Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6

 Kỹ năng ghi nhớ từ là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết cho hoạt động học

tập ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng. Nghiên cứu 216 học sinh lớp 6 và 11 giảng viên

tiếng Anh ở 2 trường trung học cơ sở ở Hà Nội bằng các phương pháp như quan sát, thực nghiệm, điều

tra, phỏng vấn về kỹ năng này, chúng tôi thấy rằng kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của sinh lớp 6 chịu

sự ảnh hưởng của một số yếu tố như: nhận thức của học sinh về vai trò của từ vựng, hứng thú học tập

tiếng Anh, phương pháp giảng dạy của giáo viên, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động

học tập tiếng Anh Trong những yếu tố này, về phía học sinh (yếu tố chủ quan), hứng thú học tập

của các em có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Mức độ hứng thú học tiếng Anh của học sinh có mối tương quan

thuận và chặt chẽ với mức độ ghi nhớ cách dùng từ tiếng Anh và mức độ ghi nhớ các đặc điểm của từ

tiếng Anh. Về phía khách quan, yếu tố phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập tiếng Anh

của học sinh là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới mức độ học sinh ghi nhớ từ. Có thể nói, mức độ học

sinh thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trò chuyện, giao tiếp càng nhiều bao nhiêu, mức độ ghi nhớ,

tái hiện và vận dụng từ tiếng Anh càng hiệu quả bấy nhiêu. Giáo viên cần nhận thức được những đặc

điểm học tập này của học sinh lớp 6 để tổ chức giờ học cho hiệu quả, kích thích được hứng thú học

tập, tính tích cực học tập cho các em.

