Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Văn hóa đọc là khái niệm mới xuất hiện ở nước ta thời gian gần đây. Nhưng

cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này.

Từ khi chữ viết và văn bản xuất hiện việc đọc có vị trí quan trọng trong đời

sống của con người, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác. Đọc sách được

coi là một trong những phương thức giúp con người thư giản, giải trí, thỏa mãn nhu

cầu tinh thần, hoàn thiện bản thân. Đó còn là kênh quan trọng của học tập suốt đời,

giúp con người tích lũy kiến thức, biến thành sức mạnh cải tạo cuộc sống, nâng cao

năng xuất lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh của bản thân, cộng đồng, đất

nước mình với cá nhân, cộng đồng, đất nước khác.

Nhưng đánh giá văn hóa đọc không chỉ căn cứ vào việc xuất bản và phát hành

sách mà phải căn cứ vào việc đọc sách. Hiện nay người Việt Nam dành bao nhiêu thời

gian cho việc đọc sách, báo? Những sách, báo nào được quan tâm đọc nhiều nhất?

Những điều đọc được trong sách, báo giúp ích gì cho con người trong cuộc sống hàng

ngày?

Thực tế hiện nay ở nước ta, tại các thư viện công cộng (TVCC), thiết chế được

xã hội giao cho nhiệm vụ là tổ chức sử dụng có tính chất sâu rộng sách, báo trong

nhân dân, nhìn chung số lượng người vào sử dụng có xu hướng giảm dần. Có thư viện

tỉnh trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 30-40 lượt người đến đọc. Thực trạng người dân

nước ta “ngại” đọc sách không chỉ phổ biến ở thành thị mà cả ở vùng nông thôn và

miền núi.

