Tổng thuật Đề tài cấp bộ trọng điểm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”

TỔNG THUẬT 1

ĐỀ TÀI CẤP BỘ TRỌNG ĐIỂM 1

PHẦN MỘT 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1

1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh 1

2. Định hướng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra 7

PHẦN HAI 13

I. Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra 13

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thanh tra, kiểm tra 13

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giải quyết khiếu nại, tố cáo 29

3. Quan điểm Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu 36

4. Yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ thanh tra 47

II. Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham ô, lãng phí và yêu cầu đối với cán bộ thanh tra viên giai đoạn hiện nay 53

1. Học tập, vận dụng các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác thanh tra 53

2. Học tập, vận dụng các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 57

3. Học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh chống tham nhũng 59

4. Học tập, vận dụng các yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ thanh tra trong giai đoạn hiện nay 61

PHẦN BA: 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

 

doc 70 trang Bích Ngọc 03/01/2024 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng thuật Đề tài cấp bộ trọng điểm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng thuật Đề tài cấp bộ trọng điểm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”

Tổng thuật Đề tài cấp bộ trọng điểm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”
TỔNG THUẬT 
 ĐỀ TÀI CẤP BỘ TRỌNG ĐIỂM 
“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA”
Mục lục
PHẦN MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH TRA
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; về chống tham ô, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm; về nền văn hóa dân tộc và hiện đại; về đạo đức cách mạng; về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ... Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Đó là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết cách mạng, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê nin, là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không theo lối tầm chương trích cú mà nghiên cứu một cách hệ thống, nắm vững và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn những tư tưởng, quan điểm cốt lõi nhất về những vấn đề cơ bản nhất. Đó cũng là định hướng và yêu cầu quan trọng khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra 
Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải nghiên cứu nguồn gốc, cái tạo nên bản chất cốt lõi, xuyên suốt hình thành trong con người Hồ Chí Minh trong suốt chiều dài của sự nghiệp. Về phương diện lý luận, nhiều nhà nghiên cứu coi nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ 3 điểm cơ bản là: Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa nhân ái của dân tộc Việt Nam; tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây; Chủ nghĩa Mác – Lênin. Ba yếu tố trên kết hợp với nhân cách cá nhân kiệt xuất của Người được đúc rút từ quá trình hoạt động thực tiễn của Người tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa nhân ái của dân tộc Việt Nam
Có thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường cho cách mạng Việt Nam với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước của Người được tiếp thu từ truyền thống yêu nước từ ngàn đời của cha ông. Đó là một truyền thống yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Truyền thống đó đã khiến Người không cam tâm nhìn cảnh nước mất nhà tan, đồng bào mình lầm than trong kiếp nô lệ. Truyền thống đó đã hun đúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. 
Lịch sử đã chứng minh rằng, dân tộc Việt Nam là dân tộc hình thành rất sớm. Nước chúng ta có từ thời Vua Hùng, có quốc gia dân tộc từ thời đại Văn Lang, Âu Lạc. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn hiến, có một nền văn hóa truyền thống lâu đời, đó là truyền thống nhân nghĩa, độc lập, tự lực tự cường của một dân tộc được hình thành sớm, truyền thống này được hình thành từ cuộc đấu tranh khuất phục thiên nhiên và chống kẻ thù xâm lược giữ gìn đất nước. Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái được thể hiện thông qua thực tiễn các cuộc đấu tranh làm chủ thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. Vì vậy, trách nhiệm của con cháu là phải giữ gìn và bảo vệ bờ cõi non sông như lời Bác Hồ đã căn dặn “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Trong những truyền thống tốt đẹp đó, chủ nghĩa yêu nước là dòng chảy xuyên suốt lịch sử dân tộc ta. