Luận án Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hoá cho một số đô thị bắc trung bộ Việt Nam
Nguyên tắc thứ 13 của Tuyên bố Stockholm khẳng định: “Nhằm đặt được
việc quản lí tài nguyên hợp lí và tiến đến cải thiện môi trường, các nước cần
phải chấp nhận cách tiếp cận tổng hợp và phối hợp trong quy hoạch phát triển
nhằm đảm bảo phát triển tương hợp với nhu cầu bảo vệ và cải thiện môi
trường vì lợi ích của nhân dân các nước .ײViệt Nam là quốc gia đang đối mặt
với nhiều thách thức về MT là hậu quả của sự thiếu quan tâm đến BVMT trong
nhiều thập kỷ qua đặc biệt là vấn đề ô nhiễm chất thải. Đây là những thách thức
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và PTBV của đất nước.
Môi trường bị ô nhiễm bởi nhiều loại CT khác nhau song CTRSH vẫn là
nguyên nhân chủ yếu và khó kiểm soát. Tại các đô thị, cùng với tốc độ ĐTH, sự
giá tăng dân số, phát triển các khu công nghiệp, lượng CTRSH chưa được thu
gom và xử lý triệt để, hiệu quả là nguyên nhân gây ra ô nhiễm các nguồn nước,
đất, không khí, nguồn dịch bệnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người và PTBV. Vì vậy, việc quản lý môi trường đô thị, đặc biệt là việc quản lý
CTRSH từ thu gom, vận chuyển và xử lý tại các đô thị còn nhiều bất cập, đang
là vấn đề cấp bách của Nhà nước nói chung và của các cấp chính quyền. Thách
thức này càng trở nên lớn hơn, khi Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, quá trình ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh trong lúc đó
HTKT và phương thức quản lý CT đang không đáp ứng được yêu cầu.
File đính kèm:
- luan_an_mo_hinh_va_giai_phap_quan_ly_chat_thai_ran_sinh_hoat.pdf