Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công nghiệp hóa và vận dụng ở Việt Nam

 Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin coi công nghiệp hóa là “tất yếu thép” mà

tất cả các nước muốn đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua. Đối với những nước bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa như Việt Nam, vai trò của công nghiệp hóa càng quan trọng. Muốn đề ra đường

lối công nghiệp hóa đúng đắn, những người cộng sản phải nắm vững những quy luật chung của

công nghiệp hóa mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đúc kết, và vận dụng sáng tạo quy luật đó vào thực

tiễn của đất nước mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công

nghiệp hóa đã thể hiện rõ tinh thần khoa học đó.

pdf 9 trang dienloan 8260
Bạn đang xem tài liệu "Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công nghiệp hóa và vận dụng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công nghiệp hóa và vận dụng ở Việt Nam

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công nghiệp hóa và vận dụng ở Việt Nam
12 
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 
về công nghiệp hóa và vận dụng ở Việt Nam 
Trần Thị Minh Tuyết1 
1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 
Email: tuyetminh1612@gmail.com 
Nhận ngày 1 tháng 12 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 12 năm 2018. 
Tóm tắt: Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin coi công nghiệp hóa là “tất yếu thép” mà 
tất cả các nước muốn đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua. Đối với những nước bỏ qua chế độ 
tư bản chủ nghĩa như Việt Nam, vai trò của công nghiệp hóa càng quan trọng. Muốn đề ra đường 
lối công nghiệp hóa đúng đắn, những người cộng sản phải nắm vững những quy luật chung của 
công nghiệp hóa mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đúc kết, và vận dụng sáng tạo quy luật đó vào thực 
tiễn của đất nước mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công 
nghiệp hóa đã thể hiện rõ tinh thần khoa học đó. 
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, công nghiệp hóa. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: The classical scientists of Marxism-Leninism see industrialisation as the “iron necessity” 
that all countries which want to advance to socialism need to experience. For countries that bypass 
the capitalist regime like Vietnam, the role of industrialisation is even more important. In order to 
work out the right way of industrialisation, the communists must grasp the universal laws of 
industrialisation that Marxism-Leninism has set out, and apply them into the reality of their 
country. Ho Chi Minh Thought and the Communist Party of Vietnam's guideline of 
industrialisation have clearly demonstrated the scientific spirit. 
Keywords: Marxism - Leninism, Ho Chi Minh Thought, Communist Party of Vietnam, industrialisation. 
Subject classification: Philosophy 
1. Giới thiệu 
Công nghiệp hoá là chuyển một nền sản xuất 
nhỏ dựa trên lao động thủ công thành một 
nền sản xuất lớn dựa trên lao động máy móc 
công nghiệp. Từ cuối thế kỷ XVIII đến nay, 
trên thế giới đã diễn ra hai loại hình công 
nghiệp hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư 
Trần Thị Minh Tuyết 
13 
bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ 
nghĩa. Đến nay, khi nhiều nước đã trở thành 
nước công nghiệp hiện đại, thì công nghiệp 
hóa vẫn là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam. 
Để trở thành nước công nghiệp hiện đại 
(trong thời hạn xác định như Đảng Cộng sản 
Việt Nam đề ra), Việt Nam cần học tập kinh 
nghiệm về công nghiệp hoá của các nước đi 
trước, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm 
về công nghiệp hoá của chủ nghĩa Mác - 
Lênin. Bài viết này phân tích quan điểm của 
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí 
Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt 
Nam về công nghiệp hóa. 