pdf 27 trang dienloan 18940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam
BÔ ̣VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LIC̣H BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ 
 TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ VĂN HÓA HÀ NÔỊ 
ĐOÀN TIẾN LỘC 
 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC 
Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện 
 Mã số: 62320203 
 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN 
Hà Nội, 2017 
Công trình được hoàn thành 
 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
 Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 
 TS. Lê Văn Viết 
 TS. Chu Ngọc Lâm 
Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Văn Nhật 
 Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn 
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thế Dũng 
 Trường Đại học Văn hóa Tp Hồ Chí Minh 
Phản biện 3: PGS.TS.Nguyễn Thị Lan Thanh 
 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại 
Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội 
Số 418 - đường La Thành - quận Đống Đa - Tp Hà Nội 
Vào hồi..........giờ..........ngày..........tháng........ năm 2017 
Có thể tìm hiểu luận án tại 
 Thư viện Quốc gia Việt Nam 
 Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 
1 
 Mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài 
 Văn hóa đọc là khái niệm mới xuất hiện ở nước ta thời gian gần đây. Nhưng 
cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này. 
Từ khi chữ viết và văn bản xuất hiện việc đọc có vị trí quan trọng trong đời 
sống của con người, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác. Đọc sách được 
coi là một trong những phương thức giúp con người thư giản, giải trí, thỏa mãn nhu 
cầu tinh thần, hoàn thiện bản thân. Đó còn là kênh quan trọng của học tập suốt đời, 
giúp con người tích lũy kiến thức, biến thành sức mạnh cải tạo cuộc sống, nâng cao 
năng xuất lao động, tăng cường khả năng cạnh tranh của bản thân, cộng đồng, đất 
nước mình với cá nhân, cộng đồng, đất nước khác... 
Nhưng đánh giá văn hóa đọc không chỉ căn cứ vào việc xuất bản và phát hành 
sách mà phải căn cứ vào việc đọc sách. Hiện nay người Việt Nam dành bao nhiêu thời 
gian cho việc đọc sách, báo? Những sách, báo nào được quan tâm đọc nhiều nhất? 
Những điều đọc được trong sách, báo giúp ích gì cho con người trong cuộc sống hàng 
ngày? 
Thực tế hiện nay ở nước ta, tại các thư viện công cộng (TVCC), thiết chế được 
xã hội giao cho nhiệm vụ là tổ chức sử dụng có tính chất sâu rộng sách, báo trong 
nhân dân, nhìn chung số lượng người vào sử dụng có xu hướng giảm dần. Có thư viện 
tỉnh trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 30-40 lượt người đến đọc. Thực trạng người dân 
nước ta “ngại” đọc sách không chỉ phổ biến ở thành thị mà cả ở vùng nông thôn và 
miền núi. 
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 
Văn hóa đọc thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước 
cũng như trên thế giới. 
Về khái niệm và các thành tố cấu thành văn hóa đọc 
Ở nước ngoài: Nhiều tác phẩm đã đề cập đến vấn đề này như: Гринюк O.I. 
Парадоксы понимания термина “культура чтения (Nghịch lý của sự hiểu biết về 
thuật ngữ “văn hóa đọc”) [151]; Культура чтения - культура познания (văn hóa đọc 
- văn hóa nhận thức) [152] tác phẩm “Reading Cultures and Education” (Văn hóa đọc 
và giáo dục) William Johnson [147]. 
Trong nước: Công trình “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp duy trì và 
phát triển văn hóa đọc của người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước”(2007) [116] do tiến sĩ Nguyễn An Tiêm, Ban tuyên giáo Trung ương 
làm chủ nhiệm đề tài; “Phát triển văn hóa đọc trong thanh thiếu niên trên địa bàn 
thành phố Hồ Chí Minh” do thạc sĩ Võ Công Nam Trường Đại học Văn hóa thành 
phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài (2011)[58]; “Nghiên cứu đánh giá nhu cầu 
đọc sách để định hướng việc xuất bản sách phục vụ bạn đọc góp phần phát triển văn 
hóa đọc tại các vùng miền núi nước ta” do tiến sĩ Đỗ Thị Kim Thịnh, Bộ Thông tin và 
2 
Truyền thông làm chủ nhiệm đề tài (2009) [94]; “Văn hóa đọc của đồng bào dân tộc 
thiểu số khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và giải pháp” do tiến sĩ 
Nguyễn Thế Dũng, Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm 
đề tài (2015) [25];“Giáo dục văn hóa đọc cho lứa tuổi nhi đồng ở Hà Nội” do PGS. 
TS. Trần Thị Minh Nguyệt, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài 
