Tóm tắt Luận án Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị

Việt Nam có dân số đô thị lớn thứ sáu trong khu vực Đông Á [25]. Tốc

độ đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng, với dự

báo mỗi năm thêm một triệu cư dân đô thị mới. Tính đến hết ngày

4/12/2018, cả nước có 819 đô thị, bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt là Hà

Nội và Thành phố (ThP) Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 26 đô thị loại II,

46 đô thị loại III, 83 đô thị loại IV, 645 đô thị loại V. Ước tính đến năm

2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả

nước, năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó,

đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị

loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị còn lại là các đô thị loại

V[30].

Trong khi đó hệ thống thoát nước (HTTN) và vệ sinh đô thị ở nước ta

với cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo về số lượng và chất lượng

nên phạm vi phục vụ rất hạn chế. Hệ thống cống thoát nước mới chỉ đáp

ứng 50-60% dân số đô thị ở các thành phố lớn và 30-40% ở các thành

phố vừa và nhỏ. Số lượng các nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) đã

xây dựng rất ít và hoạt động không hiệu quả nên lượng nước thải đô thị

xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường không đáng kể. Theo Hội Cấp

thoát nước Việt Nam (2019), 37/63 địa phương có NMXLNT và 5 địa

phương đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) sinh hoạt

tập trung [16]. Tuy nhiên, phần lớn, các NMXLNT đang hoạt động dưới

50% công suất thiết kế và xây dựng. Thậm chí có NMXLNT đã xây

xong nhưng đến nay vẫn không có nước thải để xử lý. Một trong những

nguyên nhân của sự bất cập này là các dự án thoát nước và xử lý nước

thải (XLNT) tập trung có chung các khó khăn trong lựa chọn công nghệ

và đấu nối nước thải [11].

pdf 27 trang dienloan 12860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị

Tóm tắt Luận án Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
Đỗ Thị Minh Hạnh 
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈ TIÊU KINH 
TẾ KỸ THUẬT ĐỂ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BỀN VỮNG 
CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ 
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường nước và nước thải 
Mã số: 9520320-2 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
Hà Nội - Năm 2019 
Công trình được hoàn thành tại 
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS.Trần Đức Hạ 
Người hướng dẫn khoa học 2: TS.Phạm Tuấn Hùng 
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến 
Phản biện 2: TS. Lê Văn Long 
Phản biện 3: PGS.TS Đỗ Khắc Uẩn 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp 
trường họp tại Trường Đại học Xây dựng 
Vào hồi giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu thêm luận án tại thư viện Trường Đại học Xây Dựng 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do lựa chọn đề tài 
Việt Nam có dân số đô thị lớn thứ sáu trong khu vực Đông Á [25]. Tốc 
độ đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng, với dự 
báo mỗi năm thêm một triệu cư dân đô thị mới. Tính đến hết ngày 
4/12/2018, cả nước có 819 đô thị, bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt là Hà 
Nội và Thành phố (ThP) Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 26 đô thị loại II, 
46 đô thị loại III, 83 đô thị loại IV, 645 đô thị loại V. Ước tính đến năm 
2020, dân số đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả 
nước, năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, 
đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị 
loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị còn lại là các đô thị loại 
V[30]. 
Trong khi đó hệ thống thoát nước (HTTN) và vệ sinh đô thị ở nước ta 
với cơ sở vật chất kỹ thuật không đảm bảo về số lượng và chất lượng 
nên phạm vi phục vụ rất hạn chế. Hệ thống cống thoát nước mới chỉ đáp 
ứng 50-60% dân số đô thị ở các thành phố lớn và 30-40% ở các thành 
phố vừa và nhỏ. Số lượng các nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) đã 
xây dựng rất ít và hoạt động không hiệu quả nên lượng nước thải đô thị 
xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường không đáng kể. Theo Hội Cấp 
thoát nước Việt Nam (2019), 37/63 địa phương có NMXLNT và 5 địa 
phương đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) sinh hoạt 
tập trung [16]. Tuy nhiên, phần lớn, các NMXLNT đang hoạt động dưới 
50% công suất thiết kế và xây dựng. Thậm chí có NMXLNT đã xây 
xong nhưng đến nay vẫn không có nước thải để xử lý. Một trong những 
nguyên nhân của sự bất cập này là các dự án thoát nước và xử lý nước 
thải (XLNT) tập trung có chung các khó khăn trong lựa chọn công nghệ 
và đấu nối nước thải [11]. 
Hiện nay, ở các đô thị Việt Nam, doanh thu từ các hoạt động nước thải 
được tạo ra bằng cách áp dụng một khoản phần trăm thu phí đối trên tất 
cả khách hàng tiêu thụ nước dựa vào Nghị Định 154/2016/NĐ-CP hoặc 
giá dịch vụ thoát nước theo Nghị Định 80/2014/NĐ-CP. Theo Nghị định 
154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường quy định phí bảo vệ môi 
trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% giá nước sạch là không đáp 
ứng được nhu cầu quản lý và vận hành HTTN. Cũng đã có một số đô thị 
hiện đã áp dụng giá dịch vụ thoát nước theo Nghị Định 80/2014/NĐ-CP 
để huy động sự đóng góp của người sử dụng dịch vụ, giảm áp lực cho 
ngân sách Nhà nước. Mức giá dịch vụ thoát nước các đô thị đang áp 
dụng cho hộ gia đình cao hơn mức phí môi trường và dao động từ 
2 
khoảng 1.000 đồng – 2.600 đồng [34]. Giá dịch vụ thoát nước dù có cao 
nhưng hiện vẫn thấp hơn mức giá thành XLNT khá nhiều. 
Chi phí thực tế của hoạt động cần được trợ cấp từ ngân sách địa phương 
do phí thu gom nước thải không thể đáp ứng chi phí vận hành và bảo 
dưỡng (O&M). Thực tế hiện nay kinh phí cho công tác quản lý vận hành 
HTTN chủ yếu phụ thuộc vào kinh phí hàng năm do UBND tỉnh/ thành 
phố cấp qua sở Tài chính và phân bổ về sở Xây dựng. Doanh thu của 
công ty cấp nước nằm trong hóa đơn của khách hàng tiêu thụ nước, với 
doanh thu thường được tổ chức bởi cấp ThP hoặc cấp tỉnh để phân phối 
lại tới các doanh nghiệp nước thải dựa vào ngân sách phê duyệt hàng 
năm. 
Ở các đô thị Việt Nam chỉ mới có 46 nhà máy XLNT (tính đến cuối năm 
2019) nhưng nhiều nhà máy hoạt động không ổn định và không hiệu quả 
(mặc dù phần lớn mới được xây dựng gần 10 năm trở lại đây) do nhiều 
nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu và đánh giá về tình trạng này 