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin 
về công nghiệp hóa 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 
(giữa thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX) đã 
dẫn đến sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở phần 
lớn Châu Âu và Bắc Mỹ. Mác - Ăngghen 
khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản Tây Âu đã 
luận giải một cách khoa học sự thay thế tất 
yếu của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ 
nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng 
sản chủ nghĩa (mà chủ nghĩa xã hội là giai 
đoạn đầu của hình thái đó). Hai ông khẳng 
định rằng: chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và 
phát triển nhất thiết phải có cơ sở vật chất 
kỹ thuật tốt hơn chủ nghĩa tư bản. Do đó, 
nền sản xuất công nghiệp trong chủ nghĩa 
xã hội phải cao hơn nền sản xuất công 
nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Các nước tư 
bản, do đã trải qua quá trình công nghiệp 
hóa, nên bước đầu có cơ sở vật chất - kỹ 
thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn có cơ sở 
vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội đầy 
đủ, những người xây dựng chế độ mới phải 
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về 
quan hệ sản xuất. Mặc dù các nhà kinh điển 
của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ ra cụ 
thể sự khác nhau giữa nền sản xuất công 
nghiệp trong chủ nghĩa xã hội với nền sản 
xuất công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, 
nhưng chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng 
theo chủ nghĩa Mác - Lênin, công nghiệp 
hóa trong chủ nghĩa xã hội là công nghiệp 
hóa xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa 
trong chủ nghĩa tư bản là công nghiệp hóa 
tư bản chủ nghĩa; để có công nghiệp hóa xã 
hội chủ nghĩa thì phải xóa bỏ chế độ sở hữu 
tư nhân tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ 
sản xuất mới dựa trên chế độ công hữu; 
phải cơ cấu lại nền kinh tế để hướng tới 
mục tiêu phục vụ nhân dân, chứ không phải 
“chạy theo” mục tiêu lợi nhuận cho các nhà 
tư bản. 
Dựa trên thực tế sống động của công 
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, 
Lênin đã bàn kỹ hơn về vấn đề công nghiệp 
hóa. Trước Cách mạng Tháng Mười, nước 
Nga là một nước tư bản có trình độ phát 
triển trung bình; chủ nghĩa tư bản ở Nga 
“chưa được phát triển đầy đủ”; công cuộc 
giải phóng nông nô mới được tiến hành vào 
năm 1861; cách tiến hành công nghiệp hóa 
ở nước Nga phải khác so với cách tiến hành 
công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu. 
Vậy nước Nga cần công nghiệp hóa 
bằng cách nào? Theo Lênin, cách tiến hành 
công nghiệp hóa ở nước Nga phải là ưu tiên 
phát triển công nghiệp nặng để tạo ra máy 
móc, tư liệu sản xuất tiên tiến cho toàn bộ 
nền kinh tế, để “chuyển nền kinh tế của đất 
nước, kể cả nông nghiệp, lên một cơ sở kỹ 
thuật mới, cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất 
lớn hiện đại” [14, tr.194]. Cụm từ “công 
nghiệp nặng” đã được Lênin sử dụng rất 
nhiều lần. Ông nói rõ: “Công nghiệp nặng 
là cơ sở chủ yếu của chủ nghĩa xã hội” [16, 
tr.246], “Công nghiệp nặng cần được nhà 
nước trợ cấp. Nếu không tìm được khoản 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
14 
trợ cấp đó, thì nhà nước Xô-viết sẽ diệt 
vong, không còn là một nhà nước văn minh 
được, chứ đừng nói là nhà nước xã hội chủ 
nghĩa nữa” [16, tr.334]. 
Không những chỉ rõ cần ưu tiên phát triển 
công nghiệp nặng, Lênin còn chỉ rõ rằng cần 
ưu tiên phát triển ngành công nghiệp năng 
lượng. Ở thời điểm máy hơi nước và động 
cơ đốt trong vẫn đang được sử dụng một 
cách phổ biến, Lênin đã nhận thấy điện lực 
mới là phương án tối ưu để nước Nga cạnh 
tranh với chủ nghĩa tư bản, và vì vậy, “điện 
khí hóa toàn Nga” đã trở thành nội dung 
then chốt trong đường lối công nghiệp hóa 
của Lênin. Ông đã nói rõ về điều đó trong 
bài phát biểu tại Đại hội III Quốc tế Cộng 
sản (năm 1921): “Cơ sở vật chất duy nhất 
của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại 
công nghiệp. Nhưng không thể chỉ đóng 
khung ở nguyên lý chung đó. Cần phải cụ 
thể hóa nguyên lý đó. Một nền đại công 
nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có 
khả năng cải tạo nông nghiệp, đó là điện khí 
hóa cả nước” [15, tr.11]. Từ đó, ông đã đưa 
ra định nghĩa về chủ nghĩa cộng sản bằng 
cách kết hợp 2 đặc trưng cơ bản về chính trị 
và kinh tế của chế độ đó: “Chủ nghĩa cộng 
sản là chính quyền Xô-viết cộng với điện khí 
hóa toàn quốc” [14, tr.36]. 
