nhóm để giảm tối đa mức độ cận huyết. 
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm đàn nuôi sinh sản 
Yếu tố thí nghiệm Thế hệ xuất phát Thế hệ thứ nhất Thế hệ thứ hai 
Số lần lặp lại 5 5 5 
Số gà con 01 ngày tuổi (con) 1265 1259 1270 
Thời gian thí nghiệm (tuần) 8 8 8 
Tổng số gà trống/ mái: 9 tuần 
tuổi (con) 
65♂ /320♀ 65♂ /320♀ 65♂ /320♀ 
Thời gian thí nghiệm (tuần) 12 12 12 
Số gà trống/mái giai đoạn vào 
đẻ (con) 
25♂ /200♀ 25♂ /200♀ 25♂ /200♀ 
Thời gian thí nghiệm (tuần) 52 52 52 
Ghi chú: Giai đoạn gà vào đẻ, mỗi thế hệ nuôi dự trữ 15 gà trống nhằm cung cấp đủ tỷ lệ trống 
mái trong cả giai đoạn, đồng thời luôn chọn những gà trống tốt nhất để ghép với gà mái. 
 Gà nuôi thương phẩm qua 3 thế hệ được lấy trứng từ đàn hạt nhân nuôi sinh 
sản ở mỗi thế hệ tương ứng. Số gà con 01 ngày tuổi ở thế hệ xuất phát là 510 con, thế 
hệ thứ nhất là 516 con và thế hệ thứ hai là 518 con. Thời gian nuôi 15 tuần tuổi. 
Trong giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 15 tuần tuổi, gà được cho ăn tự do với khẩu phần 
thức ăn của gà nuôi thịt nhằm phát huy tối đa khả năng sinh trưởng của gà. 
 Để đánh giá tính đa hình gen liên quan đến tính trạng khối lượng và khả năng 
kháng virus của gà, 180 cá thể gà 01 ngày tuổi ở thế hệ thứ hai, đã được nuôi riêng 
theo chế độ gà thịt thương phẩm và cho ăn tự do trong cả giai đoạn. Các cá thể được 
đeo số và từng cá thể được cân hàng tuần từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi vào cùng 
6
thời điểm trong ngày trước khi cho gà ăn. Chỉ tiêu theo dõi: khối lượng cơ thể của 
từng cá thể giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. 
 Về phương thức nuôi và chế độ dinh dưỡng: Gà được nuôi theo phương thức 
bán chăn thả, thức ăn cho gà là thức ăn phối trộn, sử dụng cám đậm đặc của hãng 
Proconco dành riêng cho từng giai đoạn kết hợp với nguyên liệu sẵn có của địa 
phương (ngô, tấm, cám gạo và rau xanh). Thành phần các nguyên liệu phối trộn thức 
ăn dựa trên nghiên cứu của Ngô Thị Kim Cúc và cs. (2016b), được trình bày ở Bảng 
2.6, 2.7, 2.8 và các phụ lục 4, 5, 6. 
2.4.2. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà nuôi sinh sản và 
nuôi thương phẩm qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần 
2.4.2.1. Đánh giá đặc điểm ngoại hình của gà Móng Tiên Phong 
 Tiến hành quan sát, ghi chép và chụp hình ngoại hình, màu sắc lông của đàn gà lúc 
1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi, 20 tuần tuổi qua 3 thế hệ. Tiến hành đo kích thước các chiều cơ 
thể tại thời điểm 38 tuần tuổi qua 3 thế hệ. 
2.4.2.2. Đánh giá khả năng sản xuất của gà nuôi sinh sản qua 3 thế hệ chọn lọc,nhân thuần 
Chọn lọc nhân thuần qua 3 thế hệ: tiến hành chọn lọc tại các thời điểm 01 ngày tuổi, 
8 tuần tuổi và 20 tuần tuổi. Mỗi thế hệ xây dựng một đàn hạt nhân với số mái là 200 
con. Chọn lọc định hướng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi: lựa chọn những cá thể có 
khối lượng từ cao xuống thấp với tỷ lệ chọn lọc con trống 10-12% và con mái khoảng 
50-60%. Chọn lọc bình ổn khối lượng cơ thể ở 140 ngày tuổi. 