còn rất hạn chế và chưa đầy đủ. Vì vậy cần thiết phải phải xây dựng các 
tiêu chí đánh giá sự hoạt động bền vững của các nhà máy đó. Căn cứ 
vào các tiêu chí đánh giá và để giúp cho việc đưa ra giải pháp đảm bảo 
cho các nhà máy XLNT hoạt động bền vững thì cần thiết phải xây dựng 
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (KT-KT). 
NMXLNT ThP Bắc Ninh được xây dựng theo nguồn vốn vay KFW 
(CHLB Đức) và đưa vào vận hành vào năm 2013. Sau 5 năm hoạt động, 
nhà máy đã góp phần lớn trong việc XLNT và cải thiện môi trường 
nước ThP Bắc Ninh. Để đảm bảo độ tin cậy và khả năng ứng dụng, các 
số liệu thu thập về quản lý và vận hành NMXLNT ThP Bắc Ninh được 
đánh giá theo các tiêu chí và chỉ tiêu KT-KT đề xuất. 
2. Mục đích nghiên cứu 
-   Xây dựng các tiêu chí để đánh giá sự hoạt động bền vững của 
NMXLNT đô thị. 
-   Xây dựng các chỉ tiêu KT-KT để đảm bảo sự hoạt động bền 
vững cho NMXLNT đô thị. 
-   Áp dụng các tiêu chí để đánh giá và chỉ tiêu KT –KT để đảm 
bảo sự bền vững trong hoạt động đối với NMXLNT ThP Bắc Ninh. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
-   Đối tượng nghiên cứu: Quản lý, vận hành và bảo dưỡng 
NMXLNT đô thị 
-   Phạm vi nghiên cứu: Các NMXLNT đô thị ở Việt Nam 
 4. Cơ sở khoa học của luận án: 
3 
Thông qua nghiên cứu lý thuyết về tính bền vững của NMXLNT; thu 
thập, phân tích số liệu, tham vấn chuyên gia về hoạt động của 
NMXLNT đô thị từ đó đề xuất các tiêu chí đánh giá sự hoạt động bền 
vững của NMXLNT đô thị. Trên cơ sở các tiêu chí và tầm quan trọng 
của từng tiêu chí đó, xây dựng các chỉ tiêu KT-KT để đảm bảo cho sự 
hoạt động bền vững của các NMXLNT đô thị. Chỉ tiêu KT-KT giúp cho 
các nhà vận hành xây dựng các giải pháp để đảm bảo cho NMXLNT 
hoạt động bền vững là ý nghĩa thực tiễn của luận án. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, luận án đã áp dụng các phương pháp nghiên 
cứu sau: 
-   Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu về các chỉ tiêu kinh tế kỹ 
thuật khi lập dự án đầu tư và tình hình quản lý vận hành các NMXLNT 
đô thị hiện nay tại Việt Nam; 
-   Phân tích và đánh giá các tiêu chí kinh tế kỹ thuật của 
NMXLNT đô thị; 
-   Xây dựng bộ câu hỏi và tham vấn ý kiến các chuyên gia, các 
cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn XLNT đô thị; 
-   Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy 
Process-AHP) kết hợp với tham vấn chuyên gia để phân tích các tiêu 
chí đánh giá và xây dựng các chỉ tiêu KT-KT đảm bảo sự hoạt động bền 
vững của NMXLNT đô thị. 
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nội dung và phương pháp mà 
nghiên cứu sinh thực hiện được tóm tắt trên Hình 0.1. 
4 
 6. Những đóng góp mới 
-   Xây dựng các tiêu chí đánh giá sự hoạt động bền vững của các 
NMXLNT đô thị ở Việt Nam; 
-   Xây dựng các chỉ tiêu KTKT cho sự đảm bảo hoạt động bền 
vững của các NMXLNT đô thị ở Việt Nam; 
-   Ứng dụng phương pháp AHP kết hợp với tham vấn chuyên gia 
để đề xuất và xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá tính bền vững 
trong hoạt động của các nhà máy XLNT. 
-   Trên cơ sở các chỉ tiêu KT – KT được xây dựng đề xuất các 
giải pháp đảm bảo sự hoạt động bền vững của NMXLNT thành phố Bắc 
Ninh. 
7. Cấu trúc của luận án 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục, danh mục các 
công trình đã công bố, luận án gồm 3 chương: 
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (40 trang) 
Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu (30 trang) 
Chương 3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu KTKT để 
đảm bảo sự hoạt động bền vững của các NMXLNT đô thị ở Việt Nam 
(55 trang) 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1.1.   Đặc điểm nước thải đô thị và hoạt động của nhà máy xử lý 
nước thải đô thị tập trung 
1.1.1.   Thành phần và tính chất của nước thải đô thị 
Nước thải đô thị là nước thải phát sinh từ các đô thị, có sự pha trộn giữa 
nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các hoạt động công nghiệp, 
dịch vụ trong đô thị và nước mưa chảy tràn. Trong nước thải đô thị Việt 
Nam, lượng nước thải sinh hoạt chiếm từ 67 đến 85% [2]. Lượng nước 
thải sinh hoạt ở các nước đang phát triển ước tính bằng 80% lượng nước 
cung cấp tại các vùng có mức độ phát triển bình thường và bằng 90% tại 
các vùng phát triển mạnh [9]. 
1.1.2.   Tổ chức thoát nước đô thị và quá trình xử lý trong nhà máy 
xử lý nước thải đô thị tập trung 
Hiện nay, có 3 mô hình tổ chức thoát nước đô thị như sau: Thoát nước 
XLNT tập trung; Thoát nước và XLNT phân tán; và Thoát nước và 
XLNT tại chỗ. 
1.2.   Đánh giá hiện trạng hoạt động của các nhà máy xử lý nước 
thải đô thị ở Việt Nam 
5 
