Luận án Nghiên cứu động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá trên vùng khan hiếm nước
Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận là vùng khô hạn nhất cả nước, với lượng
mưa ít và phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Ninh Thuận có lượng
mưa trung bình 750÷850mm/năm và không khí tương đối khô. Lượng mưa ở Bình
Thuận khoảng 1.400mm/năm, riêng 2 huyện Tuy Phong và Bắc Bình chỉ mưa khoảng
600÷800mm/năm, trong khi lượng mưa trung bình cả nước từ 1500÷2000mm/năm.
Điều này đã gây ra hiện tượng hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.
Trong mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), nước phục vụ sinh hoạt và
sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù các địa phương đã có những
chính sách và kế hoạch phát triển sản xuất phù hợp, nhưng vẫn không tránh khỏi tình
trạng bức xúc đó. Chính vì vậy, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên nước đang được
quan tâm hàng đầu để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và lịch thời vụ Ngoài
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, thì việc nghiên cứu chế độ tưới tiết kiệm
nước hợp lý cho cây trồng theo đặc điểm tự nhiên của khu vực là rất quan trọng và
cần thiết, đặc biệt là đối với những cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây nho.
Ninh Thuận là địa phương trồng nho đứng đầu và nổi tiếng cả nước với diện
tích năm 2015 đạt khoảng trên 1.200ha, tập trung ở huyện Ninh Phước, Ninh Hải và
TP. Phan Rang - Tháp Chàm, sản lượng hàng năm ổn định từ 26 ngàn tấn. Diện tích
trồng nho của tỉnh Bình Thuận (165ha), ít hơn nhiều so với tỉnh Ninh Thuận, chủ yếu
tại xã Phước Thể và Vĩnh Hảo (Huyện Tuy Phong), sản lượng đạt 910 tấn/năm. [1]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá trên vùng khan hiếm nước
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM -------------------------- TRẦN THÁI HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT TRONG KỸ THUẬT TƯỚI NHỎ GIỌT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY NHO LẤY LÁ TRÊN VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM -------------------------- TRẦN THÁI HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT TRONG KỸ THUẬT TƯỚI NHỎ GIỌT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY NHO LẤY LÁ TRÊN VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC MÃ SỐ : 9 58 02 12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS VÕ KHẮC TRÍ 2. GS.TS LÊ SÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào và tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được bản thân trân trọng cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi rõ nguồn gốc, xuất sứ. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2018 Tác giả luận án Trần Thái Hùng LỜI CẢM ƠN Tác giả trân trọng cảm ơn Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu thực hiện luận án. Tác giả trân trọng cảm ơn sâu sắc PGS.TS Võ Khắc Trí và GS.TS Lê Sâm, những người hướng dẫn khoa học của luận án. Sự giúp đỡ, chỉ bảo rất tận tình của các Thầy là sự khích lệ lớn lao để tác giả nỗ lực cố gắng quyết tâm hoàn thành luận án này. Đặc biệt, GS.TS Lê Sâm đã khuyến khích và tạo điều kiện để tác giả áp dụng một phần kết quả nghiên cứu trong thời gian làm luận án vào đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về cơ sở hạ tầng thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp xã vùng Duyên hải Nam Trung bộ” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011÷2015. Tác giả trân trọng cảm ơn sâu sắc GS.TSKH Nguyễn Ân Niên và GS.TS Tăng Đức Thắng, đã tận tình khuyến khích, động viên và góp ý cho tác giả thực hiện tốt nghiên cứu của đề tài luận án này. Tác giả trân trọng cảm ơn sâu sắc GS.TS Trần Thị Thanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý để tác giả hoàn thành các thí nghiệm chuyên đề quan trọng. Tác giả trân trọng cảm ơn sâu sắc