(2015) [67]. Mỗi đề tài nêu trên đều đưa ra định nghĩa của mình về văn hóa đọc 
 3. Giả thuyết nghiên cứu 
Văn hóa đọc của người dân vùng núi phía Bắc Việt Namhiện còn thấp, một bộ 
phận khá lớn người dân miền núi phía Bắc Việt Nam chưa có nhu cầu đọc, thói quen 
đọc, kỹ năng đọcvà điều kiện tiếp cận tới sách báo Nếu các loại hình thư viện ở 
vùng này được phát triển về số lượng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí được tăng 
cường, biết phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức, các đối tác khác để hình 
thành, phát triển nhu cầu đọc, thói quen, kỹ năng đọc ở người dân, mở rộng các sản 
phẩm và dịch vụ tới tận cơ sở thì văn hóa đọc sẽ phát triển mạnh ở vùng đất có tầm 
quan trọng đặc biệt này của quốc gia. 
 4. Mục đích và nhiêṃ vu ̣nghiên cứu 
Mục đích: Đánh giá một cách khách quan, khoa học hiện trạng văn hóa đoc̣ tại 
các tỉnh miền núi phía Bắc Vi ệt Nam, làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu và yếu tố đặc 
thù ảnh hưởng tới văn hóa đọc ở vùng này, từ đó đề xuất những giải pháp để phát 
triển văn hóa đọc trên địa bàn trong thời gian tới. 
Nhiêṃ vu ̣: Để thưc̣ hiêṇ đươc̣ muc̣ tiêu trên , đề tài tập trung giải quyết các 
nhiêṃ vu ̣sau: 
 Hê ̣thống hóa cơ sở lý luâṇ về văn hóa đoc̣ và phát triển văn hóa đoc̣, từng bước 
góp phần hoàn thiện và phát triển lý luận về vấn đề này.Đề xuất giải pháp phát tri ển 
văn hóa đoc̣. 
 5. Đối tƣợng nghiên cứu 
Phát triển văn hóa đọc của người dân các tỉnh miền núi. 
6. Phạm vi nghiên cứu 
 Phạm vi không gian: Các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (14 tỉnh), nhưng tác 
giả luận án chỉ tập trung khảo sát điều tra, nghiên cứu ở 6 tỉnh và các thư viện tỉnh, 
huyện: Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Yên Bái. 
 Phạm vi thời gian: Trong giai đoaṇ từ 2010 - 2015, giai đoạn các tỉnh miền núi 
phía Bắc Việt Nam được Nhà nước đầu tư lớn cho phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, 
giáo dục, ý tế và giao thông đã có những kết quả bước đầu ảnh hưởng tích cực đến 
đời sống tinh thần của người dân. Hoạt động thư viện có những bước phát triển mới 
trong xây dựng cơ sở vật chất, các dự án về tin học hóa thư viện, đặc biệt chú trọng 
việc luân chuyển sách báo xuống cơ sở 
3 
 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 Về phương pháp luận:Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận duy vật biện 
chứng, duy vật lịch sử, nhận thức luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí 
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa, giáo dục, thư viện để xem 
xét, đánh giá về văn hóa đọc của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 
 Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hơp̣ tài liêụ 
 Phương pháp điều tra xã hội học 
Về mẫu phiếu khảo sát điều tra và phương pháp phát phiếu 
Luận án xây dựng mẫu phiếu khảo sát điều tra theo 3 mẫu,với tổng số 1600 
phiếu 
 1.Mẫu phiếu số 1có 26 nội dung câu hỏi: 
 Thành thị 1000 phiếu: Tỷ lệ phản hồi ở thành thị là 750 phiếu/1000 phiếu đạt 
75% (Tập trung chủ yếu vào thư viện 6 tỉnh: Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Kạn, 
Lạng Sơn, Hòa Bình) 
 Nông thôn 500 phiếu: Tỷ lệ phản hồi nông thôn, vùng sâu, vùng xa là 320 
phiếu/500 phiếu đạt 64%, (mỗi tỉnh có 2 huyện; Hà Giang gồm các huyện: Đồng Văn, 
Bắc Mê; Yên Bái gồm các huyện: Bát Sát, Than Uyên; Lai Châu gồm các huyện: 
Phong Thổ, Sìn Hồ; Bắc Kạn gồm các huyện: Ba Bể, Bạch Thông; Hòa Bình gồm các 
huyện: Mai Châu, Kỳ Sơn; Lạng Sơn gồm các huyện: Chi Lăng, Văn Quan), Bình 
quân 40 phiếu /huyện. Tổng số phiếu của mẫu số 1 thành thị và nông thôn thu về là 
1070 phiếu. 
 Tất cả bảng hỏi có nhiều phương án lựa chọn trả lời tác giả luận án thống kê 
theo từng phương án trả lời của người dân thành thị và nông thôn. 
 2.Mẫu phiếu số 2 có 11 nội dung câu hỏi: 
 3.Mẫu phiếu số 3 có 3 nội dung câu hỏi: 
 * Giới tính: 
 1.Nam580 người /1070 tổng số người tham gia trả lời bảng hỏi chiếm 54,2% 
 2.Nữ 490 người /1070 tổng số người tham gia trả lời bảng hỏi chiếm 45,8 % 
 * Thành phần DTTS sống ở thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng 
đồng bào DTTS và miền núi (có phân chia theo hệ ngôn ngữ) 
 * Độ tuổi tham gia trả lời bảng hỏi: Thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, 
vùng đồng bào DTTS và miền núi (nhóm người cùng độ tuổi) 
 * Nghề nghiệp thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào 
DTTS và miền núi 
4 
 Về mặt địa lý: Trong đó có 2 tỉnh miền Tây Bắc (Hòa Bình, Lai Châu) 2 tỉnh 