Phương pháp xác định khả năng sản xuất qua 3 thế hệ: xác định tỷ lệ nuôi sống, khối 
lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn, tuổi đẻ, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, các chỉ tiêu ấp nở, 
các chỉ tiêu v ... en cGH-int3 tại vị trí A189T (A2304T). 
*/ Tần số kiểu gen, tần số alen của các đa hình kiểu gen cGH và cGHR: 
Bảng 3.26. Tần số kiểu gen và tần số alen gen cGH và cGHR 
trên quần thể gà Móng Tiên Phong 
Locus Tần số kiểu gen Tần số alen 
cGH-intron3/EcoRV AA GA GG A G 0,014 0,139 0,847 0,08 0,92 
cGH-intron4/Bsh1236I TT TG GG T G 0,426 0,213 0,361 0,532 0,468 
cGHR-intron2/HindIII -/- +/- +/+ - + 0 0 1 0 1 
 Vị trí G3037T gen cGH-intr4/Bsh1236I có tính đa hình cao nhất với tần số 
kiểu gen GG là 0,361; TG là 0,213 và TT là 0,426; tần số alen G là 0,468 và alen T là 
0,532. Tính đa hình tại điểm G1705A gen cGH-int3/EcoRV thấp hơn, cụ thể, tần số 
kiểu gen GG là 0,847 cao hơn tần số kiểu gen GA (0,139), tần số kiểu gen AA 
(0,014) rất thấp trong quần thể. Tại điểm đa hình này, các tần số alen có sự chênh 
lệch rất cao, tần số các alen trội G và alen lặn A tương ứng là: 0,92 và 0,08; đặc biệt 
trong tổng số 144 mẫu ADN, chỉ có 2 mẫu mang kiểu gen AA. Trong khi đó tại vị trí 
20 
561 - PCR gen cGHR-int2/HindIII không phát hiện tính đa hình, 100% cá thể gà phân 
tích đều có kiểu gen HindIII+/+. 
3.2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng các kiểu gen với tính trạng tăng khối lượng của gà 
Móng Tiên Phong giai đoạn tư 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi 
*/ Khối lượng của gà Móng Tiên Phong giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi: theo 
dõi khối lượng cơ thể của 180 cá thể gà 01 ngày tuổi ở thế hệ thứ hai. Mỗi cá thể gà 
được đeo nhẫn riêng rẽ và được cân riêng vào một giờ nhất định trong tuần. Đến khi 
phân biệt gà trống mái thì suy ngược lại khối lượng trung bình trống, mái từ 01 ngày 
tuổi. Số gà đến 20 tuần tuổi là 144 con (70 gà trống và 74 gà mái), tỷ lệ nuôi sống giai 
đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi là 80%. Đến 20 tuần tuổi, khối lượng trung bình 
của 144 cá thể là 1861,25 g/con (Bảng 3.27). 
*/ So sánh khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi mang các kiểu gen khác nhau tại 
điểm đa hình G1705A gen cGH-intron 3 và G3037T gen cGH-intron 4 
- Đối với điểm đa hình G1705A gen cGH-intron3: 
Bảng 3.28. Giá trị tương quan giữa đa hình G1705A gen cGH-intron 3 với tính 
trạng tăng khối lượng của gà MóngTiên Phong (ĐVT: gam) 
Tuần tuổi Khối lượng trung bình các kiểu gen P-value 
GG ( n=122) AA&GA (n=22) 
01 ngày tuổi 31,34 ± 0,19 30,59 ± 0,35 0,118 
Tuần 1 88,07 ± 0,78 85,45 ± 1,71 0,189 
Tuần 2 111,39 ± 1,21 104,55 ± 2,15 0,024* 
Tuần 3 213,84 ± 2,85 191,18 ± 5,97 0,002* 
Tuần 4 283,25 ± 3,73 261,64 ± 7,04 0,021* 
Tuần 5 383,72 ± 4,13 375,45 ± 16,63 0,491 
Tuần 6 471,74 ± 5,08 448,82 ± 9,60 0,072 
Tuần 7 580,33 ± 6,14 561,91 ± 10,18 0,225 
Tuần 8 687,10 ± 7,81 646,36 ± 14,56 0,038* 
Tuần 9 797,05 ± 9,76 750,91 ± 17,41 0,058 
Tuần 10 913,62 ± 11,76 856,36 ± 24,04 0,055 
Tuần 11 1016,07 ± 13,35 963,18 ± 30,33 0,122 
Tuần 12 1147,13 ± 15,36 1087,73 ± 34,03 0,130 