GS Per-Erik Jansson - Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển đã giúp đỡ tác giả trong việc sử dụng mô hình Coup Model phục vụ nghiên cứu mô phỏng của đề tài luận án. Tác giả chân thành cảm ơn sâu sắc gia đình Ông Nguyễn Văn Phong, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình để tác giả hoàn thành công tác thí nghiệm hiện trường của đề tài luận án. Tác giả chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp ở Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và các đơn vị liên quan: Tổng cục Thủy lợi, Cục Khí tượng Thủy văn, Đại học Thủy lợi, Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình công tác, cập nhật và trao đổi thông tin số liệu phục vụ nghiên cứu. Cuối cùng, không thể thiếu được, là tấm lòng tri ân sâu sắc tới gia đình tác giả, tới bạn bè thân thiết bởi sự động viên, khích lệ, và là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tác giả vượt qua những khó khăn thử thách trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập để hoàn thành đề tài luận án này. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------------- 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ----------------------------------------------------------------- 1 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 a) Mục tiêu nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 3 b) Đối tượng nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 3 c) Phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 3 d) Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 4 e) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------- 4 3. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN -------------------------------- 6 a) Ý nghĩa khoa học ------------------------------------------------------------------------------ 6 b) Ý nghĩa thực tiễn ------------------------------------------------------------------------------- 6 c) Những đóng góp mới của nghiên cứu ------------------------------------------------------ 6 4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ---------------------------------------------------------------------- 7 CHƯƠNG I TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU --------------------------------------- 8 I.1 NGHIÊN CỨU VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NƯỚC TRONG HỆ THỐNG ĐẤT – NƯỚC – CÂY TRỒNG --------------------------------------------------------------------------------------- 8 I.1.1 Giới thiệu về nước trong đất ...................................................................................... 8 I.1.2 Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ........................................................................ 9 I.1.3 Nghiên cứu thực nghiệm hiện trường kết hợp với mô hình toán ............................ 10 I.2 NGHIÊN CỨU ÁP LỰC HÚT ẨM VÀ ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG TƯỚI TIÊU NƯỚC CHO CÂY TRỒNG --------------------------------------------12 I.2.1 Phương pháp xác định áp lực hút ẩm và nước của đất ............................................ 12 I.2.2 Phương pháp xây dựng đường đặc trưng ẩm (đường cong pF) .............................. 14 a) Khái niệm về đường đặc trưng ẩm (pF) --------------------------------------------------14 b) Phương pháp xây dựng đường đặc trưng ẩm (pF) --------------------------------------15 I.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đường đặc trưng ẩm ...................................................... 18 I.2.4 Ứng dụng của đường đặc trưng ẩm ......................................................................... 20 I.2.5 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt........................................................... 21 I.2.6 Nghiên cứu chế độ tưới cho cây trồng ...................................................................... 