Tóm tắt Luận án Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét
Vật liệu đa lớp với chiều dày các lớp thành phần cỡ micrô, nanô
mét hiện nay đang được ứng dụng nhiều trong các ngành công
nghiệp như ngành công nghiệp ô tô, hàng không và đặc biệt trong
ngành công nghiệp vi cơ điện tử (MEMS, NEMS). Nhờ việc ứng
dụng các vật liệu đa lớp, các thiết bị đang ngày càng được thu nhỏ,
tích hợp thêm nhiều chi tiết nhằm tăng thêm các tính năng. Trong
quá trình chế tạo cũng như làm việc, tải trọng tác dụng lên kết cấu,
thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như ngoại lực, ứng suất dư,
nhiệt độ.v.v. Theo quan điểm cơ học, độ bền của bề mặt chung giữa
các lớp vật liệu thường là yếu, do sự biến dạng không đồng nhất giữa
các lớp vật liệu, nên hiện tượng bong tách cơ học có thể xảy ra dọc
theo bề mặt chung. Hơn thế nữa, sự tách lớp vật liệu thường bắt
nguồn từ những vị trí tập trung ứng suất cao như ở cạnh tự do của bề
mặt chung giữa hai lớp vật liệu hay ở đỉnh vết nứt. Sự bong tách giữa
các lớp vật liệu này có thể gây ra lỗi chức năng hoặc nghiêm trọng
hơn là phá hỏng thiết bị. Vì độ bền của bề mặt chung giữa các lớp
vật liệu là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến độ ổn
định, độ tin cậy làm việc và tuổi thọ của thiết bị, nên việc xác định
tiêu chuẩn phá hủy (độ bền phá hủy cơ học) của bề mặt chung giữa
các lớp vật liệu là một việc làm cần thiết.
Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu đã
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, tuy nhiên ở kích thước cỡ micrô,
nanô mét vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và cần được tiếp
tục nghiên cứu.
Ở một khía cạnh khác, độ bền của bề mặt chung giữa các lớp
vật liệu mỏng (kích thước dưới micrô mét) đang được các nhà sản
xuất linh kiện rất chú ý và đây là một vấn đề thời sự hiện nay. Trong
khi đó, nghiên cứu về tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các
lớp vật liệu có chiều dày cỡ micrô và nanô mét là một lĩnh vực
nghiên cứu mới, nhưng cũng thật sự cần thiết ở Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, quá trình tổng hợp và phân tích
các kết quả của các nghiên cứu hiện có về tiêu chuẩn phá hủy của bề
mặt chung giữa hai lớp vật liệu, nghiên cứu đã chọn đề tài là:
“Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu
có chiều dày cỡ nanô mé
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Vương Văn Thanh TIÊU CHUẨN PHÁ HỦY CỦA BỀ MẶT CHUNG GIỮA HAI LỚP VẬT LIỆU CÓ CHIỀU DÀY CỠ NANÔ MÉT Chuyên ngành: Cơ học vật rắn Mã số: 62440107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CƠ HỌC Hà Nội – 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Văn Trường 2. TS. Trịnh Đồng Tính Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 Mở đầu Lý do chọn đề tài Vật liệu đa lớp với chiều dày các lớp thành phần cỡ micrô, nanô mét hiện nay đang được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như ngành công nghiệp ô tô, hàng không và đặc biệt trong ngành công nghiệp vi cơ điện tử (MEMS, NEMS). Nhờ việc ứng dụng các vật liệu đa lớp, các thiết bị đang ngày càng được thu nhỏ, tích hợp thêm nhiều chi tiết nhằm tăng thêm các tính năng. Trong quá trình chế tạo cũng như làm việc, tải trọng tác dụng lên kết cấu, thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như ngoại lực, ứng suất dư, nhiệt độ.v.v. Theo quan điểm cơ học, độ bền của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu thường là yếu, do sự biến dạng không đồng nhất giữa các lớp vật liệu, nên hiện tượng bong tách cơ học có thể xảy ra dọc theo bề mặt chung. Hơn thế nữa, sự tách lớp vật liệu thường bắt nguồn từ những vị trí tập trung ứng suất cao như ở cạnh tự do của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu hay ở đỉnh vết nứt. Sự bong tách giữa các lớp vật liệu này có thể gây ra lỗi chức năng hoặc nghiêm trọng hơn là phá hỏng thiết bị. Vì độ bền của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến độ ổn định, độ tin cậy làm việc và tuổi thọ của thiết bị, nên việc xác định tiêu chuẩn phá hủy (độ bền phá hủy cơ học) của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu là một việc làm cần thiết. Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, tuy nhiên ở kích thước cỡ micrô, nanô mét vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và cần được tiếp tục nghiên cứu. Ở một khía cạnh khác, độ bền của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu mỏng (kích thước dưới micrô mét) đang được các nhà sản xuất linh kiện rất chú ý và đây là một vấn đề thời sự hiện nay. Trong khi đó, nghiên cứu về tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu có chiều dày cỡ micrô và nanô mét là một lĩnh vực nghiên cứu mới, nhưng cũng thật sự cần thiết ở Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, quá trình tổng hợp và phân tích các kết quả của các nghiên cứu hiện có về tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu, nghiên cứu đã chọn đề tài là: “Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét”. 2 Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu. - Xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu chưa có vết nứt ban đầu. - Thiết lập tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Độ bền cơ học của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu. Phạm vi nghiên cứu: - Chiều dày các lớp vật liệu ở kích thước micrô, nanô mét. - Các cặp vật liệu thông dụng trong các thiết bị vi cơ điện tử như đồng/silic (Cu/Si) và thiếc/silic (Sn/Si). Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra, phương pháp nghiên cứu là kết hợp giữa lý thuyết, thực nghiệm và tính toán số. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của cơ học phá hủy, đặc biệt là cơ học phá hủy bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu mỏng. - Tiến hành các thí nghiệm ở kích thước micrô, nanô mét để tìm ra các giá trị lực và chuyển vị tới hạn. - Dựa vào các kết quả thí nghiệm kết hợp với việc sử dụng các phương pháp tính toán số để xác định các tham số phá hủy (tốc độ giải phóng năng lượng G, hệ số cường độ ứng suất K, tích phân J.) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Do chiều dày của các lớp vật liệu trong các thiết bị vi cơ điện tử (chip, sensor, actuator..) rất mỏng (cỡ nanô mét), thực nghiệm để tìm ra tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu không đơn giản và đặc biệt khó khăn trong các kết cấu phức tạp. Nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp để xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu mỏng dưới tác dụng của tải trọng cơ học (tải trọng tĩnh, tải trọng chu kỳ). Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu này có thể áp dụng để xác định tiêu chuẩn phá hủy cũng như dự báo sự hình thành và lan truyền của vết nứt trên bề mặt chung giữa các lớp vật liệu mỏng, đặc biệt hữu ích trong các kết cấu phức tạp khó tiến hành thí nghiệm (ví dụ như trong các chíp vi xử lý, thiết bị vi cơ điện tử...). Từ các 3 nghiên cứu thu được hỗ trợ cho việc thiết kế, chế tạo, nâng cao độ tin cậy, ổn định làm việc cũng như tuổi thọ của thiết bị. Những kết quả mới của luận án - Một phương pháp mới được đề nghị để thiết lập tiêu chuẩn phá hủy tổng quát (hàm độ bền phá hủy) của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu có vết nứt ban đầu. - Dựa vào phương pháp đề nghị, tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Cu/Si được xác định không những ở kiểu phá hủy thuần túy mode I, mode II mà còn ở các kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ. - Đối với kết cấu vật liệu chưa có vết nứt ban đầu, tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Sn/Si và Cu/Si được xác định bằng phương pháp năng lượng thông qua mô hình vùng kết dính. - Quy luật phát triển