1.2.1.   Hiện trạng hoạt động các nhà máy xử lý nước thải đô thị ở 
Việt Nam 
Số lượng các công trình XLNT đã xây dựng rất ít và hoạt động không 
hiệu quả nên lượng nước thải đô thị xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn môi 
trường không đáng kể. Theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, 2018, trên 
toàn quốc mới có 41 NMXLNT đô thị đã đi vào vận hành với tổng công 
suất khoảng 950.000 m3/ngày và 28 nhà máy khác đang được xây dựng. 
Tuy nhiên, phần lớn, các NMXLNT đang hoạt động dưới 50% công suất 
thiết kế. Thậm chí có NMXLNT đã xây xong nhưng đến nay vẫn không 
có nước thải để xử lý. 
1.2.2.   Đánh giá hiệu quả hoạt động các nhà máy xử lý nước thải đô 
thị hiện có 
a) Hiệu quả hoạt động của các NMXLNT 
Các dự án thoát nước và XLNT tập trung có các khó khăn trong lựa 
chọn công nghệ, chất lượng thiết kế và thi công công trình, quy trình 
thẩm định, tỉ lệ đấu nối hộ gia đình, tài chính, năng lực vận hành, theo 
dõi và kiểm soát của địa phương, quan trắc môi trường trong quá trình 
triển khai dự án, Với nồng độ hữu cơ đầu vào thấp, ở các NMXLNT 
đô thị, cần áp dụng các công nghệ phù hợp với chi phí thấp hơn và cho 
phép nâng cấp trong tương lai nếu như đặc tính nước thải hay lưu lượng 
nước thải đầu vào được cải thiện. Việc tiết kiệm hay giảm tiêu thụ năng 
lượng, tận thu tài nguyên từ bùn thải hoặc tái sử dụng nước thải sau xử 
lý chưa được chú trọng và chưa được ưu tiên thực hiện. 
b) Hiệu quả xử lý bùn thải và mùi 
Một số dự án chỉ chú trọng vấn đề XLNT mà ít quan tâm đến xử lý bùn 
thải và mùi. Công nghệ xử lý bùn chủ yếu hiện nay vẫn là tách nước và 
làm khô bùn thải chưa được ổn định. Việc xử lý bùn không hợp lý tạo ra 
mùi hôi trong khu vực và trong toàn bộ nhà máy. 
1.3.   Các nguyên nhân chính của việc các nhà máy xử lý nước 
thải đô thị hoạt động không bền vững. 
1.3.1.   Nguyên nhân về thể chế 
a.   Các văn bản pháp luật 
Các vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên nước đều được nêu trong Luật Bảo 
vệ môi trường (BVMT), Luật Tài nguyên nước. Hướng dẫn thực thi luật 
như là: Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và XLNT và Nghị 
định số 25/2013/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải, tuy nhiên vẫn 
có sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật này, đặc biệt 
là vấn đề về giá dịch vụ thoát nước và phí BVMT. 
6 
Hiện nay quy chuẩn xả nước thải đô thị ra nguồn nước mặt vẫn chưa có 
mà phải áp dụng giá trị các thông số trong QCVN 40:2011/BTNMT – 
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp hoặc QCVN 
14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt 
(áp dụng cho các đối tượng quy mô nhỏ không qua hệ thống thoát nước 
tập trung xả nước thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài) làm điều kiện 
vệ sinh để xả thải nước thải đô thị ra nguồn tiếp nhận. 
b.   Cơ chế chính sách quản lý đầu tư và vận hành HTTN và các 
NMXLNT 
Việc thực hiện cơ chế chính sách liên quan đến thoát nước còn có những 
hạn chế như: triển khai thực hiện chậm, áp dụng còn lúng túng và vướng 
mắc do hạn chế về nguồn nhân lực cũng như năng lực và trình độ của 
cán bộ tại các cơ quan quản lý địa phương. Mặt khác nhiều địa phương 
còn chưa quan tâm đúng mức đối với lĩnh vực thoát nước và XLNT đô 
thị và KCN. 
1.3.2.   Quản lý tài sản và nguồn nhân lực 
a. Quản lý tài sản và vận hành HTTN và XLNT đô thị 
Về tổ chức hoạt động đầu tư, quản lý vận hành, cung cấp dịch vụ thoát 
nước, thu gom và XLNT ở các địa phương, Nghị định số 80/2014/NĐ-
CP hiện nay đã phân rõ chủ sở hữu tài sản HTTN và đơn vị quản lý vận 
hành. Tuy nhiên tại nhiều địa phương vẫn thành lập ban quản lý dự án 
trong các doanh nghiệp quản lý vận hành thoát nước. 
b. Nguồn nhân lực 
Việt Nam đang tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới 
trong lĩnh vực thoát nước và XLNT nhưng còn thiếu các trung tâm đào 
tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Các cơ sở đào tạo hiện có chưa đủ cơ sở 
vật chất như đội ngũ giảng viên, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, 
thư viện, Sự kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực 
cấp thoát nước với các cơ sở đào tạo còn hạn chế. 
c. Thông tin truyền thông và giáo dục cộng đồng 
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi 
trường tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp 
luật về bảo vệ môi trường còn chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. 
Các công ty thoát nước và XLNT nhiều khi chưa thấy được lợi ích của 
việc nâng cao nhận thức cộng đồng khi thực hiện các hoạt động quản lý 
nước thải. 
1.3.3.   Kinh phí vận hành và bảo trì 