24 I.2.7 Các nghiên cứu tưới nước đối với cây nho ............................................................... 27 I.3 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU -------------------------------------------------------------32 I.3.1 Tỉnh Ninh Thuận ....................................................................................................... 32 I.3.2 Tỉnh Bình Thuận ....................................................................................................... 33 ii KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................................. 34 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BỐ TRÍ THỰC NGHIỆM -------------------------36 II.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ------------------------------------------------------------------------------36 II.1.1 Cơ sở lý thuyết về quá trình vận chuyển nước trong đất ......................................... 36 a) Định luật Darcy (cho dòng chảy trong đất bão hòa nước): ---------------------------36 b) Dòng chảy trong đất không bão hòa nước -----------------------------------------------37 II.1.2 Các hàm đặc trưng thủy lực của nước trong đất ...................................................... 39 a) Đường đặc trưng ẩm của đất ---------------------------------------------------------------39 b) Hệ số thấm không bão hòa -----------------------------------------------------------------41 c) Trữ lượng nước hữu ích tích lũy của đất và lượng nước dễ hữu ích cho cây -------42 II.2 TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÂY TRỒNG --------------------------------------44 II.2.1 Bốc hơi nước (E)...................................................................................................... 44 II.2.2 Thoát hơi nước (T) ................................................................................................... 44 II.2.3 Bốc thoát hơi nước tham chiếu (ETo) ..................................................................... 44 II.2.4 Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng ..................................................................... 45 II.3. BỐ TRÍ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ----------------------------------------------------------46 II.3.1. Vị trí, đặc điểm khu vực bố trí thực nghiệm ........................................................... 46 II.3.2. Nội dung nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 47 a) Mô tả phẫu diện đất, kiểm tra các đặc tính lý - hóa của đất và nước tưới ----------47 b) Thiết lập mô hình thực nghiệm: ------------------------------------------------------------49 c) Thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm ---------------------------------------------52 d) Thực nghiệm xác định hệ số thấm hiện trường và trong phòng của đất bão hòa nước --------------------------------------------------------------------------------------------------52 e) Thực nghiệm thấm và thiết lập tương quan động thái ẩm đất -------------------------52 f) Đo đạc các yếu tố khí tượng phục vụ nghiên cứu xác định chế độ tưới --------------53 g) Thực nghiệm tưới và quan trắc quá trình phát triển của cây trồng -------------------54 h) Phân tích các kết quả nghiên cứu ----------------------------------------------------------55 i) Xây dựng chế độ tưới hợp lý cho cây trồng -----------------------------------------------56 KẾT LUẬN CHƯƠNG II------------------------------------------------------------------------------56 CHƯƠNG III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN NƯỚC, ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT TRONG KỸ THUẬT TƯỚI NHỎ GIỌT -57 III.1 THẤM ỔN ĐỊNH HIỆN TRƯỜNG VÀ TRONG PHÒNG CỦA ĐẤT BÃO HÒA ---------57 III.2 DIỄN BIẾN LAN TRUYỀN NƯỚC TRONG ĐẤT (DIỄN BIẾN THẤM) -------------58 III.2.1 Diễn biến thấm ngoài hiện trường (Field) .............................................................. 