và lan truyền của vết nứt dọc trên bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Cu/Si có vết nứt ban đầu chịu tác dụng của tải trọng có chu kỳ được khám phá. Bố cục của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận, hướng phát triển của luận án và tài liệu tham khảo. Chương 1. Tổng quan Nội dung của chương này trình bày tổng quan, tổng hợp và phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu, nhằm rút ra hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án. Trên cơ sở những phân tích trên, nội dung của luận án sẽ đề cập đến Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét với những nội dung chính sau đây: - Xây dựng tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu. - Xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu chưa có vết nứt ban đầu theo tiêu chuẩn năng lượng. - Thiết lập tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ. Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu và trình bày ở những chương tiếp theo của luận án. 4 Chương 2. Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu 2.1. Giới thiệu Trong chương này, một phương pháp được đề nghị để thiết lập tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ micrô, nanô mét. Hai thí nghiệm tách lớp ở hai kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ được thực hiện. Tốc độ giải phóng năng lượng G và góc pha hỗn hợp được xác định bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Hệ số kể đến ảnh hưởng của mode II đến tiêu chuẩn phá hủy được tìm ra bằng quan hệ giữa tốc độ giải phóng năng lượng ở hai kiểu phá hủy hỗn hợp. Tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung cuối cùng được thiết lập bằng một hàm độ bền phá hủy thực nghiệm dựa trên các giá trị , và G. 2.2. Tiêu chuẩn phá hủy trên bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Hình 2.2 minh họa cặp vật liệu ghép đôi. Vật liệu 1 ở trên với các hằng số vật liệu 1, E1 và 1 và vật liệu 2 ở dưới với các hằng số vật liệu 2, E2 và 2. Trong đó, i, Ei và i (i =1,2) tương ứng là mô đun trượt, mô đun đàn hồi và hệ số poisson của vật liệu 1 và 2. Với vết nứt như Hình 2.2, trường ứng suất kỳ dị ở đỉnh vết nứt được biểu diễn như theo phương trình sau (Hutchinson và Suo [52]): iIII rriKKi 2/1 1222 )2)(( (2.1) với )lnsin()lncos( rirri (2.2) ở đây, KI và KII là hệ số cường độ ứng suất tương ứng với mode I và mode II, r và được minh họa trên Hình 2.2, 1 i . Tốc độ giải phóng năng lượng tới hạn GI c ở kiểu phá hủy thuần túy mode I, với hệ số cường độ ứng suất KI,II được biểu diễn qua công thức sau (Hutchinson và Suo [52]): GII c GI c 90 0 T ốc đ ộ gi ải p h ón g nă ng l ư ợ ng , ( ) Góc phá hỗn hợp, o Hình 2.4 Tiêu chuẩn phá hủy Hình 2.2 Cặp vật liệu ghép đôi có vết nứt ban đầu Vết nứt Bề mặt chung Đỉnh vết nứt 2, E2, 2 Vật liệu 2 1, E1, 1 Vật liệu 1 x2 r x1 5 )( )1( 22 * 2 III c I KK E G (2.5) với )( .2 ' 2 ' 1 ' 2 ' 1 * EE EE E (2.9) trong đó, ii EE ' trong trường hợp ứng suất phẳng và )1/( 2' iii EE trong trường hợp biến dạng phẳng. Thông số kể đến ảnh của mode II đến tiêu chuẩn phá hủy. β là hệ số Dundur [31]. Đối với kiểu phá hủy hỗn hợp (mixed-mode), tiêu phá hủy thường được biểu diễn qua quan hệ giữa tốc độ giải phóng năng lượng G và góc pha hỗn hợp hơn là quan hệ giữa hệ số cường độ ứng suất KI, KII. Quan hệ giữa G- được biểu diễn bởi hàm số sau (Hutchinson và Suo [52]): G = ( với )/(tan 1 III KK (2.14) Hàm ( có dạng như sau (Kinloch [60]) (Hình 2.4): )])1((tan1[)( 2I cG (2.15) 2.3. Thiết lập tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu 2.3.1. Phương pháp xác định Phương pháp đề nghị kết hợp giữa dữ liệu thí nghiệm ở hai kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ và một hàm độ bền phá hủy thực nghiệm. Trong phương pháp này, hai kiểu thí nghiệm tách lớp khác nhau được sử dụng là mẫu thí nghiệm dầm uốn 4 điểm (Hirakata và cộng