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh dân tộc ta là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, và trên hết đó là một dân tộc có ý chí kiên cường, bất khuất, không chịu làm nô lệ, kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc mình. Truyền thống đó đã thấm đẫm trong Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Người đã mang theo trong suốt cuộc đời mình. Chính chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước. Có thể coi đó là hành trang giá trị nhất của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, nó là cơ sở, là động lực trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhận thức về lòng yêu nước của con người Việt Nam, Người nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Tư tưởng yêu nước, thương dân của Người được hình thành từ rất sớm. Từ nhỏ cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của quê hương sông Lam núi Hồng, một mảnh đất địa linh, nhân kiệt. Người được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả của mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Những năm tháng thơ ấu, Người đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực, sự thống trị của thực dân Pháp vô cùng hà khắc và bạo tàn. Các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo đều đi đến thất bại. Cách mạng Việt Nam khi đó khủng hoảng về đường lối.
Tiếp thu truyền thống yêu nước, với tư duy độc lập sáng tạo, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng và tìm con đường đi cho cho riêng mình. Hồ Chí Minh rất trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của những chí sĩ yêu nước trước đó, nhưng Người có suy nghĩ khác với con đường cứu nước của các bậc tiền bối. Người cho rằng con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn cụ Phan Chu Trinh thực hiện các biện pháp cải lương, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”. Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối đã đi, mà đi theo con đường riêng của mình. 
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước đã mang theo truyền thống yêu nước, nhân ái, tự lực, tự cường của dân tộc, với một tinh thần yêu nước sâu sắc, một hoài bão cứu nước, cứu dân và một lòng tin ở sức ta có thể giải phóng cho ta.
Tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây
Có thể thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh có rất nhiều biểu hiện của việc tiếp thu những giá trị nhân văn của cả văn hoá phương Đông và phương Tây
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ Người đã học chữ Hán với các thầy là bậc túc nho yêu nước, làu thông Tứ Thư, Ngũ Kinh. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Người rất lớn, đạo đức Nho giáo đã thấm vào tư tưởng của Người, những triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, đề cao văn hóa, lễ giáo và coi trọng học hành. Khi đọc những bài viết của Người, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, ta đều thấy có rất nhiều luận điểm, phạm trù, mệnh đề của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng có chọn lọc, đưa vào đó những tư tưởng mới, phù hợp với điều kiện của đất nước và thời đại, đặc biệt trên lĩnh vực đạo đức.
Người tiếp thu tinh hoa Nho giáo và đứng trên quan điểm cách mạng để sử dụng Nho giáo, tức là tiếp thu có phê phán. Cũng giống như Mác tiếp thu có phê phán tư tưởng của các nhà khoa học xã hội tư sản; triết học duy vật của Phơ-Bách và phép biện chứng của Hêghen, Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận khách quan, khoa học đối với Nho giáo, Người đánh giá đúng đắn vai trò, ý nghĩa của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng xã hội nhân loại.
Cũng như vậy là sự tiếp thu có chọn lọc tinh tuý của Phật giáo - một nguồn gốc tư tưởng, triết lý, văn hóa phương Đông du nhập vào Việt Nam rất sớm. Những điểm tích cực của Phật giáo đã để lại những dấu ấn hết sức sâu sắc trong tư duy hành động, cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Người kế thừa những tư tưởng tiến bộ, tích cực của Phật giáo, đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn; nếp sống giản dị, thanh liêm; đề cao tinh thần bình đẳng; không xa rời đời sống mà luôn gắn bó với dân tộc, đất nước. 
Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang cũng thể hiện đậm nét trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng yêu thiên nhiên, lối sống giản dị, hòa mình với thiên nhiên của Người.
 Văn hóa phương Tây với tư tưởng dân chủ cách mạng cũng thể hiện đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ khi Người còn học ở các trường Tiểu học Đông Ba, Quốc học Huế, Người đã say mê môn học lịch sử và tìm hiểu về cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789. Một điểm quan trọng tác động đến Hồ Chí Minh là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, nó là xuất phát điểm để Người xác định hướng đi tìm đường cứu nước của mình. Người kể lại: Vào trạc tuổi 13, tôi có nghe được những từ “Tự do, bình đẳng, bác ái”, lúc đó các sĩ phu yêu nước đang bàn với nhau về những từ này, điều đó thôi thúc Người quyết tâm sang phương Tây, sang Pháp để tìm hiểu tự do, bình đẳng, bác ái, xem họ làm thế nào để trở về cứu nước, cứu đồng bào. Qua đó, có thể thấy tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái có ảnh hưởng rất mạnh đến Hồ Chí Minh trước khi xuất dương tìm đường cứu nước.