pdf 11 trang dienloan 4560
Bạn đang xem tài liệu "Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của học sinh lớp 6
1. Đặt vấn đề
Trong một thế giới hội nhập như ngày 
nay, ngoại ngữ là một công cụ hữu hiệu và 
không thể thiếu để mỗi quốc gia hội nhập 
và phát triển. Chính vì vậy, việc dạy và học 
ngoại ngữ đã và đang được Đảng và Nhà 
nước ta hết sức quan tâm. Rất nhiều dự án, 
đề án, chính sách liên quan đến giáo dục 
ngoại ngữ đã được triển khai. Điển hình như 
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống 
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020, 
thường gọi tắt là Đề án 2020. Trong Đề án, 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định một 
trong những kết quả cần đạt được là: Chương 
trình tiếng Anh cấp trung học cơ sở (THCS) 
(lớp 6,7,8,9) được áp dụng từ lớp 6 với thời 
* ĐT.: 84-912170182 
 Email: daodieulinh1980@gmail.com
lượng 3 tiết/tuần. Tổng số tiết của toàn cấp 
THCS là 420 tiết. Kết thúc cấp THCS, học 
sinh (HS) sẽ đạt trình độ bậc 2 theo khung 
năng lực ngoại ngữ ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, 
đọc, viết (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).
Đối với hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, 
mục đích cuối cùng chính là để hình thành 
năng lực ngoại ngữ cho người học. Để có thể 
sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả đòi hỏi 
người học không chỉ ghi nhớ được cách phát 
âm, từ vựng hay ngữ pháp (ba thành tố cơ bản 
của một ngôn ngữ) mà còn phải biết cách sử 
dụng những từ đã được học, vận dụng chúng 
một cách linh hoạt trong những tình huống 
giao tiếp khác nhau. Người học thực hiện các 
hoạt động lời nói (HĐLN) ngoại ngữ một cách 
thành thạo khi họ biết cách vận dụng linh hoạt 
vốn từ vựng đã học, sử dụng chúng để thể hiện 
ý cuả mình trong giao tiếp.
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG GHI NHỚ 
TỪ TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH LỚP 6
Đào Thị Diệu Linh*
Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận bài ngày 02 tháng 03 năm 2017 
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 07 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017
Tóm tắt: Kỹ năng ghi nhớ từ là một trong những kỹ năng quan trọng cần thiết cho hoạt động học 
tập ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng. Nghiên cứu 216 học sinh lớp 6 và 11 giảng viên 
tiếng Anh ở 2 trường trung học cơ sở ở Hà Nội bằng các phương pháp như quan sát, thực nghiệm, điều 
tra, phỏng vấn về kỹ năng này, chúng tôi thấy rằng kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của sinh lớp 6 chịu 
sự ảnh hưởng của một số yếu tố như: nhận thức của học sinh về vai trò của từ vựng, hứng thú học tập 
tiếng Anh, phương pháp giảng dạy của giáo viên, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động 
học tập tiếng Anh Trong những yếu tố này, về phía học sinh (yếu tố chủ quan), hứng thú học tập 
của các em có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Mức độ hứng thú học tiếng Anh của học sinh có mối tương quan 
thuận và chặt chẽ với mức độ ghi nhớ cách dùng từ tiếng Anh và mức độ ghi nhớ các đặc điểm của từ 
tiếng Anh. Về phía khách quan, yếu tố phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập tiếng Anh 
của học sinh là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới mức độ học sinh ghi nhớ từ. Có thể nói, mức độ học 
sinh thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trò chuyện, giao tiếp càng nhiều bao nhiêu, mức độ ghi nhớ, 
tái hiện và vận dụng từ tiếng Anh càng hiệu quả bấy nhiêu. Giáo viên cần nhận thức được những đặc 
điểm học tập này của học sinh lớp 6 để tổ chức giờ học cho hiệu quả, kích thích được hứng thú học 
tập, tính tích cực học tập cho các em. 
Từ khoá: kỹ năng ghi nhớ, mức độ ghi nhớ từ tiếng Anh, yếu tố ảnh hưởng, hứng thú học tập
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-76 67
Đối với HS lớp 6, đây là năm học đầu tiên 
ở bậc THCS các em được học ngoại ngữ với 
tư cách là một môn học bắt buộc. HS lớp 6 còn 
gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với môn học 
này. Để giúp học sinh lớp 6 khắc phục được 
những khó khăn trong học tập cũng như để 
nâng cao khả năng ghi nhớ từ tiếng Anh cho 
HS, chúng tôi đã thực hiện những nghiên cứu 
cụ thể về vấn đề này. Những kết quả nghiên 
cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ghi 