Tuần 13 1245,33 ± 16,50 1183,64 ± 40,42 0,149 
Tuần 14 1344,75 ± 17,92 1271,82 ± 48,26 0,122 
Tuần 15 1432,79 ± 18,78 1354,55 ± 50,46 0,113 
Tuần 16 1534,67 ± 20,52 1452,27 ± 55,99 0,128 
Tuần 17 1618,93 ± 21,69 1542,73 ± 59,47 0,183 
Tuần 18 1710,90 ± 23,10 1620,00 ± 61,33 0,134 
Tuần 19 1803,69 ± 25,18 1698,18 ± 61,75 0,106 
Tuần 20 1876,89 ± 27,59 1774,55 ± 64,08 0,148 
 ("*" p<0,05) 
21 
 Do tính đa hình về các kiểu gen này thấp, dẫn đến số lượng cá thể gà mang các 
kiểu gen đồng hợp AA và và dị hợp GA ít, vì vậy, chúng tôi tiến hành so sánh hai nhóm 
gà, trong đó một nhóm mang các kiểu gen AA và GA (có chứa alen A) và nhóm còn lại 
chỉ mang kiểu gen GG (chỉ có alen G). Kết quả trên Bảng 3.28 và đồ thị Hình 3.13 đã 
chứng tỏ, gà mang kiểu gen GG không những có số lượng áp đảo (122/144 cá thể, đặc 
biệt chỉ có 2 cá thể gà mang kiểu gen AA), mà còn có khối lượng cơ thể lớn hơn 2 kiểu 
gen còn lại ở các lứa tuổi khác nhau tương ứng. 
- Đối với điểm đa hình G3037T gen cGH-intron4: Kết quả so sánh khối lượng cơ thể 
gà giữa các kiểu gen tại điểm đa hình G3037T gen cGH-intron 4 được thể hiện trên 
Bảng 3.29 và đồ thị Hình 3.14. So sánh mức độ chênh lệch về khối lượng giữa các kiểu 
gen tại mỗi điểm đa hình gen cGH - intron 3 và cGH - intron 4 trên đồ thị Hình 3.13 và 
3.14 cho thấy, khối lượng cơ thể gà ở các kiểu gen giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần 
tuổi trong điểm đa hình G3037T gen cGH-intron 4 là chênh lệch rõ rệt hơn so với điểm 
đa hình G1705A trên cGH-intron3, mức chênh lệch càng nhiều khi gà càng lớn. 
*/ Đánh giá mối tương quan giữa đa hình G1705A gen cGH-intron 3 và G3037T gen 
cGH-intron 4 với sự tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn của gà Móng Tiên Phong 
- Đối với điểm đa hình G1705A gen cGH-in tron 3: Kết quả Bảng 3.28 chỉ ra rằng, có sự 
liên kết một cách chặt chẽ giữa các kiểu gen cGH-intron 3 với tính trạng tăng khối lượng 
gà ở một số tuần tuổi (p< 0,05). Mối liên quan này đặc biệt có ý nghĩa ở các thời điểm: 
khối lượng cơ thể 2 tuần tuổi, 3 tuần, 4 tuần và 8 tuần tuổi. Bên cạnh đó, các kiểu gen 
này còn tương quan một cách đáng kể đến tính trạng tăng khối lượng của gà ở các thời 
điểm 6 tuần tuổi, 9 tuần tuổi và 10 tuần tuổi. Tại 3 thời điểm: 5 tuần tuổi (P=0,491), 13 
tuần tuổi (P=0,149) và 20 tuần tuổi (P=0,148), không xác định được mối tương quan 
giữa các kiểu gen cGH-intron 3 với tính trạng tăng khối lượng gà ở các tuần tuổi, nhưng 
chúng tôi vẫn xác định được trong từng tuần tuổi, tần số alen G đều cao hơn rất nhiều so 
với alen A. Tại các thời điểm này, tần số alen G của nhóm gà có trọng lượng thấp đều 
thấp hơn so với tần số alen G của nhóm gà có trọng lượng cao, trong khi tần số alen A 
thì ngược lại, tuy nhiên, sự chênh lệch này ngày càng giảm khi gà càng lớn. So sánh số 
lượng cá thể gà và tần số các alen tại các thời điểm này, chúng tôi nhận thấy gà có kiểu 
gen GA không thay đổi, cụ thể nhóm có khối lượng cơ thể thấp đều là 15 cá thể, nhóm 
có khối lượng cơ thể cao là 5 cá thể; trong khi số cá thể gà mang kiểu gen GG thay đổi 
theo từng thời điểm kéo theo sự thay đổi tần số alen G và A tương ứng ở mỗi nhóm. 
