Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh quảng trị; đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển
Các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị đa dạng về mặt hình thái, cấu trúc;
có những khác biệt so với HST tự nhiên ven biển ở nước ta về mặt sinh thái phát sinh
quần thể và cấu trúc của khu hệ sinh vật. Các HST này hiện đang bị biến đổi mạnh cả
về diện tích, phân bố lẫn cấu trúc nội tại do ảnh hưởng của con người và các nhân tố
tự nhiên.
Với những đặc trưng và giá trị cả về mặt khoa học, lịch sử, kinh tế lẫn xã hội và
môi trường, các HST tự nhiên ven biển ở Quảng Trị cần được nghiên cứu, gìn giữ,
bảo tồn và phát triển.
Mong muốn cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát triển và khai thác
sử dụng nhằm phục vụ đời sống nhân dân ở địa phương và phát triển kinh tế-xã hội
trong vùng, chúng tôi đã tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu đặc trưng các HST
rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị; đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh quảng trị; đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ...*** TRẦN THỊ HÂN NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG VEN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ; ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 62 42 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội-2017 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: Tiến sĩ Đỗ Hữu Thư Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. Tiến sĩ Phạm Việt Cường Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi........ giờ ....... ngày ....... tháng ........năm 201..... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị đa dạng về mặt hình thái, cấu trúc; có những khác biệt so với HST tự nhiên ven biển ở nước ta về mặt sinh thái phát sinh quần thể và cấu trúc của khu hệ sinh vật. Các HST này hiện đang bị biến đổi mạnh cả về diện tích, phân bố lẫn cấu trúc nội tại do ảnh hưởng của con người và các nhân tố tự nhiên. Với những đặc trưng và giá trị cả về mặt khoa học, lịch sử, kinh tế lẫn xã hội và môi trường, các HST tự nhiên ven biển ở Quảng Trị cần được nghiên cứu, gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Mong muốn cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng nhằm phục vụ đời sống nhân dân ở địa phương và phát triển kinh tế-xã hội trong vùng, chúng tôi đã tiến hành đề tài luận án “Nghiên cứu đặc trưng các HST rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị; đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển”. 2. Mục tiêu cụ thể của luận án - Xác định tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật tự nhiên vùng nghiên cứu, đặc trưng của hệ thực vật trong một số kiểu thảm thực vật tự nhiên tiêu biểu của vùng nghiên cứu. - Đánh giá sự đa dạng, phân loại, hiện trạng, cấu trúc và sự biến động theo thời gian của một số kiểu thảm thực vật tự nhiên - Góp phần làm rõ những đặc điểm về phát sinh, phát triển, phân loại, tính độc đáo của HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị. - Góp phần bổ sung vai trò và các giá trị của HST tự nhiên vùng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Bổ sung các dẫn liệu về vị trí, phân loại và tính đặc trưng, đặc hữu, tính độc đáo (khu hệ thực vật) các HST tự nhiên ven biển ở Quảng Trị. - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị 2 4. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đấu, Kết luận và Phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, gồm: 137 trang đánh máy, 33 bảng số liệu; 26 hình vẻ, ảnh và 91 tài liệu tham khảo. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA Theo “Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên”: “Vùng ven biển là dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng địa hình bờ biển cổ và hiện đại.”