Những tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng như Vônte, Rútxô, Môngtexkiơ cũng ảnh hưởng đến tư tưởng Người. Khi sang Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị về quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc, Người tiếp thu và hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn ở châu Âu.
Cần nhấn mạnh rằng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh không phải đi ra nước ngoài người mới biết đến. Tinh thần về quyền của người dân, quyền sống ở nước ta đã có, Cụ Phan Bội Châu đã đề cập đến, Cụ Phan Chu Trinh thuộc phái dân quyền hiểu rất rõ về dân chủ. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tặng Phan Chu Chinh câu thơ: “dân quyền tiên tổ chức”. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh đã biết đến khái niệm dân quyền khi còn ở trong nước. Trong quá trình bôn ba nước ngoài, Người biết đến “Thế kỷ ánh sáng”, “Cách mạng Pháp” Người nghiên cứu, tiếp thu có phê phán những tư tưởng dân chủ của phương Tây. Điều này thể hiện rõ khi Người viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và tinh thần của Hiến pháp năm 1946.
Sự tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin
Cần nhấn mạnh rằng, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin rồi mới đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Người viết “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin”. Người đến với chủ nghĩa Lênin vì “Luận cương” của Lênin nói tới vấn đề thuộc địa. Chính chủ nghĩa yêu nước đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Lênin. Trong bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” Người viết: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông, bà” ấy đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu”. Năm 1920 là một bước ngoặt lớn đối với cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính Người đã đến với chủ nghĩa quốc tế vô sản. 
Trong thời gian hoạt động, Người tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt thời gian làm việc ở Liên Xô, Người đã hiểu khá sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào cộng sản quốc tế. Sự tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin là một định hướng quyết định hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Người nhận thấy rằng, không phải chỉ dân tộc mình cần được giải phóng mà cần giải phóng những con người cùng khổ. Người nhận ra mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng chính quốc; mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, rồi đi đến giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị thế giới quan cách mạng, phương pháp luận duy vật biện chứng để Hồ Chí Minh tổng kết lịch sử, tổng kết thực tiễn tìm ra con đường cứu nước, Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Quá trình hoạt động thực tiễn, nhân cách cao cả và tài năng kiệt xuất của Hồ Chí Minh
Có thể khẳng định rằng, rất ít nhà cách mạng có được quá trình hoạt động thực tiễn phong phú như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một người dân mất nước, một nho sinh, Người đã đi năm châu bốn bể, trải qua đủ thứ nghề từ dạy học đến làm bồi tàu Người đã đi qua nhiều nước, tiếp thu văn hóa của nhiều nền văn hóa khác nhau, thu nhận ở mỗi nước một thực tiễn sinh động. Với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê bình tinh tường, Người có cách nhìn nhận độc đáo, khoa học. Những người khác đến Hắclem thấy vòng nguyệt quế, thấy tượng thần tự do, song Người lại thấy những người da đen ở cách tượng thần tự do rất xa. Người sang Anh quốc, cường quốc với nền đại công nghiêp. Người trở lại nước Pháp, tới Pari. Người qua Trung Quốc, sang Liên Xô. Quá trình bôn ba tìm chân lý cách mạng, tiếp thu và phát triển những giá trị tiến bộ của các học thuyết, tư tưởng trên thế giới, Người không ngừng học tập, bền bỉ trau rèn nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại và vốn kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh của phong trào cách mạng trên thế giới.
Con người Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh là một yếu tố quan trọng tạo nên tư tưởng của Người, phẩm chất cá nhân cao đẹp đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa những tinh hoa của dân tộc và nhân loại để làm giàu cho kho tàng tư tưởng của chính mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự kết hợp đức từ bi, bác ái của đạo Phật, triết học của C.Mác và thiên tài cách mạng của Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí hết sức quan trọng trong việc phản ánh bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Định hướng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra phải xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước lại xuất phát từ tinh thần yêu nước thương dân, một tinh thần dân tộc cao cả và sâu sắc của người. Người từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hànhNếu cần có đảng phái thì sẽ là đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng đó chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập” Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin từ tấm lòng của một người yêu nước, Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin bởi vì Người thấy đó là chủ nghĩa duy nhất đúng đắn, giúp cho dân tộc, cho nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, “tự do là đây, cơm áo là đây”, Chủ nghĩa đó không chỉ nhằm giải phóng giai cấp mà còn giải phóng các dân tộc bị áp bức với khẩu hiệu “Giai cấp vô sản trên toàn t ... hi chúng ta soi xét lại việc xử lý tình trạng tham nhũng hiện nay. Trong một số trường hợp không phải không có lúc, có nơi chúng ta xử lý thiếu kiên quyết, không công khai những người có chức quyền hạn tội tham nhũng vì sợ làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước, sợ bị “địch lợi dụng”. Nhưng điều dó đã phản tác dụng vì nó gây mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
4. Học tập, vận dụng các yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ thanh tra trong giai đoạn hiện nay
 Công tác thanh tra là công tác cực kỳ quan trọng nên phải do những người có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín, đặc biệt là những người đứng đầu ngành thanh tra. Khi thành lập Ban Thanh tra đặc biệt trong lời căn dặn ông Cù Huy Cận, Bác đã nói “Bản thân thanh tra không cần nhiều người, lúc này hai người là đủ, một vị cao tuổi và là vị quan có tiếng là liêm khiết của triều đình cũ, là cụ Bùi; một người thanh niên hăng hái, mà trong nước ai cũng biết tiếng là chú”. Tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 16 tháng 6 năm 1949, một trong những nội dung họp là xem xét quá trình thực hiện công tác thanh tra trong những năm qua, bàn về việc thành lập Ban thanh tra Chính phủ thay thế Ban thanh tra đặc biệt. Hội đồng Chính phủ đề nghị người đứng đầu tổ chức thanh tra, tức Tổng Thanh tra phải là người có tên tuổi, uy tín và danh vọng. Bác Hồ từng nói: “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”. Người đòi hỏi rất cao về đạo đức của người làm công tác thanh tra “Cán bộ thanh tra phải có đạo đức cách mạng, phải hiểu nhân tình thế thái đã đành, những tự mình phải gương mẫu cho người khác”.
 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) bàn về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (với chiến lược cán bộ đến năm 2020) đã khẳng định rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đất nước và chế độ; “là cái gốc của mọi công việc”. 
Hội nghị lần III, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra những tiêu chuẩn chung cho đội ngũ cán bộ về cả ba mặt: phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; trình độ, kiến thức, năng lực. Đảng, Nhà nước đã cụ thể hoá, tiếp thu, phát triển đúng đắn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ. Các tiêu chuẩn chung đó có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đạo đức và năng lực, tức là cả đức và tài, đức là gốc. 
Xuất phát từ nhận thức, quan điểm trên đây về tiêu chuẩn chung đối với cán bộ trên cơ sở tiếp thu, thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã quán triệt và xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với người cán bộ thanh tra. Ban Bí thư Trung ương (khoá V) yêu cầu “các cấp uỷ đảng cần lựa chọn những đồng chí có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, có kinh nghiệm, được cán bộ, đảng viên và quần chúng tín nhiệm để lãnh đạo tổ chức thanh tra”, “có đủ số lượng cán bộ thanh tra có phẩm chất, đạo đức tốt, có kiến thức, kinh nghiệm” Chỉ thị số 38/CT-TW ngày 20/2/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá V) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra
.
Các văn bản pháp luật về công tác thanh tra cũng đã thể chế hoá những tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ thanh tra. Điều 31, Luật thanh tra quy định về tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên quy định: 
“ 1. Người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật; đối với Thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
Có nghiệp vụ thanh tra;
Có ít nhất hai năm làm công tác thanh tra đối với người mới được tuyển dụng vào ngành thanh tra (không kể thời gian tập sự); nếu là cán bộ, công chức công tác ở các cơ quan, tổ chức khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có ít nhất một năm làm công tác thanh tra”
Ngày 21/10/1993, Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban hành Quyết định số 818/QĐ/TCCP-VC ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra. Theo đó, mỗi ngạch Thanh tra viên đều có những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ hiểu biết và yêu cầu cụ thể về trình độ được đào tạo. Ngoài ra, thời gian tới sẽ có nhiều văn bản được ban hành quy định về chế độ, chỉ tiêu và tiêu chuẩn đối với các ngạch công chức ngành thanh tra nhằm thực hiện cụ thể hơn nữa về yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ thanh tra viên trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN BA:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra gắn với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Người về xây dựng Đảng Cộng sản và xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn hệ thống quan điểm nhận thức của Người về một trong những lĩnh vực quan trọng của quản lý nhà nước. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực công tác này chính là sự bảo đảm cho bộ máy nhà nước vận hành theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ được bản chất của một nhà nước của dân, do dân và vì dân. 