Chi phí thực tế của hoạt động cần được trợ cấp từ ngân sách địa phương 
do phí thu gom nước thải không thể đáp ứng chi phí O&M. Chi phí 
7 
O&M của NMXLNT đô thị phụ thuộc vào công suất và công nghệ xử lý 
được nêu trong Quyết định số 451:2015/QĐ-BXD. Thực tế hiện nay 
kinh phí công tác quản lý vận hành HTTN chủ yếu phụ thuộc vào kinh 
phí hàng năm do UBND tỉnh/ thành phố cấp qua sở Tài chính và phân 
bổ về sở Xây dựng. Trong hóa đơn của khách hàng tiêu thụ nước có phí 
bảo vệ môi trường đối với nước thải. Từ doanh thu cấp nước phần phí 
này nộp lại ngân sách cấp thành phố hoặc cấp tỉnh để phân phối lại tới 
các doanh nghiệp thoát nước hàng năm. 
1.3.4.   Các vấn đề công nghệ và kỹ thuật 
a. Công nghệ thoát nước và XLNT 
Hiện nay vẫn chưa có được các tiêu chí thống nhất và quy trình thực 
hiện để đánh giá và lựa chọn công nghệ thoát nước và XLNT cho đô thị, 
khu công nghiệp và bệnh viện. Các công nghệ thích hợp như: kết hợp 
giữa thu gom và XLNT tập trung với thu gom và XLNT phân tán, từng 
bước nâng cấp chất lượng nước sau xử lý, đảm bảo được khả năng chi 
trả của người sử dụng dịch vụ,.. nhiều khi chưa phải là những ưu tiên 
của những chuyên gia tư vấn và những người có quyền ra quyết định. 
b. Các vấn đề về kỹ thuật 
Các phân tích trên đây cho thấy: điều kiện kỹ thuật, tài chính phục vụ 
nghiên cứu triển khai công nghệ thoát nước, xử lý XLNT... còn rất hạn 
chế; còn thiếu các giải pháp, kỹ thuật công nghệ xử lý ô nhiễm môi 
trường phù hợp với điều kiện vùng, miền địa phương hoặc tại các lưu 
vực sông cũng như khả năng ứng phó với BĐKH và nước biển dâng 
trong các hoạt động thoát nước và XLNT. 
1.4.   Thực trạng  ... hệ số thải nước không điều hòa Kch. Kch là tỷ số của lưu lượng thải 
giờ dùng nước lớn nhất của ngày dùng nước lớn nhất (qh,max) và lưu 
lượng nước thải của giờ dùng nước trung bình của ngày dùng nước 
trung bình (qh,tb). 
3.2.1.2.  Chỉ tiêu Hiệu quả xử lý nước thải 
Yêu cầu (mức độ) XLNT: xử lý đạt mức A của QCVN 
40:2011/BTNMT hoặc QCVN 14:2008/BTNMT. Hiện nay mức độ ô 
nhiễm nước thải chủ yếu đánh giá theo 4 thông số sau: Chỉ tiêu SS; 
BOD5; TN, TP; Coliform 
17 
Theo QCVN 40-MT:2011/BTNMT: Cơ sở có lượng nước thải sinh 
hoạt, nước thải đô thị lớn hơn hoặc bằng 1500 (một nghìn năm trăm) 
mét khối/ ngày đêm (m3/24h): Tính giá trị tối đa cho phép của các 
thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra 
nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau: 
Cmax = C x Kq x Kf 
3.2.2.   Nhóm chỉ tiêu Vận hành và bảo trì 
3.2.2.1.  Chỉ tiêu Sự phù hợp với điều kiện của địa phương: 
Công nghệ XLNT lựa chọn phải phù hợp với điều kiện đô thị như 
các đặc điểm tự nhiên (địa hình, địa chất công trình và địa chất thuỷ 
văn, khí hậu và thời tiết,); điều kiện kinh tế xã hội (cấp đô thị, điều 
kiện và cơ cấu sử dụng đất); đặc điểm quy hoạch phát triển đô thị; 
khả năng tài chính của dự án;... 
3.2.2.2.  Chỉ tiêu Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu 
Để NMXLNT đô thị hoạt động bền vững thì cần tính đến các chỉ tiêu 
liên quan đến BĐKH, đó là: 
-   Hiệu quả xử lý trong điều kiện nước thải có nồng độ muối và 
nhiệt độ tăng cao đột ngột 
-   Hiệu quả xử lý trong điều kiện nước thải đầu vào có hàm lượng 
SS, BOD và các chỉ tiêu ô nhiễm khác dao động. 
-   Có khả năng trữ nước trong thời gian dài do sự gia tăng mưa lũ, 
các công trình (bể điều hòa, hồ ổn định nước tải,) 
3.2.2.3.  Chỉ tiêu An toàn thân thiện với môi trường xung quanh 
Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả của một dây chuyền công nghệ xử lý 
nước thải đô thị cũng cần phải chú ý đến các vấn đề như khả năng 
hạn chế và xử lý mùi hôi của nước thải, lượng bùn cặn tạo thành và 
các phương pháp xử lý bùn cặn, 
3.2.3.   Nhóm chỉ tiêu Thể chế và quản lý: 
3.2.3.1.  Chỉ tiêu Cơ chế quản lý về hoạt động của đơn vị vận hành 
NMXLNT 
Loại hình doanh nghiệp của đơn vị vận hành NMXLNT hiện nay chủ 
yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh 
nghiệp cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và quản lý tài sản 
thoát nước và XLNT trên cơ sở hợp đồng với Chủ sở hữu theo Nghị 
định số: 80/2014/NĐ-CP. 
18 
3.2.3.2.  Chỉ tiêu Tổ chức quản lý vận hành 
Tương ứng với mỗi một loại hình doanh nghiệp XLNT hiện nay: 
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp cổ 
phần thì tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp XLNT thường cơ 
cấu theo các sơ đồ nêu trên Hình 3.1, Hình 3.2 và Hình 3.3 
3.2.3.3.  Chỉ tiêu Quản lý tài sản 
Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và 
xử lý nước thải, ngày 6/8/2014 thì đối với hệ thống thoát nước đô thị, 
khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà 
nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp 
luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Đơn 
vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật 
cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý, 
vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Đơn vị thoát nước 
sẽ được chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn trên địa 
bàn do mình quản lý. Giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, 
vận hành HTTN sẽ phải ký kết hợp đồng quản lý, vận hành HTTN và 
đây là văn bản pháp lý được pháp luật công nhận. 
3.2.4.   Nhóm chỉ tiêu Tài chính 
3.2.4.1.   Chỉ tiêu Giá dịch vụ thoát nước 
Chi phí vận hành và bảo trì NMXLNT được xác định theo Thông tư 
số 13/2018/TT-BXD, ngày 27/12/2018 
Ngoài chi phí O&M, giá dịch vụ còn bao gồm các chi phí khác: chi 
phí đầu tư xây dựng cơ bản; chi phí tái phát triển; yếu tố kinh tế xã 
hội bên ngoài; yếu tố môi trường, BĐKH. 
Từ chi phí vận hành và bảo trì hình thành lên được giá dịch vụ 
XLNT theo nguyên tắc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước như sơ đồ 
Hình 3.5 sau đây. 
19 
3.2.4.2.  Chỉ tiêu Nguồn thu của NMXLNT 
Để NMXLNT hoạt động bền vững thì nguồn của nhà máy phải được 
thu theo giá dịch vụ thoát nước, từ các nguồn: 
-   Kinh phí thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 
-   Kinh phí từ ngân sách nhà nước 
-   Kinh phí từ các nguồn tài trợ: ODA của các nước, WB, ADB, 
JICA 
3.2.4.3.  Chỉ tiêu Tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì: 
Chi phí hàng năm cho XLNT đô thị rất lớn, trong lúc đó một lượng 
lớn nước thải và bùn thải sau xử lý có thể tái sử dụng. Mặt khác bằng 
các giải pháp kỹ thuật khác nhau có thể tiết kiệm được năng lượng 
trong quá trình hoạt động của các thiết bị. Để giảm chi phí O&M cho 
NMXLNT đô thị ta có thể hạn chế tiêu thụ điện năng của các thiết bị 
và thu hồi, tái sử dụng nước thải, bùn thải và khí sinh học hình 
thành, 
3.3.   Áp dụng các tiêu chí và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo 
tính bền vững trong hoạt động của nhà máy xử lý nước thải 
thành phố Bắc Ninh 
3.3.1.  Mô tả hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải 
thành phố Bắc Ninh 
NMXLNT ThP Bắc Ninh được xây dựng tại xã Kim Châu – ThP Bắc 
Ninh với công suất: 17.500 m3/ngđ (tính đến 2020), diện tích xây 
dựng là 3 ha, bắt đầu hoạt động từ năm 2013, là hệ thống thoát nước 
chung, sử dụng công nghệ SBR cải tiến. 
Nhà máy được thiết kế để chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo 
tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT loại B. 
Ngày 25/9/2015, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 
372/QĐ-UBND thành lập Công ty TNHH một thành viên Thoát 
nước và XLNT Bắc Ninh với 100% vốn nhà nước, thuộc sở hữu của 
UBND tỉnh Bắc Ninh. 
Ngày 03/12/2015, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 
500/QĐ-UBND về việc cổ phần hoá Công ty TNHH một thành viên 
Thoát nước và XLNT Bắc Ninh. Trong đó công ty CP Đầu tư xây 
dựng và Thương mại Phú Điền tỷ lệ cổ phần là 65% 
3.3.2.   Đánh giá tính bền vững trong hoạt động của nhà máy xử 
lý nước thải Bắc Ninh 
20 
Đồng thời với việc phân tích các ưu nhược điểm trong hoạt động của 
NMXLNT Bắc Ninh theo các tiêu chí đánh giá với các trọng số 
tương ứng, luận án đã sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua 
bảng tham vấn về việc đánh giá điểm cho nhà máy (mẫu bảng tham 
vấn ở phụ lục 3.8). Cách thức cho điểm đối với mỗi tiêu chí đánh giá 
hoạt động bền vững của NMXLNT như sau: 
- Điểm chấm của các chuyên gia đối với từng tiêu chí theo thang 
điểm từ 1-100 
- Nếu tiêu chí của nhà máy XLNT đạt thì điểm số của tiêu chí đó sẽ 
được xác định trong khoảng từ 70-100 điểm 
- Nếu tiêu chí của nhà máy XLNT không đạt thì điểm số của tiêu chí 
<70 điểm 
- Điểm quy đổi để đánh giá = Trọng số x Điểm chấm của chuyên 
gia/100 
- Điểm để đánh giá tính bền vững chính là Tổng điểm quy đổi của 
nhà máy XLNT 
Các chuyên gia tham vấn là các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý làm 
việc tại nhà máy XLNT Bắc Ninh và các chuyên gia đã từng tìm hiểu 
và hợp tác với nhà máy XLNT Bắc Ninh. 
Kết quả tổng điểm của nhà máy XLNT Bắc Ninh trung bình là 75,39 
điểm > 70 trên mức Min (70 điểm). Vậy, NMXLNT Bắc Ninh hoạt 
động bền vững trên cơ sở đảm bảo công suất thực tế, mức độ xử lý 
nước thải, đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện của địa 
phương (nguồn vật tư để XLNT, trình độ vận hành, an toàn thân 
thiện với môi trường,), thích ứng với những bất lợi của BĐKH, 
và được cộng đồng chấp nhận.	
  