sự [47]) và mẫu thí nghiệm dầm công xôn (Kitamura và các tác giả [62-65]). Tốc độ giải phóng năng lượng G và góc pha hỗn hợp tương ứng với mỗi kiểu phá hủy được xác định thông qua tích phân J và hệ số cường độ ứng suất KI,II bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Từ phương trình (2.15), tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của hai mẫu có thể được viết: )])1((tan1[ )1( 2 )1( c IGG (2.23) và )])1((tan1[ )2( 2 )2( c IGG (2.24) trong đó, G(1), (1) và G(2), (2) tương ứng lần lượt là tốc độ giải phóng năng lượng và góc pha hỗn hợp ở kiểu phá hủy thứ nhất (mẫu 1) và thứ hai (mẫu 2). Bằng việc cân bằng hai phương trình (2.23) và (2.24) theo GI c, kết quả thu được như sau: 6 ))1((tan1))1((tan1 )2( 2 )2( )1( 2 )1( GG (2.25) Tốc độ giải phóng năng lượng cGI được xác định từ phương trình (2.23) hoặc (2.24) sau khi được tìm từ phương trình (2.25) với các giá trị G(1), (1), G(2), (2) đã biết. Phương trình (2.15) cuối cùng được thiết lập dựa vào hai tham số và GI c. Theo phương pháp đề nghị, tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có thể được xây dựng bằng việc kết hợp giữa một hàm độ bền phá hủy thực nghiệm và dữ liệu thí nghiệm ở hai kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ. 2.3.2. Kiểm tra tính đúng đắn của phương pháp Trong phần này, phương pháp đề nghị đã được kiểm chứng qua dữ liệu thí nghiệm của Wang và Suo [104] với hai trường hợp β = 0 (plexiglass/epoxy) và β ≠ 0 (nhôm/epoxy). Kết quả thu được chỉ ra phương pháp đề nghị có thể được sử dụng để thiết lập tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu. 2.3.3. Tiêu chuẩn phá hủy tổng quát bề mặt chung của cặp vật liệu Cu/Si Theo phương pháp truyền thống, việc xác định tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày nhỏ hơn micrô mét gặp nhiều khó khăn do chế tạo các mẫu thí nghiệm có vết nứt ban đầu. Với mục đích giảm thiểu số mẫu phải thí nghiệm, nghiên cứu tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu đồng (Cu, chiều dày 200 nm) và silic (Si, chiều dày 500 µm) theo phương pháp đề nghị. Hai thí nghiệm ở hai kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ được thực hiện. Thí nghiệm dầm uốn 4 điểm sửa đổi chỉ có một vết nứt ban đầu được thực hiện cho kiểu phá hủy thứ nhất, trong khi đó thí nghiệm dầm công xôn được thực hiện ở kiểu phá hủy hỗn hợp thứ hai. Hàm độ bền phá hủy thực nghiệm biểu diễn theo phương trình (2.15) được sử dụng. Các bước thiết lập tiêu chuẩn phá hủy được tiến hành như sau: 2.3.3.1. Thí nghiệm I Hình 2.10 minh họa cặp vật liệu ghép đôi, lớp vật liệu Cu có chiều dày 200 nm được phủ trên lớp vật liệu nền Si có chiều dày 550 m bằng phương pháp phún xạ. Một dầm thép được đánh bóng bằng giấy ráp và bột kim cương và được lau sạch bằng dung dịch acêtôn 7 và cồn. Sau đó tấm được gắn lên lớp vật liệu đồng bằng keo epoxy tiêu chuẩn. Hình 2.11 biểu diễn mẫu thử dầm uốn 4 điểm. Bảng 2.4 liệt kê kích thước và lực tới hạn Pc của mẫu I. Bảng 2.5 Hằng số vật liệu của các lớp vật liệu dùng trong mẫu thí nghiệm I Vật liệu Mô đun đàn hồi E (GPa) Hệ số poisson Cu 129 0,34 Epoxy 2,50 0,30 Si 167 0,30 Thép 200 0,30 Bảng 2.5 liệt kê các hằng số vật liệu được sử dụng trong tính toán. Hình 2.14 thể hiện mô hình phần tử hữu hạn của mẫu I bằng phần mềm thương mại ABAQUS 6.10 [5]. Kích thước phần tử ở đỉnh vết nứt được chia đủ nhỏ. Tốc độ giải phóng năng lượng G được xác định bằng tích phân J (Anderson [6]). Cuối cùng, giá trị trung bình của G(1) và (1) thu được ở mẫu I được xác định lần lượt là 1,3 J/m2 và 47o. 2.3.3.2. Thí nghiệm II Hình 2.16 minh họa mẫu dầm công xôn của cặp vật liệu Cu/Si và sơ đồ đặt lực, lớp vật liệu Cu được phủ lên lớp vật liệu nền Si bằng phương pháp phún xạ, dầm thép được gắn lên lớp vật liệu đồng Bảng 2.4 Kích thước và lực tác dụng tới hạn trên mẫu thử -I Mẫu I 1 2 l0 (mm) 42 43 l1 (mm) 11 11 