Đưa một đất nước rộng lớn, còn nhiều 
tồn dư của nền kinh tế tiểu nông trở thành 
một nước công nghiệp phát triển là sự 
nghiệp hết sức khó khăn. Để làm được việc 
khó khăn đó, Lênin cho rằng, cần phải học 
hỏi, kế thừa những thành quả ưu việt của 
chủ nghĩa tư bản, đặc biệt ở lĩnh vực khoa 
học và quản lý. Ông kêu gọi những người 
cộng sản “hãy dùng cả hai tay mà lấy 
những cái tốt của nước ngoài: chính quyền 
Xô-viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật 
và cách tổ chức các Tờ rớt ở Mỹ + ngành 
giáo dục quốc dân Mỹ” [12, tr.684]; phải 
nắm được “những phát minh mới nhất của 
khoa học hiện đại” [12, tr.386] để ứng dụng 
nó vào quá trình công nghiệp hóa. Theo 
ông, nếu những người xây dựng chế độ mới 
không là những người có học vấn thì “chủ 
nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng 
mà thôi” [13, tr.365]; họ phải tẩy bỏ căn 
bệnh “kiêu ngạo cộng sản”; phải sử dụng 
“bằng bất cứ giá nào và sử dụng trên quy 
mô lớn” các chuyên gia tư sản với thái độ 
thực sự trân trọng; cách mạng là sự nghiệp 
của quần chúng, nên phải động viên toàn 
thể nhân dân lao động tích cực tham gia vào 
sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Chính 
vì coi trọng công nghiệp hóa và tiến hành 
công nghiệp hóa một cách phù hợp, nên 
Liên Xô đạt được vị thế cường quốc công 
nghiệp từ trước chiến tranh thế giới thứ hai. 
Sự tụt hậu của nền kinh tế Xô-viết sau này 
có nguyên nhân ở chỗ không thực hiện đầy 
đủ những chỉ dẫn của Lênin về công nghiệp 
hóa. Mặc dù cách tiến hành công nghiệp 
hóa bắt đầu bằng công nghiệp nặng, trước 
hết là bằng công nghiệp năng lượng, là cách 
đúng đắn, phù hợp với nước Nga thế kỷ 
XIX, nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm 
tham khảo chứ không phải là “khuôn mẫu 
bất biến” cho mọi nước khi tiến hành công 
nghiệp hóa. Đúng như Lênin đã nói, “người 
nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước 
khi giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, 
trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi 
“vấp phải” những vấn đề chung đó một 
cách không tự giác” [10, tr.437]. 
3. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về công 
nghiệp hóa 
C.Mác và Ph.Ăngghen từng nhấn mạnh rằng 
việc vận dụng các nguyên lý chung “phải 
tùy thuộc theo hoàn cảnh đương thời” [9, 
Trần Thị Minh Tuyết 
15 
tr.128], tức là phải đứng trên quan điểm lịch 
sử - cụ thể. Lênin còn nói rõ hơn: “Tất cả 
các dân tộc đều sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, 
đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả 
các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội 
không phải một cách hoàn toàn giống nhau” 
[11, tr.160]. Trong quá trình tìm đường cứu 
nước, Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghĩa 
Mác - Lênin. Nếu chủ nghĩa Mác - Lênin tạo 
ra bản chất khoa học, cách mạng của tư 
tưởng Hồ Chí Minh, thì quan điểm của các 
nhà kinh điển về công nghiệp hóa xã hội chủ 
nghĩa chính là cơ sở lý luận để hình thành 
nên tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp 
hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
Do Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội 
bằng mô hình “rút ngắn”, gián tiếp - cụ thể, 
tức “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến 
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh 
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” 
[7, tr.411], nên mâu thuẫn lớn nhất của ở 
Việt Nam trong quá trình đi lên chủ nghĩa 
xã hội là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển 
cao của đất nước theo hướng hiện đại và 
thực trạng kinh tế - xã hội thấp kém của đất 
nước. Mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết 
bằng quá trình công nghiệp hóa. Bắt tay vào 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ 
năm 1960, Hồ Chí Minh đã xác định rõ 
rằng, công nghiệp hóa là “con đường phải 
đi của chúng ta” [7, tr.445], “là con đường 
no ấm thực sự của nhân dân” [7, tr.445]. 