nhớ (KNGN) từ tiếng Anh của HS lớp 6 nói 
riêng, hoạt động học tập tiếng Anh nói chung 
sẽ giúp chúng tôi tìm ra những biện pháp cụ 
thể góp phần giúp cho quá trình dạy và học 
ngoại ngữ đạt hiệu quả cao hơn. Đây cũng là 
những căn cứ khoa học hữu ích cho các giáo 
viên (GV) giảng dạy tiếng Anh ở tất cả các cơ 
sở có đào tạo, giảng dạy tiếng Anh ở nước ta.
2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 216 HS 
lớp 6 và 11 GV giảng dạy tiếng Anh ở 02 
trường THCS trên địa bàn Hà Nội (trường 
THCS Cát Linh, quận Đống Đa và trường 
THCS Phương Canh, quận Nam Từ Liêm).
Đối với nghiên cứu chung về KNGN từ 
tiếng Anh của HS lớp 6, chúng tôi sử dụng 
kết hợp các phương pháp như: phương pháp 
quan sát, phương pháp thực nghiệm nhận biết, 
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương 
pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia 
Riêng những kết quả nghiên cứu về một số 
yếu tố ảnh hưởng đến KNGN từ tiếng Anh của 
HS lớp 6 được sử dụng chủ yếu từ phương 
pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp 
phỏng vấn. Những kết quả thu được từ các 
phương pháp trên được xử lý bằng phần mềm 
SPSS 20.0 (SPSS – Statistical Package for 
the Social Sciences - là một phần mềm thống 
kê thường được sử dụng trong nghiên cứu xã 
hội, đặc biệt là trong tâm lý học, tiếp thị và xã 
hội học). 
Trong bảng hỏi dành cho GV (14 câu hỏi) 
và HS (14 câu hỏi), ngoài những câu hỏi mở 
và những câu hỏi xếp thứ bậc, các câu hỏi còn 
lại đều được thiết kế có các phương án trả lời 
theo 5 mức độ (thang đo Likert) và được cho 
điểm từ thấp tới cao tương ứng từ 1 đến 5 
điểm. Cụ thể:
+ Rất không đồng ý/ Không bao giờ: 1 điểm
+ Không đồng ý/ Hiếm khi: 2 điểm
+ Lưỡng lự/ Thỉnh thoảng: 3 điểm
+ Đồng ý/ Thường xuyên: 4 điểm
+ Rất đồng ý/ Rất thường xuyên: 5 điểm
Các thông số và phép thống kê được dùng 
trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả 
và phân tích thông kê suy luận, cụ thể:
* Phân tích thống kê mô tả. Các chỉ số được 
dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm:
- Điểm trung bình (ĐTB) (Mean) được 
dùng để tính điểm đạt được của những câu hỏi 
được thiết kế có nhiều mức độ khác nhau.
- Độ lệch chuẩn (SD - Standard deviation) 
được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập 
trung của các câu trả lời được lựa chọn.
- Tần suất, chỉ số phần trăm phương án trả 
lời của các câu hỏi đóng trong phiếu điều tra.
* Phân tích thông kê suy luận. Các phép 
thống kê suy luận được sử dụng gồm:
- Phân tích so sánh: chủ yếu sử dụng phép 
so sánh giá trị trung bình. Các giá trị trung 
bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt 
thống kê khi xác suất p < 0,05. Để so sánh hai 
nhóm, chúng tôi sử dụng phép kiểm định T về 
độc lập giữa hai mẫu (T- Test). 
- Phân tích tương quan nhị biến: chúng 
tôi sử dụng phép phân tích tương quan để xác 
định tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng 
với nhóm kỹ năng 1 (kỹ năng ghi nhận đặc 
điểm từ tiếng Anh) và nhóm kỹ năng 2 (kỹ 
năng ghi nhận cách dùng từ tiếng Anh). Mục 
đích là tìm hiểu mức độ (hay độ mạnh) liên 
kết giữa hai biến này. Mức độ này được đo bởi 
hệ số tương quan Pearson hoặc Spearman (r) 
có giá trị từ (-1) đến (+1). Giá trị này cho biết 
độ mạnh và hướng của mối liên hệ: nếu giá trị 
(+), r > 0 có nghĩa là giữa chúng có mối liên 
hệ thuận; nếu giá trị (-), r < 0 là thể hiện mối 
tương quan nghịch; nếu r = 0 thì hai biến số 
Đ.T.D. Linh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-7668
đó không có mối quan hệ với nhau. Mức độ ý 
nghĩa của mối quan hệ dựa vào quan hệ xác 
suất (p). Nếu p < 0,05 thì giá trị r có ý nghĩa 
cho việc phân tích mối quan hệ giữa hai biến.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, 
chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu hai nhóm yếu 
tố ảnh hưởng là yếu tố chủ quan và yếu tố 
khách quan. Cụ thể là các yếu tố: nhận thức 
của học sinh về vai trò của từ vựng đối với 
HĐLN tiếng Anh, hứng thú học tiếng Anh 
của học sinh (thuộc nhóm yếu tố chủ quan); 
phương pháp dạy học của GV, phương tiện, 
trang thiết bị phục vụ học tập tiếng Anh (thuộc 
nhóm yếu tố khách quan). 
Riêng về cơ sở lí luận xây dựng các nhóm 
kỹ năng thành phần của KNGN từ tiếng Anh, 
chúng tôi dựa trên những quan điểm cơ bản 
sau đây:
Một là, theo Karlin (1987), khi phân loại 
các kĩ năng đọc (Reading skills) thành năm 