Nhóm gà có trọng lượng thấp hơn trung bình có tần số alen G tăng dần, tần số alen A 
giảm dần, trong khi đó, nhóm gà có trọng lượng cao hơn trung bình thì ngược lại. 
22 
- Đối với điểm đa hình gen cGH-intron 4: 
Bảng 3.31. Giá trị P - Value đánh giá tương quan đa hình G3037T 
gen cGH-intron 4 với tính trạng tăng khối lượng của gà MóngTiên Phong 
Tuần tuổi GG - TG TG - TT GG - TT GG - TG - TT 
01 ngày tuổi 0,465 0,321 0,796 0,5946 
Tuần 1 0,242 0,599 0,047 * 0,1270 
Tuần 2 0,041 * 1,000 0,016* 0,0202 * 
Tuần 3 0,031 * 0,096 0,000* * 0,0001 * * 
Tuần 4 0,052 0,265 0,001* * 0,0025 * * 
Tuần 5 0,044 * 0,402 0,477 0,3105 
Tuần 6 0,022 * 0,350 0,166 0,0904 
Tuần 7 0,011* 0,575 0,017* 0,0128 * 
Tuần 8 0,034 * 0,670 0,006* * 0,0094 * * 
Tuần 9 0,016 * 0,935 0,003* * 0,0043 * * 
Tuần 10 0,018* 0,453 0,000* * 0,0009 * * 
Tuần 11 0,005** 0,396 0,000* * 0,0001 * * 
Tuần 12 0,006* * 0,253 0,000* * 0,000047* * 
Tuần 13 0,002* * 0,258 0,000* * 0,00000434 * * 
Tuần 14 0,001* * 0,230 0,000* * 0,00000224 * * 
Tuần 15 0,001* * 0,300 0,000* * 0,00000151 * * 
Tuần 16 0,000* * 0,289 0,000* * 0,00000024 * * 
Tuần 17 0,000* * 0,294 0,000* * 0,00000040 * * 
Tuần 18 0,000* * 0,192 0,000* * 0,00000005 * * 
Tuần 19 0,000* * 0,100 0,000* * 0,00000001 * * 
Tuần 20 0,001* * 0,083 0,000* * 0,00000002 * * 
 "*" p<0,05; "**" p<0,01 
 So sánh mối tương quan giữa từng cặp kiểu gen khác nhau lên tính trạng tăng khối 
lượng gà, kết quả Bảng 3.31 cho thấy, sự sai khác về khối lượng cơ thể ở 2 kiểu gen GG và 
TG cũng như kiểu gen GG với TT là sai khác có ý nghĩa. Mối liên hệ này có ý nghĩa giữa 
kiểu gen GG và TG ở các tuần tuổi từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 10 (p<0,05), mối tương quan 
này rất chặt chẽ từ tuần 11 đến tuần thứ 20 (p<0,01). Đặc biệt, tương quan khối lượng giữa 2 
kiểu gen GG và TT có ý nghĩa thống kê ở các tuần tuổi thứ nhất, thứ hai và thứ 7 (p<0,05), 
mối tương quan này cũng rất chặt chẽ ở tuần tuổi 3, thứ 4 và từ tuần 8 đến tuần 20 (p<0,01); 
càng về sau mức độ tương quan này càng chặt chẽ hơn. Kết quả kiểm định ANOVA trên 
phần mềm excel 2010, nhằm đánh giá mối tương quan đồng thời giữa 3 kiểu gen GG, TG và 
TT của điểm đa hình cGH-intron4 lên tính trạng tăng khối lượng gà ở các tuần tuổi, cho thấy, 
có sự liên quan có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm 2 tuần tuổi (BW2) và BW7 (P-value 
<0,05). Mối liên kết này đặc biệt rất chặt chẽ (P-value <0,01) tại các thời điểm: BW3, BW4, 
BW8, BW9, BW10, BW11, BW12, BW13, BW14, BW15, BW16, BW17, BW18, BW19 
23 
và BW20; càng ở giai đoạn sau, mức độ tương quan này càng chặt chẽ hơn. 
 Kết quả kiểm định ANOVA ở Bảng 3.31 phù hợp với kết quả so sánh khối lượng 
cơ thể ở Bảng 3.29 và Hình 3.14. Cụ thể, gà mang kiểu gen GG có khối lượng lớn hơn 
các kiểu gen TG và TT ở tất cả các tuần tuổi giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi, 
sự chênh lệch về khối lượng này ngày càng lớn hơn ở giai đoạn về sau. 
 Như vậy, qua việc đánh giá ảnh hưởng của đa hình G1705A gen cGH-
intron3/EcoRV và G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I trên gà Móng Tiên Phong chúng 
tôi thấy: có sự liên kết đáng kể giữa điểm đa hình G1705A trên cGH-intron3/EcoRV đến 
khối lượng cơ thể gà ở một số tuần tuổi. Mối liên kết này rất chặt chẽ giữa đa hình 
G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I đến tính trạng khối lượng cơ thể gà ở hầu hết các 
tuần tuổi giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần. Kết quả của nghiên cứu này đã chứng 
minh, gen cGH là một locus di truyền có ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng cơ thể gà 
giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. Mối liên kết này là một trong những cơ sở 
cho việc lựa chọn và thiết kế các marker phân tử góp phần cải thiện năng suất và chất 
lượng giống gà Móng Tiên Phong nói riêng và các giống gà bản địa Việt Nam nói 
chung, nhằm khai thác và phát triển hơn nữa nguồn gen quý từ những giống gà này. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
 Gà Móng Tiên Phong có ngoại hình đồng nhất và không phân ly qua 3 thế hệ; 
tốc độ mọc lông chậm. Lúc mới nở gà có lông màu trắng ngà. Lúc 20 tuần tuổi, gà mái 
có lông màu nâu nhạt (lá chuối khô), gà trống có lông màu mã lĩnh. Gà trống và gà mái 
đều có mào nụ. Từ 38 tuần tuổi, gà có chân to, da chân màu đỏ do mọc nhiều đốm thịt 
đỏ thẳng hàng dọc 2 bên chân và kẽ các ngón chân, phía trước chân là vẩy sừng. 
 Trong điều kiện nuôi bán chăn thả, qua 3 thế hệ chọn lọc và nhân thuần, gà sinh 
sản có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 151 - 153 ngày tuổi, tuổi đẻ đạt đỉnh cao ở tuần tuổi 
29 - 30. Năng suất trứng trung bình 23,41 quả/mái/38 tuần tuổi và 85,32 quả/mái/72 
tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng/72 tuần tuổi trung bình là 4,91 kg. Tỷ lệ trứng có 
phôi/tổng trứng ấp trung bình 87,65%; tỷ lệ nở /tổng trứng ấp trung bình 72,02%. Khi 
nuôi thịt thương phẩm qua 3 thế hệ, khối lượng cơ thể gà trung bình lúc 8 tuần tuổi là 
692,60 g; ở 15 tuần tuổi, khối lượng gà trống là 1518,00 g và gà mái là 1361,41 g. Tiêu 
tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đến 15 tuần tuổi trung bình là 3,70 kg. Trên quy mô 
chọn lọc lớn và tương đối ổn định qua 3 thế hệ, kết quả của đề tài là cơ sở khoa học 
và thực tiễn cho các chương trình giống áp dụng nhân rộng sản xuất đại trà; cung cấp 
24 
nguồn nguyên liệu để chọn tạo những dòng mới hoặc các tổ hợp lai có năng suất cao. 
 Gà Móng Tiên Phong có khả năng kháng bệnh tốt, tại điểm đa hình A2032G gen 
Mx tần số kiểu gen AA kháng virus cao gấp đôi kiểu gen GG mẫn cảm với virus. Phần 
lớn cá thể gà mang kiểu gen dị hợp AG (0,565) nên tiềm năng chọn, tạo những dòng gà 
mang gen AA kháng virus trong quần thể gà là rất lớn. 