Chủ động thực hiện một nhiệm vụ mang 
tính quy luật, nhưng do thấu hiểu đặc điểm 
của Việt Nam (một nước nông nghiệp với cơ 
sở vật chất kỹ thuật hết sức lạc hậu và đang 
có chiến tranh ác liệt), Hồ Chí Minh đã đề ra 
bước đi trong công nghiệp hóa. Người nói: 
trong giai đoạn đầu của qúa trình công nghiệp 
hóa, nước ta “phải lấy việc phát triển nông 
nghiệp làm gốc, làm chính” [7, tr.635]; phải 
phát triển cả tiểu thủ công nghiệp và công 
nghiệp nhẹ để đảm bảo những nhu cầu thiết 
yếu cho dân và tạo sự tích lũy từng bước; khi 
các ngành kinh tế đó đã ổn định thì phải đầu 
tư cho công nghiệp nặng, “công nghiệp nặng 
là đầu mối để mở mang các ngành công 
nghiệp khác và cung cấp máy móc cho nông 
nghiệp. Cho nên, chưa có công nghiệp nặng, 
thì chưa thể gọi là công nghiệp hóa. Chưa có 
công nghiệp nặng thì chưa thể có một nền 
kinh tế tự chủ và giàu mạnh được” [7, tr.449-
450]. Rõ ràng là, Hồ Chí Minh đã nhận thấy 
tầm quan của công nghiệp nặng, nhưng 
Người cũng linh hoạt trong việc lựa chọn cơ 
cấu, bước đi đầu tiên để thực hiện sự nghiệp 
công nghiệp hóa. 
Về vấn đề tốc độ công nghiệp hóa, ngay 
ở thời điểm Trung Quốc và Liên Xô chủ 
trương tăng tốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, 
Hồ Chí Minh vẫn cho rằng: “Công nghiệp 
hóa phải tiến hành dần dần. Nếu muốn 
công nghiệp hóa gấp thì là chủ quan” [8, 
tr.442] vì điều kiện của nước ta rất khó 
khăn. Rất tiếc là, trong một thời gian khá 
dài, tư tưởng đúng đắn đó của Hồ Chí Minh 
về cơ cấu và bước đi trong công nghiệp hóa 
đã không được thực hiện. Kết quả là, nền 
nông nghiệp Việt Nam không phát huy 
được thế mạnh, và công nghiệp nặng phát 
triển không hiệu quả. Với một nước có thế 
mạnh về nông nghiệp thì “nông suy - bách 
nghệ bại”. Trong khi nông nghiệp còn yếu 
kém mà lại quá chú trọng đầu tư vào công 
nghiệp nặng, thì cách tiến hành công nghiệp 
hóa như vậy là sai lầm. 
4. Đường lối của Đảng Cộng sản Việt 
Nam về công nghiệp hóa 
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt 
Nam đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền 
tảng tư tưởng. Vì thế cho nên, quan điểm 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
16 
của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - 
Lênin về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa 
là cơ sở lý luận cho đường lối công nghiệp 
hóa ở Việt Nam. 
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - 
Lênin về tính tất yếu của công nghiệp hóa, 
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công 
nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời 
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời 
kỳ trước Đổi mới, đường lối công nghiệp 
hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam là ưu tiên 
phát triển công nghiệp nặng theo mô hình 
Xô-viết. 
Đại hội Đảng VI của Đảng đã xác định 
rằng, muốn đưa đất nước thoát khỏi cuộc 
khủng hoảng thì Đảng phải đổi mới về tư 
duy, trong đó có tư duy về công nghiệp hóa. 
Với một tư duy mới, Đảng nhận thức rõ 
rằng, nền đại công nghiệp mà các nhà kinh 
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nói đến là 
nền đại công nghiệp cơ khí, mô hình công 
nghiệp hóa mà họ đã chứng kiến là mô hình 
công nghiệp hóa cổ điển; trong thời đại mới 
cần tiến hành công nghiệp hóa theo cách 
mới. Quan điểm của Đảng về cách tiến 
hành công nghiệp hóa gồm các nội dung 
như sau. 