vùng Đông Bắc (Lạng Sơn, Bắc Kạn), 2 tỉnh tiếp giáp hai vùng (Hà Giang, Yên Bái). 
Trong 6 tỉnh đó có 2 tỉnh mới tách Bắc Kạn, Lai Châu, điều kiện phát triển kinh tế gặp 
khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục (trong đó tỷ lệ mù chữ ở tỉnh Lai Châu cao 
nhất nước - ở độ tuổi từ 15 trở lên với 40% dân số) Có 3 tỉnh khó khăn về giao 
thông (Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu), 2 tỉnh có điều kiện thuận lợi hơn các tỉnh trên: 
Hòa Bình,Lạng Sơn. 
 Phương pháp chọn mẫu: Mẫu khảo sát được chọn theo nguyên tắc phân tầng 
không đồng nhất, người đọc là đối tượng và nhiều dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, 
H’Mông, Thái, Mường, người Kinh tại các thư viện: Bắc Kạn, Hòa Bình, Yên Bái, 
Lạng Sơn,  trong đó có 1 số trường dân tộc nội chú cấp ba của tỉnh (Lạng Sơn, Hòa 
Bình, Yên Bái, Hà Giang). 
 Phương pháp quan sát: Nghiên cứu sinh tiến hành quan sát trực tiếp để thu thập 
thông tin từ người đọc tại thư viện tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Kạn mỗi 
thư viện nghiên cứu sinh đến từ 3-4 lần vào các thời điểm khác nhau để quan sát và 
lấy thông tin từ bạn đọc. 
 Phương pháp thống kê: Tác giả dùng phương pháp này để lập bảng thống kê các 
số liệu điều tra xã hội học về hiện trạng văn hóa đọc, các hoạt động hệ thống TVCC, 
cùng với số liệu báo cáo của các thư viện tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam gửi về Vụ 
Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia Việt Nam. 
 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 
Ý nghĩa lý luận: Bổ sung vào phần lí luận về định nghĩa, bản chất, vai trò của 
văn hóa đọc đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến văn 
hóa đọc. Tổng kết bước đầu về mặt lý luận hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc của 
các loại hình thư viện ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Luận giải với những 
luận cứ khoa học điều kiện để phát triển văn hóa đọc tại các tỉnh miền núi phía Bắc 
Việt Nam. 
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp những thông tin chính xác về thực trạng 
văn hóa đọc của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam thông qua hoạt động 
của các loại hình thư viện ở đây, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó đồng thời 
đề xuất những giải pháp có tính khả thi để phát triển văn hóa đọc ở vùng đất có tầm 
quan trọng của quốc gia. 
 9. Cấu trúc của luâṇ án 
 Ngoài phần mở đầu, kết luâṇ, danh muc̣ các tài liêụ tham khảo và phu ̣luc̣ , luâṇ 
án đươc̣ chia thành 3 chương. 
5 
Chƣơng 1 
 Cơ sở lý luận về văn hóa đoc̣ và vai trò của văn hóa đọc trong đời sống xã hội. 
Chƣơng 2 
 Thưc̣ traṇg văn hóa đoc̣ và công tác phát tri ển văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi 
 phía Bắc Việt Nam. 
Chƣơng 3 
 Giải pháp phát triển văn hóa đoc̣ ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. 
Chƣơng 1 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ VĂN HÓA ĐỌC VÀ VAI TRÒ 
CỦA VĂN HÓA ĐỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 
 1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa đọc 
 1.1.1. Khái niệm văn hóa đọc 
 1.1.1.1.Văn hóa 
 Phân tích các quan điểm khác nhau về văn hóa, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, của GS.TS. Trần Văn Thêm và của UNESCO trong Tuyên ngôn của Hội nghị 
quốc tế về chính sách văn hóa do UNESCO tổ chức vào tháng 8 năm 1982 tại Mêhicô, 
tác giả luận án đưa ra quan niệm: Văn hoá là tổng hoà các giá trị mà con người sáng 
tạo ra trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của mình. 
 1.1.2.Văn hóa đọc 
Phân tích các quan điểm khác nhau trong và ngoài nước về văn hóa đọc, đồng 
thời tiếp cận việc đọc như một dạng hoạt động sáng tạo của con người, có bản chất 
văn hóa, tác giả luận án cho rằng văn hóa đọc là tổng thể các năng lực của chủ thể 
hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu. Như vậy mỗi cá nhân 
trong xã hội khi biết giải mã tài liệu đều có thể có văn hóa đọc ở một mức độ nhất 
định, tùy theo năng lực giải mã và tiếp nhận tài liệu của họ. Văn hóa đọc của mỗi cá 
nhân biểu hiện ra bên ngoài ở mức độ định hướng tới tài liệu, hiểu, đánh giá, vận dụng 
tri thức, thông tin trong tài liệu vào hoạt động thực tiễn. Nói cách khác, văn hóa đọc là 
đọc ở một trình độ nhất định. 
 1.1.2. Các thành tố cơ bản của văn hóa đoc̣ 
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [140, tr.330]. Đọc là sự tiếp 
nhận nội dung của tập hợp ký hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu. Như vậy, người ta 