58 a) Chu kỳ tưới 2 ngày (CK2) -------------------------------------------------------------------58 b) Chu kỳ tưới 3 ngày (CK3) -------------------------------------------------------------------58 iii c) Chu kỳ tưới 4 ngày (CK4) -------------------------------------------------------------------59 d) Vẽ biểu đồ quan hệ tương quan giữa các đại lượng: Z, R, W, t, VZ, VR --------------60 III.2.2 Thực nghiệm thấm trong phòng (Lab) ................................................................... 63 a) Diễn biến thấm --------------------------------------------------------------------------------63 b) So sánh thấm trong phòng (Lab) và ngoài hiện trường (Field) (với cùng các bước thời gian thực nghiệm) -------------------------------------------------------------------------64 III.3 ĐẶC TÍNH GIỮ NƯỚC VÀ LƯỢNG NƯỚC HỮU ÍCH CỦA ĐẤT -------------------67 III.3.1 Đường đặc trưng ẩm của đất (pF) ........................................................................... 67 III.3.2 Khả năng trữ nước hữu ích của đất và lượng nước dễ hữu ích cho cây trồng ........ 69 a) Khả năng trữ nước hữu ích của đất -------------------------------------------------------69 b) Lượng nước dễ hữu ích cho các loại cây trồng cạn phổ biến (dễ sử dụng) ---------69 III.4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT -------------------------72 III.4.1 Động thái ẩm theo chiều sâu tầng đất ..................................................................... 72 a) Tầng đất mặt 0÷5cm -------------------------------------------------------------------------72 b) Tầng đất 5÷10cm -----------------------------------------------------------------------------73 c) Tầng đất 10÷15cm ----------------------------------------------------------------------------73 d) Tầng đất 15÷20cm ----------------------------------------------------------------------------74 e) Tầng đất 20÷25cm ----------------------------------------------------------------------------74 f) Tầng đất 25÷30cm ----------------------------------------------------------------------------74 III.4.2 Động thái ẩm theo chu kỳ tưới ............................................................................... 77 a) Tại khu vực KoTC ----------------------------------------------------------------------------77 b) Tại khu vực trồng cây nho lấy lá được tưới tiết kiệm nước: ---------------------------78 c) Tại khu vực trồng cây nho lấy lá tưới bằng phương pháp truyền thống -------------80 III.4.3 Động thái ẩm theo giờ trong ngày .......................................................................... 83 a) Tại khu vực không trồng cây (KoTC) ------------------------------------------------------83 b) Tại khu vực trồng cây nho lấy lá được tưới tiết kiệm nước (TKN) --------------------83 c) Tại khu vực trồng cây được tưới bằng phương pháp truyền thống (CT) -------------84 d) So sánh mức giảm độ ẩm giữa các khu vực ----------------------------------------------84 III.5 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH COUP MODEL MÔ PHỎNG ĐỘNG THÁI ẨM TRONG HỆ THỐNG ĐẤT - CÂY TRỒNG - KHÔNG KHÍ ------------------------------------------------89 III.5.1 Tổng quan mô hình Coup Model ........................................................................... 89 a) Giới thiệu chung ------------------------------------------------------------------------------89 b) Mục đích của mô hình -----------------------------------------------------------------------89 c) Các dữ liệu đầu vào --------------------------------------------------------------------------89 d) Kết quả đầu ra --------------------------------------------------------------------------------90 III.5.2 Ứng dụng mô hình Coup Model trong tính toán tưới nước cho cây trồng ............. 90 iv III.5.3 Ứng dụng mô hình Coup Model mô phỏng động thái ẩm trong hệ thống đất - cây trồng - không khí ........................................................................................................ 