Thứ nhất, phải gắn công nghiệp hóa với 
hiện đại hóa. Đại hội Đảng VII (năm 1991) 
có bước tiến mới trong tư duy về công 
nghiệp hóa khi Cương lĩnh xây dựng đất 
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã 
hội do Đại hội thông qua đề ra chủ trương 
“công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện 
đại”. Cụ thể hóa nội dung đó, tại Hội nghị 
Trung ương 7 khóa VII (tháng 1/1994), 
Đảng chính thức đưa ra khái niệm “công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Theo đó, “Công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình 
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động 
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý 
kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ 
công là chính sang sử dụng một cách phổ 
biến sức lao động với công nghệ, phương 
tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa 
trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ 
khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao 
động xã hội cao” [1, tr.554]. Như vậy, Đảng 
chính thức gắn công nghiệp hóa với hiện 
đại hóa, và xác định cần phải công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa cả lĩnh vực dịch vụ và 
quản lý, chứ không chỉ lĩnh vực sản xuất. 
Điều đó có nghĩa là, với lợi thế là người “đi 
sau”, Việt Nam cần bỏ qua các bước đi lỗi 
thời, các thế hệ công nghệ trung gian, cần 
đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến, hiện 
đại nhất. Đại hội Đảng VIII (năm 1996) 
khẳng định rằng, đất nước đã bước sang 
chặng đường thứ hai, chặng đường “đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Từ 
đó, Đảng đề ra mục tiêu mới, theo đó, đến 
năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một 
nước công nghiệp. Đại hội IX còn đề ra chủ 
trương rất đúng đắn rằng, trong quá trình 
công nghiệp hóa, cần “đi nhanh vào một số 
ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện 
đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật 
liệu mới, tự động hóa)” [3, tr.112-113], chứ 
không “dàn đều” như trước. Với chủ trương 
này, Việt Nam cần chủ động phòng tránh 
nguy cơ trở thành “bãi rác thải công 
nghiệp” của thế giới. 
Thứ hai, phải gắn công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa với phát triển kinh tế tri thức. Đại 
hội Đảng VIII đã xác định rõ: “Khoa học và 
công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa” [2, tr.85]. Đại hội X của Đảng 
(năm 2006) đề ra chủ trương đẩy mạnh 
công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH, HĐH) 
“gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh 
tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh 
tế và CNH, HĐH” [4, tr.87]. Theo đó công 
Trần Thị Minh Tuyết 
17 
nghiệp hóa của Việt Nam sẽ chuyển từ việc 
dựa vào tài nguyên, vào vốn sang việc dựa 
vào nguồn lực trí tuệ con người; bởi tài 
nguyên thì có hạn, chỉ có tri thức của con 
người là vô hạn. Lúc này, Việt Nam cần 
“phát triển mạnh các ngành và sản phẩm 
kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào 
tri thức” [4, tr.88-89] . 
Thứ ba, phải gắn công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa với hội nhập quốc tế. Toàn cầu hóa, 
hội nhập quốc tế là xu thế lớn của thời đại, 
là kết quả tất yếu do bản chất xã hội của lao 
động và sự phát triển không ngừng của lực 
lượng sản xuất. Trong thời đại toàn cầu hóa, 
công nghiệp hóa phải tuân theo “hệ tiêu 
chí” và các cam kết quốc tế về một nước 
công nghiệp hiện đại. Đảng xác định rõ: 
trong quá trình hội nhập, Việt Nam phải 
vừa tranh thủ thu hút vốn, công nghệ, kinh 
nghiệm quản lý của các nước phát triển để 
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa của nước mình, vừa phải tăng 
cường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp 
có lợi thế cạnh tranh và chú trọng xây dựng 
các “thương hiệu” lớn trên thị trường thế 
giới. Đại hội Đảng XI còn đề ra mục tiêu là, 
phải “tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng 
sản xuất và phân phối toàn cầu” [5, tr.193]. 