nhóm nhỏ, ông đã đề cập đến 3 kỹ năng 
thành phần là kĩ năng nhận diện từ (word 
recognition skills), kĩ năng hiểu nghĩa của 
từ (word meaning skills) và kĩ năng đọc hiểu 
văn bản (comprehensive skills). Trong đó, 
Karlin khẳng định các kỹ năng này bao gồm 
các biểu hiện như: việc sử dụng bối cảnh, 
phân tích âm thanh, phân tích cấu trúc và sử 
dụng từ (trong kỹ năng nhận diện từ); việc sử 
dụng bối cảnh, phân tích cấu trúc, nhận diện 
từ đa nghĩa và những từ chỉ số lượng (trong kỹ 
năng hiểu nghĩa của từ); việc nhận diện nghĩa 
đen của từ, nghĩa phỏng đoán (nghĩa bóng), sự 
đánh giá và xác nhận tài liệu (trong kỹ năng đọc 
hiểu văn bản).
Hai là, dựa vào mô hình các cấp độ xử 
lý thông tin (the levels of processing model, 
Craik and Lockhart, 1972) cho thấy cách 
chúng ta mã hóa thông tin sẽ phản ánh việc 
chúng ta ghi nhớ tốt đến đâu. Thông tin được 
lưu giữ ở cấp độ nào phụ thuộc rất lớn vào 
việc thông tin đó được mã hóa ra sao. Cấp độ 
xử lý thông tin càng sâu bao nhiêu (mức độ 
sâu - ghi nhớ ngữ nghĩa - semantic), thông 
tin càng dễ dàng tái hiện được tốt bấy nhiêu 
(Craik and Brown, 2000). Điều đó cho thấy 
những thông tin ban đầu khi dạy ngoại ngữ rất 
quan trọng, những thông tin về cách đọc, cách 
viết, ngữ nghĩa và cách sử dụng từ sẽ được mã 
hóa trên não bộ và là cơ sở để tiếp nhận và liên 
kết với các thông tin tiếp theo.
Trên cơ sở những quan điểm trên, KNGN 
từ tiếng Anh được nghiên cứu cụ thể và được 
chia thành ba nhóm kỹ năng thành phần là: kỹ 
năng ghi nhận đặc điểm từ tiếng Anh, kỹ năng 
ghi nhận cách dùng từ tiếng Anh, kỹ năng sử 
dụng cách thức ghi nhớ từ tiếng Anh. Trong 
phạm vi của bài báo, chúng tôi sẽ đề cập tới 
một số yếu tố ảnh hưởng và mối tương quan 
của nó tới hai nhóm kỹ năng ghi nhận đặc 
điểm của từ và ghi nhận cách dùng từ tiếng 
Anh của HS lớp 6.
3. Kết quả nghiên cứu và diễn giải
3.1. Thực trạng những yếu tố chủ quan ảnh 
hưởng đến kỹ năng ghi nhớ từ tiếng Anh của 
học sinh lớp 6
Để tìm hiểu những yếu tố chủ quan ảnh 
hưởng tới KNGN từ tiếng Anh của HS lớp 6, 
trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi 
thiết kế các bảng hỏi nhằm tìm hiểu về hứng 
thú học tiếng Anh và nhận thức của HS về vai 
trò của từ vựng trong HĐLN tiếng Anh.
3.1.1. Nhận thức của học sinh lớp 6 về vai trò 
của từ trong hoạt động lời nói tiếng Anh
Từ vựng là một trong những thành tố quan 
trọng cấu thành nên một ngôn ngữ cụ thể. Đã 
có nhiều nghiên cứu cũng như các bài viết học 
thuật về vai trò của từ vựng cũng như việc học 
từ vựng tới hoạt động học tập ngoại ngữ. Việc 
học từ vựng cũng như vốn từ vựng phong phú 
sẽ giúp cho các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết 
được thực hiện dễ dàng hơn (Nation, Paul 
1994), hay người học với vốn từ vựng phong 
phú hơn có thể sử dụng những vốn từ đó để 
học tập nhiều hơn (Folse, Keith S. 2004). Vì 
thế chúng tôi cho rằng nhận thức của HS về 
vai trò của từ vựng và việc học từ vựng có ảnh 
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-76 69
hưởng nhất định tới hoạt động học tập của các 
em. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi 
đã thu thập ý kiến của HS, kết quả nghiên cứu 
cho thấy đa số HS nhận thức được vai trò quan 
trọng của từ vựng. Chỉ có một tỉ lệ rất ít HS 
đánh giá vai trò của từ vựng là không quan 
trọng. Cụ thể kết quả nghiên cứu được thể hiện 
trong bảng sau:
Bảng 1. Nhận thức của HS về vai trò của từ 
vựng trong HĐLN tiếng Anh
Chú thích: Mệnh đề có dấu * được cho 
điểm ngược lại
MĐ 1: Từ vựng không có vai trò gì đối với 
việc học tiếng Anh
MĐ 2: Từ vựng là một trong 3 yếu tố cơ bản 
của tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung
MĐ 3: Phải học từ vựng thì mới học tốt 
tiếng Anh
MĐ 4: Học ngoại ngữ nào cũng cần phải 
học từ vựng
MĐ 5: Phải ghi nhớ thật nhiều từ tiếng Anh 
thì mới có thể giao tiếp bằng tiếng Anh tốt.
Rất nhiều HS “đồng ý” và “rất đồng ý” 
với những mệnh đề thể hiện vai trò tích cực 
của từ vựng và việc học từ vựng trong HĐLN 
tiếng Anh. ĐTB chung của các câu trả lời khá 
cao đạt 4.03/5 điểm. Hơn một nửa số HS được 
hỏi đều cho rằng “phải ghi nhớ thật nhiều từ 
tiếng Anh thì mới có thể giao tiếp bằng tiếng 
Anh tốt” (chiếm 52.5%), đa số các em cũng 
thể hiện sự không đồng tình với quan điểm 
phủ nhận vai trò của từ vựng đối với việc học 
tiếng Anh (chiếm 57.1%). Mặc dù vẫn còn 
một số HS đánh giá không đúng hoặc lưỡng 