. Theo Giáo sư Joe Baker, Viện Khoa học biển Autraulia: “Vùng ven biển là vùng đất-biển kéo dài từ giới hạn phía trên của lưu vực các con sông, suốichảy vào biển, tới giới hạn của lục địa”. Theo GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200km bờ biển của đất nước, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân chiếm ¼ dân số cả nước” Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi:“Dải ven biển (hay còn gọi là đới bờ biển) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, giữa nước ngọt và nước mặn và giữa các HST khác nhau trong dải” . Vùng ven biển trong luận án này được hiểu là vùng giới hạn giữa đường sắt Bắc Nam và bờ biển Quảng Trị. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Trên thế giới Nghiên cứu vùng ven biển trên thế giới đã được các nhà khoa học bắt đầu từ xa xưa, tuy nhiên các nghiên cứu điển hình xuất hiện nhiều vào những năm 1990. Một số nhà khoa học tiêu biểu như: Oost-ing (1945); Boyce, (1954); Barbour (1978); Cartica và Quinn, (1980); Wayne T. Williams and Jo Anne Williams (1984); Sykes và Wilson (1988, 1990); Gregory P. Cheplick và Hary Demetri (1999); Hesp, 1991); Maun (1994), Brown và Gange (1992, 1994); Bach, Ritchie et al. (1998); Catherine E. Bach (2001); Nick Page and Patrick Lilley (2009)Các công trình chủ yếu tập 3 trung nghiên cứu các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên quan đến phát sinh, phát triển các quần thể sinh vật ở vùng cát. 1.2.2. Ở Việt Nam Các nghiên cứu vùng ven biển ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu ở các VQG về các nguồn tài nguyên sinh học quý hiếm, có giá trị sử dụng. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về trữ lượng nguồn lợi và khai thác nguồn lợi từ các vùng biển gần và xa bờ. 1.3. TỔNG QUAN VỀ HST VÙNG CÁT VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM 1.3.1. Vị trí HST HST vùng cát ven biển miền Trung nằm trên địa phận 11 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận. 1.3.2. Qui mô HST HST vùng cát miền Trung là những vùng đất cát đan xen với các vùng đất, cửa sông, vũng, vịnh, đầm, phá, tạo ra những vùng bãi ngang biệt lập. 1.3.3. Diện tích HST Tuỳ mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học đã nêu ra những con số diện tích khác nhau. Trong đó, diện tích 533.000 ha được Phan Liêu đưa ra là hợp lý, vì đây là số liệu bao gồm vùng cát và các vùng đất cát khác đã được khai thác và sử dụng qua nhiều thế hệ. 1.3.4. Những đặc trưng của HST 1.3.4.1. Địa chất Theo Trần Nghi, Nguyễn Biểu (1995), thành tạo các dải cát ven biển miền Trung gắn với sự dao động mực nước biển trong kỉ Đệ Tứ. 1.3.4.2. Địa hình Địa hình nguồn gốc dòng chảy sông Địa hình nguồn gốc biển Địa hình tích tụ nguồn gốc hỗn hợp sông - biển - đầm lầy 4 Địa hình nguồn gốc gió biển 1.3.4.3. Thổ nhưỡng FAO-UNESCO xác định cồn cát và đất cát biển thuộc nhóm Arenosols là nhóm có thành phần cơ giới thô chủ yếu là cát, nghèo mùn. Tỷ lệ cát các tầng đạt từ 79,3- 87,6%. 1.3.4.4. Khí hậu - Thuỷ văn v Khí hậu: Khí hậu mang tính chất chung của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, mà đặc trưng quan trọng nhất là sự lệch pha của mùa mưa hình thành kiểu khí hậu nóng và khô. v Thuỷ văn: Trung bộ có 56 lưu vực có cửa sông riêng biệt, nhưng trong đó chỉ có 4 lưu vực có diện tích F>10000km2, 19 lưu vực có F>100km2 còn lại chủ yếu là có diện tích dưới 500km2. Mùa mưa lũ từ Quảng đến Bình đến Quảng Trị dài 3 tháng nhưng lượng dòng chảy chiếm 60% dòng chảy cả năm với Mlũ = 100-130 l/s.km2. Mùa khô kiệt dài trong 9 tháng (XII-VIII), lượng dòng chảy với Mkiệt = 25-50 l/s.km2. 