Thứ tư, phải gắn công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa với nền kinh tế thị trường. Trong 
thời kỳ Đổi mới, Đảng đã coi nền kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là 
mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam, và 
do đó, coi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa phải gắn liền với mô hình đó. Đại 
hội Đảng VIII xác định: “Công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của 
mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế 
nhà nước là chủ đạo” [2, tr.85]; phải sử 
dụng nguồn vốn xã hội hóa theo cơ chế thị 
trường cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa đất nước; “phải lấy hiệu quả kinh tế 
- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định 
phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư 
và công nghệ” [2, tr.85]. 
Thứ năm, phải đẩy mạnh công nghiệp 
hóa nông nghiệp - nông thôn. Chủ nghĩa xã 
hội không chỉ giải phóng công nhân, mà 
còn giải phóng nông dân, và vì thế, công 
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải 
hướng tới mục tiêu cải tạo nông nghiệp. 
Thực chất của công nghiệp hóa là quá trình 
thu hẹp khu vực nông nghiệp - nông thôn, 
giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp trong nền 
kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam hiện nay, 
nông dân vẫn chiến tỷ lệ lớn nhất trong cơ 
cấu dân số. Vì lẽ đó, văn kiện của các Đại 
hội VIII, IX, X, XI, XII đều nhấn mạnh 
nhiệm vụ phải công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa nông nghiệp - nông thôn. Một loạt vấn 
đề mang tính “sống còn”của nông thôn và 
nông dân Việt Nam (như ứng dụng khoa 
học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào 
sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia 
tăng ngày càng cao, đẩy mạnh công nghiệp 
chế biến, gắn sản phẩm nông nghiệp với thị 
trường trong nước và quốc tế, đẩy mạnh 
việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, 
khắc phục tình trạng manh mún về đất canh 
tác, chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm 
cho nông dân ở các nơi đang tiến hành đô 
thị hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư cho 
nông nghiệp) đều được Đảng đặt ra và 
từng bước giải quyết. Đây chính là sự thực 
hiện quan điểm của Lênin về nhiệm vụ 
chính trị của công nghiệp hóa ở một nước 
nông nghiệp. 
Thứ sáu, phải gắn công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa với việc bảo vệ tài nguyên, môi 
trường. Mặc dù Đại hội XI (năm 2011) mới 
chính thức tuyên bố công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa phải “gắn với việc bảo vệ tài 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
18 
nguyên, môi trường” [5, tr.75], nhưng tinh 
thần thì đã có từ trước đó. Đại hội Đảng IX 
đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng hợp 
lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải 
thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng 
sinh học, thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi 
trường. Sau đó 5 năm, Đại hội Đảng X đề 
ra nhiệm vụ: “tích cực phục hồi môi trường 
và hệ sinh thái bị phá hủy, hoàn chỉnh 
luật pháp, tăng cường quản lý nhà nước về 
bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên” [4, 
tr.94]. Cách đây hàng thế kỷ, Ăngghen đã 
cảnh báo về việc thiên nhiên sẽ “trả thù” 
con người nếu con người “thống trị giới tự 
nhiên” một cách thô bạo như những kẻ 
cướp. Ngày nay, những thảm họa môi 
trường đã chứng minh tính đúng đắn trong 
cảnh báo sớm của ông. Minh triết dân gian 
Việt Nam đúc kết: “Ăn của rừng rưng rưng 
nước mắt”. Nếu không gắn công nghiệp hóa 
với việc bảo vệ môi trường sinh thái thì con 
người sẽ phải hứng chịu những cơn cuồng 
nộ của thiên nhiên, sẽ phải bỏ ra rất nhiều 
tài lực để khôi phục môi trường, và kết cục, 
sẽ lại rơi vào sự đói nghèo. 
Đại hội Đảng XII, sau khi phân tích thành 
tựu và hạn chế của việc thực hiện chiến lược 
công nghiệp hóa trong 30 năm Đổi mới đã 
nhấn mạnh nhiệm vụ “phấn đấu sớm đưa 
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp 
theo hướng hiện đại” [6, tr.89], chuẩn bị sẵn 
sàng để bước vào chặng đường thứ 3 của sự 
nghiệp công nghiệp hóa của nước ta là chặng 
đường nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa [6, tr.89]. 
5. Kết luận 
Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại là 
mục tiêu mà bất kỳ nước nào trên thế giới 
hiện nay cũng đặt ra. Thời đại đã đặt ra 
những vấn đề mới, và đường lối công 
nghiệp hóa theo hướng hiện đại của Đảng 
trong thời kỳ Đổi mới đã phần nào đáp ứng 
các yêu cầu đó. Đến đây xuất hiện một câu 
hỏi. Vì sao Việt Nam có mức độ tăng 
trưởng kinh tế khá tốt, đường lối công 
nghiệp hóa của Đảng nhìn chung là đúng 
hướng, nhưng mục tiêu trở thành một nước 
công nghiệp vào năm 2020 vẫn không đạt 
được, thậm chí, mức độ không đạt khá cao 
(vì có đến 10/15 chỉ tiêu không đạt tiêu 
chí)? Thật đáng suy nghĩ về thực tế rằng, sự 
nghiệp CNH ở Việt Nam đã tiến hành được 
58 năm (bắt đầu từ năm 1960), nhưng đến 
thời điểm này, nông nghiệp Việt Nam chủ 
yếu vẫn “lấy công làm lãi”, vẫn “được mùa 
mất giá”; công nghiệp chủ yếu vẫn là gia 
công hoặc khai thác tài nguyên; dịch vụ vẫn 
thiếu chuyên nghiệp; các tỷ phú ở Việt Nam 
đều hoạt động trên lĩnh vực tài chính - bất 
động sản chứ không phải trong lĩnh vực sản 
xuất công nghiệp. Vì sao có hiện tượng đó? 
Bên cạnh nguyên nhân khách quan (như 
xuất phát điểm thấp, nguồn vốn dành cho 
CNH, HĐH rất hạn chế), thì nguyên nhân 
chủ quan của hiện tượng đó vẫn đóng vai 
trò chủ đạo. Cụ thể, đó là: do Đảng chưa có 
một chiến lược công nghiệp hóa mang tính 
tổng thể, cứ vừa làm vừa bổ sung, điều 
chỉnh, tính thống nhất và tính đồng bộ 
không cao; do người Việt Nam chưa khắc 
phục được tư tưởng ỷ lại vào tài nguyên, 
đặc biệt là tài nguyên đất đai và lao động 
giá rẻ; do thể chế, cơ chế và năng lực quản 
lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế (thể 
hiện qua việc thiếu các giải pháp và chế tài 
để hiện thực hóa mục tiêu chiến lược, việc 
quản lý các doanh nghiệp nhà nước hết sức 
lỏng lẻo, việc đầu tư còn dàn trải theo cơ 
chế xin - cho); do tình trạng tham nhũng, 
lợi ích nhóm, “sân trước, sân sau”, tư duy 
Trần Thị Minh Tuyết 
19 
nhiệm kỳ hết sức nặng nề; do nguồn nhân 
lực trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của 
qúa trình công nghiệp hóa; và do nhiều 
nguyên nhân khác. Trước tình hình đó, 
Nghị quyết số 23 - NQ/TW của Bộ Chính 
trị vừa được ban hành ngày 23/3/2018 đã 
đặt ra “cột mốc” là, đến năm 2030, Việt 
Nam phải cơ bản trở thành một nước công 
nghiệp theo hướng hiện đại. Để “không lỗi 
hẹn cùng lịch sử” thêm một lần nữa, Đảng 
và nhân dân cần phải phát huy hơn nữa tinh 
thần đổi mới, sáng tạo. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện 
Đảng Toàn tập, t.53, Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.12, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[8] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 
(2016), Hồ Chí Minh - biên niên tiểu sử, t.5, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[9] C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, t.18, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[10] V.I. Lênin (1979), Toàn tập, t.15, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva. 
[11] V.I. Lênin (1981), Toàn tập, t.30, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva. 
[12] V.I. Lênin (1977), Toàn tập, t.36, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva. 
[13] V.I. Lênin (1977), Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva. 
[14] V.I. Lênin (1977), Toàn tập, t.42, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva. 
[15] V.I. Lênin (1978), Toàn tập, t.44, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva. 
[16] V.I. Lênin (1978), Toàn tập, t.45, Nxb Tiến bộ, 
Mátxcơva.
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
20 

File đính kèm:

  • pdfquan_diem_cua_chu_nghia_mac_lenin_ve_cong_nghiep_hoa_va_van.pdf