3.3.3.  Áp dụng các chỉ tiêu KT-KT để đảm bảo sự bền vững trong 
hoạt động của nhà máy xử lý nước thải Bắc Ninh 
Khả năng NMXLNT Bắc Ninh đảm bảo được sự hoạt động bền vững 
trong quá trình quản lý vận hành của Công ty Thoát nước và XLNT 
Bắc Ninh theo các chỉ tiêu KT-KT đề xuất được tổng hợp trong Bảng 
3.12 
21 
22 
Các nội dung đạt được trong chương 3: 
-   Lựa chọn được 6 nhóm tiêu chí để đánh giá hoạt động bền vững 
của nhà máy xử lý nước thải đô thị 	
  
-   Lập bảng xin ý kiến các chuyên gia về bộ tiêu chí đánh giá. 
Theo bảng tham vấn, một NMXLNT hoạt động bền vững khi điểm 
của nhà máy đấy nằm trong khoảng điểm: điểm tối đa (Max) là 100 
điểm và số điểm tối thiểu (Min) là 70 điểm. 
-   Dựa vào phương pháp AHP, áp dụng phần mềm Expert choice 
11 để xác định trọng số và thứ tự ưu tiên của các tiêu chí là: Công 
suất và hiệu quả xử lý nước thải> Chi phí vận hành và bảo trì> Sự 
phù hợp của công nghệ XLNT với điều kiện địa phương> Điều kiện 
hoạt động của công trình và thiết bị> An toàn và thân thiện môi 
trường> Sự thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và 
thay đổi yếu tố đầu vào. 
-   Xây dựng được các tiêu chí với trọng số tương ứng đã thể hiện 
được sự phân bậc rõ ràng của các chỉ tiêu đối với sự bền vững của hệ 
thống xử lý nước thải. 
-   Xây dựng được các nhóm chỉ tiêu KT-KT để đảm bảo cho một 
NMXLNT đô thị hoạt động bền vững từ 6 nhóm tiêu chí theo 
phương pháp AHP. Các nhóm chỉ tiêu bao gồm: nhóm chỉ tiêu về 
công nghệ, nhóm chỉ tiêu về vận hành, nhóm chỉ tiêu về thể chế và 
quản lý và nhóm chỉ tiêu về tài chính. 
-   Áp dụng các tiêu chí và thông qua các số liệu thu thập được của 
NMXLNT Bắc Ninh để đánh giá sự hoạt động bền vững của 
NMXLNT. Bằng AHP kết hợp với số liệu tham vấn bằng bảng hỏi 
đối với các chuyên gia, xác định được, nhà máy đạt được 75,39 điểm 
(trên mức Min: 70 điểm). Vì vậy, NMXLNT Bắc Ninh được đánh 
giá là hoạt động bền vững. 
-   Áp dụng 4 nhóm chỉ tiêu KT-KT đối với NMXLNT Bắc Ninh 
để thấy được sự hoạt động ổn định và bền vững của nhà máy sau 05 
năm vận hành. Tuy nhiên, còn có một số chỉ tiêu chưa đảm bảo: chỉ 
tiêu về giá dịch vụ thoát nước cao, mới chỉ tính chi phí O&M, chưa 
tính đến giá xử lý trong đó có khấu hao hoàn vốn; nguồn thu chưa 
xây dựng được lộ trình giảm bù giá của nhà nước, chưa có nguồn thu 
từ việc tái sử dụng nước thải. Giai đoạn số lượng đầu đấu nối ít nên 
công suất hoạt động thường nhỏ hơn công suất thiết kế nhưng trong 
mùa mưa có sự gia tăng lưu lượng nước thải ảnh hưởng đến quá trình 
23 
vận hành của các thiết bị; có những thời điểm BOD đầu vào thấp ảnh 
hưởng đến việc xử lý Nitơ không ổn định.	
  