1.3.4.5. Tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật trên vùng cát ven biển miền Trung v Hệ thực vật: Các công trình nghiên cứu hệ thực vật trong vùng chủ yếu ở các Khu BTTN và VQG và tập trung nhiều về ĐDSH. v Thảm thực vật Thảm thực vật trên cạn: - Rừng trên các đụn cát: Cấu trúc rừng chủ yếu là các loài cây gỗ nhỏ, trung bình. Chiều cao trung bình 8-10m, độ che phủ 0,8-1,0. - Thảm cây bụi: Phân bố rộng và chiếm diện tích lớn, cây bụi có chiều cao 2- 4m, thưa, gồm những cây có lá nhỏ, chất lá cứng dai, có nhiều loài rụng lá vào mùa khô. - Thảm cỏ: Từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có thảm cỏ cao 0,1-0,2m phân bố thành các mảng hình thành trên các đụn cát. Thảm thực vật ngập nước: - Thảm thực vật ngập nước ngọt: thảm cỏ cao 0,5-1m với độ che phủ 70-80%. 5 - Rừng ngập nước mặn: cây cao 4-8m, đường kính 5-10m, độ che phủ thấp. Tuỳ theo mức độ mặn mà thành phần loài thay đổi. - Thảm cỏ, cây bụi trên bãi cát biển và các bãi đá ven biển: Có một số loài cây bụi chịu gió, chịu mặn. - Các quần xã thuỷ sinh ở đầm phá nước mặn: Nằm ven bờ đầm, phá, có các cây của rừng ngập mặn. 1.3.4.6. Tính đa dạng của động vật trong các HST ven biển miền Trung Việt Nam Các nghiên cứu chủ yếu ở các Khu BTTN và VQG. Tuy nhiên, số liệu vẫn còn rất hạn chế. 1.3.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển Miền Trung Nghiên cứu có hệ thống đầu tiên là công trình của Bary J.P, Lê Công Kiệt và Nguyễn Văn Thụy, giới thiệu về thảm thực vật ở vùng cát ven biển Cam Ranh, Nha Trang. Sau đó là công trình của các tác giả Phùng Trung Ngân và Lê Công Kiệt; Thái Văn Trừng; Đỗ Xuân Cẩm; Nguyễn Khoa Lân, Lê Văn Đức; Thiều Lê Phong Lan. 1.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG VEN BIỂN QUẢNG TRỊ 1.4.1. Các công trình nghiên cứu Từ 1990- 1995, Hoàng Phước đã nghiên cứu xây dựng ô sinh thái trên vùng cát để chế ngự nạn cát bay, cát lở ở Quảng Trị. Năm 2005, Trần Đình Lý và các cs nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật trên vùng cát hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Năm 2002, Nguyễn Trường Khoa nghiên cứu đặc điểm môi trường và tài nguyên đất ngập nước các cửa sông tỉnh Quảng Trị. Năm 2009, Nguyễn Hữu Tứ và Vũ Anh Tài mô tả thảm thực vật ven bờ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Năm 2013, Đỗ Hữu Thư và nnk ghi nhận khu hệ thực vật bậc cao ở tỉnh Quảng Trị có khoảng 226 họ, 991 chi, 2.152 loài thuộc 6 ngành thực vật. Trong đó, có 141 loài đặc hữu, chiếm 7,5% số loài tự nhiên của hệ thực vật, trong đó có 72 loài đặc hữu Trung Bộ, 69 loài đặc hữu Việt Nam. Ngoài ra, hệ thực vật Quảng Trị còn có 48 loài chỉ phân bố ở Quảng Trị và một vài điểm ở nước ngoài. 6 Năm 2014, Hoàng Xuân Thảo và Ngô Thị Diễm My công bố danh lục gồm 200 loài thực vật hạt kín thuộc 46 bộ, 72 họ và 142 chi ở xã Hải Dương, huyện Hải Lăng. Năm 2013, Trần Thị Hân và Phạm Quỳnh Mai ghi nhận 3 loài thực vật bắt mồi độc đáo, chỉ gặp ở HST đất cát ven biển Quảng Trị, Quảng Bình. Đó là cây Gọng vó Drosera indica - ưa ẩm, cỏ Tỹ gà D. bunami - ưa khô và cây Nắp ấm Nepenthes annamensis - ưa ẩm ướt. Từ năm 2013 đến năm 2015, Trần Thị Hân và nnk và thử nghiệm xây dựng các mô hình canh tác phù hợp bối cảnh BĐKH như mô hình trồng xen Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) trong hồ nuôi tôm, mô hình di thực cây Quinoa (Chenepodium quinoa Willd). Các nghiên cứu từ trước đến nay đều mang tính chuyên biệt, chủ yếu làm cơ sở phục vụ cho các mục tiêu cụ thể như xây dựng các khu bảo tồn, khu bảo vệ cảnh quan hoặc phục hồi sinh cảnh cho phát triển kinh tế-xã hội. Chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về các HST tự nhiên toàn vùng. 1.4.2. Các nhân tố phát sinh tính ĐDSH 1.4.2.1. Nhân tố địa lý - địa hình Các yếu tố địa lý-địa hình có vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển thảm thực vật. Thảm thực vật trên cát đặc trưng cho quá trình tác động phối hợp sông-biển và sự tác động của gió. 1.4.2.2. Nhân tố khí hậu-thuỷ văn-thuỷ triều Chế độ sinh khí hậu nhiệt đới mưa ẩm với sự lệch pha của mùa mưa lạnh đã tạo nên sự pha trộn thành phần loài của các khu hệ thực vật đặc trưng cho vùng nóng ẩm ở phía Nam và các khu hệ thực vật đặc trưng cho vùng lạnh ẩm ở phía Bắc. Bão và gió mạnh hạn chế chiều cao, thành phần loài trong các quần hệ ven biển. Trên đất địa đới có kiểu thảm thực vật đặc trưng là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm. Đất phi địa đới có kiểu thảm thực chịu khô, hạn. Chế độ bán nhật triều không đều với biên độ nhỏ, ít tạo ra các bãi lầy lớn, hạn chế sự mở rộng của rừng ngập mặn. Lưu lượng nước của các sông không lớn, trung bình năm 14,4m3/s, độ mặn vùng cửa sông khá cao, tạo điều kiện cho CNM chịu độ mặn cao tham gia vào thành phần của RNM. 7 1.4.2.3. Nhân tố đá mẹ-thổ nhưỡng Giữa thảm thực vật và đất có mối quan hệ riêng và thể hiện sự tương quan rõ nét giữa tính chất đất và cấu trúc thảm. Lượng nước trữ trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và cấu trúc của thảm thực vật nhiều hơn tính chất hoá học của đất. 1.4.2.4. Nhân tố khu hệ thực vật Nhân tố khu hệ thực vật có tính chất quyết định đến đặc trưng cơ bản của HST. Nhân tố này góp phần giải thích tại sao cùng một sinh – khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng tương tự, thành phần loài cây của cùng một kiểu thảm lại khác nhau. 1.4.2.5. Tác động của con người lên tính ĐDSH Sự tác động của con người có thể mang tính chất phá hủy cấu trúc thảm như khai phá rừng; sự tàn phá của chiến tranh; hoạt động sản xuất nông nghiệp... hoặc mang tính tích cực như hình thành các quần xã cây trồng; trồng rừng trên đất trống; mở rộng khu phân bố qua việc xây dựng các hồ, đập ngăn nước. Chương 2. ĐIỀU KIỆN NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là các HST tự nhiên phân bố trên vùng ven biển tỉnh Quảng Trị, bao gồm các HST phát triển trên các nền đất khác nhau như đất cát, đất bazan ven biển, đất ngập mặn các cửa sông, đất ngập nội địa 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phạm vi địa lý Phạm vi nghiên cứu của luận án là vùng ven biển thuộc 4 huyện bãi ngang của tỉnh Quảng Trị, chiều dài khoảng 75km, chiều rộng trung bình 4-5km. 3.2.2. Phạm vi khoa học - Nghiên cứu tính đa dạng, cấu trúc và sự biến động của 4 HST tự nhiên (gồm HST-RKTX; HST-RTC; HST-RNN và HST-RNM) theo thời gian tại vùng ven biển tỉnh Quảng Trị 8 - Nghiên cứu tính đặc trưng, đặc hữu và độc đáo của khu hệ thực vật tại vùng ven biển tỉnh Quảng Trị. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nghiên cứu hiện trạng các HST tự nhiên 3.3.2. Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của khu hệ thực vật trong các HST tự nhiên 3.3.3. Đánh giá vai trò và giá trị của các HST tự nhiên tại vùng nghiên cứu 3.3.4. Dự báo xu thế biến đổi của các HST tự nhiên khu vực nghiên cứu 3.3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ, bảo tồn và phát triển các HST tự nhiên tại vùng nghiên cứu. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan 3.4.2. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Điều tra theo tuyến; Điều tra theo điểm và Ô tiêu chuẩn; Thu thập mẫu vật; Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng 3.4.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Lập danh lục thành phần loài; Xây dựng phổ dạng sống; Tính tổ thành cây gỗ 3.4.4. Phương pháp thành lập bản đồ: Sử dụng công nghệ GIS và RS 3.4.5. Phương pháp tính chỉ số thực vật NVDI: NDVI=(NIR-Red)/(NIR+Red) 3.4.6. Phương pháp phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng: Theo nhóm kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở vùng thấp và vùng có độ cao trung bình dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam 3.4.7 Phương pháp đánh giá tính ĐDSH: Đánh giá sự đa dạng các taxon trong các ngành; sự đa dạng loài của các họ, các chi; đánh giá mức độ đe dọa của các loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt nam, Sách Đỏ thế giới và Nghị định 32/2006 của Chính phủ Việt Nam. 9 3.4.8. Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm Microsoft Office Exel Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. HIỆN TRẠNG CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ ... 006). Bảng 0.3. Danh sách các loài quý hiếm được ghi nhận ở vùng ven biển Quảng Trị TT Tên khoa học Tên địa phương Phân hạng Sách Đỏ Việt Nam Sách Đỏ thế giới Nghị định 32 1 Nepenthes annamensis Macfarl. Nắp ấm trung bộ EN B1 + 2a - - 2 Nepenthes gracilis Korth. Nắp ấm - LR - 3 Sindora tokinnensis K.Lars. & S.S. Lars. Gụ lau EN A1a,c,d + 2d - hạn chế khai thác, sử dụng 4 Cinnamomum glaucescens Re xanh phấn (Re hương) - - 5 Viscum indochinensis Dans. Ghi đông dương EN A1 c - - 6 Lithocarpus polystachyus Sồi bông nhiều; Dẻ lá bóng EN A1c,d - - 7 Aquilaria crassna Pierreex Lec. Dó bầu EN A1c,d B1 +2b,ce CE - 8 Argusia argentea (L.f.) Heine Phong ba VU A1 a - - 9 Strychnos ignatii Mã tiền VU A1a,c - - 20 TT Tên khoa học Tên địa phương Phân hạng Sách Đỏ Việt Nam Sách Đỏ thế giới Nghị định 32 Berg. lông 10 Sophora tonkinensis Hòe bắc VU B1+2e - - 11 Meiogyne hainanensis (Merr.) Tien Ban Thiểu nhụy hải nam - VU - 12 Sterculia parviflora Roxb. Trôm lá nhỏ - LR - Tổng cộng 12 loài 8 loài 4 loài 2 loài 4.3.3. Vai trò và giá trị trong nghiên cứu bảo tồn các HST đặc thù và độc đáo * Đối với Việt Nam, HST-RKTX ở Quảng Trị là độc đáo và duy nhất vì mang đầy đủ các yếu tố của rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất thấp nhưng được hình thành trên đất bazan, lại nằm giữa vùng đồng bằng và sát biển. Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện thêm vùng phân bố của kiểu rừng này ở xã Vĩnh Kim, Vĩnh Nam và Vĩnh Trung. Đây là nơi khảo sát, nghiên cứu học tập của rất nhiều nhà khoa học và sinh viên trong và ngoài tỉnh. * HST-RNN của Quảng Trị, trong đó có HST rừng đầm lầy ngập nước ngọt trên nền than bùn được ghi nhận là HST độc đáo ở Việt Nam, có diện tích 169,13 ha, phân bố ở hai huyện Gio Linh và Hải Lăng. Độc đáo là rừng Tràm cổ Melaleuca leucadendra L. ở Nhĩ Thượng, với những cá thể Tràm cổ lâu đời, cao khoảng vài chục mét, đường kính ngang thân đến gần 100 cm. * HST-RTC ở Quảng Trị là nơi còn sót lại quần thể cây gỗ trên cát đặc sắc ở Việt Nam, trong đó rú Gio Quang có hiện trạng khá tốt, với khá nhiều cá thể cao trên 20 m, thành phần loài đa dạng. Quần thể cây gỗ ở HST-RTC là đối tượng được các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu và đưa vào các dự án khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh làm giàu rú. Đặc biệt, chúng tôi đã phát hiện loài Zeuxine grandis ở vùng đất cát khô cằn, được xác định vùng phân bố mới. 21 * Ngoài HST-RNM ra, các kiểu HST còn lại tại vùng ven biển Quảng Trị là nơi thuận lợi nhất để các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững HST rừng tự nhiên trên cát. 4.4. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ 4.4.1. Xu thế biến đổi theo chiều hướng tiêu cực 4.4.1.1. Suy giảm về môi trường: Chủ yếu là suy giảm môi trường đất và môi trường nước. Những suy giảm của HST đều là hậu quả của việc suy giảm môi trường và ngược lại, ô nhiễm môi trường sẽ tác động đến tính bền vững của HST. 4.4.1.2. Suy giảm về tính ĐDSH Sự suy giảm về tính ĐDSH chủ yếu do vi phạm môi trường sống làm giảm số lượng cá thể, phá huỷ và làm suy thoái thảm thực vật, làm mất nơi sống của một số loài vốn có biên độ sinh thái hẹp. 4.4.1.3. Thời gian suy giảm Nhưng do tính chất đặc thù riêng nên có thể thấy sự suy giảm của HST diễn ra liên tục theo thời gian cùng với mức độ khai thác và sử dụng của con người. Tất cả hoạt động mở mang phát triển kinh tế đều có tác động và làm suy giảm HST