Dù đó là công tác thanh tra kiểm tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hay công tác đấu tranh chống tham nhũng, ở đâu chúng ta cũng tìm thấy cái gốc gác, cội nguồn trong hệ thống quan điểm của Người tư tưởng vì dân, “dân vi bản”, thể hiện một sự kết hợp nhuần nhuyễn đến lạ kỳ giữa những giá trị văn hoá của nhân loại, dưới ánh sáng của tư duy biện chứng duy vật Mácxít, phát triển rực rỡ trong tầm cao trí tuệ và nhân cách cao cả của cá nhân con người Hồ Chí Minh. Đi theo con đường cách mạng của người đất nước ta đã làm nên những chiến công hiển hách, “đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ” làm nên Điện biên phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không đánh gục ý chí của tên sen đầm quốc tế, biểu tượng của chủ nghĩa thực dân mới. Trong hòa bình và dựng xây, giương cao ngọn cờ độc lập, tự chủ với niềm tự hào của dân tộc được soi rọi bằng tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã vượt qua muôn ngàn khó khăn để đưa đất nước vào kỷ nguyên ấm no hạnh phúc, chủ động trong tiến trình hội nhập, “sánh vai với các cường quốc năm châu”. 
Quán triệt tinh thần và quan điểm của người về công tác thanh tra, hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ cán bộ thanh tra viên đã luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Tuy nhiên, cũng trong quá trình phát triển, không phải không có lúc chúng ta đã phạm những sai lầm khuyết điểm, công tác thanh tra có nơi, có lúc không được coi trọng đúng mức, với những thăng trầm, thậm chí là những “nét đứt gẫy”, những bước thụt lùi trong quá trình phát triển. Điều đó do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó, chúng ta càng thấy cần phải có một nhận thức đầy đủ hơn, nhất quán hơn về công tác thanh tra, thông qua việc nghiên cứu và quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh để vận dụng kịp thời, sáng tạo trong giai đoạn mới với những yêu cầu mới. Những quan điểm tư tưởng của Người về từng lĩnh vực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng vừa mang những giá trị sâu sắc, toàn diện của lịch sử, vừa luôn giữ được tính thời sự nóng hổi; vừa là những định hướng khái quát chung, lại vừa cụ thể soi rọi vào từng công việc thường nhật của người làm công tác thanh tra. Chính từ ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài, chúng tôi đề nghị:
Một là: Tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra cho các cán bộ làm công tác thanh tra, trước hết là trong hệ thống các tổ chức thanh tra nhà nước các cấp các ngành, làm cho các cán bộ thanh tra viên nhận thức nguồn gốc, nội dung, giá trị , vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi cán bộ thanh tra viên, của các cấp các ngành, các địa phương trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng. 
Hai là: Nghiên cứu toàn diện và có hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác thanh tra để xác định lại vị trí, vai trò và mục tiêu của công tác thanh tra, cũng như tổng kết thực tiễn công tác thanh tra qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển để rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời nghiên cứu những định hướng lớn cho sự phát triển của ngành thanh tra trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Hệ thống các quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là bất biến, nhưng sự vận dụng, phát triển những quan điểm, tư tưởng của Người trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể hiện nay là rất cần thiết và đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng tạo, thích ứng với hoàn cảnh mới của cách mạng Việt Nam. 
Cũng như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và tổ chức, hoạt động của ngành thanh tra Việt Nam cần được nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện để tìm ra định hướng phát triển cho ngành thanh tra trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước và trong xu thế hội nhập hiện nay. 
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra phải luôn giữ vững những định hướng có tính chất cơ bản, những vấn đề có tính nguyên tắc của Người, đồng thời có sự sáng tạo và phát triển linh hoạt, không rập khuôn, cừng nhắc.
Ba là: Phát động một phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ thanh tra viên, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra viên xứng đáng với lời răn dạy của Người “cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt”, ngành thanh tra xứng đáng là “tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Đây thực sự là công việc cần quan tâm thường xuyên và đây cũng là vấn đề mà bấy lâu nay chưa được chúng ta coi trọng. 