l2 (mm) 18 18 l3 (mm) 17 16 l4 (mm) 21 21 a (mm) 4,5 4,3 Pc (N) 6,4 6,7 Cu (200 nm) Hình 2.10. Cặp vật liệu ghép đôi Cu/Si Si (500 µm) P/2 l1 Dầm thép Si Cu Vết nứt ban đầu Epoxy P/2 l1 l2 l3 l4 l0 A B Chiều rộng mẫu: 4,2 mm Chiều dày lớp epoxy: 12 μm Si Dầm thép a Hình 2.11 Mẫu thử dầm uốn 4 điểm 8 bằng keo epoxy tiêu chuẩn. Lực tác dụng P và chuyển vị u tại đầu đặt lực được quan sát và ghi lại trong suốt quá trình thí nghiệm. Hình 2.19 biểu diễn quan hệ giữa lực tác dụng P và chuyển vị u. Lực tác dụng thu được tại điểm F là lực tác dụng tới hạn Pc. Hình 2.22 minh họa mô hình phần tử hữu hạn của mẫu II. Tốc độ giải phóng năng lượng G được tính thông qua tích phân J. Giá trị của G(2) và (2) thu được từ mẫu II được xác định lần lượt bằng 1,15 J/m 2 và 37o. Tất cả các thí nghiệm I và II đều được thực hiện ở phòng thí ngh ... ly (nm) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1 3 5 7 9 11 13 15 Trường hợp 3 Luật kết dính lựa chọn Hình 3.24 Quan hệ giữa P-u thu được từ thực nghiệm và mô phỏng Mẫu 4 Chuyển vị đầu đặt lực u, (nm) T ải t rọ ng t ác d ụn g P , ( N ) 0 10 20 30 40 50 60 70 10 20 30 40 50 Thí nghiệm Mô phỏng 18 độ bền này cũng được xác định tương tự như trong phần nghiên cứu của Hirakata và cộng sự [48]. 3.5. Kết luận chương 3 Nhằm mục đích xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa các lớp vật liệu không có vết nứt ban đầu bằng mô hình vùng kết dính, thí nghiệm tách lớp của hai cặp vật liệu Sn/Si và Cu/Si được sử dụng. Kết quả thu được của chương này có thể được tóm tắt như sau: - Mô hình vùng kết dính được đề nghị để xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu theo tiêu chuẩn năng lượng. - Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai cặp vật liệu Sn/Si và Cu/Si được xác định lần lượt là GSn/Si = 4,62 J/m 2, GCu/Si = 2,97 J/m2. - Độ bền phá hủy bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Sn/Si lớn hơn gấp 1,55 lần so với độ bền của cặp vật liệu Cu/Si. Chương 4. Tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ 4.1. Giới thiệu Mục đích của chương 4 là xác định tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu mỏng dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ. Mẫu dầm uốn 4 điểm “sửa đổi” chỉ có một vết nứt ban đầu cho cặp vật liệu đồng (Cu) (chiều dày 200 nm) và silic (Si) (chiều dày 500 m) được thực hiện. Đường cong phá hủy mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Cu và Si được xây dựng dựa trên các dữ liệu thí nghiệm.Tiêu chuẩn phá hủy mỏi (phương trình đường cong mỏi) da/dN - Gi được thiết lập cho từng vùng (vùng vết nứt bắt đầu phát triển, vùng vết nứt lan truyền ổn định và vùng vết nứt phát triển bất ổn định) và toàn bộ các vùng. 4.2. Thí nghiệm 4.2.1. Vật liệu và mẫu thí nghiệm Hình 4.1 minh họa ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử của mẫu vật liệu dùng làm thí nghiệm. Lớp vật liệu đồng (Cu) (chiều dày 200 nm) được phủ lên lớp vật liệu nền silic (Si) (chiều dày 500 m) bằng phương pháp phún xạ (sputtering). Sau đó lớp vật liệu Si3N4 (chiều 19 dày 500 nm) được phủ lên lớp vật liệu đồng cũng bằng phương pháp phún xạ. Bảng 4.1 Thông số vật liệu sử dụng trong nghiên cứu Vật liệu Mô đun đàn hồi E (GPa) Hệ số poisson Thép 200 0,30 Epoxy 2,5 0,30 Si3N4 304 0,27 Cu 129 0,34 Si 167 0,28 Hình 4.2 Mẫu dầm uốn 4 điểm Hình 4.2 minh họa mô hình mẫu thí nghiệm dầm uốn 4 điểm được sử dụng trong nghiên cứu. Quy trình tạo mẫu được thực hiện như sau: Một dầm thép được đánh bóng bằng giấy giáp và bột kim cương, và được làm sạch bằng máy rung siêu âm trong môi trường Hình 4.5 Quan hệ giữa tốc độ giải phóng năng lượng và góc pha hỗn hợp với chiều dài vết nứt T ốc đ ộ gi ải p hó ng n ăn g lư ợ ng G i / G i (a = 2m m ) Chiều dài vết nứt a, mm Gi/Gi(a = 2mm) Bên trong điểm đặt lực G óc p ha h ỗn h ợ p 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 