91 a) Thiết lập dữ liệu đầu vào --------------------------------------------------------------------91 b) Phân tích đánh giá kết quả mô phỏng -----------------------------------------------------92 III.6 KIỂM ĐỊNH DỮ LIỆU THỰC NGHIỆM, PHÂN TÍCH TƯƠNG QU ... 0,000 0,000 1,000 1,910 0,986 Truyền thống Bct 0,990 0,000 0,000 1,000 1,904 0,995 CK4 1,25 C1 0,960 0,000 0,000 1,000 1,899 0,981 C’1 0,936 0,000 0,000 1,000 1,894 0,970 1,00 C2 0,958 0,000 0,000 1,000 1,901 0,980 C’2 0,936 0,000 0,000 1,000 1,895 0,970 0,75 C3 0,956 0,000 0,000 1,000 1,904 0,979 C’3 0,935 0,000 0,000 1,000 1,897 0,969 Truyền thống Cct 0,967 0,000 0,000 1,000 1,900 0,984 2 V2 CK2 1,25 A1 0,993 0,000 0,000 1,000 1,858 0,997 A’1 0,992 0,000 0,000 1,000 1,856 0,996 1,00 A2 0,993 0,000 0,000 1,000 1,858 0,997 A’2 0,992 0,000 0,000 1,000 1,856 0,996 0,75 A3 0,993 0,000 0,000 1,000 1,859 0,997 A’3 0,992 0,000 0,000 1,000 1,856 0,996 Truyền thống Act 0,985 0,000 0,000 1,000 1,847 0,993 CK3 1,25 B1 0,990 0,000 0,000 1,000 1,842 0,995 B’1 0,988 0,000 0,000 1,000 1,839 0,994 1,00 B2 0,991 0,000 0,000 1,000 1,842 0,996 B’2 0,989 0,000 0,000 1,000 1,839 0,995 0,75 B3 0,991 0,000 0,000 1,000 1,843 0,996 B’3 0,988 0,000 0,000 1,000 1,839 0,994 Truyền thống Bct 0,976 0,000 0,000 1,000 1,810 0,989 CK4 1,25 C1 0,994 0,000 0,000 1,000 1,854 0,997 C’1 0,995 0,000 0,000 1,000 1,852 0,998 1,00 C2 0,993 0,000 0,000 1,000 1,854 0,997 C’2 0,993 0,000 0,000 1,000 1,852 0,997 0,75 C3 0,995 0,000 0,000 1,000 1,855 0,998 C’3 0,994 0,000 0,000 1,000 1,852 0,997 Truyền thống Cct 0,992 0,000 0,000 1,000 1,824 0,996 3 V3 CK2 1,25 A1 0,983 0,000 0,000 1,000 1,931 0,992 A’1 0,982 0,000 0,000 1,000 1,930 0,992 1,00 A2 0,984 0,000 0,000 1,000 1,932 0,992 A’2 0,983 0,000 0,000 1,000 1,931 0,992 0,75 A3 0,984 0,000 0,000 1,000 1,934 0,993 A’3 0,983 0,000 0,000 1,000 1,933 0,992 Truyền thống Act 0,995 0,000 0,000 1,000 1,933 0,998 CK3 1,25 B1 0,973 0,000 0,000 1,000 1,931 0,987 B’1 0,970 0,000 0,000 1,000 1,930 0,986 1,00 B2 0,973 0,000 0,000 1,000 1,931 0,987 B’2 0,960 0,000 0,000 1,000 1,931 0,981 0,75 B3 0,974 0,000 0,000 1,000 1,933 0,988 B’3 0,956 0,000 0,000 1,000 1,932 0,979 Truyền thống Bct 0,970 0,000 0,000 1,000 1,927 0,986 CK4 1,25 C1 0,966 0,000 0,000 1,000 1,921 0,984 C’1 0,958 0,000 0,000 1,000 1,920 0,980 1,00 C2 0,962 0,000 0,000 1,000 1,922 0,982 C’2 0,931 0,000 0,000 1,000 1,921 0,967 0,75 C3 0,956 0,000 0,000 1,000 1,923 0,979 C’3 0,932 0,000 0,000 1,000 1,922 0,968 Truyền thống Cct 0,931 0,000 0,000 1,000 1,921 0,967 PL132 Hình PL4.14: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa và hồi quy tuyến tính các nhân tố - V2: Lượng nước tưới – bốc thoát hơi nước - yếu tố khí tượng, PL133 Hình PL4.15: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa và hồi quy tuyến tính các nhân tố - V1: Năng suất cây trồng – Lượng nước tưới PL134 Hình PL4.16: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa và hồi quy tuyến tính các nhân tố - V2: Năng suất cây trồng – Lượng nước tưới PL135 Hình PL4.17: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa và hồi quy tuyến tính các nhân tố - V3: Năng suất cây trồng – Lượng nước tưới PL136 PHỤ LỤC 5: TỔNG KẾT KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CÂY NHO LẤY LÁ 1) Đặc điểm sinh lý cây nho lấy lá Cây nho lấy lá có thân dây mềm, leo giàn và phát triển nhanh, có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Cây thích nghi với nhiều loại đất như đất cát pha sét, thịt pha cát, đất ít sỏi đá, đất đồi dốc... có khả năng thoát được nước tốt trong mùa mưa và đủ nước tưới trong mùa khô để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 2) Chọn giống nho lá Ở Việt Nam, hiện nay đang trồng giống Thompson Seedless IAC 572 để lấy lá. Nhân giống cây nho lấy lá có 3 cách: cắm cành, chiết và ghép. 3) Mật độ, khoảng