lự chưa nhận thức rõ ràng được vai trò của từ 
vựng nhưng những con số trên là những tín 
hiệu khả quan cho thấy vai trò của từ vựng đã 
được khá nhiều HS nhận thức đúng đắn. 
Tìm hiểu mối tương quan giữa nhận thức 
của HS về vai trò của từ và việc học từ với các 
mức độ ghi nhớ từ của HS, chúng tôi thấy rằng 
chúng có tương quan thuận với nhau nhưng 
không mạnh. Cụ thể, tương quan giữa nhận thức 
về vai trò của từ tiếng Anh với nhóm kỹ năng 
ghi nhận đặc điểm từ tiếng Anh có r = 0.29; với 
nhóm kỹ năng ghi nhận cách dùng từ tiếng Anh 
có r=0.24 (p<0.01). Điều đó cho thấy nhận thức 
của HS về vai trò của từ vựng có ảnh hưởng tới 
việc HS ghi nhớ từ và cách dùng từ nhưng sự 
ảnh hưởng này không mạnh. Nhiều HS có nhận 
thức đúng đắn về vai trò của từ vựng đối với việc 
học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói 
riêng, tuy nhiên, con số này mới chỉ dừng ở mức 
độ nhận thức của các em chứ điều đó chưa cho 
thấy HS học từ vựng hiệu quả hơn và có KNGN 
từ tốt hơn. Nói cách khác, có thể HS có nhận 
thức đúng đắn về vai trò của từ vựng, biết rằng 
việc học từ vựng là quan trọng và cần thiết, tuy 
nhiên, điều đó không có nghĩa là HS sẽ tự giác 
học, nhận thức đúng chưa đủ để trở thành động 
lực thúc đẩy HS ghi nhớ từ tốt hơn.
3.1.2. Hứng thú học tiếng Anh của học sinh 
lớp 6
Yếu tố chủ quan thứ hai mà chúng tôi tập 
trung nghiên cứu là hứng thú học tập tiếng Anh 
của HS lớp 6. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá 
nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa 
đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại 
khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động 
(Nguyễn Quang Uẩn, 2011). Vì thế, khi cá nhân 
TT Các mệnh đề 
(MĐ)
Tỷ lệ %
(ĐTB)Rất không 
đồng ý
Không 
đồng ý
Lưỡng lự Đồng ý
Rất 
đồng ý
1 MĐ 1* 57.1 27.3 9.9 3.5 2.1 4.3
2 MĐ 2 6.8 3.6 7.1 47.0 35.6 3.97
3 MĐ 3 4.2 9.2 17.3 41.7 27.6 3.78
4 MĐ 4 3.5 10.6 22.2 35.2 28.5 3.75
5 MĐ 5 3.2 0.7 4.3 39.4 52.5 4.34
ĐTB chung 4.03
Đ.T.D. Linh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-7670
có hứng thú với một đối tượng nào đó, thì đối 
tượng đó bao giờ cũng được cá nhân ý thức, hiểu 
ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của họ. Hơn 
nữa ở cá nhân đó xuất hiện một tình cảm đặc biệt 
đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chủ 
thể về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát 
kha ... được cho điểm ngược lại, phương 
pháp được sử dụng nhiều nhất sẽ được tính 
điểm cao nhất. Vì thế, ở bảng số liệu trên, 
ĐTB càng cao nghĩa là mức độ sử dụng 
phương pháp đó càng nhiều. Từ bảng số liệu 
có thể thấy thuyết trình là phương pháp được 
sử dụng nhiều nhất, sau đó là phương pháp 
vấn đáp và phương pháp dạy học trực quan. 
Đây là 3 phương pháp được sử dụng phổ 
biến nhất. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng GV 
thường sử dụng phối hợp các phương pháp, 
thuyết trình là phương phương pháp không 
thể thiếu để cung cấp và giải thích các đơn 
vị kiến thức cho HS. Cùng với phương pháp 
thuyết trình, GV sử dụng xen kẽ các câu hỏi 
(phương pháp vấn đáp) và sử dụng các tranh 
ảnh minh họa tương ứng với nội dung bài học 
(phương pháp dạy học trực quan). Phương 
pháp dạy học bằng cách tổ chức các hoạt động 
theo nhóm có ĐTB thấp nhất. Qua các buổi dự 
giờ, chúng tôi nhận thấy GV sử dụng phương 
pháp luyện tập và làm việc theo nhóm chỉ 
dừng ở mức cho HS luyện tập, thực hành các 
mẫu câu tiếng Anh theo cặp (work in pair). 
Phương pháp chia nhóm (work in groups) ít 
được sử dụng.
Trong các phương pháp GV thường sử 
dụng trên, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Trong 
các phương pháp trên, em thích học theo 
phương pháp nào nhất? Vì sao?”. Kết quả cho 
thấy 29% HS thích học thông qua phương 
pháp hoạt động nhóm (chiếm tỉ lệ cao nhất), 
tiếp đó là phương pháp trực quan (24.9%), 
phương pháp thực hành (17.1%) và thuyết 
trình (13.4%). Như vậy, HS thích nhất là được 
học tiếng Anh bằng cách tham gia hoạt động 
nhóm và học qua các tranh ảnh minh họa, 
các đoạn phim, các bài hát mà GV sử dụng. 
Lý do các em đưa ra rất đa dạng, dưới đây 
chúng tôi trích dẫn các câu trả lời của các em: 
phương pháp hoạt động nhóm giúp HS có thể 
“hiểu nhau hơn”, “có nhiều sáng kiến hơn”, 
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-76 73
giúp em “có thể thảo luận câu hỏi khó mà em 
không hiểu”, “giúp em học nhanh và hiểu 