Trong những năm qua, các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng nói chung và của ngành thanh tra nói riêng còn mang nặng tính hình thức, ít hiệu quả. Chính vì vậy những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức lối sống, trong công tác và sinh hoạt của một số cán bộ thanh tra viên đã có cơ hội phát triển, nhất là từ khi chúng ta chủ trương thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Đó là hệ quả của việc thiếu tu dưỡng rèn luyện của bản thân từng cán bộ thanh tra viên nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của chúng ta chưa làm tốt công tác chính trị tư tưởng, theo dõi giúp đỡ cán bộ thanh tra rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của mình. Một số vụ việc về vi phạm pháp luật trong ngành thanh tra thời gian gần đây để lại cho chúng ta những bài học đau xót về công tác quản lý cán bộ cũng như trách nhiệm giáo dục đội ngũ cán bộ đảng viên làm công tác thanh tra vốn là một lĩnh vực công tác đầy khó khăn và nhiều cạm bẫy.
 Hồ Chủ tịch từng nói: giao công cho cán bộ mà không kiểm tra đến khi thất bại mới chú ý đến thế là không biết yêu dấu cán bộ. Cán bộ thanh tra là vốn quý của ngành, nhất là những cán bộ có nhiều năm lăn lộn cống hiến, nếu chúng ta không có các biện pháp giáo dục, không có cơ chế kiểm tra, giám sát để xảy ra những điều đáng tiếc thì chúng ta không những mất cán bộ mà thanh danh của ngành thanh tra với biết bao thành tích đạt được hơn mấy chục năm qua cũng bị ảnh hưởng. 
Trong thời gian tới điều này nhất định phải được khắc phục. Những lời dạy của Hồ Chủ tịch đối với cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ thanh tra nói riêng phải trở thành kim chỉ nam cho việc rèn luyện đạo đức tác phong của người cán bộ thanh tra và của cả ngành thanh tra. Đó là đạo đức cách mạng không thể thiếu của người cán bộ thanh tra, đồng thời cũng rèn luyện cả tác phong công tác mà Người đã từng răn dạy cán bộ thanh tra: phải đến tận nơi, xem tận chỗ; phải khách quan, tỉ mỉ cẩn thận; phải dân chủ và phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân, phát huy vũ khí phê bình và tự phê bình 
Làm được điều đó, đòi hỏi nỗ lực của bản thân mỗi cán bộ thanh tra, đồng thời phải trở thành một nội dung trong hoạt động của ngành thanh tra và được thực hiện lâu dài, thường xuyên liên tục; bảo đảm tính khoa học, toàn diện có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực, tránh hình thức.
*****
Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác thanh tra là việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế thanh tra để thanh tra thực sự là “tai mắt của trên, là người bạn của dưới” và xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch vững mạnh, “như cái gương cho người ta soi mặt”, cụ thể:
1 - Sửa đổi Luật Thanh tra theo hướng nhấn mạnh hoạt động thanh tra hành chính, tăng cường kiểm soát bộ máy và hoạt động của các cán bộ, công chức nhà nước
2 - Xây dựng Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo trong đó các cơ quan thanh tra trở thành một trong những đầu mối quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo về tham nhũng tiêu cực trong bộ máy nhà nước. 
3 - Xây dựng Luật Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đó đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của dân. Đề cao tính dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại thông qua việc đối thoại với dân, thực sự quán triệt lời dạy của Bác: “đồng bào có oan ức hoặc vì chưa hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt”. Đặc biệt coi trọng việc giải quyết khiếu nại ngay từ địa phương, cơ sở từ khi mới phát sinh.
4 - Nghiên cứu ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra, đề cao đạo đức và tác phong làm việc của các cán bộ thanh tra đặc biệt là khi đi tiến hành thanh tra tại địa phương cơ sở và khi tiếp xúc trực tiếp với công dân. Làm sao để cán bộ thanh tra thực sự là người bạn của cơ sở, là nơi người dân có thể gửi gắm, trông cậy mỗi khi có oan ức. Nghiên cứu ban hành và thực hiện cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra thực hiện tốt chức trách công vụ và hoàn thành các nội dung thanh tra, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tiến hành thanh tra, đồng thời xây dựng cơ chế thẩm định các báo cáo kết quả thanh tra trước khi người ra quyết định thanh tra ký kết luận thanh tra.
5 - Xây dựng đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ và trong các tổ chức thanh tra khác, từng bước đưa công tác đấu tranh chống tham nhũng trở thành một trọng tâm trong công tác thanh tra. Đơn vị này phải gồm những cán bộ thanh tra giỏi nghiệp vụ, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực và cũng phải có những quyền hạn đặc biệt khi thực hiện trách nhiệm đấu tranh chống tham nhũng, nhất là quyền hạn trong việc xử lý và kiến nghị xử lý những cán bộ công chức có hành vi tham nhũng./. 

File đính kèm:

  • doctong_thuat_de_tai_cap_bo_trong_diem_tu_tuong_ho_chi_minh_ve.doc