cách và mùa vụ trồng Hàng cách hàng từ 2,0 ÷ 2,5m; cây cách cây từ 0,4 ÷ 0,8m tùy vào độ màu mỡ của đất. Đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa, mật độ thay đổi từ 2.700 cây ÷ 5.040 cây/ha. Tốt nhất trồng với mật độ 3.350 cây/ha và dự phòng (20%): 670 cây/ha. Để cây trồng phát triển tốt thì người dân nên áp dụng theo gợi ý: những khu vực có tiết trời giá rét, sương muối (miền Bắc và miền Trung) nên trồng cây vào mùa Xuân hoặc Hạ; Tại những nơi có 2 mùa mưa và khô (miền Nam) nên trồng vào mùa mưa. 4) Chuẩn bị đất trồng nho Tiến hành cày 2 lần bằng cày phá lâm cho đất mới và bằng cày 5 chảo cho đất đã canh tác. Nếu đất chua có độ pH < 5,5 nên bón 750 ÷ 1.500kg vôi/ha, rải đều trên mặt đất trước khi cày đất. Thiết kế hàng trồng nho: Trên đất tương đối bằng phẳng, thiết kế hàng theo hướng Đông - Tây. Trên đất dốc thiết kế hàng theo đường đồng mức để lấy ánh nắng đều cho lá hai bên hàng cây. Đào hàng nho (Tốt nhất bằng máy đào): Kích thước tối thiểu (rộng x sâu) là 0,7 x 0,7m và trộn phân bón lót đều với đất trong hàng nho. Lượng phân bón lót là Phân chuồng hoai (đã được ủ) 10 kg + 50g NPK (20-20-15)/1 cây. Công việc này được hoàn tất trước khi trồng ít nhất 20 ngày. Đào hố trồng nho: Kích thước tối thiểu là (dài x rộng x sâu) là 0,4 x 0,4 x 0,6m. Hố cách hố từ 0,8÷1,5m tùy vào đất tốt hay xấu. Có thể dùng máy khoan lỗ với kích thước tối thiểu là đường kính 0,3m, sâu 0,6m. 5) Trồng cây nho Cách trồng nho: Đặt bầu cây nằm trên miệng hố dùng 2 tay xé bầu cây và gỡ bỏ bịch nylon sao cho không vỡ bầu đất (để hạn chế vỡ bầu đất trước khi đem trồng tưới đẫm nước tất cả bầu cây trong khu chứa cây giống). Dùng 2 tay nâng bầu cây đặt vào hố và lấp đất, nén chặt đất quanh gốc cây, lấp đất bằng với mặt đất ban đầu, nếu hố quá sâu dùng tay lấp đất xuống đáy hố sao cho phần gốc của thân cây nho mới trồng cách mặt đất từ 5÷10 cm. PL137 Cắm cây choái (cây chống) và buộc dây giữ thân cây nho: Sau khi trồng xong, mỗi cây nho cắm 1 cây choái cao 0,5m, sâu 0,3m, cách gốc cây nho 0,1m và dùng dây chuối hay dây nylon buộc cây nho cố định vào cây choái, khi cây lên cao hơn vẫn thực hiện công việc này thường xuyên đến khi cây đủ độ cao bám vào được giàn để tránh cho cây nho bị gió đánh ngã, gãy đổ. 6) Thiết lập giàn nho và hệ thống tán nho Trồng trụ làm giàn nho: Mỗi đầu hàng nho trồng 1 trụ (gỗ hoặc trụ bê tông) sâu 0,5m, phần còn lại trên mặt đất cao 1,7m. Kích thước trụ: tròn (gỗ) đường kính từ 12÷15cm, vuông (bê tông) có chiều dài cạnh 12÷13cm, bên trong có 3÷4 cây sắt đường kính 6mm. Kể từ cây đầu hàng vào, cứ 6÷8m trồng 1 cây trụ đỡ có kích thước và kết cấu tương tự như cây đầu hàng nho. Neo 2 trụ ở đầu 2 hành nho cho vững chắc. Căng dây thép làm giàn nho: Cứ cách nhau 35cm (theo chiều cao) căng 1 đường dây thép. Đường dây trên đỉnh trụ dùng dây thép có đường kính 4mm và 4 dây bên dưới dùng thép 2,5÷3,0mm, cột cố định vào trụ chống chính trên hàng. Tạo tán nho: Sau khi trồng nho được 15÷20 ngày, ngọn nho mới bắt đầu phát triển và chồi nách các lá bắt đầu xuất hiện. Chọn 4÷6 chồi nách khỏe mạnh cột các cành vào các dây thép theo hình rẻ quạt để tạo hệ thống tán. Trong trường hợp các chồi nách mọc yếu do chăm sóc kém hay cây nho bị già thì sau trồng 2 tháng ta cắt cây nho chừa lại 2÷3 mắt trên thân chính và cây nho sẽ nẩy mầm mới có từ 4÷8 cành, chọn lại 4÷6 cành khỏe để tạo hệ thống tán hình rẻ quạt như nêu trên. Cột cành, tỉa chồi phụ: Sau khi chừa 4÷8 cành khỏe để tạo tán rẻ quạt, cột các cành này vào các dây thép chạy ngang theo hàng nho và các ngọn nho hướng đi lên theo hình rẻ quạt và chỉ giữ các cành chính với bộ lá nó có, lẫy bỏ hết các chồi phụ trên các cành rẻ quạt chính để tập trung dinh dưỡng nuôi lá đạt kích thước quy định. Bấm ngọn trên đỉnh: Các cành rẻ quạt chính leo lên đến đỉnh sẽ rủ ngược xuống đất; khi ngọn lá chấm đất và đã thu hoạch những lá cuối cùng ở đỉnh ngọn tiến