40 60 80 100 20 Hình 4.4 Mô hình phần tử hữu hạn và lưới phần tử ở đỉnh vết nứt P/2 P/2 Vết nứt Epoxy Cu Vết nứt Cu S Si3N4 Đỉnh vết nứt x2 x1 100 nm a 42 21 17 18 11 11 P/2 P/2 Thép Epoxy Si3N4 Cu Si Vết nứt ban đầu a: Chiều dài vết nứt Bề rộng mẫu thử: 4,2 5,1 mm Thứ nguyên: mm A B Si3N4 Cu Si Hình 4.1 Mặt cắt ngang của vật liệu thí nghiệm chụp bằng kính hiển vi điện tử 20 dung dịch axêtôn. Sau đó dầm thép được dán lên lớp vật liệu Si3N4/Cu/Si bằng keo epoxy tiêu chuẩn. Hình 4.4 minh họa mô hình phần tử hữu hạn của mẫu thí nghiệm xây dựng bằng phần mềm ABAQUS 6.10 [5]. Các hằng số vật liệu của các vật liệu được liệt kê trong Bảng 4.1. Hình 4.5 minh họa mối quan hệ giữa tốc độ giải phóng năng lượng Gi và góc pha hỗn hợp I II G G1tan với chiều dài vết nứt a. Kết quả thu được trên Hình 4.5 chỉ ra rằng và Gi gần như không đổi khi vết nứt phát triển nằm giữa hai điểm đặt lực. Góc pha hỗn hợp được xác định bằng 47o trong khi đó Gi chỉ giảm nhẹ khi đỉnh vết nứt tiến gần tới điểm đặt lực (a = 12,4 mm). Dựa trên kết quả tính toán thu được chỉ ra rằng )( i)( ii minmax PP GGG là một hằng số trong quá trình vết nứt lan truyền, do đó có thể coi Gi điều khiển sự phát triển của vết nứt. 4.2.2. Thí nghiệm mỏi Bảng 4.2 Tốc độ giải phóng năng lượng trên các mẫu thử Số mẫu Gi (J/m 2) A-1 0,27 A-2 0,33 A-3 0,46 A-4 0,46 A-5 0,50 A-6 0,94 A-7 1,30 Tải trọng có chu kỳ tác dụng lên mẫu được thực hiện qua máy thí nghiệm Shimadzu MMT-100N. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được mô tả trong Hình 4.6. Tải trọng tác dụng P và chuyển vị u tại đầu đặt lực được quan sát và ghi lại trong suốt quá trình thí nghiệm. Các mẫu thí nghiệm mỏi được thực hiện dưới tác dụng của lực có biên độ hằng số, tần số 1Hz với tỷ số lực tác dụng R = Pmax / Pmin bằng 0,54. Ở đây, Pmax và Pmin tương ứng là tải trọng lớn nhất và nhỏ nhất. Các mẫu thí nghiệm và tải trọng thực hiện được liệt kê trong Bảng 4.2. Chiều dài vết nứt a phát triển trong quá trình thí nghiệm được xác định bằng phương pháp compliance (Hirakata và cộng sự [47]). Quan hệ giữa hệ số compliance c và a được tính bằng phương pháp phần tử hữu hạn cho từng mẫu thử. Bên cạnh đó, độ bền phá hủy tĩnh tới hạn Gc của các mẫu cũng được xác định qua thí nghiệm. Tất cả Hình 4.6 Sơ đồ máy thí nghiệm Bảng điều khiển Bộ chuyển đổi tín hiệu Sensor Mẫu thí nghiệm 21 các thí nghiệm đều được thực hiện ở phòng thí nghiệm cơ học- Trường Đại học Kyoto-Nhật Bản. 4.3. Kết quả và thảo luận Hình 4.8 minh họa quan hệ giữa hệ số compliance c và chiều dài vết nứt với số chu kỳ N của mẫu thí nghiệm A-6 ( Gi = 0,94 J/m 2). Tốc độ phát triển vết nứt da/dN gần như là hằng số trong khoảng 450 chu kỳ đầu, sau đó giảm dần và dừng hẳn khi chiều dài vết nứt tiến gần điểm đặt lực a = 12,4 mm. Trong vùng tuyến tính, da/dN được xác định khoảng 1,91x10-5 m/chu kỳ. Bằng cách làm tương tự như mẫu A-1 và A-6, quan hệ giữa da/dN và Gi được xây dựng và biểu diễn trên Hình 4.11. Trong đó, vùng vết nứt lan truyền ổn định (vùng II) được biểu diễn theo luật Paris [82] như sau: m iGC dN da (4.4) Độ lớn của C và m tương ứng được xác định lần lượt là 3,10-5 và 2,38. Hình 4.9 Quan hệ giữa chiều dài vết nứt và số chu kỳ ở mẫu A-1 C om pl ia nc e c, m /N Mẫu thử A-1 45 5% RH Gi = 0,27 J/m 2 Số chu kỳ N, x 105 chu kỳ C hi ều d ài v ết n ứ t a, m m 0,0217 0,0243 0,0270 0,0296 0,0322 0,0349 0,0375 0,0401 4 6 8 10 12 14 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2 Hình 4.8 Quan hệ giữa chiều dài vết nứt và số chu kỳ ở mẫu A-6 0,0208 0,0233 0,0259 0,0284 0,0309 0,0335 0,0360 0,0385 0 200 400 600 800 1000 1200 0 2 4 6 8 10 12 14 Min C om pl ia nc e c, m /N Số chu kỳ N, chu kỳ Mẫu thử A-6 45 5% RH Gi = 0,94 J/m 2 da/dN = 1,91x 10-5 m/chu kỳ C hi ều d ài v ết n ứ t a, m m Max Hình 4.9 minh họa quan hệ giữa hệ số compliance c và chiều dài vết nứt với số chu kỳ N của mẫu thí nghiệm A-1 ( Gi = 0,27 J/m 2). Độ lớn của c gần như là không đổi sau 106 chu kỳ. Điều này chỉ cho thấy vết nứt không phát triển. Tốc độ giải phóng năng lượng Gi = 0,27 J/m2 trong trường hợp này có thể được coi là ngưỡng dưới (threshold) của sự phát triển vết nứt. 22 Trong vùng vết nứt bắt đầu phát triển (vùng I), quan hệ giữa da/dN và Gi có thể biểu diễn theo phương trình (Ewalds và Wanhill [38]): 1 1 Q i ithm i G G GC dN da (4.5) Ở vùng vết nứt phát triển bất ổn định (vùng III), quan hệ giữa da/dN và Gi được mô tả như sau: 2 1 1 Q ic i m i G G GC dN da (4.6) ở đây, hệ số mũ Q1, Q2 được xác định bằng việc sử dụng các hệ số C và m của phương trình (4.4) và dữ liệu thí nghiệm tương ứng trong vùng I, II và II, III. Kết quả Q1, Q2 tương ứng được xác định lần lượt có giá trị là 23,0 và 12,0. Cuối cùng, hàm quan hệ giữa da/dN và Gi cho toàn bộ đường cong mỏi có thể được biểu diễn theo phương trình sau (Ewalds và Wanhill [38]) (Hình 4.13): 2 1 1 1 Q ic i Q i ith m i G G G G GC dN da (4.7) 4.4. Kết luận chương 4 Biên độ tốc độ giải phóng năng lượng Gi, J/m 2 T ốc đ ộ ph át t ri ển v ết n ứ t da /d N , ( m /c hu k ỳ) Gith Gic Hình 4.11 Đường cong mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Cu/Si 10-7 10-6 10-5 10-4 10-3 10-2 0,1 1,0 10 Vùng III Vùng II Vùng I 0,2 7 Đường cong mỏi 0,12 0,23 38,25 3,1 1 27,0 1 .10,3 i i i G G G dN da Biên độ tốc độ giải phóng năng lượng Gi, J/m 2 T ốc đ ộ ph át t ri ển v ết n ứ t da /d N , ( m /c hu k ỳ) Gith Gic Hình 4.13 Hàm quan hệ giữa da/dN và Gi cho toàn bộ đường cong mỏi 10-7 10-6 10-5 10-4 10-3 10-2 0,1 1,0 10 Vùng III Vùng II Vùng I 0,2 7 23 Với mục đích xác định tiêu chuẩn phá hủy mỏi trên bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có vết nứt ban đầu ở kích thước cỡ nanô mét dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ, thí nghiệm dầm uốn 4 điểm chỉ có một vết nứt ban đầu cho cặp vật liệu Cu/Si được thực hiện. Các kết quả thu được trong chương này có thể được tóm tắt như sau: - Vết nứt lan truyền dọc theo bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Cu và Si dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ. - Đường cong mỏi da/dN- Gi cho toàn bộ các vùng được xây dựng dựa trên các dữ liệu thí nghiệm. - Thiết lập được tiêu chuẩn phá hủy mỏi cho ba vùng riêng biệt (vùng I – vùng vết nứt bắt đầu phát triển, vùng II - vùng vết nứt lan truyền ổn định, vùng III - vùng vết nứt phát triển bất ổn định) và cho tất cả các vùng. Kết luận và hướng phát triển Kết luận Các kết quả thu được của nghiên cứu được tổng hợp dưới đây: - Một phương pháp kết hợp dữ liệu thí nghiệm ở hai kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ và một hàm độ bền phá hủy thực nghiệm được đề nghị để xác định tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu. - Trên cơ sở của phương pháp đề nghị, nghiên cứu đã thiết lập được tiêu chuẩn phá hủy tổng quát của bề mặt chung của cặp vật liệu Cu/Si: )]666,0(tan1[95,0)( 2 (5.1) - Kết quả thu được cho thấy phương pháp đề nghị có thể được sử dụng để xác định tiêu chuẩn phá hủy không những ở các kiểu phá hủy là thuần túy mode I, II (GI c,GII c) mà còn ở các kiểu phá hủy hỗn hợp bất kỳ. - Tiêu chuẩn phá hủy (tốc độ giải phóng năng lượng) của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Sn/Si và Cu/Si được tính toán bằng năng lượng của mô hình vùng kết dính và có giá trị tương ứng lần lượt là GSn/Si = 4,62 J/m 2 và GCu/Si = 2,97 J/m 2. Kết quả thu được cho thấy độ bền của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Sn/Si lớn gấp 1,55 lần so với độ bền của cặp vật liệu Cu/Si. - Tiêu chuẩn phá hủy mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu Cu/Si cho ba vùng riêng biệt (vùng vết nứt bắt đầu phát triển, vùng 24 vết nứt lan truyền ổn định, vùng vết nứt phát triển bất ổn định) và cho tất cả các vùng được thiết lập cụ thể như sau: + Tiêu chuẩn phá hủy cho vùng vết nứt bắt đầu phát triển: 0,23 38,25 27,0110,3 i i G G dN da (5.2) + Tiêu chuẩn phá hủy cho vùng vết nứt lan truyền ổn định: + Tiêu chuẩn phá hủy cho vùng vết nứt phát triển bất ổn định: 0,12 38,25 3,1 1 1 10,3 i i G G dN da (5.4) + Tiêu chuẩn phá hủy mỏi cho tất cả các vùng: 0,12 0,23 38,25 3,1 1 27,0 1 10,3 i i i G G G dN da (5.5) Các phương pháp đề xuất không chỉ giúp đánh giá độ bền phá hủy bề mặt chung, đặc biệt ở các kết cấu phức tạp khó tiến hành thí nghiệm, đồng thời còn là những chỉ dẫn đảm bảo độ bền khi thiết kế, chế tạo các thiết bị vi cơ điện tử, góp phần nâng cao độ tin cậy, độ ổn định làm việc của kết cấu và thiết bị. Hướng phát triển của luận án - Dựa trên phương pháp đề nghị, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về tiêu chuẩn phá hủy của các cặp vật liệu ghép đôi có chiều dày cỡ micrô/nanô mét khác được ứng dụng trong các thiết bị vi cơ điện tử. - Xác định tiêu chuẩn phá hủy mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu mỏng chưa có vết nứt ban đầu dưới tác dụng của tải trọng có chu kỳ. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn phá hủy mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu như điều kiện tải, ảnh hưởng của môi trường và phương pháp chế tạo. (5.3) 38,2510,3 iG dN da DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN [1] Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường , Nguyễn Tuấn Hưng, (2010). Xác định hàm chỉ tiêu phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu ở điều kiện mixed – mode. Hội nghị khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ mười, pp. 690-697. [2] Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Đỗ Mạnh Hùng, (2010). Ảnh hưởng của chiều dài vết nứt và hằng số vật liệu đến chỉ tiêu phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu. Hội nghị khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ mười, pp.684-689. [3] Đỗ Văn Trường, Vũ Văn Tuấn, Vương Văn Thanh, (2010). Mô phỏng quá trình tách lớp bên trong giữa hai lớp vật liệu Si/Cu chịu kéo và nén bằng mô hình vùng kết dính. Hội nghị khoa học toàn quốc Cơ học Vật rắn biến dạng lần thứ mười, pp. 846-853. [4] Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, (2010). Xác định luật tiêu chuẩn phá hủy của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu qua thí nghiệm "brazil-nut" kết hợp với phương pháp tính toán số. Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 48, số 2A, pp. 773-779. [5] Do Van Truong, Takayuki Kitamura, Vuong Van Thanh, (2010). Crack initiation strength of an interface between a submicron-thick film and a substrate. Materials and Design 31 (2010), pp.1450-1456. [6] Vuong Van Thanh, Do Van Truong, (2011). Effect of crack length and Material constants on interface fracture criteria in Mixed-mode Loading. Journal of Science and Technology, No. 83B, pp. 135-140. [7] Do Van Truong, Vuong Van Thanh, (2012). Evaluation of interfacial Toughness function in Mixed mode loading. Vietnam Journal of Mechanics, VAST, Vol. 34, No. 2, pp. 101–112. [8] Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, (2013). Mô phỏng sự phát triển của vết nứt bằng phương pháp XFEM. Tạp chí khoa học và Công nghệ, tập 52, số 1A, pp. 60-71. [9] Van Truong Do, Hiroyuki Hirakata, Takayuki Kitamura, Van Thanh Vuong, Van Lich Le, (2012). Evaluation of interfacial toughness curve of bimaterial in submicron scale. International Journal of Solids and Structures, 49, pp.1676–1684. [10] Vương Văn Thanh, Đỗ Văn Trường, Takayuki Kitamura, (2013). Hàm tiêu chuẩn phá hủy mỏi của bề mặt chung giữa hai lớp vật liệu có chiều dày cỡ nanô mét. Hội nghị khoa học toàn quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ XI, pp. 1033-104
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_tieu_chuan_pha_huy_cua_be_mat_chung_giua_hai.pdf