có thể đọc nhiều dạng ký hiệu khác nhau: Bản nhạc, bản vẽ, mật mã, phim X quang, 
đồ thị, bản thiết kế, chữ cái... 
1.1.3. Phát triển và phát triển văn hóa đọc 
6 
Phát triển: Phát triển, theo quan niệm triết học, là thuộc tính phổ biến của vật 
chất. Theo đó, mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái 
bất biến mà trải qua một loạt trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Điều đó có 
nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống nào, cũng như cả thế giới 
nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, luôn luôn chuyển sang trạng thái mới, tức 
là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn những 
trạng thái trước đây đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều 
được quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong mà cả những mối liên hệ bên 
ngoài [125, tr. 424]. 
Phát triển văn hoá đọc: Từ quan niệm trên về phát triển, tác giả luận án cho 
rằng phát triển văn hóa đọc là một quá trình làm thay đổi văn hóa đọc từ trạng thái 
cũ sang trạng thái mới, đó là sự biến đổi cả về chất và lượng của quá trình đọc của 
từng cá nhân, tập thể hay cộng đồng. 
Văn hóa đọc của mỗi cá nhân có thể được hình thành từ rất sớm trong cuộc đời 
con người. Ở mỗi cá nhân, văn hoá đọc phát triển trên cơ sở sự thay đổi, phát triển các 
năng lực của cá nhân đó đối với việc đọc. 
Thư viện tham gia vào phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng xã hội với những 
ưu thế đặc biệt:Thư viện, đặc biệt các thư viện công cộng được tổ chức theo địa bàn 
cư trú của cư dân, hoạt động với phương châm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các 
tầng lớp nhân dân sử dụng tài liệu đã và đang thu hút được số lượng ngày càng đông 
người tới sử dụng thư viện hoặc tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức; Với các 
hoạt động hướng dẫn đọc đa dạng, hiệu quả, thư viện góp phần hình thành và phát 
triển kỹ năng đọc, tiếp nhận và sử dụng thông tin; thái độ trân trọng với tài liệu của 
bạn đọc 
Như vậy, phát triển văn hóa đọc đối với thư viện là việc tạo ra những điều kiện 
thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều người dân tới sử dụng các sản phẩm và dịch vụ 
của thư viện, để người dân ứng dụng có hiệu  ...  đọc của họ chủ yếu là nâng cao sự hiểu biết, giúp cho việc học tập, hầu như chưa 
thực sự vì mục tiêu cải thiện sản xuất. Kỹ năng đọc của người dân chưa cao ảnh 
hưởng đến chất lượng ứng dụng tri thức đã đọc vào thực tiễn, mặc dù họ có ý thức vận 
dụng những điều đã đọc trong các hoạt động thực tiễn. Đa số người dân đã có ý thức 
trân trọng sách nhưng hiểu biết của họ về vai trò của sách cũng như bản quyền tác giả 
còn hạn chế. Vẫn còn sự chênh lệch khá lớn trong văn hóa đọc của người dân thành 
thị và nông thôn, của người Kinh và người các dân tộc thiểu số, giữa các lứa tuổi. 
20 
Chƣơng 3 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐOC̣ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI 
PHÍA BẮC VIỆT NAM 
3.1. Phát triển và hoàn thiện tổ chức maṇg lƣới thƣ viêṇ 
3.1.1. Phát triển mạng lưới thư viện công cộng 
 Cần tiếp tục thành lập thư viện cấp huyện ở khoảng 10 đơn vị chưa có; đề xuất 
mô hình thư viện ở cơ sở phù hợp với điều kiện của từng địa phương.Các cấp chính 
quyền cần khuyến khích, chỉ đạo, hỗ trợ để thành lập thêm nhiều thư viện tư nhân 
phục vụ cộng đồng. 
Đồng thời các thư viện cấp tỉnh, cấp huyện phải được tăng cường về vốn tài 
liệu, cơ sở vật chất, nhân sự, kinh phí. 
3.1.2. Phát triển mạng lưới thư viện trường học 
Hiện nay, vẫn còn khá nhiều trường học ở miền núi phía Bắc chưa thành lập 
thư viện. Vì thế, ngành Giáo dục đào tạo cùng với chính quyền địa phương quan tâm 
phát triển các thư viện ở trường nào chưa có với những mô hình khác nhau. 
Đồng thời các thư viện trường học phải được tăng cường về vốn tài liệu, cơ sở 
vật chất, nhân sự, kinh phí. Các tiêu chí về thư viện trường học ở miền núi phải đầu tư 
cao hơn hoặc bằng ở nông thôn, thành thị thì mới mong miền núi tiến kịp miền xuôi. 
3.1.3. Nâng cao năng lưc̣ chuyên môn cho người làm thư viêṇ 
 Trong các loại thư viện ở miền núi vấn đề nhân sự cấp bách nhất là ở thư viện 
cấp huyện. Một điều dễ nhận thấy là các thư viện tỉnh và huyện ở miền núi rất thiếu 
nhân viên. Đặc biệt đối với thư viện cấp huyện. Với diện tích mỗi đơn vị hành chính ở 
đây đều lớn, dân cư sống rải rác trên những vùng đất đi lại khó khăn nên cần được 
tăng cường thêm nhân sự (từ 3 người trở lên/thư viện cấp huyện) mới tạo điều kiện 