hành bấm các cành rẻ quạt chính ở trên đỉnh dây thép trên cùng; các cành sẽ nẩy cho nhiều chồi mới, chọn lại 2÷3 cành khỏe để cho cành rũ xuống và cho lá thu hoạch. Sau khi cành chấm đất và thu các lá ở ngọn cành xong tiến hành bấm lại cành rẻ quạt trên đỉnh dây thép cao nhất, lúc cành nẩy mầm lần này chỉ giữ lại 1÷2 cành khỏe mới trên 1 cành chính cũ để cho rũ xuống và thu lá. Khi cành chấm đất và thu xong lá ta tiến hành cắt sát gốc nho chừa lại 1÷2 mắt trên 1 cành rẻ quạt. Cách cắt này tạm gọi là cắt tạo mới bộ tán cho lần thu họach lá tiếp theo. Cắt tạo mới bộ tán nho: Sau 1 vụ thu lá 4 tháng tiến hành cắt tạo mới bộ tán nho như sau: cắt ngay tại gốc mỗi cành rẻ quạt và chừa lại 1÷2 mắt/1 cành rẻ quạt chính. Sau cắt cành 10÷15 ngày các mắt nẩy mầm, và chọn lại 6÷8 cành khỏe để tạo thân rẻ quạt chính để lấy lá. Cách chăm sóc, quản lý tán nho thực hiện lại như lần trước. 7) Chăm sóc cây trồng Thực hiện tốt khâu này sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng lá nho thu hoạch. PL138 Bón phân: + Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ khi trồng đến thu xong 1vụ lá đầu tiên từ 4÷5 tháng gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản): sẽ bón phân 8 lần/mùa vụ, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Lượng phân cho 1 lần bón như sau: 50g NPK (20-20-15)/gốc tương đương 160kg/ha/1 lần. Rạch hàng sâu 5÷10cm, cách gốc 10÷15cm, rải đều phân dưới rãnh và lấp đất lại. Sau mỗi lần bón phân cần tưới đủ nước (đất bão hòa nước) để phân hòa tan giúp bộ rễ hút được phân nuôi cây phát triển, tránh hiện tượng phân không tan gây lãng phí. + Bón phân từ mùa vụ thứ 2 trở đi (từ khi cắt gốc chừa lại 2÷3 mắt cho đến thu hoạch xong sản phẩm là 4 tháng): sẽ bón phân 8 lần/mùa vụ, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Lượng phân cho 1 lần bón như sau: 15g NPK (20-20-15)/gốc tương đương 50kg/ha/1 lần, sau mỗi lần bón phân cần tưới đủ nước để phân hòa tan. Tưới nước: + Sau khi trồng xong cây nho cần tưới nước quanh gốc để đảm bảo độ ẩm cho cây và lèn chặt đất quanh gốc. Sau đó, tùy vào độ ẩm đất để xác định sự cần thiết phải tưới cho cây nho. Đối với loại đất có đặc điểm cơ giới nặng (sét hay thịt pha cát) thông thường 3÷4 ngày/1 lần, đất cát pha hay cát mịn có độ rỗng lớn và thấm nước thì chu kỳ tưới ngắn hơn để đảm bảo cây trồng không bị thiếu nước giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. + Tùy vào từng mùa vụ, đặc điểm thổ nhưỡng khu vực canh tác và từng giai đoạn sinh trưởng - phát triển của cây trồng, để thiết lập chế độ tưới phù hợp. Cần chú ý tới độ thoát nước của đất hay nói cách khác là tùy vào độ ẩm trong đất để tưới cho cây giúp cây hút đủ nước và lá không héo vào lúc trời nắng, không bị ngập úng khi trời mưa. Đặt biệt sau khi bón phân cần tưới đủ nước để giúp phân tan vào đất hoặc trước khi thu hoạch lá 1 đêm nên tưới đủ nước để giúp lá được tươi và mướt hơn. + Hệ thống tưới được thiết lập bằng cách làm rãnh dọc theo hàng nho hoặc kéo dây dẫn đến tưới từng gốc nho, hay dùng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa tùy vào khả năng đầu tư và nguồn nước tưới. Phòng trừ sâu bệnh và bổ sung phân bón qua lá: Phải đảm bảo sản phẩm lá nho an toàn nên cần lưu ý sử dụng các loại chất hóa học trong khâu phòng trừ sâu bệnh, tốt nhất chỉ nên dùng các loại thuốc sinh học. Khi sử dụng cần tham vấn cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cụ thể, không được tùy tiện sử dụng thuốc hóa học vì sản phẩm sau thu hoạch nếu để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên lá sẽ không được thu mua. 8) Thu hoạch lá Độ tuổi, kích thước và độ nguyên vẹn của lá đạt yêu cầu để thu hoạch: Thường sau khi lá mọc được 15÷25 ngày sẽ đạt kích thước nêu trên và lá lúc đó non, mềm, dai, mượt, xanh đọt chuối là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Chiều ngang lá ở chỗ rộng nhất phải đạt tối thiểu 13cm. Lá nho đủ tiêu