vùng cát với thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào nội dung và quy mô của từng hoạt động. 4.4.2. Xu thế biến đổi theo chiều hướng tích cực 4.4.2.1. Phân cấp quản lý có sự tham gia của cộng đồng Các rú được giao cho cộng đồng quản lý, có hương ước của làng, cử người trông coi, quản lý và bảo vệ. 4.4.2.2. Sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước Các trường Đại học và Viện Nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành trong nước đã quan tâm xây dựng các đề tài/dự án về vùng ven biển Quảng Trị. Một số tổ chức ngoài nước như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF-SGP) của UNDP, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tiến hành một số dự án phục hồi, bảo vệ và bảo tồn các rú cát. 22 4.4.3. Xác định nguyên nhân suy giảm các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị 4.4.3.1. Các nguyên nhân tự nhiên * Ảnh hưởng của BĐKH: * Nguy cơ từ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại: 4.4.3.2. Nguyên nhân do con người Suy giảm HST thông qua các hoạt động làm (1)Thoái hoá đất do nhiễm mặn; (2) Suy giảm tính ĐDSH; (3) Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất; (4) Suy giảm chất lượng môi trường và (5) Các hoạt động vi phạm trong khai thác tài nguyên. 4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ 4.5.1. Đánh giá tác động của suy giảm HST 4.5.1.1. Tác động đến phát triển kinh tế * Ảnh hưởng đến sản suất nông - lâm - ngư nghiệp; * Ảnh hưởng tài chính; * Ảnh hưởng năng suất canh tác; * Ảnh hưởng doanh thu của hoạt động du lịch; 4.5.1.2. Tác động đến môi trường và xã hội. Suy giảm chất lượng của HST làm mất tính ổn định sản xuất, kinh tế chậm phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thu nhập của người dân. Đói nghèo dẫn đến tệ nạn xã hội làm mất trật tự an toàn an ninh. 4.5.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị 4.5.2.1. Các giải pháp về quản lý Nhà nước Gồm có: (1) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật; (2) Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về nguồn tài nguyên tự nhiên; (3) Thực hiện lồng ghép các nội dung về HST tự nhiên vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã; (4) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học, phát triển và 23 đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý ĐDSH và an toàn sinh học các cấp. 4.5.2.2. Các giải pháp về khoa học, công nghệ Gồm có: (1). Xây dựng hệ thống bảo tàng thiên nhiên; (2) Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về lâm sinh để phục hồi, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các HST tự nhiên vùng ven biển; (3) Đẩy mạnh công tác bảo tồn ĐDSH khu vực thông qua các hoạt động quản lý và chuyên môn tại địa phương. Về giải pháp khoa học, công nghệ, luận án đã khảo sát, thiết kế và đề xuất03 mô hình: Trồng bổ sung cây bản địa; Khoanh nuôi, bảo vệ kết hợp xúc tiến tái sinh tự nhiên cây gỗ bản địa và Trồng bổ sung cây bản địa vào vành đai của các HST tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ít nhất 34 loài cây gỗ bản địa và 33 loài cây bụi có thể dùng gây giống tự nhiên để đưa vào các mô hình. 4.5.2.3. Các giải pháp về Kinh tế-Xã hội-Môi trường Gồm các giải pháp về kinh tế - xã hội – môi trường như: * Khuyến khích và huy động sự tham gia của cộng đồng;* Huy động các nguồn lực tài chính; * Định hướng phát triển du lịch khu vực. 4.5.2.4. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu ĐDSH và an toàn sinh học Gồm các giải pháp liên quan đến hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước như: (1) Tăng cường liên kết nghiên cứu, hợp tác với các tỉnh lân cận; (2) Phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Bình để xây dựng hành lang ĐDSH nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quản lý và phát triển ĐDSH trong vùng; (3) Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước để thực hiện các nghiên cứu và triển khai các hoạt động về ĐDSH và an toàn sinh học nhằm bảo tồn và phát triển ĐDSH của tỉnh; (4) Tạo điều kiện để tăng cường công tác hợp tác, đầu tư cùng nghiên cứu để thu hút vốn đầu tư về tài chính và nhân lực; (5) Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH; (6) Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư và (7) Tăng cường hợp tác và liên kết trong khu vực, trong hành lang kinh tế Đông-Tây, trong Tiểu vùng sông Mê Kông. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1. Kết luận (1). Khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị có ít nhất 18 kiểu thảm thực vật tự nhiên. Đa số kiểu thảm có diện tích nhỏ, phân bố rãi rác, có 4 kiểu thảm đặc trưng cho vùng nghiên cứu là: Hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới hình thành trên đất bazan; Hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá cứng trên đất cát; Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt và Hệ sinh thái rừng ngập nước mặn. (2). Trong thời gian 15 năm, từ năm 2000 đến năm 2015, diện tích các HST tự nhiên vùng nghiên cứu tăng 345,59 ha. Khu vực gia tăng chủ yếu là các vùng ven sông, suối, những khu vực khó bị tác động. (3). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được đa dạng hệ thực vật vùng nghiên cứu như sau: - HST-RKTX: có 299 loài, 219 chi, 98 họ và phân họ trong 5 ngành Lá thông Psilotophya); Thông đất (Lycopodiophyta); Cỏ tháp bút (Equisetophya); Dương xỉ (Polipodiophyta) và Ngọc Lan (Mangnoliophyta) . - HST-RTC: có 268 loài, 192 chi, 82 họ trong 2 ngành Dương xỉ (Polipodiophyta) và Ngọc Lan (Mangnoliophyta). - HST-RNN: có 92 loài, 63 chi, 44 họ trong 2 ngành Dương xỉ (Polipodiophyta) và Ngọc Lan (Mangnoliophyta). - HST-RNM: có 40 loài, 34 chi, 24 họ trong 2 ngành Dương xỉ (Polipodiophyta) và Ngọc Lan (Mangnoliophyta). Có 14 loài ngập mặn chính thức chiếm 35% tổng số loài ngập mặn ghi nhận được. (4). Xác định công dụng của hệ thực vật vùng ven biển Quảng Trị theo 6 nhóm cây có ích: cây cho gỗ; cây làm thuốc; cây làm cảnh, bóng mát; cây ăn được; cây cho tinh dầu, nhựa và nhóm những cây có ích khác. Nhóm cây làm thuốc có số lượng lớn nhất ở HST-RKTX, 77 loài, chiếm 29,6% tổng số loài ghi nhận. Nhóm cây cho gỗ nhiều nhất ở HST-RTC, 66 loài, chiếm 36,43% tổng số loài ghi nhận. (5). Đã ghi nhận được tại vùng nghiên cứu có ít nhất 12 loài thực vật quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN. (6). Bổ sung vùng phân bố mới của loài Lan Ty trụ Zeuxine grandis ở độ cao dưới 100m. Loài Lịnh nước Melocalamus compactiflorus (Kurz) Benth là loài đặc trưng của hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa ẩm nhiệt đới hình thành trên đá bazan ở Quảng Trị. 25 (7). Phát hiện thêm vùng phân bố của rừng kín thường xanh cây lá rộng trên vùng đất bazan thuộc địa phận xã Vĩnh Trung và xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích trên 85,0 ha. (8). Hệ sinh thái tự nhiên vùng nghiên cứu đa dạng các kiểu thảm thực vật, hệ thực vật có những nét đặc trưng và độc đáo riêng. HST-RKTX ở Quảng Trị mang đầy đủ các yếu tố của rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất thấp nhưng được hình thành trên đất bazan, lại nằm giữa vùng đồng bằng và sát biển. HST-RNN ở Quảng Trị là 1 trong hai nơi ở Việt Nam được ghi nhận là kiểu rừng đầm lầy nước ngọt, hình thành trên cánh đồng phù sa. HST-RTC ở Quảng Trị là nơi còn sót lại quần thể cây gỗ đặc sắc nhất Việt Nam (9). Dự báo HST tự nhiên vùng nghiên cứu biến đổi theo 3 xu thế theo chiều hướng tiêu cực và 2 xu thế biến đổi theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân chủ yếu gây suy giảm của HST rừng tự nhiên vùng nghiên cứu là do tác nhân tự nhiên và hoạt động của con người. NCS đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển bền vững các HST rừng tự nhiên vùng nghiên cứu gồm: (1) Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước; (2) Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ; (3) Nhóm giải pháp về kinh tế-xã hội-môi trường và (4) Nhóm giải pháp về hợp tác trong và ngòi nước về nghiên cứu đa dạng sinh học và an toàn sinh học. 2. Kiến nghị (1). Cần sớm hoàn thiện bộ dữ liệu về tính đặc thù và độc đáo của các HST tự nhiên vùng nghiên cứu, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để huy động các nguồn lực kêu gọiđầu tư các dự án, chương trình bảo vệ, phục hồi các HST tự nhiên có sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước. (2). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cần tổ chức quy hoạch, phân vùng để tổ chức quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cho phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động phát triển khác. Đồng thời, đầu tư xây dựng một số mô hình kinh tế hộ gia đình cho người dân vùng nghiên cứu nhằm mục đích chia sẽ lợi ích HST với cộng đồng. Nhân rộng mô hình phục hồi HST rừng tự nhiên trên cát, rừng ngập mặn. (3). Tăng cường tuyên truyền, đầu tư phục hồi các HST tự nhiên, đầu tư cho công tác tuần tra bảo vệ rừng của các hạt Kiểm lâm huyện. Đặc biệt, cần tăng cường trang thiết bị chuyên dụng và hỗ trợ thỏa đáng cho những lực lượng bảo vệ rừng tại các huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 26 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Là công trình đầu tiên, đầy đủ và có hệ thống về các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị. - Phát hiện và bổ sung vùng phân bố mới của loài lan Ty trụ Zeuxine grandis, ở độ cao dưới 100m - Phát hiện thêm diện tích trên 85,0ha kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hình thành trên đất bazab ở xã Vĩnh Trung và xã Vĩnh Nam, thuộc huyện Vĩnh Linh. - HST-RKTX ở Quảng Trị mang đầy đủ các yếu tố của rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, lại hình thành trên vùng đất thấp nằm giữa đồng bằng - HST-RNN của Quảng Trị là một trong hai nơi ở Việt Nam có kiểu rừng đầm lầy nước ngọt, hình thành trên cánh đồng phù sa 27 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Thị Hân, Phạm Quỳnh Mai (2013), “Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh vật trong các hệ sinh thái rừng trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị”. Tạp chí Rừng và Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ. Số tháng 02/2013. 2. Trần Thị Hân, Phạm Thị Thúy Hoài, Lê Tuấn Anh (2014), “Nghiên cứu di thực Rong Sụn (Kappaphycus alvarezii) từ Ninh Thuận về trồng tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Trị và bước đầu trồng thử nghiệm trong hồ nuôi tôm”. Tuyển tập báo cáo Khoa học tại Hội nghị toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững lần 2. ngày 25-26/11/2014. 3. Trần Thị Hân, Lê Tuấn Anh, Đỗ Hữu Thư, Nguyễn Trường Khoa (2015), “Đa dạng thực vật hạt kín vùng ven biển tỉnh Quảng Trị”.Tuyển tập báo cáo Khoa học tại Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ VI ngày 21/10/2015. 4. Trần Thị Hân, Đỗ Xuân Cẩm, Nguyễn Trường Khoa (2015), “Bước đầu đánh giá nguồn gen cây thân gỗ bản địa ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị để trồng rừng phòng hộ bền vững”. Tuyển tập báo cáo Khoa học tại Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ VI ngày 21/10/2015. 5. Trần Thị Hân, Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), “Nhận định bước đầu về một số sâu gây hại cây Quinoa (Chenopodium quinoa Willd) trồng tại vùng cát tỉnh Quảng Trị vụ xuân hè 2015”. Đặc san Khoa học và Công nghệ Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, số 1/2016.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_trung_cac_he_sinh_thai_rung_v.pdf