cho thư viện huyện phục vụ tốt xã hội. 
Ngoài tăng về số lượng, đội ngũ người làm thư viện công cộng cũng phải được 
tăng cường kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tin học, tâm lý học, sư phạm học để phục 
vụ bạn đọc, kể cả bạn đọc dân tộc thiểu số ngày càng tốt hơn, 
 3.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của mạng lƣới thƣ viện 
 3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới thư viện công cộng 
 Các thư viện công cộng luôn gắn hoạt động của mình với sự phát triển kinh tế, 
văn hóa, xã hội ở địa phương, gắn với sự đi lên của từng cá nhân trong cộng đồng. 
Thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện đẩy mạnh phục vụ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp 
ở địa phương với các hình thức phù hợp; đẩy mạnh phục vụ trẻ em, học sinh (góc đọc; 
góc viết, góc mỹ thuật); tăng cường biên soạn sản phẩm TT-TV, tuyên truyền, giới 
thiệu sách ở trong và ngoài thư viện tỉnh, đào tạo người dùng tin, phân công phục vụ 
21 
ngoài thư việnĐặc biệt, các thư viện công cộng phải có những hoạt động hướng dẫn 
kỹ năng đọc ở từng lứa tuổi khác nhau. 
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới thư viện trường học 
Về hoạt động của thư viện trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các Sở 
Giáo dục và đào tạo nên quy định giờ giấc phục vụ cho thư viện. Các thư viện phải 
thường xuyên phục vụ đọc và mượn cho giáo viên và học sinh. Các thư viện trường 
học phải có những hoạt động để hình thành, phát triển thói quen đọc, kỹ năng đọc ở 
học sinh ngay từ khi các em mới đến trường: đọc to nghe chung, thảo luận, viết thu 
hoạch, sân khấu hóa những gì đã đọcTác giả luận án đề xuất Bộ Giáo dục đào tạo 
nên có quy định về “giờ thư viện” trong các trường phổ thông ở nước ta với những 
hoạt động cụ thể trong giờ này để phát triển văn hóa đọc trong học sinh. 
3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa thư viện với các tổ chức khác trong phát triển 
văn hóa đọc 
Để phát triển văn hóa đọc ở miền núi phía BắcViệt Nam, các thư viện phải có 
những hoạt động phối hợp với trường học; gia đình, đặc biệt trong hình thành và phát 
triển nhu cầu, hứng thú, kỹ năng đọc ở trẻ. 
 3.3. Phát huy vai trò các tổ chức xã hội trong phát triển văn hóa đọc ở các 
tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 
3.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản, in và phát hành sách 
Ngành xuất bản, in và phát hành sách các tỉnh, thành phố ở khu vực miền núi 
phía Bắc Việt Nam cần nghiên cứu nhu cầu và phối hợp xây dựng một kế hoạch, đề 
nghị có sự hỗ trợ của Chính phủ để xuất bản những tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số 
hoặc song ngữ, chủ yếu là ngôn ngữ Tày, ngôn ngữ Nùng và ngôn ngữ Thái..., tạo nên 
một môi trường đọc phong phú với nhiều ngôn ngữ tài liệu khác nhau, phù hợp với 
nhu cầu và khả năng đọc cho mọi người dân tộc thiểu số trong khu vực. Hoàn thiện và 
tạo mới các giải thưởng hàng năm về sách hay, sách đẹp; chú trọng bồi dưỡng, phát 
triển lực lượng sáng tác trẻ, trong đó cần ưu tiên người dân tộc thiểu số. 
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sách trên các phương tiện thông 
tin đại chúng 
 Cần có một tờ báo in có chức năng chủ yếu là điểm sách, giới thiệu phê bình 
sách, đồng thời nhà nước cần có những biện pháp để phát triển hoạt động lý luận, phê 
bìnhsách để đông đảo bạn đọc biết được những cuốn sách mới, sách hay cần mua, cần 
đọc, cần trao đổi. 
3.3.3. Phối hợp hoạt động của các tổ chức xã hội trong phát triển văn hóa đọc 
 Đề xuất nội dung, hình thức những hoạt động phối hợp giữa thư viện với các tổ 
chức xã hội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên, Hội Phụ 
nữ, Hội Nhà văn, Hội Báo chí, Hội Xuất bản trong tuyên truyền, giới thiệu những tác 
phẩm có nội dung tốt để phát triển văn hóa đọc. 
22 
 3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc trong phát triển văn hóa đọc ở 
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 
 Để góp phần duy trì và phát triển văn hóa đọc, Đảng ta đã thường xuyên quan 
tâm chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, nghị quyết nhằm xây dựng các thiết chế văn hóa 
như hệ thống TVCC các nhà xuất bản, In, và phát hành các cơ sở phát hành sách để 
tạo ra một chu trình hoàn chỉnh có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của văn hóa 
đọc ở nước ta cũng như vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. 
 3.4.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phát triển văn hóa đọc vùng núi phía 