chuẩn thu hoạch không có bất kỳ một vết thủng nào trên lá. PL139 An toàn thực phẩm: Lá nho không được có dư lượng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào và không có dư lượng nitrat trong lá. Vật dụng để thu lá: Dùng móng tay cái giả gắn vào ngón cái có độ sắc cao hay gắn 1 mảnh dao vào ngón trỏ có quấn băng keo để giữ chặt mảnh dao lam để ngắt cuống lá nho. Thùng carton để chứa lá sau khi hái là loại thùng chắc chắn (có thể tận dụng các loại thùng sạch mà trước đó chứa các loại thực phẩm) có làm dây đeo để đeo được vào cổ người hái lá khi thùng chứa lá còn nhẹ và có thể xách, bê khi chứa lá đã nặng, nhưng thùng không rách. Cách hái lá: Chọn lá đúng quy định mới thu. Ngắt cuống lá chừa lại 1 đoạn cuống 1cm gắn liền với lá. Đặt các lá nằm úp lên nhau, các cuống lá sát vào nhau và đặt mặt dưới của lá quay lên trời theo hàng dài trên cánh tay, dùng 4 ngón tay còn lại giữ lấy xấp lá, khi xấp lá quá đầy thì bỏ vào thùng carton theo hàng ngang của thùng và quay mặt trên của xấp lá lên trên. Xếp từng hàng liền nhau và chồng lên nhau cho đến khi đầy thùng mang về điểm tập trung lá đổ úp ngược thùng chứa lá vào khay chứa lá lớn hơn. Thời gian từ thu lá đến điểm thu mua: không quá 4 giờ sau khi hái lá. Do vậy, khi hái lá cần tập trung nhiều người và có đủ phương tiện vận chuyển để chuyển đến điểm thu mua gần nhất trong khoảng thời gian quy định. Trong trường hợp lượng lá thu hoạch được chưa đủ nhiều để chuyển tới nhà máy, thì có thể dùng thùng lớn để bảo quản như sau: xếp lá theo từng lớp vào trong thùng, đổ nước muối nhẹ nhàng vào thùng với lượng nước nhiều hơn lá và dùng phên nhựa đè lên trên để đảm bảo tất cả lá được ngâm trong nước muối (tương tự cách muối rau dưa). Khi vận chuyển sản phẩm thì sẽ chuyển cả thùng tới nhà máy để giao hàng. Khoảng cách giữa các lần thu lá: Có thể cứ 3 ngày thu 1 lần hay 7 ngày thu 1 lần tùy theo số lượng lá cần thu, tuổi lá, công lao động thu hoạch có thể có hay lịch thu mua của điểm thu mua mà bố trí cho phù hợp. Yêu cầu về nhân công chăm sóc và thu hoạch lá: Người dân chăm sóc và thu hoạch lá không cần phải có trình độ học vấn cao. Khi thuê mướn nhân công thì cán bộ kỹ thuật khuyến nông cần hướng dẫn cụ thể cho người dân cách trồng, bón phân theo đợt, tưới nước, ngắt lá già và cành nhánh hoặc chồi phụ khi xuất hiện, cách thu hoạch và bảo quản lá. Đặc biệt là người nông dân cần được hướng dẫn và khuyến cáo cẩn thận về việc không được sử dụng các loại hóa chất phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ cây trồng mà cần dùng các loại chế phẩm sinh học an toàn. PL140 PHỤ LỤC 6: HÌNH ẢNH MINH HỌA THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG VÀ TRONG PHÒNG Hình PL6.1: Thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu hóa học của nước cùng sinh viên Thụy Điển Hình PL6.2: Cùng chuyên gia Hà Lan khảo sát thực địa và lấy mẫu đất tại vườn trồng nho, thôn Cà Đú, Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận PL141 Hình PL6.3: Khảo sát hiện trường và lấy mẫu đất tại mô hình thực nghiệm, T. Bình Thuận Hình PL6.4: Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất cùng sinh viên Thụy Điển Hình PL6.5: Thí nghiệm thấm ổn định hiện trường và trong phòng cùng sinh viên Thụy Điển PL142 Hình PL6.6: Đo đạc các yếu tố khí tượng phục vụ nghiên cứu xác định chế độ tưới Hình PL6.7: Thiết lập mô hình thực nghiệm nghiên cứu chế độ tưới PL143 Hình PL6.8: Lấy mẫu và kiểm tra độ ẩm đất hiện trường và trong phòng thí nghiệm. Hình PL6.9: Chọn mẫu quan trắc cây trồng PL144 Hình PL6.10: Đo đạc các chỉ tiêu cây trồng Hình PL6.11: Thu hoạch và bảo quản sản phẩm lá nho PL145 Hình PL6.12: Kiểm tra sinh khối lá và thân cây nho lá
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dong_thai_am_cua_dat_trong_ky_thuat_tuoi.pdf
- Thong tin Luan an - Tran Thai Hung- Vien KHTLMN-2018.pdf
- TOMTAT-LUANAN_Hung.pdf
- TOMTAT-LUANAN-English-Hung.pdf