KẾT LUẬN 
1.   Kết quả đạt được của luận án 
1.1. Luận án đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá tính bền 
vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị. 
-   Lựa chọn được 6 nhóm tiêu chí để đánh giá hoạt động bền vững 
của NMXLNT đô thị: Công suất và hiệu quả xử lý nước thải; Chi phí 
vận hành và bảo trì; Sự phù hợp của công nghệ XLNT với điều kiện 
địa phương; Điều kiện hoạt động của công trình và thiết bị; An toàn 
và thân thiện môi trường và Sự thích ứng với các tác động bất lợi của 
BĐKH và thay đổi yếu tố đầu vào. 
-   Lập bảng tham vấn xin ý kiến các chuyên gia về các tiêu chí 
đánh giá. Theo bảng tham vấn, một NMXLNT hoạt động bền vững 
khi điểm của nhà máy đó nằm trong khoảng điểm: điểm tối đa (Max) 
là 100 điểm và số điểm tối thiểu (Min) là 70 điểm. 
-   Dựa vào phương pháp phân tích thứ bậc AHP và áp dụng phần 
mềm Expert choice 11, luận án đã xác định trọng số và thứ tự ưu tiên 
của các nhóm tiêu chí để đánh giá sự hoạt động bền vững của một 
NMXLNT là: (1)Công suất và hiệu quả xử lý nước thải; (2)Chi phí 
vận hành bảo dưỡng; (3)Sự phù hợp công nghệ XLNT đối với điều 
kiện cụ thể của địa phương; (4)Điều kiện hoạt động ổn định của công 
trình và thiết bị NMXLNT; (5)An toàn và thân thiện môi trường; 
(6)Thích ứng với các tác động bất lợi của BĐKH và thay đổi yếu tố 
đầu vào với trọng số tương ứng: 33,7; 15,2; 20,9; 12,5; 10,0 và 7,7. 
Xây dựng được các tiêu chí với trọng số tương ứng đã thể hiện được 
sự phân bậc rõ ràng của các tiêu chí đối với sự bền vững của hệ 
thống xử lý nước thải. 
1.2. Luận án đã xây dựng các chỉ tiêu KT-KT để đảm bảo sự hoạt 
động bền vững cho nhà máy xử lý nước thải đô thị. 
-   Sáu (6) nhóm tiêu chí đánh giá chính là cơ sở lý luận và khoa 
học để xây dựng bộ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết để đảm bảo sự 
hoạt động bền vững của NMXLNT, bao gồm bốn (4) nhóm chỉ tiêu: 
Công nghệ; Vận hành và bảo trì; Thể chế; và Tài chính. 
24 
-   Luận án đã xây dựng phương pháp áp dụng các chỉ tiêu kinh tế 
kỹ thuật để đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động và sự thích 
ứng BĐKH của các công trình thoát nước và XLNT đô thị hiện nay. 
1.3. Áp dụng các tiêu chí để đánh giá và chỉ tiêu KT –KT để đảm 
bảo sự bền vững trong hoạt động đối với NMXLNT ThP Bắc Ninh. 
-   Áp dụng các tiêu chí để đánh giá tính bền vững đối với 
NMXLNT Bắc Ninh do Công ty Cổ phần Thoát nước Bắc Ninh vận 
hành theo hợp đồng quản lý tài sản, thấy rằng, NMXLNT Bắc Ninh 
là hoạt động bền vững với số điểm 75,39. Tuy nhiên, NMXLNT Bắc 
Ninh còn có một số chỉ tiêu chưa đảm bảo như: chỉ tiêu về giá dịch 
vụ thoát nước cao, mới chỉ tính chi phí O&M, chưa tính đến giá xử 
lý trong đó có khấu hao hoàn vốn; nguồn thu chưa xây dựng được lộ 
trình giảm bù giá của nhà nước, chưa có nguồn thu từ việc tái sử 
dụng nước thải. Giai đoạn số lượng đấu nối ít nên công suất hoạt 
động thường nhỏ hơn công suất thiết kế nhưng trong mùa mưa có sự 
gia tăng lưu lượng nước thải ảnh hưởng đến quá trình vận hành của 
các thiết bị; có những thời điểm BOD đầu vào thấp ảnh hưởng đến 
hiệu quả xử lý Nitơ,  
2.   Kiến nghị 
-   Để có thể áp dụng thuận tiện và phù hợp cho từng NMXLNT đô 
thị ở các vùng miền khác nhau, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nên được 
hoàn thiện: Tất cả các chỉ tiêu cần lượng hóa được để làm cơ sở thực 
hiện các giải pháp đảm bảo cho NMXLNT đô thị hoạt động bền 
vững và vận hành ổn định. 
Tổng điểm số của các tiêu chí sẽ được chia ra thành các mức thang 
phân cấp mức độ kết quả giúp xây dựng NMXLNT đô thị hoạt động 
bền vững. 
-   Với điểm mạnh của AHP, có thể sử dụng trọng số của điểm 
Max có thể so sánh được tình trạng hoạt động bền vững của các nhà 
máy XLNT đô thị với nhau. Vì vậy kiến nghị có thể phát triển 
phương pháp AHP trong công tác Benchmarking các NMXLNT đô 
thị và xếp hạng đánh giá nó. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH CỦA TÁC GIẢ 
1.   Trần Đức Hạ, Đỗ Thị Minh Hạnh, (2015), «Khả năng tái sử 
dụng nước thải, bùn thải, khí sinh học và tiết kiệm năng lượng 
để giảm chi phí vận hành bảo trì nhà máy xử lý nước thải đô 
thị », Tạp chí Cấp thoát nước, số 4 (102), trang 40-43, ISSN 
1859-3623. 
2.   Trần Đức Hạ, Đỗ Thị Minh Hạnh, (2016), «Xây dựng chương 
trình quản lý vận hành để nhà máy xử lý nước thải đô thị hoạt 
động bền vững», Tạp chí Xây dựng, số tháng 5-2016, trang 81-
84, ISSN 0866-0762. 
3.   Đỗ Thị Minh Hạnh,Trần Đức Hạ, (2016), «Chỉ tiêu và phương 
pháp đánh giá tính bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô 
thị», Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam, số 6 (110), trang 74-77, 
ISSN 1859-3623. 
4.   Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Đức Hạ, (2019), «Kết hợp phương 
pháp phân tích thứ bậc và tham vấn chuyên gia để xây dựng bộ 
tiêu chí đánh giá sự hoạt động bền vững các nhà máy xử lý nước 
thải đô thị», Tạp chí Môi trường và đô thị, số 120+121, trang 38-
43 và số 124, trang 42-48, ISSN 1859-3674. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_xay_dung_cac_tieu_chi_danh_gia_va_chi_tieu_k.pdf