Bắc Việt Nam 
 Luận án đề xuất hoàn thiện một số quy định trong Pháp lệnh thư viện và Thông 
tư liên Bộ số 97-TLLB/VHTTTTDL-TC/TTLT ngày 15/6/1990 của Bộ Văn hóa, 
Thông tin-Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ cấp phát, quản lý 
và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với Thư viện công cộngđể đẩy mạnh hoạt 
động phục vụ xã hội.Mặt khác, luận án cũng đề xuất những hướng hoàn thiện các quy 
định của Luật xuất bản năm 2012 
 3.4.2. Cụ thể hơn chính sách đầu tư của Nhà nước cho văn hóa đọc 
Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách về ưu tiên cấp đất; đầu tư 
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của trường, TV trường học, TVCC;Chính sách đầu 
tư ngân sách, đảm bảo cho thư viện trường học, TVCC... tổ chức các hoạt động 
thường xuyên. Chính sách ưu tiên hợp lý việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông 
tinChính sách hỗ trợ tổ chức các thư viện, tủ sách cơ sở. Chính sách đầu tư cho hoạt 
động lưu động của thư việnchính sách cho viên chức thư viện: Thu hút viên chức về 
làm việc tại các địa bàn vùng khó khăn, vùng xa, vùng cao, biên giới 
3.4.3. Duy trì, mở rộng các đề án, dự án phát triển văn hóa đọc của các tổ chức 
quốc tế 
Cố gắng duy trì Dự án tặng sách của Quỹ Châu Á; Hoàn thành và duy trì Dự án 
Quỹ Melinda & Bill Gates; Thuyết phục các đối tác nước ngoài như Tổ chức Room to 
Read; Tập đoàn Samsung kéo dài, mở rộng các dự án xây dựng “Thư viện thân thiện”, 
“Thư viện thông minh”...Tìm kiến các dự án khác của các tổ chức quốc tế, các tổ 
chức, cá nhân nước ngoài cho phát triển văn hóa đọc. 
3.4.4. Duy trì và tạo mới các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia phát 
triển văn hóa đọc 
 Duy trì lâu dài chương trình mục tiêu hiện có: Chương trình hỗ trợ sách cho 
400 thư viện huyện vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn;Phục hồi lại các chương 
trình đã bị tạm ngừng: Chương trình tạo lập kho luân chuyển ở các thư viện cấp tỉnh; 
Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà thư viện cấp huyện; Chương trình hỗ trợ bảo quản 
tài liệu quý hiếm; Chương trình tin học hóa thư viện cấp tỉnh. Tạo thêm các chương 
trình mới: Chương trình tạo lập Bộ sưu tập tài liệu số mở cả cho TV trương học, lẫn 
23 
TVCC; Tin học hóa thư viện công cộng cấp huyện, cấp cơ sở; TV trường học; 
Chương trình tạo lập kho luân chuyển ở các thư viện cấp huyên 
 3.4.5. Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào phát triển văn hóa 
đọc cho người dân 
Trước hết là ứng dụng công nghệ thông tin đối với thư viện tỉnh, thư viện cấp 
huyện đã ứng dung CNTT: Củng cố và xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập mạng LAN 
và bổ sung thêm máy tính và các thiết bị tin học cần thiết khác; Tăng cường nguồn lực 
thông tin số 
 Đề xuất những đầu tư ban đầu cho các thư viện cấp huyện, thư viện cơ sở, TV 
trường học còn chưa ứng dụng CNTT: máy tính; phần mềm; máy in, máy đọc mã 
vách, máy nạp và khử từ.v.v. Các thư viện này phải được nối mạng Internet. Trang bị 
miễn phí hay hỗ trợ máy tính, Ipad (với giá khoảng 100 USD) cho học sinh miền núi 
phía Bắc như nhiều nước đã thực hiện. 
3.4.6. Tăng cường công tác quản lý Báo chí 
 Cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí cần có quy hoạch hợp lý nhằm nâng cao 
chất lượng thông tin, giảm bớt những báo, tạp chí có nội dung nghèo nàn, giảm bớt sự 
chồng chéo trong việc đưa tin, chấn chỉnh kịp thời tình trạng “thương mại hóa” báo 
chí...Cần kiểm soát được các dịch vụ Internet để trả lại môi trường trong sạch, lành 
mạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet ở nước ta hiện nay. Đồng thời xây 
dựng một quy chế hoạt động các dịch vụ Internet; có chế tài xử phạt các đối tượng 
truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh... 
 3.4.7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ 
 Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục 
và đào tạo; đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị quan trọng chỉ đạo các ngành, 
các cấp triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc 
sách hàng đầu. Quyết định số 692/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng 
Chính phủ về phê duyệt đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”. 
 Tiểu kết 
 Phát triển văn hóa đọc là yêu cầu của Đảng, Nhà nước và các Ban, Bộ, ngành 
liên quan đồng thời là đòi hỏi chính đáng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc 
Việt Nam để nâng cao hiểu biết về mọi mặt của người dân, phát triển kinh tế, khoa 