bài hơn”. Phương pháp dạy học trực quan giúp 
các em “dễ hiểu bài hơn”, “giúp em hiểu từ mới 
và biết vật đó như thế nào”, “giúp em dễ học 
và nhanh thuộc hơn”, “kích thích trí não và 
nhớ lâu hơn”
Như vậy, đánh giá về mức độ sử dụng các 
phương pháp dạy học của GV trong các giờ 
học tiếng Anh, HS lớp 6 khẳng định GV 
thường sử dụng các phương pháp thuyết trình 
(là phương pháp phổ biến nhất), vấn đáp và 
trực quan. Trong khi đó, đây lại không phải là 
những phương pháp mà HS ưa thích nhất, 
giúp các em có hứng thú nhất bởi câu trả lời 
của HS đã khẳng định phương pháp dạy học 
mà HS hứng thú nhất là phương pháp dạy học 
qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy 
học trực quan. 
Về mối tương quan giữa phương pháp dạy 
học của GV và mức độ KNGN từ tiếng Anh 
của HS, chúng tôi thấy rằng các yếu tố này 
có mối tương quan thuận và khá chặt (r=0.52. 
p<0.01). Phương pháp giảng dạy của GV có 
tác động khá lớn tới mức độ KNGN từ tiếng 
Anh của HS lớp 6. GV càng sử dụng nhiều 
phương pháp kích thích được tính tích cực 
hoạt động và hứng thú học tiếng Anh của HS 
bao nhiêu (chẳng hạn, phương pháp dạy học 
trực quan, hoạt động nhóm), HS càng ghi nhận 
được nhiều từ tiếng Anh và vận dụng chúng tốt 
hơn bấy nhiêu. 
3.2.2. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ học 
tập tiếng Anh
Các phương tiện, trang thiết bị là một yếu 
tố có vai trò rất lớn trong hoạt động học tập 
ngoại ngữ, đặc biệt là những phương tiện hỗ 
trợ hình thành và nâng cao các kỹ năng nghe 
và nói của HS. Nghiên cứu này tập trung tìm 
hiểu việc sử dụng 2 loại phương tiện cơ bản 
khi dạy và học tiếng Anh, đó là phương tiện 
bên ngoài (các trang thiết bị phục vụ HĐHT 
tiếng Anh như đài cát xét, Ti vi và đầu video, 
máy projecter) và phương tiện bên trong 
(chính là ngoại ngữ cần học). Bởi một trong 
những đặc trưng của hoạt động giảng dạy 
ngoại ngữ (đặc trưng về phương tiện) đó là 
HS sử dụng chính những từ ngữ được học làm 
phương tiện cho hoạt động học tập tiếp theo 
(Trần Hữu Luyến, 2008), tác giả gọi đây là 
phương tiện bên trong.
Qua tìm hiểu việc sử dụng các phương 
tiện hỗ trợ như đài cát xét, Ti vi và đầu video, 
máy projecter (phương tiện bên ngoài) trong 
giờ học tiếng Anh, chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 4. Mức độ sử dụng các phương tiện, 
trang thiết bị dạy học tiếng Anh
Từ bảng số liệu có thể thấy đài cát xét 
là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất 
(63.6%), sau đó đến máy projector và Ti vi, 
đầu video. Thực tế ở các trường THCS, mỗi 
trường chỉ có một phòng máy. Trường hợp 
THCS Phương Canh có 2 phòng máy, một 
phòng có projector, một phòng có lắp Ti vi và 
sử dụng đầu video. Cả GV và HS đều khẳng 
định do có nhiều môn học nên không phải lúc 
nào cũng được dạy và học ở những phòng máy 
như vậy. Riêng HS lớp 6 trường THCS Cát 
Linh còn khẳng định chưa được học ở phòng 
có sử dụng máy projector lần nào, GV chỉ sử 
dụng đài ở trên lớp.
Ngoài những phương tiện học tập kể trên 
(là những phương tiện bên ngoài), hoạt động 
học tập ngoại ngữ có một phương tiện rất hiệu 
TT Phương tiện
Mức độ sử dụng (%)
ĐTBKhông bao 
giờ
Hiếm khi
Thỉnh 
thoảng
Thường 
xuyên
Rất thường 
xuyên
1 Máy projector 26.5 27.4 19.6 26.5 0 2.46
2 Ti vi và đầu video 40.0 18.0 21.0 21.0 0 2.23
3 Đài cát xét 5.7 7.3 23.4 63.6 0 3.45
Đ.T.D. Linh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-7674
quả và không thể thiếu đó là việc sử dụng 
chính ngoại ngữ cần học làm phương tiện cho 
hoạt động học tập tiếp theo (phương tiện bên 
trong). Theo quan điểm dạy học ngoại ngữ 
hiện đại là hạn chế tối đa việc sử dụng tiếng 
mẹ đẻ trong dạy học ngoại ngữ, do đó HS học 
ngoại ngữ tới đâu sử dụng (vốn từ) luôn tới đó 
cho HĐHT ngoại ngữ tiếp theo. Việc hạn chế 
tối đa sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học ngoại 
ngữ được coi là môi trường tiếng lý tưởng cho 
người học ngoại ngữ nói chung và HS lớp 6 
học tiếng Anh nói riêng. Đối với những câu 
hỏi về mức độ sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt 
trong các giờ dạy, kết quả nghiên cứu cho thấy 
65% GV dạy tiếng Anh lớp 6 sử dụng cả tiếng 
Anh và tiếng Việt khi dạy, số lượng GV trong 
quá trình dạy sử dụng nhiều tiếng Anh hơn 
tiếng mẹ đẻ chiếm tỉ lệ thấp hơn (26.8%). Do 
đặc thù của môn học và lứa tuổi HS khi học 
môn học này, số lượng GV hoàn toàn sử dụng 
tiếng Anh chiếm tỉ lệ rất thấp. 