 Trên gen cGH và cGHR, tính đa hình cao nhất ở vị trí G3037T gen cGH-
intron4/Bsh1236I, tần số các kiểu gen là 0,361 GG; 0,213 TG và 0,426 TT. Vị trí 
G1705A gen cGH-intron3/EcoRV có tính đa hình thấp hơn với tần số alen G là 0,92 
và alen A là 0,08. Tại locus cGHR-intron 2, không phát hiện tính đa hình, 100% cá 
thể mang kiểu gen HindIII+/+. Điểm đa hình G1705A gen cGH-intron3/EcoRV có 
tương quan với tính trạng tăng khối lượng cơ thể ở 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần và 8 tuần 
tuổi. Gà mang kiểu gen GG có khối lượng cơ thể lớn hơn các kiểu gen còn lại nhưng 
mức độ chênh lệch không nhiều. Điểm đa hình G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I 
có liên quan chặt chẽ đối với tính trạng tăng khối lượng của cơ thể gà ở giai đoạn từ 2 
tuần đến 20 tuần tuổi, gà mang kiểu gen GG có khối lượng cơ thể cao hơn so với các 
kiểu gen khác; mức độ khác biệt này càng rõ rệt và tương quan ngày càng chặt chẽ 
hơn khi gà càng lớn. Tuy nhiên, tần số alen G là 0,468 thấp hơn tần số alen T (0,532) 
nên tiềm năng chọn lọc, nhân dòng và khai thác những dòng gà có khối lượng cơ thể 
cao (mang alen G) giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi còn rất lớn. 
2. ĐỀ NGHỊ 
 Đề nghị sử dụng nguồn gen gà Móng Tiên Phong đã chọn tạo qua 3 thế hệ để 
sản xuất con giống cung cấp cho sản xuất đại trà. Tiếp tục nhân rộng các mô hình chăn 
nuôi bán chăn thả tại trang trại và nông hộ. Sử dụng kết quả trên làm căn cứ khoa học 
để quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản này. 
 Đề nghị nghiên cứu trên quy mô lớn hơn nữa về tính đa hình gen Mx, gen cGH 
và cGHR để tìm ra những cá thể mang tổ hợp những kiểu gen mong muốn cho công 
tác chọn, tạo đàn gà Móng Tiên Phong có năng suất sinh trưởng cao, kháng bệnh tốt 
trong thời gian ngắn. 
 Tiến hành các nghiên cứu về mối liên kết giữa gà mang kiểu gen GG của đa 
hình G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I với các tính trạng về ngoại hình giai đoạn 
gà còn nhỏ nhằm tiết kiệm chi phí trong chọn và tạo ra những dòng gà có năng suất 
và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ. 
 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Nguyễn Trọng Tuyển, Phùng Đức Tiến, Ngô Thị Kim Cúc và Lưu Quang 
Minh (2016), "Đa hình gen Mx ở giống gà Móng Tiên Phong", Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi (66), 2016, trang 68-72. 
2. Ngô Thị Kim Cúc, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Trọng Tuyển và Lưu Quang 
Minh (2016), "Phân tích mối tương quan giữa đa hình gen cGH liên kết với tính 
trạng tăng khối lượng ở giống gà Móng Tiên Phong", Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi (68), 2016, trang 65- 74. 
3. Nguyễn Trọng Tuyển, Ngô Thị Kim Cúc, Phùng Đức Tiến và Nguyễn Công 
Định (2016), " Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Móng Tiên 
Phong chọn lọc, nuôi theo phương thức bán chăn thả tại Hà Nam", Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi (69), 2016, trang 38-47. 
4. Nguyễn Trọng Tuyển, Phùng Đức Tiến, Ngô Thị Kim Cúc và Nguyễn Công 
Định (2016), " Khả năng sinh trưởng của gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ 
nuôi thương phẩm", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn 
nuôi (69), 2016, trang 54-61. 
5. Nguyễn Trọng Tuyển, Phùng Đức Tiến, Ngô Thị Kim Cúc và Lưu Quang 
Minh (2017), "Đánh giá tính đa hình các kiểu gen cGH và cGHR trên giống gà 
Móng Tiên Phong", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và 
Công nghệ, tập 13, số 2B, 2017, trang 18-22. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_dac_diem_kieu_hinh_kieu_gen_p.pdf