học văn hóa, xã hội của từng địa phương. Tuy vậy, muốn phát triển văn hóa đọc, ở 
vùng này cần rất nhiều những giải pháp. Trước hết cần làm bằng nhiều cách để hình 
thành và phát triển hứng thú và nhu cầu đọc ở một số nhóm dân cư như phụ nữ, trẻ 
em, người tàn tật và ngay cả những nhà lãnh đạo, quản lý ở địa phương. Các thiết chế 
phục vụ cho phát triển đọc, đặc biệt là thư viện công cộng cấp huyện, phòng đọc sách 
cơ sở, thư viện trường học cần phải được thành lập thêm để tạo điều kiện dễ dàng cho 
người dân đến thư viện. 
24 
 KẾT LUẬN 
 Văn hóa đọc là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình 
thành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống, khả năng thích nghi, cạnh tranh của 
con người; góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, kỹ năng sống của con người nói 
chung và người dân miền núi nói riêng. Đầu tư cho văn hóa đọc là đầu tư cho con 
người, đầu tư cho phát triển bền vững. Do vậy, để phát triển văn hóa đọc cho đồng 
bào dân tộc miền núi một cách bền vững cần phải có sự cộng đồng trách nhiệm của 
toàn xã hội; trong đó trách nhiệm của cá nhân, gia đình và nhà trường giữ vai trò nòng 
cốt trong việc tạo ra và duy trì thói quen đọc của từng người; Nhà nước có trách 
nhiệm bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh 
thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của quốc tế trong việc xây dựng môi trường đọc, tạo điều kiện 
cho mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận được với thông tin - tri thức ở mọi nơi, 
mọi lúc. Phát triển văn hóa đọc là một bộ phận của phát triển văn hóa, là một giải 
pháp quan trọng không thể thiếu để xây dựng thành công một xã hội học tập hướng 
tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt 
Nam, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước./. 
DANH MỤC 
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH 
1. Năm (2010), Xã hội hóa để góp phần đưa thông tin tri thức về cơ sở, Tạp chí 
Thư viện Việt Nam; (Số 4-24/2010); tr 65. 
2. Năm (2010), Đọc sách một nhu cầu thiết yếu, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 
(Số 313/2010); tr 86. 
3. (2011), Nguồn nhân lực trong hoạt động thư viện thông tin, Trường ĐHVH 
HN - Kỷ yếu hội thảo khoa học 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thư viện 
thông tin; tr 27. 
4. Năm (2014), Các yếu tố tác động và những thành tố của văn hóa đọc, Tạp chí 
Nghiên cứu Văn hóa,(Số 09/2014); tr 41. 
5. Năm (2015), Thêm một cách hiểu về văn hóa đọc, Tạp chí Văn hóa nghệ 
thuật, (Số 372/2015); tr 122. 
6. Năm (2015), Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống văn hóa và 
phong trào đọc sách của nhân dân, Tạp chí Tri thức thời đại - Bộ Thông 
tin và Truyền thông (Cục Xuất bản), (Số 37/2015); tr 10. 
7. Năm (2015), Văn hóa đọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Tạp chí Văn 
hóa nghệ thuật, (Số 374/2015); tr 125. 
8. Năm (2015), Những giải pháp đẩy mạnh văn hóa đọc vùng dân tộc thiểu số 
và miền núi Việt Nam, Tạp chí Văn hóa và nguồn lực, (số 4/2015); tr 47. 
9. Năm (2015), Điểm Bưu điện - Văn hóa xã góp phần thúc đẩy văn hóa đọc tại 
các tỉnh miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Thư 
việnViệt Nam, (Số 9/2015); tr 15. 
10. Năm (2015), Văn hóa đọc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nước 
ta; Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, (Số 13/2015); tr 83. 
11. Năm (2016), Định hướng xuất bản sách góp phần thúc đẩy phát triển văn 
hóa đọc trọng cộng đồng; Tạp chí Tri thức thời đại - Bộ Thông tin và 
Truyền thông-CụcXuất bản; (Số 51/9/2016); tr 6. 
12. Năm (2016), Đưa văn hóa đọc đến với tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; 
Tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; (Số 172/10/2016); tr 42. 
13. Năm (2016), Vị trí, vai trò của thư viện nhà trường trong đổi mới giáo dục 
và đào tạo tại các trường ĐH, CĐ từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn 
nhân lực phát triển bền vững đất nước và xây dựng môi trường văn hóa 
đọc trong tương lai; Tạp chí Thư viện Việt Nam, (Số 6/2016); tr 15. 
14. Năm (2016), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đổi mới và nâng cao chất 
lượng đào tạo sau đại học ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch//Công tác 
đào tạo sau đại học ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.: H.-2016; 
240tr; Giấy phép XB: QĐ-69/CXBIPH; khổ 21-17cm. 100 cuốn./. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_phat_trien_van_hoa_doc_o_cac_tinh.pdf