Tìm hiểu tính tích cực của HS khi sử 
dụng tiếng Anh, mức độ HS thường xuyên nói 
chuyện với nhau bằng tiếng Anh, kết quả cho 
thấy đa số HS thỉnh thoảng mới nói chuyện 
với nhau bằng tiếng Anh (42.7), 32.4% HS 
hiếm khi nói chuyện, 14.9% HS không bao 
giờ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Số 
lượng HS thường xuyên nói chuyện bằng 
tiếng Anh chỉ chiếm 10% và không có HS nào 
khẳng định mức độ sử dụng tiếng Anh là rất 
thường xuyên. HS Việt Nam khi học ngoại 
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng thường 
rất rụt rè, e ngại, không mạnh dạn trao đổi, trò 
chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Đây là một 
trở ngại rất lớn cho HS khi học ngoại ngữ, bởi 
mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là 
có thể sử dụng được ngoại ngữ đó, đặc biệt là 
có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ đó một cách 
thành thạo. 
Tương tự như những phần trên, chúng tôi 
sử dụng hệ số Pearson để tìm ra mối tương 
quan giữa các phương tiện học tập với mức 
độ ghi nhớ từ của HS. Kết quả cho thấy tương 
quan giữa các phương tiện dạy học (bên trong 
và bên ngoài) với hiệu quả KNGN từ tiếng 
Anh có mối tương quan thuận với nhau, trong 
đó tương quan giữa phương tiện bên trong 
là mức độ thường xuyên sử dụng tiếng Anh 
để trò chuyện, giao tiếp với KNGN từ tiếng 
Anh chặt chẽ và mạnh hơn so với các phuong 
tiện bên ngoài. Có thể nói mức độ HS lớp 6 
thường xuyên trò chuyện, giao tiếp bằng tiếng 
Anh càng nhiều bao nhiêu thì mức độ kỹ năng 
ghi nhận cách dùng từ tiếng Anh càng tốt bấy 
nhiêu (r=0.62, p<0.01). Nói cách khác, khi học 
tiếng Anh, HS cần nỗ lực vận dụng phương 
tiện bên trong là vốn từ vừa mới được học vào 
các hoạt động lời nói tiếng Anh, mức độ HS 
vận dụng vốn từ đó để thực hành càng nhiều 
bao nhiêu thì càng ghi nhớ từ đó tốt hơn bấy 
nhiêu. Tuy nhiên, đáng tiếc là số lượng HS 
thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh rất 
hạn chế, đa số HS chỉ thỉnh thoảng nói chuyện 
với nhau bằng tiếng Anh (ngoại ngữ mà các 
em đang học) nên hiệu quả của việc ghi nhớ 
từ chưa cao, cũng như kết quả thực tế của hoạt 
động học tập tiếng Anh còn rất thấp.
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng 
tôi thấy trong phạm vi nghiên cứu này, các 
yếu tố mà chúng tôi tập trung tìm hiểu đều 
có mối tương quan thuận với KNGN từ tiếng 
Anh của HS lớp 6, nhưng mức độ ảnh hưởng 
của các yếu tố này là khác nhau. 
Cụ thể, về phía yếu tố chủ quan, hứng thú 
học tiếng Anh là yếu tố có tác động khá mạnh 
tới KNGN từ của HS. Có thể nói, HS càng 
hứng thú học tiếng Anh bao nhiêu thì các em 
càng dễ dàng ghi nhớ được từ và cách dùng 
từ bấy nhiêu. Tuy nhiên, số lượng HS thực 
sự thích thú khi được học môn học này còn 
hạn chế, nhiều em vẫn chưa tự giác và dành 
ít thời gian học tiếng Anh, do đó hiệu quả 
HĐHT môn học này chưa cao. Nhận thức của 
HS về vai trò của từ vựng tuy có tương quan 
thuận với KNGN từ nhưng mối tương quan 
này không chặt, HS có thể có nhận thức đúng 
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-76 75
đắn về vai trò quan trọng của từ vựng khi học 
ngoại ngữ nhưng điều đó chưa đủ để khiến HS 
tích cực học tập và ghi nhớ từ tốt hơn. Vì vậy, 
trong những yếu tố chủ quan này, hứng thú 
học tập vẫn là yếu tố có tác động rõ rệt nhất 
tới hiệu quả học tập của HS.
Với những yếu tố khách quan, so với 
phương pháp giảng dạy của GV, các điều 
kiện, phương tiện phục vụ hoạt động học tập 
tiếng Anh có ảnh hưởng, tác động mạnh hơn 
tới hiệu quả ghi nhớ từ tiếng Anh của HS. Cụ 
thể hơn, trong các phương tiện học tập, bên 
cạnh những phương tiện hỗ trợ học tiếng, một 
phương tiện rất quan trọng tác động trực tiếp 
tới hiệu quả học tập của các em chính là thứ 
ngoại ngữ các em cần học - phương tiện bên 
trong, bởi một trong những nguyên tắc học 
ngoại ngữ chính là học tới đâu sử dụng luôn 
tới đó làm phương tiện cho HĐHT tiếp theo. 
Kết quả xử lý số liệu cũng cho thấy yếu tố này 
có tương quan thuận và chặt chẽ tới mức độ 
ghi nhớ từ của HS. Các em càng tích cực giao 
tiếp bằng tiếng Anh bao nhiêu thì mức độ ghi 
nhớ từ, cách dùng từ càng hiệu quả bấy nhiêu. 
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy hiệu quả học 
tập tiếng Anh của HS chưa cao vì số lượng 
HS thường xuyên nói chuyện, giao tiếp bằng 
tiếng Anh với bạn bè còn rất hạn chế, đa số 
HS mới chỉ thỉnh thoảng sử dụng tiếng Anh 
để trò chuyện, luyện tập thêm. Mặt khác, khi 
nói tới các phương tiện bên ngoài, mức độ GV 
sử dụng các thiết bị hiện đại, có tính trực quan 
cao trong giờ học ngoại ngữ còn thấp, GV chủ 
yếu vẫn chỉ sử dụng đài cát xét làm phương 
tiện hỗ trợ, các thiết bị có tính trực quan cao 
hơn như máy chiếu và đầu video ít được sử 
dụng. Điều này làm giảm hứng thú của HS và 
khiến các em ghi nhớ từ kém hiệu quả hơn.
Từ những kết quả trên, chúng tôi cho rằng 
GV giảng dạy tiếng Anh ở THCS nói riêng, và 
ở các bậc học nói chung cần lưu ý những đặc 
điểm này trong HĐHT tiếng Anh ở HS để có 
những điều chỉnh cụ thể, thiết thực hơn. GV 
cần thiết kế giờ học đa dạng, sinh động hơn, 
sử dụng các phương pháp dạy học trực quan, 
phương pháp làm việc nhóm nhiều hơn (theo 
như mong muốn của HS) để kích thích tính 
tích cực học tập, hứng thú học tập cho các em. 
GV cũng cần chú ý hạn chế sử dụng tiếng mẹ 
đẻ trong giờ học, tổ chức các hoạt động, các 
câu lạc bộ để HS có điều kiện thực hành tiếng 
nhiều hơn, Mặt khác, nhà trường cần tạo điều 
kiện để GV được sử dụng các thiết bị hiện đại 
phục vụ cho việc giảng dạy, thay vì chỉ có đài 
cát xét như hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Đề án dạy và học ngoại 
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2008 - 2020. Hà Nội , tr.28.
Trần Hữu Luyến (2008). Cơ sở Tâm lý học dạy học 
ngoại ngữ. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Hữu Luyến (2012). Dạy học từ ngoại ngữ theo tiếp 
cận tâm lý học. Tâm lý học, số 8 (8/2012), tr.14.
Tiếng Anh
Karlin R. & Karlin A. R. (1987). Teaching Elementary 
Reading: Principle and strategies (4th Ed.). Harcourt 
Brace Jovanovich Publishers..
Tài liệu từ các trang Web
Folse, Keith S. (2004). Vocabulary Myths: Applying 
second language research to classroom teaching. 
University of Michigan Press, Ann Arbor. Available 
through <
will-get-you-far-why-is-vocabulary-acquisition-
so-important-in-second-and-foreign-language-
learning/>, Accessed 08/07/2017 10:56
Craik & Lockhart (1972). The levels of processing 
model of memory. Available through
<
html>
Nation, Paul (1994). New Ways in Teaching 
Vocabulary. TESOL. Available through <http://
www.worddive.com/blog/words-will-get-you-far-
why-is-vocabulary-acquisition-so-important-in-
second-and-foreign-language-learning/>, Accessed 
08/07/2017 10:45
Robert S. Feldman, POWER Learning, 5th Edition, 
McGraw-Hill. Available through <https://www.
inkling.com/read/power-learning-robert-feldman-
5th/chapter-8/determine-your-memory-style > 
Accessed 19/9/2013
Đ.T.D. Linh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 66-7676
INFLUENTIAL FACTORS TO SIXTH GRADERS’ ENGLISH 
VOCABULARY MEMORIZATION SKILLS
Dao Thi Dieu Linh
Division of Educational Psychology, VNU University of Languages and International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Vocabulary memorization is among the most essential skills in foreign language 
learning in general and English in particular. Our study of 216 sixth-graders and 11 English teachers 
in 2 Middle Schools in Hanoi using such methods as observation, survey questionnaires and 
interview shows that 6th graders’ vocabulary memorization is subject to several factors, including, 
inter alia, their awareness of the importance of vocabulary, their interest in learning English, 
teachers’ pedagogical methods, supporting facilities and teaching aids. Of these, such internal 
factors as students’ interest seem to exert the most apparent influence; their interest levels are 
proportionately relative to their lexical, syntactical and pragmatic knowledge of English words, 
i.e. how many words they can memorize, how well they can use them, to name just a few. Most 
influential external factors of importance include teaching aids and supporting facilities. Also, the 
more frequently students use English in everyday communication, the higher their competence 
and effectiveness in memorizing, recalling and using English words. Teachers should be aware of 
these factors to 6th graders so that their lessons can be more effective and stimulating, which can 
arouse students’ motivation and proactiveness in learning.
Keywords: memorizing English vocabulary, interest in learning English, influential factors

File đính kèm:

  • pdfmot_so_yeu_to_anh_huong_den_ky_nang_ghi_nho_tu_tieng_anh_cua.pdf